samedi 30 mars 2013

Education des filles


01:28-29/03/2013 
Thế giới của những nữ sinh
Shashi Tharoor
Người ta đã chứng minh rằng không có việc gì cần làm hơn là giáo dục các bé gái. Các công trình nghiên cứu của giới khoa bảng và những dự án khảo sát đã khẳng định rằng lương tri có thể đã từng mách bảo chúng ta: giáo dục một đứa con trai là giáo dục một con người, nhưng giáo dục một đứa con gái là giáo dục một gia đình và làm lợi cho cả cộng đồng.
Một trong những câu hỏi khó nhất mà tôi gặp khi còn làm Phó tổng thư kí Liên hiệp quốc, nhất là khi nói chuyện với thính giả bình thường, là: “Muốn cải thiện thế giới thì việc quan trọng nhất có thể làm là gì?”

Đây là một dạng câu hỏi có xu hướng biến quan chức thành một người đối thoại trực tiếp nhất, khi người ta cảm thấy có trách nhiệm giải thích sự phức tạp của những thách thức mà nhân loại đang đối mặt: làm sao để cho không mục tiêu nào cao hơn mục tiêu nào; làm sao để cuộc đấu tranh cho hòa bình, cuộc chiến chống đói nghèo và cuộc chiến nhằm xóa bỏ bệnh tật phải được tiến hành cùng một lúc..v.v.. – thật là nhạt nhèo và vô vị.

Lúc đó tôi biết bỏ sự thận trọng và tìm được câu trả lời cho câu hỏi cực kì quá đáng này. Nếu chúng ta phải lựa ra một việc mà chúng ta phải làm trước hết, thì tôi xin đưa ra câu thần chú gồm bốn từ như sau: Giáo dục con gái. 

Thật là đơn giản. Người ta đã chứng minh rằng không có việc gì cần làm hơn là giáo dục các bé gái. Các công trình nghiên cứu của giới khoa bảng và những dự án khảo sát đã khẳng định rằng lương tri có thể đã từng mách bảo chúng ta: giáo dục một đứa con trai là giáo dục một con người, nhưng giáo dục một đứa con gái là giáo dục một gia đình và làm lợi cho cả cộng đồng.

Shashi Tharoor sinh ngày 9 tháng 3 năm 1956 ở London. Ông từng là đại diện chính thức của Ấn Độ tranh chức Tổng thư kí Liên hiệp quốc thay ông Kofi Anan vào năm 2006. Ông từng là phó Tổng thư kí Liên hiệp quốc, phụ trách lĩnh vực truyền công và thông tin công cộng từ năm 2002 đến năm 2007. Shashi Tharoor hiện là Bộ trường về phát triển nguồn lực con người. Tác phẩm mới nhất của ôngPax Indica: India and the World of the 21st Century.
Bằng chứng thật là ấn tượng. Thời gian đến tường gia tăng của các bà mẹ có ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe, học hành và năng suất lao động khi trưởng thành của con cái họ. Con của những bà mẹ có học luôn luôn học hành giỏi giang hơn con của những ông bố có học và mẹ mù chữ. Biết rằng, nói chung trẻ em thường ở bên cạnh mẹ, cho nên kết quả này không phải là điều đáng ngạc nhiên.


Những cô gái được học trên 6 năm biết cách tìm và sử dụng những chỉ dẫn về y tế tốt hơn, biết chủng ngừa cho con và nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh, từ dùng nước sôi cho đến việc rửa tay. Một nghiên cứa của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã khẳng định rằng “ở châu Phi, con của những bà mẹ được học 5 năm có sắc suất sống qua tuổi lên 5 cao hơn 40% so với con của những bà không đi học”.

Hơn nữa, một nghiên cứu của đại học Yale (Yale University) cho thấy rằng con sơ sinh của những bà mẹ đã học tiểu học đều cao hơn và nặng hơn là con của những bà mẹ thất học. Một dự án nghiên cứu của UNESCO cho thấy rằng “mỗi một năm đi học của các bà mẹ lại làm giảm sắc suất tử vong của trẻ sơ sinh từ 5% đến 10%”.

Ưu điểm của học vấn đối với sức khỏe còn đi xa hơn là việc sinh nở và sức khỏe của trẻ em. Một nghiên cứu ở Zambia cho thấy tốc độ lan truyền AIDS ở những cô gái thất học nhanh gấp đôi so với những cô gái từng đến trường. Con gái có học lấy chồng muộn hơn, và thường ít bị đàn ông lớn tuổi lạm dụng hơn. Phụ nữ có học thường có ít con hơn và đẻ thưa hơn, để có thời gian chăm sóc con tốt hơn; theo một công trình nghiên cứu, so với những người thất học, phụ nữ học hết lớp 7 thường có ít hơn từ 2 đến 3 con.

Ngân hàng thế giới, vốn chính xác về mặt toán học, đánh giá rằng cứ bốn năm đi học thì lại giảm được một lần sinh. Bang Kerala của Ấn Độ có mức sinh là 1,7 trên một cặp vợ chồng, trong khi bang Bihar là 4, là vì phụ nữ ở Karala là những người có học, trong khi một nửa phụ nữ ở Bihar thất học. Ngân hàng này còn nói thêm rằng càng nhiều thiếu nữ học trung học thì thu nhập trên đầu người của đất nước càng tăng.

Hơn nữa, phụ nữ lại học lẫn nhau, cho nên những người phụ nữ thất học thường ganh đua với thành công của những phụ nữ có học. Phụ nữ lại còn dành nhiều thu nhập hơn cho gia đình, đàn ông chưa chắc đã làm như thế (các cửa hàng rượu ở vùng nông thôn Ấn Độ phát đạt là nhờ thói quen chi tiêu cho những lạc thú của đàn ông). Và khi các cô gái có học làm việc ngoài đồng – nhiều người trong các nước đang phát triển phải làm như thế - kiến thức của họ làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và giảm suy dinh dưỡng. Giáo dục thiếu nữ là bạn làm lợi cho cả công đồng.

Tôi học được những chi tiết này từ người đồng nghiệp cũ là bà Catherine Bertini, do những hoạt động không mệt mỏi và đầy hiệu quả mà năm 2004 Chương trình Lương thực của Liên hiệp quốc đã trao cho bà giải thưởng Lương thực thế giới. Như bà nói trong diễn từ: “Nếu có người nói với bạn rằng chỉ cần trong vòng 12 năm, mỗi năm đầu tư 1 tỉ dollar, là bạn có thể tăng được tốc độ phát triển kinh tế, giảm được tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, tăng được sản lượng nông nghiệp, cải thiện được sức khỏe các bà mẹ, cải thiện được sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, tăng được số trẻ em – cả con gái lẫn con trai – đến trường, giảm được tốc độ gia tăng dân số, tăng được số người – cả đàn ông và đàn bà – biết đọc biết viết, giảm được tốc độ lan truyền bệnh AIDS, và đưa được những người mới vào lực lượng lao động, và những người này có thể cải thiện được tiền lương của họ mà không cần làm cho người khác thất nghiệp, thì bạn sẽ nói gì? Thật là tuyệt vời! Cái gì vậy? Làm sao tôi có thể kí đăng đây?”

Đáng buồn là, thế giới chưa lao vào "đăng ký" với những thách thức của việc giáo dục trẻ em gái; trong các nước đang phát triển, trẻ em gái luôn tụt hậu so với bọn con trai trong việc tiếp cận với việc học tập. Có người đánh giá rằng 65 triệu cô gái trên khắp thế giới không bao giờ được vào lớp học. Nhưng để chúng thất học, thế giới còn phải trả giá nhiều hơn là chi phí cho việc học tập của chúng.

Chắc chắn, không có câu trả lời tốt hơn. Cựu Tổng thư ký LHQ, ông Kofi Annan, nói một cách đơn giản như sau: "Không có chính sách nào khác có khả năng nâng cao năng suất kinh tế, giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và thai phụ, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, trong đó có công tác phòng chống HIV/AIDS, và tăng cơ hội học tập cho thế hệ sau. Xin hãy đầu tư cho phụ nữ và các bé gái. "

Phạm Nguyên Trường dịch

----

Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/the-impact-of-educating-girls-on-economic-growth-in-developing-countries-by-shashi-tharoor

dimanche 17 mars 2013

Nguyễn An Ninh, một đấng tài hoa...

Khi tôi nghĩ về cuộc đời của Nguyễn An Ninh, tôi cũng nghĩ tới Che Guevara, Martin Luther King, vua Quang Trung, và nhiều nhân vật tài hoa khác... Tôi tưởng tượng những gì họ sẽ làm có ích cho cộng đồng nếu như họ sống rất lâu, liệu họ có ý thức về điều đó không ? Nếu biết, liệu họ có làm khác hơn những gì họ đã làm không ? Liệu cộng đồng có ý thức bảo vệ những con người ưu tú của mình không ? Tôi không chắc lắm.

Tôi ước gì Nguyễn An Ninh bớt đấu tranh hơn một chút và dành thời gian của mình dịch Rousseau hoặc những tác phẩm lớn khác, như vậy có lẽ cộng đồng sẽ được lợi nhiều hơn. Khi tôi bắt đầu đọc "Du contrat social" của Rousseau, tôi đã rất chật vật, nhưng khi tôi đọc bản dịch còn dang dở của Nguyễn An Ninh, đột nhiên mọi thứ trở nên sáng rõ hơn và tôi bắt đầu hiều cả những bài luận khác cũng rất khó đọc của nhà văn Pháp. Sau này tôi thử so sánh vài bản dịch khác của "Khế ước xã hội", thì tôi thấy đa phần là chúng rất khó hiểu. Có ý kiến cho rằng nước Nhật trở nên mạnh như vậy là vì họ đã dịch và đọc (hầu như) tất cả những tác phẩm lớn của phương Tây và của thế giới, tôi cũng tin thế. Phan Chu Trinh đã mong muốn "Chấn dân khí, Khai dân trí, Hậu dân sinh".

Tôi thấy dân mình thường theo tâm lý "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt", còn tôi thì lại ngưỡng mộ sự "le lói suốt trăm năm", thử nghĩ mà xem, điều gì dễ làm hơn trong hai điều ấy ? Và tôi ước gì có những ngọn lửa không bao giờ tắt, để chúng ta luôn hướng tới mà thêm lòng can đảm.

jeudi 7 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (15)


Mấy điều ở trong sách Dân-ước (Le contrat social) của ông Rousseau nói tiếp theo mấy bài trên đây là tóm trong câu nầy :

"Tôi viết quyển sách Dân-ước (Le contrat social) là đặng giải cái khó nầy : tôi muốn tìm cho xã-hội một cách hội-hiệp thể nào mà cái lực-chung của xã-hội để mà bảo-hộ thân-thể và của-cải của mỗi người trong xã hội; làm thể nào mà trong cái hội-hợp ấy, mỗi người hợp với người ta, mà hễ khi nào phải vâng lời người thì lại thật là mình vâng lời mình, thì cái tự-do của con người cũng còn y như trước".


Thừa một lúc có ngày giờ dư tôi dịch được đến đây. Lúc nào tôi rảnh nữa tôi sẽ dịch nối theo. Mà không biết chừng nào có người thấy tôi dịch được đây, sẽ lãnh dịch nối theo chia giùm công việc làm với tôi. Tôi viết chữ quốc-ngữ còn kém lắm, lắm khi không được mấy đúng; nhưng tôi muốn giúp-ích cho đồng bào, xin đừng bắt buộc tôi lắm chi.

-------------

In tại nhà in XƯA-NAY, N.-h.-Vĩnh, 62-64 Boulevard Bonnard – Saigon

(Hết phần dịch của Nguyễn Anh Ninh)

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (14)

-->

Dẫu tôi nhận mấy điều tôi phá từ khi nãy đến giờ là phải, thì mấy kẻ hiếp dân cũng không thêm được gì. Ép-chế một đám người là khác, cai-quản một xã-hội là khác. Một đám người dần dần bị bắt làm nô-lệ, dẫu đám người ấy đông cho mấy nữa, tôi cũng chỉ biết đó là một anh chủ với một bầy tớ thôi, tôi không thể nói đó là một người làm đầu với một đoàn dân tự-do được. Cho rằng đó là một đống người đeo cục lại thì được, cho là một đám người hội-hiệp thì không; trong đấy không có lợi-nước, quyền-dân. Dẫu người chủ ấy làm chủ đoạt ép được hết nửa trái đất này thì cũng như là một anh chủ điền kia vậy thôi. Cái lợi của anh là khác, cái lợi của dân của anh là khác; nên cái lợi của anh chẳng qua là một cái lợi tư kia. Khi anh ta chết đi thì cái đại-quốc của anh ta phải rã rời ra như một cái cây lớn bị lửa cháy tiêu ra tro buội vậy.

Anh Grotius có nói : "một đoàn dân được phép trao mình cho một anh vua." Trong câu nói ấy có cái nghĩa : "trước khi dân trao mình cho vua thì đã có dân là dân rồi." Nếu dân trao mình cho vua thì là mỗi người trong dân chịu trao mình cho vua, thì là cả thảy trong dân có bàn cãi nhau trước cho đồng ý. Như vậy thì nếu muốn tra về điều dân trao mình cho chúa, trước phải tra về điều dân là dân đã; vì có điều nầy trước mới có điều kia; gốc của xã hội ở nơi điều nầy, chớ không phải ở nơi điều kia.

Rốt lại, thì nếu xã-hội lúc đầu không phải ở nơi con người hội-hiệp giao-kết với nhau mà ra, thì ai cho phép phe đông trong xã-hội được phần phải hơn phe ít ? Lấy đâu mà nói hễ có một trăm người đòi có vua mà còn mười người không ưng theo, thì mười người nầy phải theo trăm người kia ? Cái luật hễ bỏ thăm ai đông thì hơn, nghĩa là : "trước, cả thẩy có đồng ý với nhau, giao-kết với nhau mới ra cái luật ấy."
(Còn tiếp)

---------------------------------------------------------
-->
CHAPITRE V

QU'IL FAUT TOUJOURS REMONTER A UNE PREMIERE CONVENTION

Quand j'accorderais tout ce que j'ai réfuté jusqu'ici, les fauteurs du despotisme n'en seraient pas plus avancés. Il y aura toujours une grande différence entre soumettre une multitude et régir une société. Que des hommes épars soient successivement asservis à un seul, en quelque nombre qu'ils puissent être, je ne vois là qu'un maître et des esclaves, je n'y vois point un peuple et son chef; c'est si l'on veut une agrégation, mais non pas une association; il n'y a là ni bien public ni corps politique. Cet homme, eût-il asservi la moitié du monde, n'est toujours qu'un particulier; son intérêt, séparé de celui des autres, n'est toujours qu'un intérêt privé. Si ce même homme vient à périr, son empire après lui reste épars et sans liaison, comme un chêne se dissout et tombe en un tas de cendres, après que le feu l'a consumé.
Un peuple, dit Grotius, peut se donner à un roi. Selon Grotius un peuple est donc un peuple avant de se donner à un roi. Ce don même est un acte civil, il suppose une délibération publique. Avant donc que d'examiner l'acte par lequel un peuple élit un roi, il serait bon d'examiner l'acte par lequel un peuple est un peuple. Car cet acte étant nécessairement antérieur à l'autre est le vrai fondement de la société.
En effet, s'il n'y avait point de convention antérieure, où serait, à moins que l'élection ne fût unanime, l'obligation pour le petit nombre de se soumettre au choix du grand, et d'où cent qui veulent un maître ont-ils le droit de voter pour dix qui n'en veulent point? La loi de la pluralité des suffrages est elle-même un établissement de convention, et suppose au moins une fois l'unanimité.

(à suivre)

mardi 5 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (13)


Còn nước này sang đoạt, chiếm-cứ nước khác thì cái quyền chiếm-cứ ấy là ở nơi cường-lực thôi. Nếu kẻ thắng-trận không được phép giết dân thất-trận, thì lấy đâu mà nói được phép bắt dân thất-trận làm nô-lệ cho mình. Nếu nói : khi nào bắt kẻ thất-trận làm nô-lệ không được thì được phép giết; thì là cái phép bắt kẻ thất-trận làm nô-lệ không phải là ở nơi cái phép được giết kẻ thất-trận mà ra. Không được phép giết người ta mà nói rằng bắt người ta làm nô-lệ đặng người ta chuộc mạng thì có phải là trái công-bình hay không ? Nói rằng vì buộc người làm nô-lệ không được nên giết người, rồi nói giết người vì bắt người làm nô-lệ không được; ấy có phải rõ ràng là nói lộn rồng lộn rắn không ?

Dẫu kẻ thắng-trận được phép giết hết cả thảy đi nữa, thì tôi cũng nói : một người bị giặc bắt hay là một đoàn dân thua bị chiếm-đoạt không có mắc chi với kẻ thắng mình hết, hễ người thắng-trận ép mình vâng lời mà không chống lại được thì phải vâng lời cho đến ngày nào chống lại được thôi. Kẻ thắng-trận bắt kẻ thất-trận làm nô-lệ nuôi mình, ấy có phải là ơn đâu; giết thế kia vô ích, thôi thì giết thế nầy lại được nhờ. Người thắng-trận được làm chủ là nhờ cái cường-lực ép-chế, đã không được quyền-phép gì làm chủ người, mà lại cũng còn nghịch-thù như xưa; hễ còn có kẻ thắng người thua thì là còn giặc. Mà lại hễ có giặc mà làm tờ giao-hòa thì không ăn thua gì hết. Hai nước thật có làm một tờ giao-kết, nhưng tờ ấy là đem giặc nữa chớ không phải đem hòa được, vì sự bất bình còn ở trong tờ ấy. Giao-hòa nghĩa là còn giặc nữa, chớ không phải là hết giặc.

Suy xét bề nào, rốt lại cũng không thấy con người được quyền bắt người ta làm nô-lệ, vì quyền ấy đã trái lẽ mà lại vô lý. Hai tiếng "nô-lệ" với "nhơn-quyền" nó nghịch nhau. Người với người hay là dân với dân mà nói với nhau câu nầy thì không thể cho là không phải nói điên được : "Tao với mầy giao-kết nhau như vầy : mầy gánh hết, tao hưởng hết; tờ giao-kết nầy tao muốn hủy chừng nào cũng được; còn mầy thì phải lãnh gánh mãi, chừng nào tao cho phép thôi thì thôi".
(Còn tiếp)

------------------------------------------------------- 
A l'égard du droit de conquête, il n'a d'autre fondement que la loi du plus fort. Si la guerre ne donne point au vainqueur le droit de massacrer les peuples vaincus ce droit qu'il n'a pas ne peut fonder celui de les asservir. On n'a le droit de tuer l'ennemi que quand on ne peut le faire esclave; le droit de le faire esclave ne vient donc pas du droit de le tuer: c'est donc un échange inique de lui faire acheter au prix de sa liberté sa vie sur laquelle on n'a aucun droit. En établissant le droit de vie et de mort sur le droit d'esclavage, et le droit d'esclavage sur le droit de vie et de mort, n'est-il pas clair qu'on tombe dans le cercle vicieux?
En supposant même ce terrible droit de tout tuer, je dis qu'un esclave fait à la guerre ou un peuple conquis n'est tenu à rien du tout envers son maître, qu'à lui obéir autant qu'il y est forcé. En prenant un équivalent à sa vie le vainqueur ne lui en a point fait grâce: au lieu de le tuer sans fruit il l'a tué utilement. Loin donc qu'il ait acquis sur lui nulle autorité jointe à la force, l'état de guerre subsiste entre eux comme auparavant, leur relation même en est l'effet, et l'usage du droit de la guerre ne suppose aucun traité de paix. Ils ont fait une convention; soit: mais cette convention, loin de détruire l'état de guerre, en suppose la continuité.
Ainsi, de quelque sens qu'on envisage les choses, le droit d'esclave est nul, non seulement parce qu'il est illégitime, mais parce qu'il est absurde et ne signifie rien. Ces mots, esclavage et droit, sont contradictoires; ils s'excluent mutuellement. Soit d'un homme à un homme, soit d'un homme à un peuple, ce discours sera toujours également insensé : "Je fais avec toi une convention toute à ta charge et toute à mon profit, que j'observerai tant qu'il me plaira, et que tu observeras tant qu'il me plaira."

(à suivre)

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (12)


Cái lý nầy từ xưa đến nay dân nào nước nào cũng phải nhận. Cho nên hạ chiến-thơ là cho dân bên nước nghịch hay trước, chớ không phải là cho chúa nước ấy hay. Một người kia, một anh vua kia, một đoàn dân kia sang xứ khác cướp người, bắt người mà không hạ chiến-thơ thì không phải là người giặc, là ăn cướp đó. Một anh chúa công-bình, lúc thắng trận vào nước người, chỉ đoạt lấy của-chung trong nước ấy thôi, không động đến trong dân và tiền-của riêng của mỗi người. Giặc là để giết phá cái nước nghịch, kẻ thắng trận chỉ được phép giết kẻ cầm gươm súng chống lại với mình thôi; hễ kẻ này quăng gươm súng đi mà chịu đầu phục thì không còn là người thù-nghịch nữa, là con người như mọi người trong nhơn-loại vậy, không được phép giết người ta. Lắm khi cũng có thể giết chết một nước được mà không cần phải giết chết một người dân nào trong nước ấy; mà có giặc là đặng giết nước của người, thì điều chi ngoài cái đó là sái phép. Nhưng mà anh Grotius không nhận mấy cái lý nầy, vì bọn ngâm thi uống trà không có bàn về mấy cái lý ấy; mấy cái lý ấy chỉ ở trong sự thật, ở trong phải-lý mà ra thôi.
(Còn tiếp)

-------------------------------------------------------------

Ce principe est même conforme aux maximes établies de tous les temps et à la pratique constante de tous les peuples policés. Les déclarations de guerre sont moins des avertissements aux puissances qu'à leurs sujets. L'étranger, soit roi, soit particulier, soit peuple, qui vole, tue ou détient les sujets sans déclarer la guerre au prince, n'est pas un ennemi, c'est un brigand. Même en pleine guerre un prince juste s'empare bien en pays ennemi de tout ce qui appartient au public, mais il respecte la personne et les biens des particuliers; il respecte des droits sur lesquels sont fondés les siens. La fin de la guerre étant la destruction de l'Etat ennemi, on a droit d'en tuer les défenseurs tant qu'ils ont les armes à la main; mais sitôt qu'ils les posent et se rendent, cessant d'être ennemis ou instruments de l'ennemi, ils redeviennent simplement hommes et l'on n'a plus de droit sur leur vie. Quelquefois on peut tuer l'Etat sans tuer un seul de ses membres: or la guerre ne donne aucun droit qui ne soit nécessaire à sa fin. Ces principes ne sont pas ceux de Grotius; ils ne sont pas fondés sur des autorités de poètes, mais ils dérivent de la nature des choses, et sont fondés sur la raison.

(à suivre)

lundi 4 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (11)


(Phulangsa dịch vì không thấy N. A. Ninh dịch đoạn này : “Grotius và mấy người khác tìm ra được nơi chiến-tranh giặc-giã một nguồn gốc khác của cái được coi là quyền nô-lệ. Theo họ thì người thắng-trận có được cái quyền giết kẻ thất-trận, kẻ thất-trận nầy có thể mua lại cuộc sống của nó và trả bằng tự do của nó; giao-kết nầy là trúng lẽ vì nó mang lợi cho cả hai bên.”)

Mà xét rõ thì cái quyền được giết kẻ thất-trận của họ nói đó không có lẽ nào là ở nơi giặc mà ra. Vì lúc con người còn tự-do như mọi ở rừng, không có giao-thông gần-gũi nhau mãi mãi cho ta có thể nói chắc rằng họ hòa với nhau hay là họ nghịch với nhau; thế thì không nói được rằng Trời sanh con người ra nghịch-thù với nhau. Có giặc là gốc ở nơi vật mà ra chớ không phải ở nơi người; giặc không có thể ở trong sự giao-thông riêng của từ người mà sanh ra, thì trong lúc chưa có xã-hội, không có giặc vì chuyện tư của một người, là vì lúc ấy không có cái quyền làm chủ vật mãi mãi, đến lúc thành ra xã-hội thì cũng không có giặc như vậy được vì mọi việc đều có luật-pháp lập ra để xử.

 (Phulangsa dịch : Những trận-chiến cá-nhân, những cuộc đấu tay đôi, những cuộc chạm-trán đều là những hành-động không cấu thành nhà-nước; còn về những cuộc chiến-tranh riêng-biệt, được cho phép bởi các cơ chế của vua nước Pháp Louis IX, và được đình-chỉ bởi hòa-bình của Đức Chúa Trời, thì đó là những lạm-quyền của chính-phủ phong-kiến, hệ thống phi-lý chưa từng có, đi ngược lại quyền tự-nhiên, và ngược lại mọi nền chính-trị tốt.)

Thế là giặc không phải là từ người đối với từ người, là một nước đối với một nước. Trong lúc có giặc, con người thù-nghịch nhau không phải vì là làm người, hay là vì là làm dân: nghịch-thù nhau là vì làm lính bảo-hộ nước mình. Rốt lại, chỉ có nước nghịch với nước, chớ không phải nghịch với người; vì, như người nầy nghịch với người kia, thì mình thấy rõ cái giềng mối của sự nghịch-thù của họ, còn nước nầy nghịch với nước kia thì trong ấy có nhiều cái giềng mối rối lộn khó cho người phân xử rõ ràng được.
(Còn tiếp)

-------------------------------------------------------- 
Grotius et les autres tirent de la guerre une autre origine du prétendu droit d'esclavage. Le vainqueur ayant, selon eux, le droit de tuer le vaincu, celui-ci peut racheter sa vie aux dépens de sa liberté; convention d'autant plus légitime qu'elle tourne au profit de tous deux.
Mais il est clair que ce prétendu droit de tuer les vaincus ne résulte en aucune manière de l'état de guerre. Par cela seul que les hommes vivant dans leur primitive indépendance n'ont point entre eux de rapport assez constant pour constituer ni l'état de paix ni l'état de guerre, ils ne sont point naturellement ennemis. C'est le rapport des choses et non des hommes qui constitue la guerre, et l'état de guerre ne pouvant naître des simples relations personnelles, mais seulement des relations réelles, la guerre privée ou d'homme à homme ne peut exister, ni dans l'état de nature où il n'y a point de propriété constante, ni dans l'état social où tout est sous l'autorité des lois.
Les combats particuliers, les duels, les rencontres sont des actes qui ne constituent point un état; et à l'égard des guerres privées, autorisées par les établissements de Louis IX roi de France et suspendues par la paix de Dieu, ce sont des abus du gouvernement féodal, système absurde s'il en fut jamais, contraire aux principes du droit naturel, et à toute bonne politique.
La guerre n'est donc point une relation d'homme à homme, mais une relation d'Etat à Etat, dans laquelle les particuliers ne sont ennemis qu'accidentellement, non point comme hommes ni même comme citoyens (note 3), mais comme soldats; non point comme membres de la patrie, mais comme ses défenseurs. Enfin chaque Etat ne peut avoir pour ennemis que d'autres Etats et non pas des hommes, attendu qu'entre choses de diverses natures on ne peut fixer aucun vrai rapport.


(à suivre)

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (10)


Từ bỏ tự-do của mình, là từ bỏ bổn-tánh của con người của mình, từ bỏ cái quyền của nhơn-loại, từ bỏ cho đến các cái phận-sự riêng của mình. Anh nào mà từ bỏ đứt hết như vậy thì không có chi đền bồi cho anh ấy được. Mà lại nếu trong việc làm của mình mà không có tự-do thì việc làm của mình không còn vướng-vấp với luân-lý được. Vả lại giao-kết một bên thì được hết cả quyền-lợi, còn một bên thì cứ vâng lời mãi thôi, thì lời giao-kết ấy nghịch lý mà lại vô-ích. Điều giao-kết không đồng cân nầy, lời giao-kết có vay không trả nầy có phải là làm cho cái tờ giao-kết ấy không thể dùng được không ? Vì nếu điều chi của người tôi-tớ của tôi là ở trong tay tôi, thì người nầy còn quyền chi mà đối với tôi. Mà lại quyền của anh ta là quyền của tôi, thì quyền của tôi chống với tôi, ấy có phải là điều vô lý không ?
(Còn tiếp)

-----------------------------------------------

Renoncer à sa liberté c'est renoncer à sa qualité d'homme, aux droits de l'humanité, même à ses devoirs. Il n'y a nul dédommagement possible pour quiconque renonce à tout. Une telle renonciation est incompatible avec la nature de l'homme, et c'est ôter toute moralité à ses actions que d'ôter toute liberté à sa volonté. Enfin c'est une convention vaine et contradictoire de stipuler d'une part une autorité absolue et de l'autre une obéissance sans bornes. N'est-il pas clair qu'on n'est engagé à rien envers celui dont on a droit de tout exiger, et cette seule condition, sans équivalent, sans échange n'entraîne-t-elle pas la nullité de l'acte? Car quel droit mon esclave aurait-il contre moi, puisque tout ce qu'il a m'appartient, et que son droit étant le mien, ce droit de moi contre moi-même est un mot qui n'a aucun sens?

(à suivre)

dimanche 3 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (9)


Ta có thể trao thân ta cho kẻ khác được, chớ ta không được trao thân con của ta cho kẻ khác; vì con của ta sanh ra nó là người mà lại là người tự-chủ; quyền tự-do của chúng nó là của chúng nó, chỉ một mình chúng nó được dụng cái quyền ấy thôi. Khi chúng nó chưa đến tuổi khôn, cha mẹ được phép thế quyền cho chúng nó đặng giao-kết với người cho chúng nó được no-ấm; nhưng không được cho đứt chúng nó cho người khác, vì cho như vậy thì sái lẽ Trời đất và quá cái quyền làm cha. Muốn cho một nhà trị-quốc hay đè ép người hóa ra một nhà trị-quốc trúng lẽ, thì mỗi đời con-cháu trong dân, đến lúc lớn khôn, phải được quyền tự mình ưng nhận hay là bỏ phá cách trị-quốc ấy. Nhưng nếu vậy thì lại không thể gọi nhà trị-quốc ấy là ép-chế được.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------ 
Quand chacun pourrait s'aliéner lui-même, il ne peut aliéner ses enfants; ils naissent hommes et libres; leur liberté leur appartient, nul n'a droit d'en disposer qu'eux. Avant qu'ils soient en âge de raison le père peut en leur nom stipuler des conditions pour leur conservation, pour leur bien-être; mais non les donner irrévocablement et sans condition; car un tel don est contraire aux fins de la nature et passe les droits de la paternité. Il faudrait donc pour qu'un gouvernement arbitraire fut légitime qu'à chaque génération le peuple fût le maître de l'admettre ou de le rejeter: mais alors ce gouvernement ne serait plus arbitraire.


(à suivre)

vendredi 1 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (8)



Người đối với người thì Trời không có cho người có quyền gì với người cả. Còn cường-lực thì không sanh ra quyền-pháp được. Vậy thì quyền-phép chỉ còn có ở nơi sự giao-kết (của con người hợp nhau mà lập ra xã-hội) mà ra thôi.

Anh Grotius có nói : "Nếu mỗi người được phép trao cái tự-do của mình cho kẻ khác thì sao một đoàn dân lại không được phép trao cái tự-do của mình cho một anh chúa ?" Trong câu nầy có nhiều tiếng phải giải ra cho rõ ràng. Nhưng đây ta chỉ bắt tiếng "trao" mà thôi. Trao là cho, hay là bán. Mà người làm tôi-mọi cho kẻ khác thì không phải cho đứt mình cho kẻ khác; nó chỉ bán mình đặng nuôi mình mà thôi. Một đoàn dân thì nó lại bán mình làm chi ? Có vua-chúa nào nuôi dân no cơm ấm áo hay là dân phải nuôi vua-chúa ? Mà lại như theo lời của anh Rabelais, thì vua-chúa ăn có phải là ít đâu. Nếu vậy dân đã giao mình cho chúa đặng nhờ chúa lấy luôn hết của-cải nữa sao ? Tôi không biết vậy chớ dân còn chút gì là của mình mà lo giữ ?

Có kẻ nói rằng anh chúa ép đè dân đặng cho trong nước bình-yên. Tỷ như có thật vậy đi, thì dân sự dưới tay anh chúa được gì là lợi ? Túi tham của anh chúa sinh ra giặc nầy giặc kia, lòng tham của anh chúa rút-rỉa của dân không bao giờ đã, quan-quyền của chúa làm nhục, hiếp đáp dân. Nước thái-bình như vậy lợi chi hơn nước loạn rối ? Nếu cái thái-bình nầy là cái đau đớn khổ sở của dân thì lại làm sao ? Ở trong ngục cũng thái bình vậy; thái-bình như vậy là vui sướng không ? Mấy anh Grec xưa bị anh chằn Cyclope bắt nhốt vào hang chờ ngày ăn thịt, thì lúc ở trong hang cũng là êm ái vậy.

Nói có người cho không mình cho kẻ khác, là nói điều vô lý, không thể người trí-thức nhận là có thật được. Ai làm điều ấy là người khùng điên, thì việc làm của người khùng điên không trúng lẽ mà lại cũng không vướng-vấp gì hết. Nếu một đoàn dân mà làm như vậy, thì đoàn dân ấy là một đoàn dân điên. Điên mà giao quyền sao được ?
(Còn tiếp)

---------------------------------------------------------------




CHAPITRE IV

DE L'ESCLAVAGE

Puisque aucun homme n'a une autorité naturelle sur son semblable, et puisque la force ne produit aucun droit, restent donc les conventions pour base de toute autorité légitime parmi les hommes.
Si un particulier, dit Grotius, peut aliéner sa liberté et se rendre esclave d'un maître, pourquoi tout un peuple ne pourrait-il pas aliéner la sienne et se rendre sujet d'un roi? Il y a là bien des mots équivoques qui auraient besoin d'explication, mais tenons-nous-en à celui d'aliéner. Aliéner c'est donner ou vendre. Or un homme qui se fait esclave d'un autre ne se donne pas, il se vend, tout au moins pour sa subsistance: mais un peuple pour quoi se vend-il? Bien loin qu'un roi fournisse à ses sujets leur subsistance il ne tire la sienne que d'eux, et selon Rabelais un roi ne vit pas de peu. Les sujets donnent donc leur personne à condition qu'on prendra aussi leur bien? Je ne vois pas ce qu'il leur reste à conserver.
On dira que le despote assure à ses sujets la tranquillité civile. Soit; mais qu'y gagnent-ils, si les guerres que son ambition leur attire, si son insatiable avidité, si les vexations de son ministère les désolent plus que ne feraient leurs dissensions? Qu'y gagnent-ils, si cette tranquillité même est une de leurs misères? On vit tranquille aussi dans les cachots; en est-ce assez pour s'y trouver bien? Les Grecs enfermés dans l'antre du Cyclope y vivaient tranquilles, en attendant que leur tour vînt d'être dévorés.
Dire qu'un homme se donne gratuitement, c'est dire une chose absurde et inconcevable; un tel acte est illégitime et nul, par cela seul que celui qui le fait n'est pas dans son bon sens. Dire la même chose de tout un peuple, c'est supposer un peuple de fous: la folie ne fait pas droit.

(à suivre)