vendredi 1 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (8)



Người đối với người thì Trời không có cho người có quyền gì với người cả. Còn cường-lực thì không sanh ra quyền-pháp được. Vậy thì quyền-phép chỉ còn có ở nơi sự giao-kết (của con người hợp nhau mà lập ra xã-hội) mà ra thôi.

Anh Grotius có nói : "Nếu mỗi người được phép trao cái tự-do của mình cho kẻ khác thì sao một đoàn dân lại không được phép trao cái tự-do của mình cho một anh chúa ?" Trong câu nầy có nhiều tiếng phải giải ra cho rõ ràng. Nhưng đây ta chỉ bắt tiếng "trao" mà thôi. Trao là cho, hay là bán. Mà người làm tôi-mọi cho kẻ khác thì không phải cho đứt mình cho kẻ khác; nó chỉ bán mình đặng nuôi mình mà thôi. Một đoàn dân thì nó lại bán mình làm chi ? Có vua-chúa nào nuôi dân no cơm ấm áo hay là dân phải nuôi vua-chúa ? Mà lại như theo lời của anh Rabelais, thì vua-chúa ăn có phải là ít đâu. Nếu vậy dân đã giao mình cho chúa đặng nhờ chúa lấy luôn hết của-cải nữa sao ? Tôi không biết vậy chớ dân còn chút gì là của mình mà lo giữ ?

Có kẻ nói rằng anh chúa ép đè dân đặng cho trong nước bình-yên. Tỷ như có thật vậy đi, thì dân sự dưới tay anh chúa được gì là lợi ? Túi tham của anh chúa sinh ra giặc nầy giặc kia, lòng tham của anh chúa rút-rỉa của dân không bao giờ đã, quan-quyền của chúa làm nhục, hiếp đáp dân. Nước thái-bình như vậy lợi chi hơn nước loạn rối ? Nếu cái thái-bình nầy là cái đau đớn khổ sở của dân thì lại làm sao ? Ở trong ngục cũng thái bình vậy; thái-bình như vậy là vui sướng không ? Mấy anh Grec xưa bị anh chằn Cyclope bắt nhốt vào hang chờ ngày ăn thịt, thì lúc ở trong hang cũng là êm ái vậy.

Nói có người cho không mình cho kẻ khác, là nói điều vô lý, không thể người trí-thức nhận là có thật được. Ai làm điều ấy là người khùng điên, thì việc làm của người khùng điên không trúng lẽ mà lại cũng không vướng-vấp gì hết. Nếu một đoàn dân mà làm như vậy, thì đoàn dân ấy là một đoàn dân điên. Điên mà giao quyền sao được ?
(Còn tiếp)

---------------------------------------------------------------




CHAPITRE IV

DE L'ESCLAVAGE

Puisque aucun homme n'a une autorité naturelle sur son semblable, et puisque la force ne produit aucun droit, restent donc les conventions pour base de toute autorité légitime parmi les hommes.
Si un particulier, dit Grotius, peut aliéner sa liberté et se rendre esclave d'un maître, pourquoi tout un peuple ne pourrait-il pas aliéner la sienne et se rendre sujet d'un roi? Il y a là bien des mots équivoques qui auraient besoin d'explication, mais tenons-nous-en à celui d'aliéner. Aliéner c'est donner ou vendre. Or un homme qui se fait esclave d'un autre ne se donne pas, il se vend, tout au moins pour sa subsistance: mais un peuple pour quoi se vend-il? Bien loin qu'un roi fournisse à ses sujets leur subsistance il ne tire la sienne que d'eux, et selon Rabelais un roi ne vit pas de peu. Les sujets donnent donc leur personne à condition qu'on prendra aussi leur bien? Je ne vois pas ce qu'il leur reste à conserver.
On dira que le despote assure à ses sujets la tranquillité civile. Soit; mais qu'y gagnent-ils, si les guerres que son ambition leur attire, si son insatiable avidité, si les vexations de son ministère les désolent plus que ne feraient leurs dissensions? Qu'y gagnent-ils, si cette tranquillité même est une de leurs misères? On vit tranquille aussi dans les cachots; en est-ce assez pour s'y trouver bien? Les Grecs enfermés dans l'antre du Cyclope y vivaient tranquilles, en attendant que leur tour vînt d'être dévorés.
Dire qu'un homme se donne gratuitement, c'est dire une chose absurde et inconcevable; un tel acte est illégitime et nul, par cela seul que celui qui le fait n'est pas dans son bon sens. Dire la même chose de tout un peuple, c'est supposer un peuple de fous: la folie ne fait pas droit.

(à suivre)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire