mardi 5 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (13)


Còn nước này sang đoạt, chiếm-cứ nước khác thì cái quyền chiếm-cứ ấy là ở nơi cường-lực thôi. Nếu kẻ thắng-trận không được phép giết dân thất-trận, thì lấy đâu mà nói được phép bắt dân thất-trận làm nô-lệ cho mình. Nếu nói : khi nào bắt kẻ thất-trận làm nô-lệ không được thì được phép giết; thì là cái phép bắt kẻ thất-trận làm nô-lệ không phải là ở nơi cái phép được giết kẻ thất-trận mà ra. Không được phép giết người ta mà nói rằng bắt người ta làm nô-lệ đặng người ta chuộc mạng thì có phải là trái công-bình hay không ? Nói rằng vì buộc người làm nô-lệ không được nên giết người, rồi nói giết người vì bắt người làm nô-lệ không được; ấy có phải rõ ràng là nói lộn rồng lộn rắn không ?

Dẫu kẻ thắng-trận được phép giết hết cả thảy đi nữa, thì tôi cũng nói : một người bị giặc bắt hay là một đoàn dân thua bị chiếm-đoạt không có mắc chi với kẻ thắng mình hết, hễ người thắng-trận ép mình vâng lời mà không chống lại được thì phải vâng lời cho đến ngày nào chống lại được thôi. Kẻ thắng-trận bắt kẻ thất-trận làm nô-lệ nuôi mình, ấy có phải là ơn đâu; giết thế kia vô ích, thôi thì giết thế nầy lại được nhờ. Người thắng-trận được làm chủ là nhờ cái cường-lực ép-chế, đã không được quyền-phép gì làm chủ người, mà lại cũng còn nghịch-thù như xưa; hễ còn có kẻ thắng người thua thì là còn giặc. Mà lại hễ có giặc mà làm tờ giao-hòa thì không ăn thua gì hết. Hai nước thật có làm một tờ giao-kết, nhưng tờ ấy là đem giặc nữa chớ không phải đem hòa được, vì sự bất bình còn ở trong tờ ấy. Giao-hòa nghĩa là còn giặc nữa, chớ không phải là hết giặc.

Suy xét bề nào, rốt lại cũng không thấy con người được quyền bắt người ta làm nô-lệ, vì quyền ấy đã trái lẽ mà lại vô lý. Hai tiếng "nô-lệ" với "nhơn-quyền" nó nghịch nhau. Người với người hay là dân với dân mà nói với nhau câu nầy thì không thể cho là không phải nói điên được : "Tao với mầy giao-kết nhau như vầy : mầy gánh hết, tao hưởng hết; tờ giao-kết nầy tao muốn hủy chừng nào cũng được; còn mầy thì phải lãnh gánh mãi, chừng nào tao cho phép thôi thì thôi".
(Còn tiếp)

------------------------------------------------------- 
A l'égard du droit de conquête, il n'a d'autre fondement que la loi du plus fort. Si la guerre ne donne point au vainqueur le droit de massacrer les peuples vaincus ce droit qu'il n'a pas ne peut fonder celui de les asservir. On n'a le droit de tuer l'ennemi que quand on ne peut le faire esclave; le droit de le faire esclave ne vient donc pas du droit de le tuer: c'est donc un échange inique de lui faire acheter au prix de sa liberté sa vie sur laquelle on n'a aucun droit. En établissant le droit de vie et de mort sur le droit d'esclavage, et le droit d'esclavage sur le droit de vie et de mort, n'est-il pas clair qu'on tombe dans le cercle vicieux?
En supposant même ce terrible droit de tout tuer, je dis qu'un esclave fait à la guerre ou un peuple conquis n'est tenu à rien du tout envers son maître, qu'à lui obéir autant qu'il y est forcé. En prenant un équivalent à sa vie le vainqueur ne lui en a point fait grâce: au lieu de le tuer sans fruit il l'a tué utilement. Loin donc qu'il ait acquis sur lui nulle autorité jointe à la force, l'état de guerre subsiste entre eux comme auparavant, leur relation même en est l'effet, et l'usage du droit de la guerre ne suppose aucun traité de paix. Ils ont fait une convention; soit: mais cette convention, loin de détruire l'état de guerre, en suppose la continuité.
Ainsi, de quelque sens qu'on envisage les choses, le droit d'esclave est nul, non seulement parce qu'il est illégitime, mais parce qu'il est absurde et ne signifie rien. Ces mots, esclavage et droit, sont contradictoires; ils s'excluent mutuellement. Soit d'un homme à un homme, soit d'un homme à un peuple, ce discours sera toujours également insensé : "Je fais avec toi une convention toute à ta charge et toute à mon profit, que j'observerai tant qu'il me plaira, et que tu observeras tant qu'il me plaira."

(à suivre)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire