https://www.facebook.com/van.vu.712?fref=ufi&pnref=story
Hi các bác, các bác có nhận thấy là các anh tuổi Tuất các anh ấy đùa rất là buồn cười không ? :-) Ông Trump mà đùa thì tôi không thể nào nhịn được cười (các bác có nghe ổng nói vì sao mà bà Clinton là người giận dữ nhất nước Mỹ không ? :-D :-D Thế mà chúng cứ sưng sỉa lên với ổng !) Anh Văn mà đùa thì em cười suốt mấy ngày luôn, trẻ ra chục tuổi !
(Anh Văn, em cứ đưa bài về đây cho hội không có Facebook họ đọc. Nếu mà anh không đồng ý, thì em lại xoá đi. :-p)
@ GS Châu : Ông thày dạy múa của em (nghệ sĩ) thì khi dạy mình sáng tạo điệu múa, ông ấy nhắc là "đừng suy nghĩ" (ne pensez pas) :-) Ông Rousseau thì ông ấy sáng tác khi suy nghĩ miên man lúc đi trong rừng (về nhà mới viết lại), còn ông Nguyễn Huy Thiệp thì ông ấy hình như có nói là, khi mà sáng tác thì phải ở trong trạng thái "nửa thực nửa hư". Giới phê bình Pháp cũng có nhận xét rằng văn của Thiệp tuyệt diệu là vì nó "mêler le réel et le mystérieux". Cho nên theo cảm nhận của em thì khi tỉnh táo thì ta không sáng tác được. Và GS cứ để ý mà xem, khi nghệ sĩ họ sáng tạo thì họ đều "thăng hoa" chứ không sáng suốt rành mạch. Và ông Rousseau thì, theo em, ông ấy viết như một nghệ sĩ chứ không phải như một nhà triết học. Cho nên em phân biệt hai cái "démarche rationnelle" và "démarche artistique" là chúng khác nhau.
Ông Patrick Juvet mà theo em là một nghệ sĩ rất lớn, ông ấy có kể ông ấy sáng tác nhạc như thế nào đấy (ở trong cuốn tự truyện "Les bleus au coeur", xuất bản năm 2005, Flammarion, anh nên đọc cuốn ấy). Ông ấy nói là, đời ông ấy chán đủ thứ, nhưng không có một ngày nào mà ông ấy chán âm nhạc cả. Ông ấy cho rằng, như mọi người nghệ sĩ, ông ấy theo đuổi đam mê của mình (ở đây là âm nhạc), là để "fuir la souffrance". Khi ông ấy ngồi vào đàn, thì ông ấy bắt đầu bằng cách chơi bất cứ giai điệu nào ông ấy thích, sau đó ông ấy chơi lại một số bản nhạc cổ điển mà ông ấy thích, cho đến khi có một giai điệu nảy ra trong đầu. Ông ấy chơi đi chơi lại, gọt giũa giai điệu ấy cho nó đẹp hơn, và khi đó thì những giai điệu khác cũng sẽ tới.
Cho nên khi em đọc cuốn "Amour et maths" của ông Edward Frenkel, thì em đoán ra vì sao mà cùng nghiên cứu Bổ đề Langlands, mà ông Ngô Bảo Châu thì giải được, mà ông kia thì không đấy :-) Đấy là vì ông Frenkel có vẻ rành mạch, lý trí quá, còn ông Châu thì nghệ sĩ hơn nhiều. Cho nên em thấy người Việt Nam ta họ coi thường nghệ thuật, không cho con học đàn học nhạc gì cả, thì em biết là còn lâu mới có người xuất sắc. Cũng vậy, em thấy các ông bố khi dạy con thì họ áp chế nó quá, nên con cũng sẽ không giỏi được (trừ khi là ông bố là nghệ sĩ, như bố ông Vũ Hà Văn). Trong đám học sinh Việt Nam đi thi toán Olympiques, có mấy giải vàng, mà chỉ có một giải đồng. Ông bố của cậu được huy chương đồng mới khoe rằng, ngày nào tôi cũng kèm nó làm toán. Em mới nghĩ bụng, nếu mà ông đừng có kèm nó, ám nó như vậy, thì chắc là nó được giải vàng rồi, chứ không phải giải đồng.
Nhân tiện em nói luôn vụ em chê ông Vương Đình Huệ. Việc chọn ông Huệ làm Chủ tịch Quốc hội làm em ưng ý lắm. Cứ để cho ông ấy làm chức ấy, để ông ấy tập cách lắng nghe mọi người và hoà đồng với họ. Em chê ông Huệ hai điều : một là, ông ấy có vẻ kém hoà đồng, nên không làm ở chỗ nào lâu được; hai là, ông ấy có vẻ thiếu phẩm chất nghệ sĩ, mặc dù là nghe nói ông ấy hồi nhỏ cũng có đọc nhiều sách văn học. Cho nên em đề nghị ông Huệ là, ông hãy học thuộc lòng 300 bài thơ của các thi sĩ lớn, ta cũng như Tây, Ấn Độ, Nga, vv. Sửa xong được hai điều ấy, thì ông làm Thủ Tướng được đấy :-) (Và các bác có thấy là ông Trần Tuấn Anh có cả hai điều ấy không ? Ông ấy Tây du về, nên có khả năng lắng nghe ý kiến người khác, ông ấy lại lấy vợ nghệ sĩ, chắc cũng có lòng yêu nghệ thuật. Còn ông Thủ Tướng hiện tại thì em chưa biết thế nào, nhưng chừng nào bác Trọng và bác Phúc còn encadrer ông ấy, thì em chưa lo.)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire