lundi 4 mars 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (11)


(Phulangsa dịch vì không thấy N. A. Ninh dịch đoạn này : “Grotius và mấy người khác tìm ra được nơi chiến-tranh giặc-giã một nguồn gốc khác của cái được coi là quyền nô-lệ. Theo họ thì người thắng-trận có được cái quyền giết kẻ thất-trận, kẻ thất-trận nầy có thể mua lại cuộc sống của nó và trả bằng tự do của nó; giao-kết nầy là trúng lẽ vì nó mang lợi cho cả hai bên.”)

Mà xét rõ thì cái quyền được giết kẻ thất-trận của họ nói đó không có lẽ nào là ở nơi giặc mà ra. Vì lúc con người còn tự-do như mọi ở rừng, không có giao-thông gần-gũi nhau mãi mãi cho ta có thể nói chắc rằng họ hòa với nhau hay là họ nghịch với nhau; thế thì không nói được rằng Trời sanh con người ra nghịch-thù với nhau. Có giặc là gốc ở nơi vật mà ra chớ không phải ở nơi người; giặc không có thể ở trong sự giao-thông riêng của từ người mà sanh ra, thì trong lúc chưa có xã-hội, không có giặc vì chuyện tư của một người, là vì lúc ấy không có cái quyền làm chủ vật mãi mãi, đến lúc thành ra xã-hội thì cũng không có giặc như vậy được vì mọi việc đều có luật-pháp lập ra để xử.

 (Phulangsa dịch : Những trận-chiến cá-nhân, những cuộc đấu tay đôi, những cuộc chạm-trán đều là những hành-động không cấu thành nhà-nước; còn về những cuộc chiến-tranh riêng-biệt, được cho phép bởi các cơ chế của vua nước Pháp Louis IX, và được đình-chỉ bởi hòa-bình của Đức Chúa Trời, thì đó là những lạm-quyền của chính-phủ phong-kiến, hệ thống phi-lý chưa từng có, đi ngược lại quyền tự-nhiên, và ngược lại mọi nền chính-trị tốt.)

Thế là giặc không phải là từ người đối với từ người, là một nước đối với một nước. Trong lúc có giặc, con người thù-nghịch nhau không phải vì là làm người, hay là vì là làm dân: nghịch-thù nhau là vì làm lính bảo-hộ nước mình. Rốt lại, chỉ có nước nghịch với nước, chớ không phải nghịch với người; vì, như người nầy nghịch với người kia, thì mình thấy rõ cái giềng mối của sự nghịch-thù của họ, còn nước nầy nghịch với nước kia thì trong ấy có nhiều cái giềng mối rối lộn khó cho người phân xử rõ ràng được.
(Còn tiếp)

-------------------------------------------------------- 
Grotius et les autres tirent de la guerre une autre origine du prétendu droit d'esclavage. Le vainqueur ayant, selon eux, le droit de tuer le vaincu, celui-ci peut racheter sa vie aux dépens de sa liberté; convention d'autant plus légitime qu'elle tourne au profit de tous deux.
Mais il est clair que ce prétendu droit de tuer les vaincus ne résulte en aucune manière de l'état de guerre. Par cela seul que les hommes vivant dans leur primitive indépendance n'ont point entre eux de rapport assez constant pour constituer ni l'état de paix ni l'état de guerre, ils ne sont point naturellement ennemis. C'est le rapport des choses et non des hommes qui constitue la guerre, et l'état de guerre ne pouvant naître des simples relations personnelles, mais seulement des relations réelles, la guerre privée ou d'homme à homme ne peut exister, ni dans l'état de nature où il n'y a point de propriété constante, ni dans l'état social où tout est sous l'autorité des lois.
Les combats particuliers, les duels, les rencontres sont des actes qui ne constituent point un état; et à l'égard des guerres privées, autorisées par les établissements de Louis IX roi de France et suspendues par la paix de Dieu, ce sont des abus du gouvernement féodal, système absurde s'il en fut jamais, contraire aux principes du droit naturel, et à toute bonne politique.
La guerre n'est donc point une relation d'homme à homme, mais une relation d'Etat à Etat, dans laquelle les particuliers ne sont ennemis qu'accidentellement, non point comme hommes ni même comme citoyens (note 3), mais comme soldats; non point comme membres de la patrie, mais comme ses défenseurs. Enfin chaque Etat ne peut avoir pour ennemis que d'autres Etats et non pas des hommes, attendu qu'entre choses de diverses natures on ne peut fixer aucun vrai rapport.


(à suivre)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire