Thưa các bác;
Thành ngữ "cù lao chín chữ" dùng để chỉ công lao sinh thành của cha mẹ đối với con cái. Nhưng đó không chỉ là để kể lể công ơn, mà nó còn là những bổn phận mà cha mẹ phải thực hiện, thì mới xứng đáng làm cha làm mẹ, và mới nuôi dạy con được nên người.
Tôi không nhớ đã viết bài này chưa, nhưng nay tôi viết lại, vì nó không bao giờ hết quan trọng. Nhất là ngày nay, khi mà việc bạo hành giết trẻ em trở nên chuyện thường ngày, và các nhà giáo dục, văn hoá, vv. không ai còn biết còn quan tâm nữa, thì chúng ta phải nhắc lại bài học chín chữ cù lao này, để mà nhắc nhở bổn phận của cha mẹ và của người lớn nói chung đối với trẻ em.
Vậy thời, chín chữ cù lao gồm có : Sinh, Cúc, Dục, Đậu, Xúc, Tưởng, Cố, Phủ, Phúc. Chín chữ này được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng của chúng, mà tôi nhớ nghĩa trong tiếng Việt như sau :
1- Sinh : là công cha, tức là nhờ tinh trùng của ảnh, thì mới đậu thai được.
2- Cúc : Nghĩa là "ôm ấp, vuốt ve". (Đây là chữ quan trọng đứng hàng đầu trong bổn phận của cha mẹ.)
3- Dục : nghĩa là "cho ăn" (các bác thấy là nó còn đứng sau ôm ấp, vuốt ve).
4- Đậu : nghĩa là "rơi xuống đất", tức là khi trẻ ngã thì ta nâng nó dậy, che chở chăm sóc nó.
5- Xúc : nghĩa là "cho bú sữa mẹ".
6- Tưởng : nghĩa là "không rời mắt khỏi nó". Tôi thấy phụ nữ Việt Nam rất thiếu bổn phận này (thường là do họ ham chơi Facebook quá !), và đó là lý do mà những đứa trẻ bị bạo hành thậm chí bị giết chết mà mẹ nó "không biết gì hết".
7- Cố : nghĩa là dạy bảo nó (nếu không phải bố mẹ ông bà hoặc người giám hộ hợp pháp của nó, thì không có quyền này, ví dụ như bất cứ một con điếm thối ất ơ nào lang chạ không có hôn thú với cha của nó thì không có quyền dạy bảo nó !)
8- Phủ : là bảo vệ nó khi bị nguy hiểm.
9- Phúc : là nuôi nó cho đến lớn (trưởng thành).
Các bác thử suy ngẫm lại xem trong chín chữ ấy, thì các bác có được mấy chữ ? Mà bố mẹ của em bé Vân An có được mấy chữ ?
Không thì đừng có kể công kể ơn với con, rồi đòi nó phải báo đáp hiếu thảo !
Tôi nay kính chào các bác !
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire