samedi 5 septembre 2020

Les danses hongroises - Johannes Brahms

 

 


Hi các bác, các bác có biết mấy bữa nay tôi làm gì không ? Tôi nghe nhạc Brahms, ngây ngất say sưa luôn, nghe cả ngày cả đêm, thấy nhạc của ông ấy rất là ảo diệu và mạnh mẽ (magique et magnifique). Thế mà tôi phải thú thật với các bác là tôi không thích nhạc cổ điển lắm, cứ nhầm ông nọ với ông kia :-) Nhưng mà bây giờ tôi đã khám phá ra là tôi thích nhạc Brahms ! (Merci M. Dong A !)

 

Nhưng bản N°5 thì tôi thích nghe ở đây (phải chơi như vậy thì mới thấy được tâm hồn đẹp nồng nhiệt say đắm của chàng) :


@ bác Đông A : Em nghe bác hỏi, không hiểu vì sao mà một chàng thanh niên hai chục tuổi, lại có tình cảm gì với một bà hơn ảnh cả mười mấy tuổi, lại có tới bảy tám đứa con. Bộ bác không hiểu thiệt hả ? Để em cắt nghĩa cho bác nghen !

Tuy nàng hơn chàng cả 14 tuổi, nhưng lúc ấy chàng mới có 20, thì cộng lại suy ra là nàng cũng mới chỉ 34 tuổi thôi, còn xuân sắc lắm. Phụ nữ ngoài 30 nghe nói rất là quyến rũ, vì có nét đằm thắm hơn so với hồi trẻ. Hồi em ở tuổi ấy, các anh rụng như sung (có cả một anh rất là nổi tiếng). Mà Clara Schumann thì lại là một trang tuyệt sắc (bác cứ gõ tên xem hình bả mà xem), là nữ nghệ sĩ biểu diễn cho các ông hoàng bà chúa ở khắp châu Âu, chắc hẳn là bả phải thanh lịch duyên dáng lắm. Tất nhiên là nàng có nhiều con, nhưng được cái là anh Johannes Brahms ảnh lại rất thích trẻ con, ảnh nói là ảnh yêu cả bầy con của nàng, ảnh muốn làm bố của chúng để thay thế cho ông bố thật lúc đó đang ở nhà thương điên.


Em chưa xem phim bác nói, nhưng đọc truyện thì thấy kể là, chàng đã ngưỡng mộ nàng từ lâu vì nàng nổi tiếng lắm. Đến khi gặp mặt lần đầu ở nhà vợ chồng nàng, thì ảnh bị tiếng sét ái tình luôn (cho nên tiếng là thăm ông bà Schumann nhưng ảnh chỉ thích bà vợ chứ không thích ông chồng). Chuyện kể là, có lần ảnh biểu diễn cho hai vợ chồng nghe, chắc là rụt rè lúng túng thế nào đấy mà lúc lật bản nhạc, bị quẹt ngón tay vào giá nhạc chảy máu, thì nàng bèn băng bó cho, băng xong thì hôn vào ngón tay ấy, kiểu như quen chăm sóc con ấy :-) Bác thử tưởng tượng xem, ảnh phải cảm thấy thế nào ? Em đoán là bác cả đời chăm sóc trẻ con như vậy, chắc là phải khối bà mẹ phải lòng bác, mà không dám ngỏ đấy thôi !


Ôi chỉ tưởng tượng ra có hai chàng tiếng tăm lừng lẫy như vậy cùng yêu mình, thì đã thấy rợn cả người vì sung sướng ! Chỉ có là, em thấy là, bả làm sao mà khiến cho một chàng nhảy xuống sông, chàng kia ở giá tới già, thì cũng hơi quá đáng. Nghe nói là sau này Brahms chết vì ung thư, đến thời nay thì người ta hiểu là ổng bị ung thư tuyến tiền liệt, em nghe nói là ông nào độc thân ở vậy quá lâu thì hay mắc bệnh ấy, có phải không ạ ?


Tất nhiên là nàng có khuyên chàng nên kết hôn. Nàng nói, anh cưới vợ đi, tìm một cô trẻ và xinh, lại có chút tiền, anh sẽ thấy là tuyệt thú ấy ! Nhưng mà chàng không nghe. Chẹp chẹp, "hỏi thế gian, tình ái là chi ?"


Bác Đông A, không phải là Brahms đến lấy lại bản nhạc đem về đề tặng Clara rồi mang lại nhà Schumann đâu. Trong thư ảnh kể là, khi đó (sau buổi diễn) ảnh đem bản nhạc tới khách sạn để cho họ xem, nhưng hai vợ chồng bận quá nên trả lại bản nhạc, xin lỗi không xem. Sau đó ảnh phải nhờ một người bạn khác là một ông violoniste nổi tiếng tên là Johann Joachim viết thư giới thiệu để mang đến nhà họ. Ảnh cũng có kể là, khi ngồi ngắm nàng chơi đàn, ảnh không nghĩ là người ta có thể tạo ra được những âm thanh hay đến thế, và ảnh có cảm tưởng là nàng chơi cho riêng một mình ảnh nghe mà thôi.

Ở đây chúng ta thấy là hai tâm hồn họ rất hiểu nhau qua ngôn ngữ âm nhạc, bởi vì cả hai đều là những người chơi đàn cự phách. Em nghĩ là âm nhạc là trao đổi cảm xúc thôi, chứ không phải trao đổi suy nghĩ. Tất nhiên là từ cảm xúc sẽ nảy sinh ra ý tưởng. Khi một người có tâm trạng buồn chẳng hạn, ảnh chơi một đoạn nhạc buồn, và người nghe có người sẽ cảm thấy buồn, có người không, thì đấy không hẳn là người nào nghe nhạc kém, mà chỉ là họ có hiểu nhau hay là không mà thôi. Anh Brahms mà cảm thấy nàng chơi hay như vậy, nghĩa là nếu là ảnh chơi bài đó, thì ảnh cũng chơi như thế. Cho nên là hai người ấy họ hiểu nhau và yêu nhau dữ lắm, cho nên anh Robert Schumann đành phải chịu ra rìa. Và anh Brahms thì tất nhiên sẽ không tìm ra người phụ nữ thứ hai nào như Clara nữa, cho nên ảnh cũng không muốn lấy ai khác nữa.

 

 

Để em lấy ví dụ tiếp cho bác về chuyện nhiều khi giỏi âm nhạc mà vẫn không hiểu nhau. Thì cái ông chồng Robert Schumann đó, ông ấy biết cô Clara từ khi cổ còn nhỏ, cô ấy đã đi biểu diễn khắp nơi rồi, nhưng khi cưới nhau về, ổng không cho vợ đi biểu diễn nữa, đòi phải ở nhà chăm sóc gia đình, mà cũng không cho cổ luyện tập piano ở nhà, vì làm phiền ổng trong lúc ổng tìm ý tưởng sáng tác. Bác thấy là, ông ấy đâu có thích nghe vợ chơi đàn đúng không ? Trong khi mà anh Brahms thì lại một lòng say mê tài năng của nàng. Em chỉ cần thấy vậy thôi là em biết ông Schumann tiêu rồi !


Đấy là lại còn chưa kể, ông Schumann chỉ sáng tác giỏi thôi, còn chơi đàn thì dở (vì ổng lười luyện tập, hay viện cớ đau tay), trong khi mà hai người kia họ đều chơi đàn từ lúc còn nhỏ xíu, rất là say mê, biểu diễn kiếm tiền từ sớm. Nhưng cô Clara thì kiếm ra rất nhiều tiền còn anh Brahms thì chỉ biểu diễn bữa nào ăn bữa nấy thôi, nếu không diễn là đói, cho nên xem hình hồi trẻ thấy ảnh gày tong teo à (em thì thấy ảnh đẹp trai xuất thần luôn, mơ màng luôn). Khi mà anh Brahms viết tặng cổ một bản nhạc (và hỏi ông chồng là tôi có thể đề tặng vợ ông được không ? :-) ), thì cổ chơi bản nhạc ấy và nói rằng cổ cảm thấy tất cả những sợi dây ở trong tâm hồn cổ đều rung lên. 


Cho nên là, em cố thử nghe nhạc Schumann mà em cứ bị dội ra, em hổng thích chút nào hết, không biết mình có bị định kiến không, dân chơi nhạc lại chê mình dở. Nhưng biết làm thế nào được ? Nhưng khi em nghe bản Danse hongroise số 5 của Brahms ấy, thì em thấy cả một dàn violon cất lên bay bổng, lại có những nét luyến láy rất là ảo diệu, rất là charmant, thì oh là là, em thấy tất cả những sợi dây của tâm hồn em đều rung lên ! :-)


Bác Đông A, em viết ở đây dài rồi, có gì bác sang bài có clip của ông Joseph Joachim là bạn thân của Brahms chơi bản Danse hongroise N°1 để đọc tiếp nghen.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire