Sáng
21/11, thông tin với báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
cho biết Chính phủ quyết định sẽ ứng trước chi phí để hỗ trợ các gia
đình đưa lọ tro hoặc thi hài 39 nạn nhân trong container ở Anh về nước.
Sau đó, địa phương sẽ làm việc với các gia đình để hoàn trả lại chi phí
này cho ngân sách theo đúng quy định.
Cũng
theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Việt Nam đang thống nhất với cơ quan chức
năng Anh các vấn đề về kỹ thuật trong việc đưa nạn nhận về nước, thu xếp
chuyến bay sao cho hợp lý. Các tỉnh, thành có nạn nhân sẽ chủ động
phương án tiếp nhận lọ tro hoặc thi hài tại sân bay, đưa về địa phương
và bàn giao cho gia đình.
Trước thông
tin có doanh nghiệp muốn tài trợ chi phí nêu trên, ông Sơn cho biết
việc này sẽ do doanh nghiệp làm việc trực tiếp với chính quyền địa
phương và các gia đình.
Ngày 14/11,
Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo về chi phí đưa thi hài hoặc lọ tro từ
Anh về Việt Nam và đề nghị các địa phương có người tử vong ở Anh là
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hải Dương, Hải Phòng khẩn
trương lấy nguyện vọng của các gia đình.
Chi
phí để mang lọ tro từ Anh về đến sân bay Nội Bài (không bao gồm chi phí
đưa về quê) là 1.170 bảng/trường hợp (tiếp nhận thi thể mang đi hỏa
táng, vận chuyển ra sân bay Heathrow, hoàn thiện các giấy tờ liên quan);
phí vận chuyển hàng không là 200 bảng/lọ tro (50% so với giá thị
trường).
Tổng chi phí là khoảng 1.370 bảng Anh/lọ tro (tương đương 41,1 triệu đồng).
Chi
phí để mang quan tài kẽm từ Anh về Việt Nam tại Anh là 990 bảng (nhận
thi hài mang đi đóng quan tài kẽm, vận chuyển đến sân bay Heathrow, hoàn
thiện các giấy tờ liên quan); phí vận chuyển hàng không là 1.218 bảng
(50% so với giá thị trường).
Tổng chi phí đưa từ Anh về Việt Nam là khoảng 2.208 bảng/quan tài (tương đương hơn 66,2 triệu đồng).
Trước
đó, ngày 23/10, cảnh sát Anh tìm thấy 39 thi thể trong thùng xe
container tại khu công nghiệp Grays, hạt Essex, đông bắc thủ đô London.
Chiếc container được đưa từ Bỉ sang Anh bằng phà từ đêm 22/10.
Tối
8/11, Bộ Công an và cảnh sát Anh thông tin chi tiết về tên tuổi, quê
quán của 39 người chết trong container tại hạt Essex, tất cả đều quốc
tịch Việt Nam. Nghệ An là tỉnh có nhiều nạn nhân nhất với 21 người, Hà
Tĩnh 10 người, Hải Phòng 3 người, Quảng Bình 3 người, Thừa Thiên Huế và
Hải Dương mỗi tỉnh một người.
PLS : Thấy không ? Bọn Bắc Kinh gớm thật ! Sinh viên trẻ của chúng mà chúng còn xử như vậy, thì Việt Nam đối với chúng là cái thá gì ? Nhưng phải thừa nhận là so sánh với tên Đặng Tiểu Bình và vụ Thiên An Môn, thì ông Tập Cận Bình còn khá hơn thật ! Ông Tập Cận Bình, ông đừng đi vào vết xe đổ của Đặng Tiểu Bình, giết thanh niên giết sinh viên thì làm lãnh đạo làm chó gì cho nó ô nhục ra ? Tôi hy vọng là ông thông minh và hiền hậu hơn ! Hãy cho ông Tập Cận Bình một cơ hội !
Cuộc chiến ác liệt ở PolyU và tương lai u ám của Hồng Kông
Cảnh sát bắt giữ các sinh viên cố thoát ra khỏi trường đại học Bách Khoa (PolyU) đang bị vây hãm, ngày 18/11/2019.
Theo thông tin trên mạng xã hội, tất cả các nhóm
biểu tình tổ chức theo quận và phường đã gởi những chiến binh tinh nhuệ
nhất của mình đến đại học Bách Khoa (PolyU). Chuyên gia François
Godement nhận xét : « Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một số lượng
đáng kể người biểu tình, và có thể mục tiêu hiện nay của họ là gài bẫy
số đang cố thủ ở PolyU, tin rằng trong số đó có những người quyết chiến
nhất ».
Tựa chính các báo Pháp được dành cho vấn đề xã hội như Le Monde với « Tình trạng lão hóa dân số đã làm đảo lộn xã hội chúng ta như thế nào, Les Echos nhận xét « Cải cách hưu bổng vấp phải bức tường thâm hụt ngân sách », La Croix nói về « Câu chuyện của các sinh viên có cuộc sống bấp bênh ». Libération nhìn sang « Irak, một mùa xuân vào tháng 11 ».
Le Figaro nhấn mạnh « Trung Quốc gia tăng áp lực lên Hồng Kông » với
ảnh trang bìa là cảnh sát Hồng Kông đang đàn áp người biểu tình trong
màn khói hơi cay. Ở các trang trong, tất cả các nhật báo Paris hôm nay
đều dành rất nhiều đất cho cuộc chiến đấu vì tự do dân chủ của người dân
Hồng Kông, với các bài phóng sự và phỏng vấn.
Phóng sự của Le Figaro « Cuộc chiến ở PolyU, thành trì của những người nổi dậy Hồng Kông »
tả lại cảnh người đấu tranh tẩu thoát khỏi khu vực trường đại học Bách
Khoa bị vây hãm mấy ngày nay, như trong phim Lý Tiểu Long.
Cuộc tẩu thoát ấn tượng như trong xi-nê
Chống
chọi với những lằn đạn cao su của cảnh sát bay đầy trời trong đêm đen
Hồng Kông, những thân hình mảnh khảnh đu dây từ trên cầu vượt một xa lộ,
vội vã nhảy xuống mặt đường. Một chiếc xe gắn máy trờ tới, đón người
vừa thoát được và biến mất trên xa lộ ngoằn ngoèo giữa những tòa nhà
chọc trời ở khu Cửu Long. Nhờ phương cách táo bạo này mà một số sinh
viên tối hôm qua, thứ Hai 18/11 đã trốn khỏi đại học Bách Khoa (PolyU)
bị cảnh sát bao vây tứ phía. Libération dẫn con số của Apple Daily cho biết có khoảng 100 người trốn thoát bằng cách đu dây, trước khi cảnh sát phát hiện được.
Hàng trăm người biểu tình vẫn còn kẹt bên trong, và từ Chủ nhật 17/11, đã có hơn 400 người bị bắt xung quanh PolyU. Le Monde
tả lại, chiều Chủ nhật, những cuộc đụng độ nổ ra khắp nơi. Ngoài hơi
cay, vòi rồng, lần đầu tiên cảnh sát sử dụng vũ khí âm thanh LRAD (Long
Range Acoustic Device) phát ra tiếng động đinh tai nhức óc, thường chỉ
dùng để giải tán đám đông. Trong khi tại trường đại học này, cảnh sát
kiểm soát tất cả lối ra vào, nội bất xuất ngoại bất nhập. Các « chiến sĩ
xung kích » ở PolyU đã dùng bom xăng bắn cháy được một chiếc xe bọc
thép, và giữ được vị trí nhờ phóng hỏa một cổng vào nhà trường, chặn lối
cảnh sát.
Chiều qua cảnh sát đe dọa bắn đạn thật, sau đợt tấn công lúc rạng đông. Những người cố thủ đã nổi lửa khắp nơi, dùng cung tên để bảo vệ thành trì. Một mũi tên trúng vào bắp chân một cảnh sát, thế là viên chỉ huy cáo buộc « hành động sát nhân », cảnh cáo không nên « vượt lằn ranh đỏ ».
Tất cả cho tiền tuyến !
Nhưng
đến tối, đám đông hàng mấy chục ngàn người sau giờ làm việc đã tập
trung ở khu Cửu Long, nhằm đánh lạc hướng để giúp sinh viên chạy trốn.
Họ
tiến lên trước những ngọn đèn pha xe cảnh sát, dưới ánh lửa màu cam của
bom xăng, trong mùi hơi cay nồng nặc. Đôi khi biển người này kêu la,
lùi lại khi cảnh sát quăng lựu đạn cay, bắn đạn cao su và đôi khi xịt
vòi rồng vào họ. Nhưng rồi đám đông lại tiến về nơi đang diễn ra trận
chiến tối hậu. Trong cảnh hỗn loạn, hình thành những chuỗi người chuyền
tay nhau những chiếc dù, chai nước, thực phẩm và vỏ chai bia chứa dầu
lửa.
Một cử nhân 23 tuổi nói với phóng viên Le Figaro : « Tất cả những thứ này dành cho tiền tuyến. Tôi thì không đủ can đảm để chiến đấu, nên giúp gì được thì giúp ».
Người Hồng Kông như một đàn kiến cần cù, hòa nhã và rất trẻ trung,
thách thức chính quyền mà đằng sau là Trung Quốc cộng sản của Tập Cận
Bình. Bản thân đám đông này đã vạch trần luận điệu của Bắc Kinh, là chỉ
có một nhúm « những kẻ nổi loạn cực đoan », bị cô lập với cư dân Hồng Kông, muốn ly khai với mẫu quốc.
Vây hãm PolyU để truy bắt các chiến sĩ xung kích
Phóng sự của Le Monde « Hồng Kông : Cuộc chiến ác liệt ở PolyU »
cho biết thêm, từ sau khi người biểu tình bị đẩy khỏi trường đại học
Trung Văn (CUHK) ở Sa Điền (Sha Tin) hôm thứ Sáu 15/11, PolyU đã trở nên
thành trì mới của phong trào phản kháng.
Trường này nằm bên cạnh
xa lộ (Tolo Highway) và một tuyến đường sắt (Eastern Line) đã bị người
biểu tình phong tỏa nhiều ngày. Giá trị chiến lược của PolyU còn ở vị
trí ngay lối ra của đường hầm chính trong số ba đường hầm nối đảo Hồng
Kông với phần còn lại của đặc khu, rất đông xe cộ qua lại. Lần đầu tiên
trong lịch sử, đường hầm trung tâm này bị đóng cửa lâu như thế, từ hôm
thứ Tư đến nay.
Theo thông tin trên mạng xã hội, tất cả các nhóm
biểu tình tổ chức theo quận và phường đã gởi những chiến binh tinh nhuệ
nhất của mình đến PolyU. Một nam sinh viên cho biết : « Nếu PolyU thất thủ, phong trào sẽ bị mất hầu hết các thành viên xung kích ». Một nữ sinh viên thổ lộ với AFP : «
Tôi rất sợ rằng nếu thất bại trong trận chiến này, chúng tôi sẽ mất đi
cả cuộc cách mạng. Bọn họ muốn nhân dịp này bắt hết những người đấu
tranh tích cực nhất ». Tương tự, chuyên gia François Godement nhận xét trên Le
Figaro : « Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ một số lượng đáng kể người
biểu tình, và có thể mục tiêu hiện nay của họ là gài bẫy số đang cố thủ ở
PolyU, cho rằng trong số đó có những người quyết chiến nhất ».
Thông điệp tuyệt vọng từ « pháo đài » PolyU
Gerald, một nhân viên 30 tuổi nói với Le Monde,
anh đến để tăng viện cho các sinh viên vốn còn quá trẻ, đang đấu tranh
cho tất cả mọi người. Cô bé Syrus, 16 tuổi, đang trấn giữ balcon Y ở
tiền phương. Nhiệm vụ của cô là mang lại các chai bom xăng càng nhanh
càng tốt cho các chiến sĩ chuyên ném « bom », ở phía dưới cách đó vài
mét. Các cô gái trong trang phục công sở chỉnh tề bơm gaz vào những chai
bia rỗng, ở căng-tin, những người khác nhúng các mũi tên vào một thứ
chất lỏng…Để củng cố tinh thần, các bức tường đầy những áp-phích và hình
vẽ, nhắc nhở « Lý tưởng trụ vững trước những viên đạn », « Chúng ta không sợ chết lẫn bị bắt, vì lịch sử sẽ minh chứng cho ta ».
«
Tôi viết cho quý vị vì cuộc chiến giữa cảnh sát và sinh viên ở đại học
Bách Khoa đã biến thành cuộc khủng hoảng nhân đạo (…). Tất cả các lối ra
đều bị cảnh sát phong tỏa, sinh viên bị kẹt trong chiếc bẫy, không có
đủ thức ăn, nước uống. Một số người bị thương, nhưng xe cấp cứu không
được phép vào, và đa số nhân viên y tế tình nguyện đã bị bắt. Cảnh sát
yêu cầu sinh viên ra khỏi, nhưng khi đi ra thì bị bắt, bị xịt hơi cay,
họ ra lệnh cho các nhà báo không được quay phim (…). Người Hồng Kông
sống trong không khí khủng bố. Tôi cầu cứu cộng đồng quốc tế ».
Thông điệp tuyệt vọng này được Maya, một nữ sinh viên gởi đến báo Libération
chiều thứ Hai. Bóng ma một Thiên An Môn thứ hai, mới cách đây vài tuần
khó thể nghĩ đến, đang đe dọa mọi người. Hôm thứ Hai, đại sứ Trung Quốc
lại Luân Đôn, Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming) đe dọa Bắc Kinh « sẽ không khoanh tay đứng nhìn », và việc sự xuất hiện của quân Trung Quốc đóng tại đặc khu hôm thứ Bảy được coi như một lời cảnh báo.
Thách thức không thể chấp nhận đối với Bắc Kinh
Trong bài xã luận mang tựa đề « Thách thức cho Bắc Kinh », Le Figaro nhận định cuộc khủng hoảng Hồng Kông chừng như đang tiến gần đến giới hạn tối hậu. Cảnh
sát đe dọa giới nghiêm và bắn đạn thật, trong khi người biểu tình trang
bị gạch đá, cung tên, khiến cuộc đối đầu thêm căng thẳng.Theo tờ báo,
việc vây hãm trường đại học Bách Khoa là một sự trả thù : nếu đây là
hành động cuối cùng của phong trào nổi dậy, thì Bắc Kinh chắc hẳn sẽ
giành phần thắng.
Chiến lược nuốt chửng kẻ thù đã mang lại kết
quả. Từ hai triệu người Hồng Kông biểu tình hồi tháng Sáu để bảo vệ dân
chủ, chỉ còn lại năm, sáu trăm thanh niên quyết chiến, bị bao vây trong
một tấm lưới, mà mỗi lần họ cố thoát ra thì cảnh sát lại ngăn chận. Cũng
không hoàn toàn loại trừ giả thiết một sự can thiệp của quân đội. Dù
sao đi nữa, ai sẽ đứng dậy ngăn cản Tập Cận Bình ? Chắc không phải là
Donald Trump, người chú tâm vào đàm phán thương mại, đe dọa sẽ phủ quyết
dự luật ủng hộ Hồng Kông của Quốc hội.
Cuộc nổi dậy Hồng Kông là
thử thách không thể chấp nhận được đối với hoàng đế đỏ, vốn đã bỏ tù
hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, đòi
hỏi phải huy động « các cơ quan chuyên chính ». Với một chế độ không chịu đựng phong trào phản kháng nào, « nhất quốc lưỡng chế » rất bất lợi về chính trị, dù có những lợi ích từ trung tâm tài chính này.
Theo Le Figaro,
một thất bại trong cuộc bầu cử địa phương dự kiến vào Chủ nhật tới sẽ
nhắc nhở cho thế giới là tương quan lực lượng không chỉ giới hạn ở
trường đại học Bách Khoa. Libération dẫn lời giáo sư
chính trị học Chu Bảo Tùng (Chow Po Chung) cho biết thêm, chiến lược gia
tăng đàn áp của cảnh sát có thể nhằm hủy bỏ cuộc bầu cử địa phương, với
hàng trăm ứng cử viên từ phong trào dân chủ. Nếu chiến thắng, họ sẽ có
quyền bầu ra trưởng đặc khu, điều mà Bắc Kinh muốn tránh bằng mọi giá.
Tương lai xám xịt cho người Hồng Kông
Trả lời phỏng vấn của Le Figaro,
chuyên gia François Godement, cố vấn về châu Á của Viện Montaigne cho
rằng Trung Quốc muốn gây áp lực với chính quyền Hồng Kông để có hành
động cứng rắn hơn trước người biểu tình đòi dân chủ.
Ông Godement
nhận định, tình hình đang bùng nổ, vì những cuộc biểu tình ôn hòa đại
quy mô trong nhiều tháng trời chỉ đạt được một kết quả nhỏ nhoi là việc
rút lại dự luật dẫn độ. Sau đó mới xuất hiện những người phản kháng
triệt để hơn, nhưng đa số người dân vẫn ủng hộ phong trào. Về phía chính
quyền Hồng Kông ngày càng thô bạo hơn. Bắc Kinh ban đầu hy vọng phong
trào sẽ xẹp dần, nhưng điều này không diễn ra. Thế nên hoặc là cảnh sát
Hồng Kông dẹp được các cuộc biểu tình, hoặc có nguy cơ Trung Quốc sẽ can
thiệp bằng một cách nào đó.
Chuyên gia trên nhận thấy bài diễn
văn của Tập Cận Bình tuần trước đầy đe dọa hơn bao giờ hết, và việc quân
đội Trung Quốc đóng tại Hồng Kông xuất hiện cho thấy họ có thể tự ý
hành động mà không cần chính quyền Hồng Kông yêu cầu. Cho đến nay, người
ta vẫn cho rằng sẽ không có việc cho quân đội đàn áp, nhưng mối đe dọa
này đang hiển hiện. Kinh tế Hồng Kông đang suy thoái, và Bắc Kinh không
muốn hình ảnh của mình trên trường quốc tế quá xấu xí. Với tiết lộ của
New York Times vừa qua, kẻ ra lệnh đàn áp Tân Cương đã lộ diện : đó là
Tập Cận Bình năm 2014. Người Hồng Kông có lý do khi lo sợ số mệnh của
đặc khu một ngày nào đó cũng tương tự.
Ông Godement lo ngại cho số
phận của rất nhiều người biểu tình đã bị bắt hoặc nhận diện. Dù trong
đó có nhiều người ôn hòa, nhưng một khi bộ máy đàn áp của đảng Cộng Sản
Trung Quốc bắt đầu khởi động, thì sẽ không dừng lại. Tương lai như vậy
rất u ám cho người Hồng Kông.
Gia đình có người thân tử nạn ở Anh phải trả tiền đưa thi hài về nước
19/11/2019 | 15:42
Phó chủ tịch UBND huyện Can Lộc
(Hà Tĩnh) Bùi Huy Cường cho biết, đã có thông báo của Bộ Ngoại giao về
chi phí đưa thi hài hoặc tro cốt của các nạn nhân tử vong ở Anh về nước
Cũng theo ông Cường, huyện đã giao cho các đoàn thể tổ chức cuộc họp với các gia đình có con tử nạn để lấy nguyện vọng một cách công khai và phân tích cho các gia đình để lựa chọn phương án thuận lợi nhất.
UBND huyện Can Lộc đang yêu cầu 8 gia đình có con tử nạn làm đơn đề nghị giúp đỡ, thể hiện nguyện vọng của gia đình.
Ông Nguyễn Đình Gia, bố nạn nhân Nguyễn Văn Lượng
Ông Nguyễn Đình Gia (trú xã Thanh Lộc),
bố của nạn nhân Nguyễn Văn Lượng cho hay, trước đây gia đình làm đơn
đồng ý tiếp nhận tro cốt của con trai nhưng mới đây, gia đình đã làm đơn
đề nghị cơ quan chức năng giúp đỡ đưa thi hài về quê mai táng.
"Hiện vẫn chưa biết cụ thể thời gian đưa
thi hài của nạn nhân về. Gia đình trước đây làm đơn nhận tro cốt, giờ
chúng tôi được làm đơn lại nhận thi hài. Và gia đình phải đóng chi phí
hơn 66 triệu đồng để đưa thi hài của con về nước", ông Gia nói.
Ông Gia cũng tâm sự, gia đình ông hoàn
cảnh khó khăn, mong được các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm kinh phí để đưa thi
hài con trai về quê sớm nhất.
Trước đó, ngày 14/11, Bộ Ngoại giao có
văn bản thông báo về chi phí đưa thi hài hoặc lọ tro từ Anh về Việt Nam
và đề nghị các địa phương khẩn trương lấy nguyện vọng của các gia đình.
Tổng chi phí để đưa từ Anh về Việt Nam là khoảng 1.370 bảng Anh/lọ tro (tương đương 41,1 triệu đồng).
Về chi phí để mang quan tài kẽm từ Anh
về Việt Nam tại Anh gồm 990 bảng (nhận thi hài mang đi đóng quan tài
kẽm, vận chuyển đến sân bay Heathrow, hoàn thiện các giấy tờ liên quan);
phí vận chuyển hàng không là 1.218 bảng (50% so với giá thị trường).
Tổng chi phí đưa từ Anh về Việt Nam là khoảng 2.208 bảng/quan tài (tương đương hơn 66,2 triệu đồng).
Phen này ASEAN bị mua đứt rồi hay sao ? (Bị Việt Nam bán rẻ hay sao ?)
Việt Nam sẽ làm hết sức để RCEP được ký kết trong năm 2020
ASEAN đã
đạt được tiến bộ rất đáng khích lệ khi tại Hội nghị cấp cao lần thứ 35
vừa qua ở Bangkok, Thái Lan, 15/16 nước đã đạt được sự đồng thuận, tuyên
bố kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
và nhất trí cho Ấn Độ thêm thời gian để cân nhắc trước khi quyết định
có tham gia RCEP
hay không, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng thư ký Ủy
ban Quốc gia ASEAN 2020 tại cuộc họp báo quốc tế ngày 18/11 cho biết.
Họp báo Quốc tế về năm Chủ tịch ASEAN 2020 tại Hà Nội sáng 18/11.
Ông Nguyễn
Quốc Dũng nói: “Chúng tôi rất mong Ấn Độ xem xét để có quyết định phù
hợp với lợi ích chung và với lợi ích của Ấn Độ. Với tư cách là Chủ tịch
ASEAN 2020, Việt Nam rất mong muốn RCEP sẽ được ký trong năm tới và
chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy các bên hoàn tất
RCEP, tiến hành các công việc tiếp theo như rà soát pháp lý, các vấn đề
kỹ thuật còn lại, đồng thời phối hợp, trao đổi thêm với Ấn Độ về quyết
định của nước này và hy vọng RCEP sẽ được ký kết vào năm 2020”.
“Việt Nam rất quan tâm tới RCEP. Đây là
lợi ích chung và cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam trong ủng hộ
tự do hóa thương mại, ủng hộ các cơ chế thương mại đa phương. Nếu RCEP
được thực hiện sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho cả khu vực, cho xu thế
tự do hóa thương mại toàn cầu, đóng góp vào xu hướng chung để loại bỏ tư
tưởng về chủ nghĩa bảo hộ. Việt Nam rất ủng hộ chủ trương này và Việt
Nam sẽ làm hết sức mình để RCEP được ký kết trong năm 2020”, Thứ trưởng
Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.
Được bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng
11/2012, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP đặt mục tiêu
tăng cường hợp tác kinh tế giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 quốc gia
mà hiệp hội này đã ký hiệp định thương mại tự do là Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và New Zealand.
Là một hiệp định thương mại tự do quy mô
lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, RCEP khi được ký kết sẽ hình
thành một khối thương mại chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu, với tổng dân số
3,56 tỷ người và tạo ra giá trị thương mại hơn 1.000 tỷ USD, tương đương
29% giá trị thương mại toàn cầu./.
Hôm Nhật Hoàng đăng quang, trời có mưa nhiều, có cầu vồng, mà núi Phú Sĩ thì có tuyết đầu mùa ! Toàn là điềm lành ! Hy vọng là thế giới sẽ được thịnh vượng (mưa là tiền), hài hoà và tươi sáng.
Đẹp lộng lẫy lễ diễu hành đăng quang của Nhật hoàng Naruhito
16:12 10/11/2019
Đúng 3h chiều 10-11 (giờ địa phương), trước sự chứng kiến
của đông đảo người dân Nhật Bản, lễ diễu hành đăng quang của Nhà vua
Nhật Bản Naruhito đã chính thức diễn ra.
Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako
xuất hiện trong sự chào đón của người dân. Tân Nhật hoàng vẫy tay và nở
nụ cười chào đón muôn dân của mình. Ảnh: AP
Nhật hoàng và Hoàng hậu diễn hành trên
chiếc xe limousine mui trần, chạy dọc trên quãng đường diễu hành khoảng
4,6 km qua các đường phố của Tokyo đến tư dinh trong khu vực Akasaka.
Ảnh: Reuters
Nghi lễ diễu hành được tổ chức theo nghi
thức quốc gia sau khi Nhật hoàng Naruhito đăng quang để Nhật hoàng và
Hoàng hậu đón nhận lời chúc mừng và chúc phúc của người dân. Ảnh:
Reuters
Lễ diễu hành kéo dài trong khoảng 30 phút,
song hàng nghìn người dân Nhật Bản đã xếp hàng dài trên đường phố từ
sáng sớm để được tận mắt chứng kiến Nhà vua và Hoàng hậu. Ảnh: Reuters
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa
tin khoảng 26.000 cảnh sát đã được triển khai để đảm bảo an ninh cho lễ
diễu hành, trong đó có 3.000 người được cử đến từ các tỉnh khác. Ảnh:
Reuters
Trên đường phố, các phần biểu diễn và những lễ hội nhỏ liên tục được diễn ra để chúc mừng tân Nhật hoàng và Hoàng hậu. Ảnh: AP
Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, lên ngôi
Hoàng đế Nhật Bản với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa), có nghĩa là “sự hòa
hợp tốt đẹp,” vào ngày 1-5 vừa qua sau khi Nhật hoàng Akihito thoái vị
một ngày trước đó. Ảnh: AP
Dòng người chờ đón sự xuất hiện của đoàn xe
diễu hành. Trước đó hôm 22-10, lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng
Naruhito đã diễn ra với sự tham gia chứng kiến của gần 2000 quan khách
trong và ngoài nước. Ảnh: AP
Những nghệ sĩ múa trong trang phục truyền thống tham gia các tiết mục chào mừng lễ diễu hành. Ảnh: Reuters
PLS : Tin tức hay quá, hay quá ! Các bác nên thường xuyên tổ chức những lễ hội như thế này ! Các bác có nhận thấy là những người ăn uống đa dạng họ có sức khỏe rất tốt không ? Còn những người kiêng cữ thì họ bị bệnh tật đủ thứ !
Nhân vụ 39 người chết, tôi cũng đang định khuyến cáo một việc cho các gia đình trước khi định gửi con ra nước ngoài (đừng sang Anh, sang Canada đi, ở bển làm ăn cũng dễ lắm đó, lương cao, người Pháp họ cũng thích sang Canada là đủ hiểu anh Justin Trudeau thật là giỏi !). Đó là các bác cho con học nghề đầu bếp, nấu món Việt Nam, sang hơn nữa là nấu món Nhật. Làm cái nghề ấy Việt Kiều ở bên này ai cũng giàu, người nào cũng mua hai ba cái nhà, vừa ở, vừa làm ăn, vừa cho thuê. Làm phụ bếp thôi cũng mua được nhà, gửi được tiền về Việt Nam. Giàu thế mới là giàu thật, chứ làm nghề trồng cần sa bán mạng là giàu giả !
Nghề nuôi ăn người khác lại là nghề giàu phúc đức (nhưng mà không được cho người ta ăn đồ bẩn, đồ thiu thối !), cho nên các gia đình Việt Nam làm nhà hàng bên này, thấy con cái họ học hành rất là khá. Các bác cho con đi nước ngoài thì phải đầu tư cho chúng nó chứ ? Không cần bằng cấp đâu, chỉ cần biết nghề, nấu ăn đồ Việt Nam với dân mình là chuyện nhỏ thường ngày, với Tây thì lại là đặc sản, còn mình thì là chuyên gia :-) Sang đây lúc đầu chỉ cần phụ bếp một thời gian, học các quy tắc vệ sinh nấu ăn của họ, sau này mở quán bánh mì sandwich hay là bán bún đậu thôi cũng giàu, mà khi xin giấy tờ cũng dễ, vì mình thuộc loại "kỹ thuật viên trình độ cao" hehe.
Liên hoan Ẩm thực món ngon các nước 2019 tại TPHCM
SGGPO
Sở Du lịch TPHCM và Hiệp hội Du lịch
TPHCM cho biết, Liên hoan Ẩm thực món ngon các nước lần thứ 14 – năm
2019 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17-11 tại Nhà văn hóa Thanh niên
(quận 1, TPHCM).
Liên hoan
năm nay thu hút hơn 50 gian hàng ẩm thực phong phú, đặc sắc đến từ 3
miền của Việt Nam và các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, mang đến cơ hội
trải nghiệm cho thực khách trong nước và quốc tế.
Chủ đề của liên hoan năm nay “Việt Nam –
Bếp ăn của thế giới” để tiếp tục xây dựng chỗ đứng vững chắc của ẩm
thực Việt Nam trong bức tranh nhiều màu sắc văn hóa ẩm thực của thế
giới.
Năm nay, với sự tham gia của Hiệp hội
đầu bếp TPHCM, thực khách sẽ có cơ hội chứng kiến sự khéo léo của những
đôi bàn tay tài hoa để chế tác nên những món ăn mới lạ, độc đáo, hấp
dẫn. Qua đó, thực khách được thể thưởng thức miễn phí các món ngon với
sự trải nghiệm thú vị tại liên hoan.
Trong suốt liên hoan còn diễn ra những gameshow ẩm thực độc đáo
cũng như trình diễn bartender từ các đầu bếp chuyên nghiệp hàng đầu
trong nước và quốc tế; sân chơi dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp sẽ
trực tiếp trình diễn chế biến món ăn trên sân khấu, hứa hẹn đem lại trải
nghiệm độc đáo cho thực khách.
ĐÌNH DƯ
Liên hoan Ẩm thực món ngon các nước 2019 tại TPHCM
SGGPO
Sở Du lịch TPHCM và Hiệp hội Du lịch
TPHCM cho biết, Liên hoan Ẩm thực món ngon các nước lần thứ 14 – năm
2019 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17-11 tại Nhà văn hóa Thanh niên
(quận 1, TPHCM).
Liên hoan
năm nay thu hút hơn 50 gian hàng ẩm thực phong phú, đặc sắc đến từ 3
miền của Việt Nam và các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, mang đến cơ hội
trải nghiệm cho thực khách trong nước và quốc tế.
Chủ đề của liên hoan năm nay “Việt Nam –
Bếp ăn của thế giới” để tiếp tục xây dựng chỗ đứng vững chắc của ẩm
thực Việt Nam trong bức tranh nhiều màu sắc văn hóa ẩm thực của thế
giới.
Năm nay, với sự tham gia của Hiệp hội
đầu bếp TPHCM, thực khách sẽ có cơ hội chứng kiến sự khéo léo của những
đôi bàn tay tài hoa để chế tác nên những món ăn mới lạ, độc đáo, hấp
dẫn. Qua đó, thực khách được thể thưởng thức miễn phí các món ngon với
sự trải nghiệm thú vị tại liên hoan.
Trong suốt liên hoan còn diễn ra những gameshow ẩm thực độc đáo
cũng như trình diễn bartender từ các đầu bếp chuyên nghiệp hàng đầu
trong nước và quốc tế; sân chơi dành cho các đầu bếp chuyên nghiệp sẽ
trực tiếp trình diễn chế biến món ăn trên sân khấu, hứa hẹn đem lại trải
nghiệm độc đáo cho thực khách.
PLS : Thương tặng em Trà My, nàng trinh nữ thương yêu cha mẹ...
Hoa dũ hương
Truyện ngắn: KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Nằm trên tận đỉnh núi, giữa những loài cỏ dại, cỏ tranh, xen lẫn với
các loại dẻ, gai, me, sò đo, lồng mứt… có một loại hoa rất đẹp. Loài hoa
này có những cánh nhỏ màu tím thẫm, giữa là nhụy đỏ, khi nở ra thơm
ngát cả một vùng. Thân hoa cũng là một loại cỏ, bình thường nó chen chúc
với những cây dương xỉ hoặc cỏ tranh, đôi chân của những người kiếm củi
cứ giẫm qua. Dù cho bị chà đạp, giày xéo ban ngày, đêm đến chỉ cần vài
giọt sương đầu tiên nhỏ xuống, dũ hương lại vươn từng cành lá, như chưa
hề bị chân người giẫm đạp. Đó là điều ngạc nhiên.
Nhưng để thấy hoa nở là điều khác. Hoa chỉ nở vào những đêm trăng
tròn và sẽ tàn khi trăng lặn, và chỉ những người yêu nhau thật sự mới
nhìn thấy được hoa. Ngoài ra, chỉ có thể ngửi được mùi hoa lan tỏa, chỉ
có thể hít sâu vào lồng ngực mình mùi hoa thanh khiết ấy mà thôi, chắc
chắn hoa sẽ như một trò ảo thuật, không bao giờ hiện ra trước mặt bạn -
nó chỉ là ảo ảnh, một cái gì không thật.
Có người dù là dân của xóm Diên Châu, sống và chết ở đây, hằng ngày
lên đỉnh núi ấy để đốn củi, đốt than, hái nấm kiếm sống, đã lấy vợ, đẻ
con đầy đàn nhưng chưa bao giờ thấy được hoa dũ hương.
Nhưng có lẽ bạn sẽ hỏi, như thế chỉ là truyền thuyết, chắc gì tôi đã
nhìn thấy hoa mà biết nó có những cánh màu tím thẫm, nhụy đỏ? Còn cái
tên dũ hương ai đặt?
Ông nội tôi kể, xưa kia, hồi thời ông cố nội tôi về trước, nghĩa là
lâu lắm rồi, người dân Diên Châu có cuộc sống dễ chịu: ngày ngày chỉ cần
bẻ măng, hái nấm hoặc hái quả và bứt mây về đan giỏ đem ra chợ xuôi bán
kiếm sống. Con gái trong làng dường như ai cũng đẹp, nước da trắng hồng
dù không hề biết một loại mỹ phẩm nào. Trai làng thì mau mắn, giỏi
giang. Theo phong tục của làng, trai gái cùng lớn lên rồi lấy nhau, sinh
con đẻ cái. Cứ đến Rằm tháng Chạp, nghĩa là những ngày cuối cùng để
chuẩn bị một năm mới thì tất cả trai gái đến tuổi lấy chồng lấy vợ tụ
tập quanh bãi đất trống cuối làng vui chơi, múa hát. Trưởng làng sẽ phân
từng đôi thành vợ chồng, rồi từ đó sẽ chung sống với nhau. Tập tục đó
có từ lâu lắm rồi. Cái ý niệm tình yêu hầu như chưa bao giờ đặt ra giữa
nam và nữ.
Nhưng trước mùa trăng tháng Chạp một năm kia, có cô gái làng tên Dũ
Hương khi ra suối múc nước đã phát hiện một thanh niên bị thương nằm ở
ven suối. Anh trạc 18 tuổi, mặc một bộ quần áo đã bạc màu, chàng trai
trẻ ấy trong tình trạng đã kiệt sức. Trái tim Dũ Hương bị lay động trước
khuôn mặt ấy. Phải tìm cách cứu chàng trai này, cô nghĩ thế. Thế rồi
bằng tất cả sức mạnh của người con gái 17 tuổi, Dũ Hương đã cõng được
chàng trai đem đến một hốc đá, hái lá thuốc chữa trị vết thương cho
chàng trai. Sau khi lành bệnh, chàng trai vẫn ở trong hang, tự kiếm sống
từ rừng. Mỗi ngày, Dũ Hương lại tìm đến cùng anh, họ sống trong hạnh
phúc. Niềm hạnh phúc chưa có người con gái Diên Châu nào có được.
Những ngày gần gũi bên nhau của họ giống như duyên tiền định. Chàng
trai ấy được Dũ Hương đặt cho cái tên cũng rất lạ thường: Thiên Thần,
bởi Dũ Hương không biết chàng trai từ đâu tới, tại sao lại bị thương bên
bờ suối? Sau này người ta kể có thể anh là Thiên Sứ nhà trời đi ngang
Diễn Châu, rồi bị thương bởi một mũi tên lạc của một tay thợ săn nào đó.
Cứ tin là vậy đi. Vì không ai có thể đi ngược thời gian xa lắc ấy để
kiểm chứng một truyền thuyết. Chỉ biết rằng lúc bấy giờ, Dũ Hương đã
phạm một trọng tội là đem lòng yêu một người con trai xa lạ.
Còn một ngày nữa là ngày trăng tròn của tháng Chạp. Hai người ngồi
giữa rừng, nhìn ánh trăng mười bốn xuyên qua cành lá. Đêm rừng vi vu
những cơn gió nhẹ, những con thú đêm gầm thét xa xa.
Họ ngồi cho cạn hết đêm. Dù đêm có dài rồi cũng qua. Trong khi đó
Diên Châu chuẩn bị cho ngày hội, bao nhiêu hoa rừng được hái về. Bao
nhiêu vò rượu ngon được ủ từ vụ mùa được đem ra. Trai gái trong làng
chọn lựa những bộ y phục đẹp nhất của mình để chuẩn bị cho cuộc vui.
Thùng… Thùng… Thùng... Xèng… Xèng… Xèng…
Trăng lên. Không ai thấy Dũ Hương cũng mặc bộ trang phục đẹp nhất đời
mình đã chạy băng trong ánh trăng. Dũ Hương chạy lên đỉnh núi. Ở đó,
Thiên Thần đang chờ cô và họ đã chọn lựa theo cách của mình. Họ hôn nhau
một nụ hôn vĩnh biệt. Hai lưỡi dao nhọn đã xuyên qua hai trái tim. Họ
gục chết với nụ cười tươi tắn.
Khi tàn cuộc vui, mọi người mới phát hiện ra sự vắng mặt của Dũ
Hương. Tiếng gọi tên cô vang khắp núi rừng. Tất cả các ngọn đuốc có thể
đốt được trong làng đều được đốt lên. Tất cả ngõ ngách đều được sục sạo.
Cho đến khi gần sáng, một người mới thử tìm trên đỉnh núi.
Ở đó, khi vầng dương hé mọc, dân Diên Châu đã chứng kiến một cảnh
tượng lạ lùng. Dũ Hương đang ngã mình trên vai một chàng trai đẹp như
thiên thần - những giọt máu từ họ chảy xuống đất, chúng phút chốc kết
quanh họ một loài hoa tím đỏ.
Hoa thơm ngát, hoa nở tung, rồi hoa tàn lụi trước mặt mọi người. Loài hoa ấy sau này được đặt tên là dũ hương.
Câu chuyện có thể được thêm thắt, nhưng tôi nghĩ nó không phải là
chuyện hư cấu. Bởi từ đó, cứ đến đêm trăng tròn là trên ngọn đồi hương
hoa dũ hương thơm ngát một vùng. Cũng từ đó, lệ làng đã xóa bỏ quy luật
là trai gái trong làng mới được lấy nhau.
*
* *
Tôi đã dọ hỏi những đôi trai gái yêu nhau tha thiết: "Hoa có đẹp
không?". "Đẹp". Đôi mắt Min Kha sáng lên. Min Kha là chị dâu tương lai
của tôi. Anh trai tôi và chị đã quen nhau bốn mùa trăng tròn, họ đã hẹn
nhau tìm hoa dũ hương. Còn tôi cũng mong một tình yêu đơn giản thôi,
rằng sẽ gặp một chàng trai và chúng tôi yêu nhau, rồi sẽ đợi ngày trăng
tròn cùng lên đỉnh núi tìm hoa. Bởi chỉ những người yêu nhau mới nhìn
thấy được hoa dũ hương.
Rồi tôi đã gặp Dũng. Hôm đó khi tôi đang hái lá rừng thì cơn mưa núi
đổ về, tôi gặp anh trong một hang đá khi tôi vào trú mưa. Dũng là chuyên
gia của một đoàn khảo cổ. Khi đó Dũng đang nhóm lửa. Trong cái lạnh
rét, tôi ngồi bên Dũng tìm hơi ấm. Cả đêm mưa, tôi không về làng được.
Giữa gió gào và bên ngọn lửa bập bùng, tôi tin rằng tôi và Dũng đã tìm
thấy nhau.
Sáng trời tạnh mưa. Tôi ra khỏi hang, chạy qua những chiếc lá rụng đêm qua để về làng, trong khi Dũng vẫn còn đang say ngủ.
Cho đến trước mùa trăng năm ấy, tôi cứ ở trong trạng thái bềnh bồng.
Tôi cho rằng mình nên tránh đi lên núi, nơi có hang đá ấy, để tạo cơ hội
cho Dũng tìm tôi. Nhưng anh chưa từng đến làng để tìm tôi. Còn tôi, nỗi
nhớ cứ kéo chân tôi đi, tự lúc nào tôi đã trên đường tới nơi chốn đó.
Mỗi khi thấy dáng tôi từ xa, Dũng sẽ ra cửa hang gọi tên tôi, còn tôi
chạy tới anh nhanh hơn có thể.
Dũng hứa với tôi là anh sẽ ở lại Diên Châu làm rể. Đêm trăng anh và
tôi sẽ cùng đứng trước mặt trưởng làng nhận lời chúc phúc. Tôi nghĩ tôi
sẽ chọn bộ đồ đẹp nhất để đứng cùng anh, mái tóc tôi gắn những bông hoa
rừng và tôi sẽ hạnh phúc khi anh nói với tôi: "Anh yêu em". Nhưng anh
vẫn chưa bao giờ đến làng tìm tôi.
Tháng Chạp là mùa trăng đẹp nhất ở Diên Châu. Đêm trăng ấy, hoa dũ
hương sẽ nở thơm ngát cả làng. Hoa ấy, chỉ có những người yêu nhau thật
sự mới nhìn thấy được. Những người yêu nhau đã kể với tôi rằng: "Hoa đẹp
lắm".
Hương hoa dũ hương bắt đầu lan tỏa, thơm ngát. Khi cùng Dũng ở hang
đá, tự dưng tôi muốn nhìn thấy hoa dũ hương - vì tôi có tình yêu. Thế là
tôi kéo tay Dũng: "Đi với em". Cứ thế, tôi và anh cùng lên đỉnh núi.
Hoa màu tím, nhụy đỏ. Chưa bao giờ tôi thấy một rừng hoa đẹp như thế.
Tôi hét to với Dũng: "Hoa dũ hương có đẹp không anh?". Dũng nhìn tôi,
ngạc nhiên: "Anh có thấy gì đâu?". Anh quả thật không nhìn thấy hoa.
Ngay lúc đó trái tim tôi tự dưng nhói đau. Như một ảo ảnh, cả rừng
hoa dũ hương trước mặt tôi bỗng nhòa đi và biến mất như khói sương.
Mặc dù lý trí luôn nhắc nhở tôi rằng trong vụ việc 39 người trẻ chết này, lỗi là ở người Việt Nam mình, tại sao lại cứ cố tình muốn vào nước Anh, muốn làm những việc bất hợp pháp này trên đất của họ, bằng mọi giá, kể cả mạng sống ?
Nhưng trái tim tôi nó nói rằng có một cái điều gì đó tồi tệ trong chính sách của người Anh, và trong tính cách của họ, nên nó mới dẫn đến cái sự việc tồi tệ, không thể bi thảm hơn này, của 39 thanh thiếu niên Việt Nam. Làm sao mà nước Anh, như mọi nước khác, cần nhân công lao động, mà 39 con người trẻ khoẻ, thương yêu cha mẹ, cần có việc làm, mà cuối cùng lại để cho tất cả bọn họ chết ngạt, chết cóng, chết thảm trong một cái xe container để tới được nước của họ ?
Điều đó nó khiến tôi nhớ tới lời khuyên của một vài chị em Việt Kiều hồi tôi mới sang Pháp. Hồi đó mình còn trẻ và các chị dặn rằng, nếu có muốn lấy Tây, thì đừng lấy người Đức, đừng lấy người Anh, đừng lấy người Hồi giáo. Đấy là vì, người Đức họ kỷ luật sắt, người Việt Nam mình không chịu được, người Hồi giáo thì về nước họ, họ có 2, 3 vợ, mấy mụ ấy thế nào cũng có ngày hè nhau vào giết mình. Còn người Anh thì vì sao mà không nên lấy các bác biết không ? Bởi vì họ bạc lắm. Khi yêu mình cưới về, thì họ o bế, chăm bẵm, đến lúc hết yêu, thì họ đuổi mình ra ngoài đường ! (Cô Công nương Diana là một bằng chứng sống về việc ấy, có phải không ạ ?)
Và tôi nghĩ tới Ấn Độ là nước thuộc địa của Anh, ngay bây giờ họ vẫn còn đối xử với phụ nữ, trẻ em rất là tồi tệ, sẵn sàng hãm hiếp, giết chóc họ một cách ghê rợn, trong khi mà các nước thuộc địa của Pháp, thì không như vậy. Người Pháp rút đi rồi họ vẫn để lại được văn hoá tử tế của họ. Liệu sự trái ngược này có nói lên được điều gì về tính cách của người Anh không ? Tôi mời các bác suy nghĩ !
Thưa các bác tôi lại viết tiếp :
Tôi lại nhớ một câu chuyện về hoàng hậu Marie Tudor của Anh, vợ vua Henri đệ bát thì phải. Bà này được vua sủng ái lắm, tranh giành với các bà khác để lên làm hoàng hậu. Nhưng cái ông vua đó ổng bệnh tật khó ở trong người sao đó, lúc thì yêu chiều lắm, đến một lúc tự dưng hết yêu, bèn tống bả vào ngục và cho xử tử. Ở trong ngục bả viết bao nhiêu là thư van xin thắm thiết, nhưng cuối cùng vẫn bị cho treo cổ hay chặt đầu gì đấy ! Người Anh họ là như vậy !
Cho nên tình hình hiện nay thì thấy là chính quyền họ đang vận động các gia đình đồng ý thiêu xác con rồi đưa tro cốt về nước. Tôi suy nghĩ chắc cũng phải như vậy thật, vì 39 cái thi thể như vậy làm sao vận chuyển máy bay về cho nổi. Nhưng tôi nghĩ đến các gia đình, cha mẹ thì tôi thương họ quá ! Con mình chết thảm, chết lạnh lẽo ở nơi xa xôi như vậy mà không được nhìn mặt, chăm sóc nó lần cuối, chỉ nhận về có đúng một hũ tro cốt mà thôi ! Thì tôi nghĩ chắc cũng phải làm thế nào để gia đình, người thân của họ sang Anh, chăm chút cho con, dự hoả táng rồi ôm bình tro cốt về nước chứ ? Nhưng mà một điều như vậy thì chắc là không thể hy vọng được từ phía người Anh, thế còn phía Việt Nam thì sao ?
Tôi thương nhất là hai ông bà bố mẹ của cô Trà My. Con gái trước khi chết chẳng hoảng loạn, chẳng cầu xin gì, chỉ một lòng thương bố mẹ. Chắc cổ cũng biết là bố mẹ sẽ đau đớn lắm. Tôi dặn ông bà nè, ông bà viết thư xin lên ông Xuân Phúc, ông ấy có vẻ thương xót, theo dõi vụ này đấy. Ông bà xin ông ấy tạo điều kiện sang Anh chăm sóc thi thể con, rồi đưa nó về. Đằng nào thì cũng phải dùng máy bay đưa về, thì thêm người thân trên máy bay ôm hũ tro cốt thì cũng không đáng là bao. Để ông ấy nói với các hãng VietnamAirlines hay Vietjet để họ giúp thêm vào. Đồng bào với nhau thì phải giúp đỡ nhau chứ, chứ cứ bạc bẽo như thế thì tôi thấy cũng chẳng khác gì người Anh. Tôi xin cầu khấn Phật Bà Quan Âm, khấn em Trà My để họ phù hộ cho ông bà được gặp mặt con lần cuối, lúc này thì chỉ có việc ấy là quan trọng thôi. Ông bà cũng phải liên tục cầu nguyện và khấn con gái, cô ấy chết trẻ, chưa chồng như vậy thì cô ấy sẽ thiêng lắm, cô ấy sẽ phù hộ cho ông bà !
@ bác Xuân Phúc : Em có lời xin bác ! Xin bác hãy ra tay giúp đỡ cho bố mẹ cô Trà My được sang Anh nhìn mặt con lần cuối và đưa tro cốt của cổ về ! Trước khi chết, cô ấy có để lại thông tin rất rõ về bản thân, tên tuổi, quê quán... tức là cổ mong muốn mọi người nhận diện được thi thể mình để đưa về cho bố mẹ ! Xin bác hãy ra tay làm phúc, cô ấy sẽ phù hộ cho bác. Nếu chỉ giúp riêng được cho hai ông bà ấy thôi, thì cũng được rồi, chắc những gia đình khác họ cũng thông cảm thôi ! Em xin cảm tạ bác trước !
PLS : Đọc tên 39 con người chết thảm mà rớt nước mắt ! Các em trẻ người non dạ, chết trẻ, chết đông người, làm mọi người thương xót quá ! Những đứa con hiếu thảo, chịu khó, dũng cảm, thật tội nghiệp bố mẹ các em quá !
Tôi xin cầu khấn Phật Bà Quan Âm Đại từ Đại bi Cứu khổ Cứu nạn, xin Ngài dẫn dắt đưa đường chỉ lối cho các em, phù hộ độ trì cho cha mẹ và gia đình của các em !
Nếu các em theo Công giáo, thì xin Thiên Chúa che chở các em, phù hộ cho cha mẹ và gia đình các em được an lành !
Tôi thấy khi có bão lụt, chính quyền thường quyên góp để cứu trợ, liệu ta có thể làm được như vậy cho trường hợp này không ?
Nếu Chính phủ không làm, thì thưa GS Ngô Bảo Châu, em thấy anh có viết bài thương xót những người Việt tha hương, liệu anh làm điều này có được không ?
Nếu Chính phủ và GS Ngô Bảo Châu không làm, thì thưa GS Vũ Hà Văn, anh có thể làm điều này được không ?
Nếu Chính phủ và GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn không làm, thì thưa GS Nguyễn Tiến Zũng, anh có thể làm điều này được không ?
Những gia đình ấy thật sự cần được giúp đỡ, đừng bỏ mặc họ !
Em xin cảm tạ Chính phủ, cảm tạ các Giáo sư trước !
Bộ Công an công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng tại Anh
Sau khi xác định danh tính các nạn nhân, các cơ quan chức năng của Việt
Nam đã liên hệ với từng gia đình nạn nhân để thông báo một số thông tin
liên quan đối với những nạn nhân này.
(Vietnam+)
Cảnh sát Anh điều tra tại hiện trường phát hiện xe container chở 39 thi thể ở Khu công nghiệp Waterglade thuộc Grays, hạt Essex, phía đông London ngày 23/10/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tối 8/11, Cổng thông tin Bộ Công an đã công bố danh tính các nạn nhân
trong vụ 39 thi thể được phát hiện trong chiếc container tại hạt Essex
(Vương quốc Anh) hôm 23/10.
Theo đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên hệ với từng gia đình nạn nhân
để thông báo một số thông tin liên quan đối với những nạn nhân này. Các
nạn nhân gồm 31 nam giới và 8 phụ nữ, người lớn nhất 44 tuổi, có 2 nạn
nhân mới 15 tuổi. Danh tính 39 nạn nhân:
1. Đinh Đình Bình; quê quán: Hải Phòng
2. Võ Nhân Du; quê quán: Hà Tĩnh
3. Cao Tiến Dũng; quê quán: Nghệ An
4. Nguyễn Tiến Dũng; quê quán: Quảng Bình
5. Lê Văn Hà; quê quán: Nghệ An
6. Nguyễn Ngọc Hà; quê quán: Quảng Bình
7. Nguyễn Văn Hiệp; quê quán: Nghệ An
8. Trần Ngọc Hiếu; quê quán: Hải Dương
9. Hoàng Văn Hợi; quê quán: Nghệ An
10. Nguyễn Bá Vũ Hùng; quê quán: Thừa Thiên - Huế
11. Trần Mạnh Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
12. Nguyễn Huy Hùng; quê quán: Hà Tĩnh
13. Nguyễn Văn Hùng; quê quán: Nghệ An
14. Võ Văn Linh; quê quán: Hà Tĩnh
15. Trần Hải Lộc; quê quán: Nghệ An
16. Nguyễn Đình Lượng; quê quán: Hà Tĩnh
17. Phạm Thị Trà My; quê quán: Hà Tĩnh
18. Võ Ngọc Nam; quê quán: Nghệ An
19. Trần Thị Ngọc; quê quán: Nghệ An
20. Nguyễn Văn Nhân; quê quán: Hà Tĩnh
21. Bùi Thị Nhung; quê quán: Nghệ An
22. Trần Thị Mai Nhung; quê quán: Nghệ An
23. Phạm Thị Ngọc Oanh; quê quán: Nghệ An
24. Nguyễn Huy Phong; quê quán: Hà Tĩnh
25. Nguyễn Minh Quang; quê quán: Nghệ An
26. Đinh Đình Thái Quyền; quê quán: Hải Phòng
27. Nguyễn Trọng Thái; quê quán: Nghệ An
28. Bùi Phan Thắng; quê quán: Hà Tĩnh
29. Phan Thị Thanh; quê quán: Hải Phòng
30. Cao Huy Thành; quê quán: Nghệ An
31. Lê Ngọc Thành; quê quán: Nghệ An
32. Trần Thị Thơ; quê quán: Nghệ An
33. Trần Khánh Thọ; quê quán: Hà Tĩnh
34. Hoàng Văn Tiếp; quê quán: Nghệ An
35. Nguyễn Đình Tứ; quê quán: Nghệ An
36. Nguyễn Thọ Tuân; quê quán: Nghệ An
37. Dương Minh Tuấn; quê quán: Quảng Bình
38. Đặng Hữu Tuyên; quê quán: Nghệ An
39. Nguyễn Thị Vân; quê quán: Nghệ An.
Trong ngày 8/11, tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thay mặt
Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã một lần nữa bày tỏ sự chia sẻ,
thương tiếc về vụ việc những công dân Việt Nam thiệt
mạng trong thảm kịch vừa xảy ra tại Anh và chia buồn với gia quyến các
nạn nhân. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “không được để thảm kịch đó tái
diễn”./.
Hôm nay tôi quyết định sẽ tiến hành việc khai dân trí cho các bác, chứ các bác làm cho tôi chịu hết nổi rồi !
Vậy thời tôi sẽ viết về triết lý giáo dục, vì có lắm bác to mồm đòi hỏi như vậy, nhưng mà tôi thì sẽ dùng từ ngữ khiêm tốn hơn theo kiểu của tôi, tôi gọi đó là "mục đích của giáo dục", theo nghĩa là mục đích của giáo dục sẽ là giáo dục nên một con người như thế nào ?
Về cái phần giáo dục nên một con người như thế nào, thì trong cuốn "Emile, hay là bàn về giáo dục", Roussseau đã có một đoạn nói rất rõ, đó là sau khi đã trình bày những lý thuyết về giáo dục, thì ông ấy tưởng tượng là thằng bé Emile được ông ấy giáo dục theo những lý thuyết ấy, thì nó sẽ trở thành một con người như thế nào. Để từ từ tôi sẽ nói cho các bác nghe, nhưng rất có thể là tôi sẽ nói bằng tiếng Pháp, vì khi nói chuyện chuyên ngành, tôi dùng tiếng Pháp tốt hơn tiếng Việt.
Còn bây giờ, thì tôi sẽ nói về triết lý giáo dục của tôi theo kiểu Việt Nam, cũng chính là triết lý giáo dục của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ở trong một truyện ngắn của ổng, hình như là truyện "Giọt máu" thì phải (La dernière goutte de sang, en traduction française), ổng có nói đến chuyện một ông thày đồ mở trường ở làng để dạy trẻ con. Ông đồ ấy, vốn thi đi thi lại rớt hoài không đỗ, thì bèn trở về làng mở trường học, mục đích của ổng là để có một nơi giữ trẻ, sao cho chúng khỏi trèo me trèo sấu bắt ve, ngã lộn cổ xuống ao chết đuối thì thôi (đại khái tôi nhớ như thế, chứ ông Thiệp thì ông ấy viết văn, dùng từ hay lắm).
Thưa các bác, thưa ông Phùng Xuân Nhạ, theo thiển ý của tôi, thì đấy chính là cái triết lý hay nhất, hùng hồn nhất về giáo dục. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, mặc dù ông Nhạ lãnh đạo cũng không tồi, thấy các Đại học của ta liên tục lọt top (cũng có thể đó là do công của ông Lê Hải An, nhưng rốt cuộc là việc điều tra về cái chết của ông ấy ra sao rồi, thưa bác Tô Lâm ?), và việc lãnh đạo theo kiểu kỹ trị của ổng cũng hiệu quả, nhưng mà ở trong các trường học của ông ấy, trẻ con đứa thì chết vì bị nhồi ăn nghẹt thở, bạo hành, đứa thì chết vì điện giật, tủ đè, vì bị bỏ quên ngạt thở trong xe, vv. và vv. thì tôi thấy rằng, thưa ông Phùng Xuân Nhạ, nền giáo dục của ông như thế là chưa đạt !
Thật vậy, một nền giáo dục lành mạnh, tốt đẹp, trước hết là một nền giáo dục phải bảo vệ được trẻ em, và dạy được trẻ em cách tự bảo vệ mình (từ đó bảo vệ được người khác).
PLS : Bác Phúc, em thấy khi nào ông Trọng về hưu, thì bác dẹp luôn cái Đảng Cộng Sản, rồi bác lên làm Tổng thống, thế là xong ! (Hihi em kính chúc bác luôn mạnh khỏe, tự bảo trọng thật cẩn thận vào nhé !)
Thủ tướng: “Cha ông chưa bao giờ khuất phục trước ngoại bang”
(PLO) - Nỗ lực chăm lo cho mọi người dân được chăm sóc sức
khỏe, được học hành, được có việc làm, không ai bị bỏ lại phía sau.
Thủ tướng trong phát biểu chiều nay, 7-11, trước khi bước vào trả lời chất vấn tại Quốc hội đã cảm ơn sự quan tâm giám sát, đánh giá của các vị ĐBQH đối với Chính phủ và các thành viên Chính phủ.
Thủ tướng chia sẻ rằng: Theo tinh thần
cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011, đến giữa thế kỷ XXI, phấn đấu xây
dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng
XHCN thì những khó khăn, thách thức phía trước là không hề nhỏ.
“Xóa đói giảm nghèo đã khó, làm cho đất
nước cường thịnh, bền vững, thu hẹp và tiến kịp các nước phát triển, sẽ
càng khó khăn hơn nhiều”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
khẳng định, cha ông và các bậc tiền bối chưa bao giờ khuất phục trước
ngoại bang và chúng ta phải tiếp nối truyền thống đó. Ảnh: QH
Sau khi nhắc lại bài học của cha ông
trong dựng nước và giữ nước, Thủ tướng nói: “Cha ông ta, những bậc tiền
bối của chúng ta chưa bao giờ khuất phục trước ngoại bang, chưa bao giờ
lùi bước trước những khó khăn, gian khổ”.
Theo
Thủ tướng, chúng ta phải tiếp nối truyền thống đó, nỗ lực phấn đấu với
tinh thần tự lực, tự cường với tất cả lòng tự hào, tự tôn dân tộc để
vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, xã hội bình yên, thịnh vượng.
Thủ tướng nói: “Thách thức lớn nhất của
chúng ta chính là thiếu ý chí mạnh mẽ vươn lên và nguy cơ lớn nhất là
không hành động vì sợ trách nhiệm”.
X
Cho
rằng nguồn lực của đất nước không phải là “rừng vàng biển bạc”, mà là
con người với gần 100 triệu dân, Thủ tướng nói: “Đảng và Nhà nước ta
cùng cả hệ thống chính trị cam kết luôn nỗ lực chăm lo cho mọi người dân
được chăm sóc sức khỏe, được học hành, được có việc làm, không ai bị bỏ
lại phía sau”.
Thủ tướng cũng không quên 39 công dân
Việt Nam vừa thiệt mạng trong container tại Anh khi nói: “Chúng ta bày
tỏ lòng tiếc thương tới những công dân Việt Nam thiệt mạng trong thảm
kịch vừa xảy ra tại Anh và xin chia buồn với gia quyến các nạn nhân.
Chúng ta không được để thảm kịch đó tái diễn!”.
Thủ tướng khẳng định, thực tiễn và bối
cảnh đòi hỏi chúng ta phải hành động thiết thực hơn nữa, nhanh và mạnh
hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để đạt mục tiêu chiến lược là dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Muốn vậy, phải cùng quyết chí, đồng
tâm hợp lực với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
“Nghị quyết, chính sách của quốc gia
thực thi có hiệu quả hay không thì cần có sự chung tay vào cuộc quyết
liệt của toàn hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò chủ động, tích cực
của các địa phương”, Thủ tướng nói.
Về vấn đề này, Thủ tướng đặt vấn đề:
Cùng một thể chế, chính sách nhưng một số địa phương tạo được môi trường
đầu tư, kinh doanh rất tốt trong khi nhiều địa phương khác lại chưa
tốt. Nhiều ngành, địa phương giải ngân vốn đầu tư công cao, nhưng nhiều
nơi lại rất thấp.
“Tại sao cùng vướng mắc như nhau, có địa
phương chủ động quyết liệt tháo gỡ để triển khai thành công, có địa
phương lại chưa làm được? Câu trả lời chủ yếu nằm ở sự quyết tâm của mỗi
chúng ta, ở việc nhận diện những khó khăn, thách thức và năng lực sáng
tạo, sự quyết liệt trong tổ chức thực hiện của chúng ta”, Thủ tướng
khẳng định.
Sau khi làm rõ hơn các vấn đề mà các Bộ
trưởng đã trả lời chất vấn trong những ngày qua, Thủ tướng phát biểu:
“Chưa bao giờ đất nước đứng trước nhiều thời cơ và thuận lợi lớn như
hiện nay. Chúng ta phải tận dụng triệt để những thời cơ lớn đó, phải nỗ
lực bằng tất cả trái tim và khối óc, phải hành động bằng ý chí và sức
mạnh của cả dân tộc chúng ta”.
Thủ tướng kêu gọi: “Chúng ta, hãy thắp
lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần tự tôn, tự trọng dân tộc, tinh thần tự
lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong mỗi chúng ta; hãy
khơi dậy sức sáng tạo với ngọn lửa đầy nhiệt huyết và đam mê, hãy hành
động mạnh mẽ, quyết liệt trên mỗi cương vị của mình. Các cơ quan truyền
thông, báo chí cần đóng góp khơi dậy ý chí, khát vọng dân tộc hùng
cường, thịnh vượng để đưa đất nước đến bến bờ vinh quang”.
Dù không thể đề cập tất cả các vấn đề mà ĐBQH đã chất vấn, nhưng Thủ tướng khẳng định: “Với tinh thần cầu thị vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ luôn nghiêm túc lắng
nghe, sẽ chỉ đạo triển khai cụ thể và sẽ báo cáo kết quả thực hiện với
Quốc hội tại các kỳ họp tiếp theo”.
PLS : Tại sao lại không công khai danh tính, tại sao phải giấu giếm như một sự nhục nhã ? Nhục nhã của ai ?
Nếu tất cả các gia đình đều không muốn công khai danh tính con của họ, thì thôi đành vậy ! Nhưng tôi xin thông báo cho những gia đình ấy biết, là con cái của họ đã bạc phúc như vậy (vì họ đã cùng nhau muốn làm một việc thất đức là đi trồng ma tuý), thì họ nên công khai mọi thứ, để những gia đình khác còn lấy đó làm gương mà bảo vệ con của họ, không đi vào vết xe đổ của những người đã khuất. Làm được như vậy thì cái chết của các bạn trẻ sẽ không phải là vô ích, sẽ cứu được nhiều người khác, để đem lại phúc đức cho gia đình, cha mẹ họ ! Còn nếu các gia đình ấy vẫn chỉ nghĩ đến mình thôi, không cần quan tâm đến cộng đồng, đến những người trẻ khác sẽ chết, thì tôi thấy rằng đúng là họ sống bạc phúc thật, con cái sao tránh được hoạn nạn ?
Tôi thấy là Việt Nam nên công bố quốc tang, và quyên góp tiền trong toàn dân chúng để đưa thi thể họ về nước. Làm như vậy mới chia sẻ được đồng cảm với nhau. Tôi cũng đồng ý là nước Anh về nguyên tắc là không có lỗi trong vụ này, các bác đừng có đòi tiền họ, nhưng mà tôi nghĩ rằng đấy là miền đất dữ, đã nhiều lần xảy ra những việc chết người bi thảm như vậy trên đất của họ ! Các bác tránh cái xứ ấy ra ! Có cho tôi học bổng Oxford tôi cũng chẳng sang đấy, chứ đừng nói đến chuyện chui vào một cái container !
Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ Mai Tiến Dũng nói về phương tiện, kinh phí, thời điểm đưa 39
nạn nhân tử vong trong container ở Anh về Việt Nam cũng như vì sao không
công bố danh tính từng người.
Không công khai danh tính 39 nạn nhân tử vong ở Anh
Ngày 8.11, bên hành lang Quốc hội, trả lời các câu hỏi của phóng viên
báo chí về phương án hồi hương 39 người Việt tử vong trong container ở
hạt Essex, Anh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho hay, tính đến
thời điểm này, các cơ quan liên quan của Việt Nam và Anh vẫn đang phối
hợp chặt chẽ, bàn kế hoạch, vẫn chưa thể xác định cụ thể ngày đưa các nạn nhân về nước.
“Vì đang họp bàn, nên chúng tôi chưa
thể nói được cái gì cụ thể về phương tiện, kinh phí, thời điểm đưa về”,
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định.
“Đến thời điểm hiện tại đã xác định
chắc chắn 39 nạn nhân là người Việt Nam và đây là sự việc hết sức đau
buồn. Các cơ quan chức năng hiện đang bàn kế hoạch làm sao đưa các thi
hài về gia đình được an toàn”, đại diện Bộ Ngoại giao bày tỏ.
Đối với vấn đề phương tiện, nguồn kinh phí nào sẽ được dùng
để đưa thi thể nạn nhân về nước, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, các
cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục bàn bạc cụ thể xem phía Anh có giúp
đỡ hay Việt Nam sẽ phải tự làm.
Về vấn đề danh tính nạn nhân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho
hay, các cơ quan chức năng sẽ không công bố cụ thể danh tính nạn nhân mà
chỉ công bố số lượng vì “lý do nhân đạo”.
Phát biểu về vấn đề hồi hương thi thể 39 nạn nhân người Việt Nam tử vong tại Anh
về nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trưa
ngày 8.11 cũng cho hay, Chính phủ sẽ họp bàn cụ thể về việc này.
Theo đồng chí Mai Tiến Dũng, tất cả các vấn đề về phương án lo hậu sự
với các nạn nhân cũng như việc sử dụng phương tiện vận chuyển nào, chi
phí ra sao sẽ được tính toán cụ thể trong phiên họp của lãnh đạo Chính
phủ trưa nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bổ sung thêm
rằng, đến thời điểm này chưa thể xác định cụ thể kế hoạch, thời gian
thực hiện việc đưa 39 người về nước vì việc này còn phụ thuộc các cơ
quan của Anh.
“Hôm qua cảnh sát Anh mới tiến hành
công bố việc đã xác minh tất cả 39 nạn nhân tử vong đều là người Việt
Nam, tức hoàn thành việc xác minh về nhân thân, danh tính. Còn về mặt
thủ tục, giờ phải chờ tòa án của Anh tuyên bố việc tử vong, cấp giấy báo
tử thì mới có thể đưa các nạn nhân xuất cảnh, về nước được”, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ khẳng định.
Đồng chí Mai Tiến Dũng cũng cho rằng, có phương án đưa thi thể về
bằng máy bay nhưng cụ thể như thế nào sẽ phải bàn bạc và thống nhất lại.
Cũng về lý do nhân đạo, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm
Người phát ngôn Bộ Công an chia sẻ, nhiều gia đình nạn nhân mong cơ quan
chức năng không công bố danh tính vì “chuyện này quá đau buồn”.
Việc chính các gia đình, người thân của nạn nhân
đã có đề nghị như vậy thì cơ quan chức năng phải tôn trọng quyền nhân
thân của công dân và sẽ không công bố cụ thể danh tính từng nạn nhân.
Sớm đưa 39 người Việt tử vong ở Anh về với Tổ quốc
Tối ngày 7.11, Bộ Công an đã ra Thông cáo báo chí về vụ việc 39 nạn nhân thiệt mạng trong container tại Anh.
“Sau một thời gian tích cực phối
hợp, kiểm tra, so sánh đặc điểm nhận dạng cá nhân, đến 20 giờ 00
ngày 07.11.2019, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của
Vương quốc Anh xác định 39 nạn nhân thiệt mạng trong container, được
phát hiện tại hạt Essex, Đông Bắc London, Vương quốc Anh vào ngày
23/10/2019 đều là người Việt Nam. 39 công dân này có hộ khẩu
thường trú tại Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Thừa Thiên - Huế”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an Việt Nam thông tin.
Đồng thời Bộ Công an cũng “rất lấy làm tiếc và xin gửi lời
chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các nạn nhân và mong gia đình các
nạn nhân sớm vượt qua những đau thương, mất mát to lớn này”.
Hiện, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn
trương phối hợp với các cơ quan chức năng Vương quốc Anh thực hiện công
tác bảo hộ công dân, đồng thời, phối hợp với Cảnh sát Vương quốc Anh
khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc.
Cũng trong tối qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thư
chia buồn với gia đình các nạn nhân tử vong trên xe container ở Anh,
đồng thời khẳng định sẽ sớm đưa 39 người Việt thiệt mạng ở Essex về với
Tổ quốc, gia đình, người thân.
“Thay mặt Chính phủ, tôi xin gửi lời
chia buồn sâu sắc nhất đến những bậc Ông Bà, Cha Mẹ, Vợ Chồng, Anh Chị
Em, Con Cháu, người thân của các nạn nhân đã thiệt mạng tại nước Anh xa
xôi. Đây không chỉ là nỗi đau thương vô hạn của gia đình người thiệt
mạng mà cũng là nỗi đau chung của cả cộng đồng, của từng trái tim người
Việt và nhân dân thế giới”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ
Công an, các cơ quan, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức
năng của Anh để khẩn trương xử lý các vấn đề liên quan, xác định thông tin,
danh tính nạn nhân, thực hiện các biện pháp bảo hộ cần thiết, sớm đưa
các nạn nhân trở về với Tổ quốc, về với gia đình, người thân.
“Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ
những hành vi mua bán người, đưa người ra nước ngoài bất hợp pháp và kêu
gọi các quốc gia trong khu vực và thế giới tiếp tục đẩy mạnh hợp tác,
kiên quyết phòng, chống tận gốc loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này,
không để tái diễn, sớm hoàn tất điều tra, truy tố, xét xử để nghiêm trị
những kẻ phạm tội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đánh giá cao các cơ quan chức năng phía Anh
đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam trong quá trình
xử lý vụ việc này đồng thời bày tỏ sự cảm ơn trân trọng đến người dân
Anh, kiều bào ta ở Anh và các nước trên thể giới đã quan tâm, chia sẻ,
bày tỏ lòng tiếc thương đối với các nạn nhân trong vụ việc này.
“Với lòng tiếc thương vô hạn, Tôi xin
chia sẻ mất mát to lớn này với gia đình các nạn nhân và đề nghị các cấp
ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, người dân địa phương và cả nước chia sẻ,
động viên, hỗ trợ để các gia đình nạn nhân sớm vượt qua nỗi đau thương
không gì bù đắp được”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Liên quan đến vụ việc trên, Công an các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã ra
quyết định khởi tố vụ án, bắt giữ một số đối tượng liên quan để điều tra
về việc “tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại
nước ngoài trái phép”.
PLS : Tôi tránh không nghĩ tới, nhưng cứ nghĩ tới là lạnh xương sống. Cả hai cái làng cùng một nơi, đột ngột chết hết gần 40 thanh niên, cứ như là một cái cây bị chặt cụt ngọn !
Tôi xin thông báo cho các bác Cộng Sản biết, là Đảng của các bác nó chỉ có tính chính danh vì nó bảo vệ nhân dân, nếu nó không làm được việc ấy nữa, thì nó cũng không có lý do để tồn tại nữa. Một vụ thảm hoạ lớn đến thế, mà các bác không cảm thấy rúng động, không phát quốc tang, không chia buồn với nhân dân cả nước, thì tôi nghĩ các Đảng viên của các bác thực sự là vô cảm lắm rồi ! Thôi hay là các bác tránh ra một bên, cho những người khác họ cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn ! Con người sống với nhau mà lạnh lùng vô cảm như thế thì cuộc sống nó kinh khủng lắm !
Bác Trọng, em lúc nào cũng tin tưởng bác, mặc dù em biết là bác tuổi cao sức yếu, nhưng em biết là sự có mặt lãnh đạo của bác sẽ giúp cho việc bảo vệ được một số yếu nhân của Việt Nam. Nhưng có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần có đa đảng, bởi vì thế hệ sau bác họ không còn được chính danh Cộng sản như bác nữa. Đây là thời điểm then chốt, em mong bác cân nhắc, quyết định sáng suốt như bác vẫn luôn luôn như vậy ! Em kính chúc bác luôn mạnh khoẻ, dẻo dai, phục vụ đất nước !
Bộ Công an thông tin: 39 nạn nhân chết trong container đều là người Việt
20:40 - 07/11/2019
Hiện trường vụ 39 thi thể phát hiện trong xe container tại Anh
(Dân sinh) - Thông
cáo của Bộ Công an tối 7-11 cho biết 39 nạn nhân thiệt mạng trong
container, được phát hiện tại hạt Essex, Đông Bắc London, Vương quốc Anh
vào ngày 23-10 vừa qua đều là người Việt Nam.
Tối
ngày 7-11, Bộ Công an cho biết sau một thời gian tích cực phối hợp,
kiểm tra, so sánh đặc điểm nhận dạng cá nhân, đến 20 giờ ngày
7-11, Bộ Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc
Anh xác định 39 nạn nhân thiệt mạng trong container, được phát hiện tại
hạt Essex, Đông Bắc London, Vương quốc Anh vào ngày 23-10 vừa qua đều
là người Việt Nam. 39 công dân này có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.
Bộ
Công an Việt Nam rất lấy làm tiếc và xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất
tới gia đình các nạn nhân và mong gia đình các nạn nhân sớm vượt qua
những đau thương, mất mát to lớn này.
Hiện, các cơ quan chức
năng của Việt Nam đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng
Vương quốc Anh thực hiện công tác bảo hộ công dân; đồng thời, phối hợp
với Cảnh sát Vương quốc Anh khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc.