Coucou GS Châu và các bạn,
GS mà không đóng Facebook, thì em đâu có tìm ra cái bài phỏng vấn hay này :
GS có muốn nghe ý kiến của em không ? (Hehe mình cứ mở miệng ra phát biểu ý kiến là có người giận !)
Một là, khi GS nói tiếng Pháp, để cho mọi người nghe được rõ và dễ hiểu hơn, thì GS nên nhấn vào âm tiết đầu tiên của một từ. Ví dụ như khi nói "mathématiques", thì GS phải nhấn rõ hơn vào syllabe "MA-" của từ "MAthématiques"; Tương tự như vậy "Université", "les INstituts". GS làm thử mà xem, nghe sẽ rõ hơn nhiều, đỡ khổ cho sinh viên. Ngoài ra nếu GS có thể nói hơi ngân nga một chút (mélodieux) thì cũng sẽ dễ nghe hơn nhiều.
Hai là, bọn trẻ con Pháp chúng dốt toán vì chúng không có sách bài tập toán, đơn giản thế thôi ! Sách bài tập toán rất đắt, không cha mẹ nào muốn bỏ tiền ra mua cho con cả, trừ khi là GS toán. Con trai của em khi nó học collège, nó làm hết sạch bài tập toán, em phải cầu cứu ông ngoại gửi sách cho nó từ Việt Nam ( cậu ấy không đọc được tiếng Việt nhưng vẫn đọc được sách toán hehe). Ông bèn đóng cho một thùng carton bự tổ chảng gửi sang, cho nên trình độ toán của cậu ấy vượt rất xa so với bạn bè, điểm toán brillant lắm :-)
Bisous GS và các bạn ! Belle journée à vous tous !
PS : À em xin kể thêm cho GS nghe là, khi cậu ấy còn nhỏ, em yêu cầu cậu ấy mỗi ngày làm 3 bài tập toán, bài nhỏ xíu thôi cũng được. Nếu làm 5mn mà xong thôi cũng được, là tha hồ đi chơi, muốn làm gì thì làm. Nhưng khi đã thành thói quen rồi thì rất là lợi hại, và cậu ấy bắt đầu thấy thích, và có thể làm cả tiếng đồng hồ (và cuối cùng là hết sạch không còn bài tập để mà làm nữa, mẹ mua sách cũng hết cả tiền luôn, cho nên mới phải nhờ đến ông ngoại). Thừa thắng xốc tới, em bèn bắt cô gái nhỏ mỗi ngày làm 2 bài tập toán, cô ấy cũng làm và tất nhiên là lúc nào cũng đứng nhất lớp. Sau này không hiểu sao đến tuổi adolescence nàng đâm lười, không chịu làm nữa, cãi mẹ đôm đốp, cho nên tất nhiên là học toán dở đi. Cho nên hiện nay là nàng đứng thứ nhì, thua một con nhỏ Chinoise. Con nhỏ này cha mẹ nó làm nhà hàng, bắt nó học dữ lắm, học đủ thứ, học cả thổi kèn, viết chữ Tàu, vv. cho nên nó gày tong teo, người còm nhom bé tí xíu, lúc nào mình cũng chỉ sợ nó đứt bóng (péter les plombs). Mình cứ phải hỏi nó, hàng ngày con có uống sữa không ? Có ăn fromage, yaourt không ? Có ngủ đủ không ? Vv.
Thưa GS Châu, khi em nghĩ lại về cách dạy con học toán của mình, thì em cũng phải tự khen mình luôn :-) GS có biết phương pháp của em nó hay ở chỗ nào không ? Đó là nó cho phép đứa trẻ tự tìm kiếm cái mà nó thích ở trong môn toán. Đầu tiên thì tất nhiên là nó sẽ tìm những bài nào dễ nhất, để làm nhanh nhất để mà sau đó còn đi chơi. Nhưng làm một hồi bài dễ sẽ hết, thì sẽ làm bài khó hơn (nhưng lúc đó bài khó cũng sẽ bớt khó), sau đó thì nó sẽ chọn bài nó thích để làm trước, ví dụ như hình học hay đại số, vv. Và sau đó thì tất nhiên nó sẽ trở thành chuyên gia về cái mà nó thích.
Em vừa đọc một loạt bài về toán :-) và em ngạc nhiên khi có GS nói rằng nên dạy học trò cái nó cần, chứ không phải cái mình có. Em mới bảo, làm sao mà ông biết được cái nó cần là cái gi ? Mỗi đứa trẻ lớn lên chúng sẽ cần những thứ khác nhau chứ ? Theo em thì là, mỗi GS Toán nên dạy học trò cái mà ông ấy thích, mà nó làm cho ông ấy say sưa làm toán, thì lúc ấy ông ấy sẽ truyền cái đam mê của mình cho học trò, và sau đó thì nó cần cái gì thì nó sẽ tự học, chứ làm sao mà ông đoán được ? (Thiển ý chân thành, xin các ngài đừng giận !)
A để em kể một giai thoại toán học cho GS và các bạn cùng nghe : hồi con trai em còn học collège, khoảng lớp 6 ở Vietnam ấy, một hôm ba của cậu ấy bị cô giáo toán mời tới nói chuyện. Đó là vì, ở trong lớp, cô dặn các bạn là khi vẽ hình tròn thì phải nhớ tâm của nó ở đâu, đừng làm mất, vì sau đó sẽ cần đến nó đấy ! Thì cậu con trai của em mới bảo, nếu mà cô để mất tâm của đường tròn, thì em có cách để tìm nó lại cho cô được đấy ! :-D Cô bực mình lắm, cô mới bảo ba nó là, khi cô dạy các bạn, thì nó cứ hay phát biểu như vậy, làm phiền cô quá ! :-) (Thực ra cậu ấy rất hiền rất ngoan, cậu ấy muốn giúp cô thật đấy !)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire