mardi 30 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (12)


Vậy chúng ta hãy tránh đừng nhầm lẫn người hoang dã với con người mà chúng ta thấy trước mắt mình. Tự nhiên đối xử với các động vật bị bỏ mặc cho nó chăm sóc với một sự ưu đãi, mà dường như cho ta thấy nó ghen với quyền này biết nhường nào. Con ngựa, con mèo, con bò mộng, thậm chí con lừa phần lớn đều có tầm vóc cao hơn, tất cả đều có một thân thể vạm vỡ, nhiều sinh lực, nhiều sức mạnh, và nhiều lòng can đảm ở trong rừng hơn là ở trong nhà của chúng ta; chúng mất đi phân nửa những lợi thế này khi trở thành thú nuôi, và ta có thể nói rằng tất cả những sự quan tâm để chăm sóc tốt và nuôi nấng những con vật này chỉ dẫn đến làm chúng thoái hóa đi. Ngay cả đối với con người thì cũng vậy : khi trở nên hòa đồng và nô lệ, nó trở nên yếu ớt, sợ hãi, hèn yếu, và kiểu sống mềm yếu và ẻo lả cuối cùng sẽ làm phiền tức cả sức lực lẫn lòng can đảm của nó. Còn phải thêm rằng giữa những điều kiện hoang dã và thuần hóa, sự khác nhau giữa người với người hẳn còn phải lớn hơn là sự khác nhau giữa thú vật với thú vật; bởi vì thú vật và con người được tự nhiên đối xử công bằng như nhau, thì tất cả những tiện nghi mà con người tự dành cho mình hơn là cho thú vật mà nó thuần hóa đều là bấy nhiêu nguyên nhân đặc biệt khiến nó thoái hóa rõ rệt hơn.


Vậy thì không phải là một nỗi bất hạnh lớn đến thế cho những con người đầu tiên này, nhất là cũng không phải là một trở ngại lớn cho sự sinh tồn của họ, sự trần trụi, thiếu nhà ở, và việc nhịn tất cả những thứ vô dụng mà chúng ta tin là rất cần thiết này. Nếu họ không có làn da rậm lông, thì họ chẳng cần đến nó chút nào ở những xứ nóng, và ở xứ lạnh thì họ sẽ mau chóng biết cách chiếm đoạt da của những thú vật mà họ đã hạ được; nếu họ chỉ có hai chân để chạy, thì họ có hai cánh tay để cung ứng cho việc tự vệ và nhu cầu của họ; những đứa trẻ có lẽ là biết đi chậm và khó khăn, nhưng những người mẹ có thề mang chúng theo một cách dễ dàng; lợi thế này thiếu vắng cho các loài khác, khi thú mẹ bị săn đuổi, sẽ thấy bị buộc phải bỏ rơi con nhỏ, hoặc là chạy chậm lại theo bước chân chúng. Cuối cùng, trừ phi là đặt giả thuyết những sự hội tụ lạ thường và ngẫu nhiên của các hoàn cảnh, mà tôi sẽ nói tới trong phần tiếp theo, mà chúng cũng rất có thể không xảy tới, thì rõ ràng là trong mọi trường hợp khi người đầu tiên tự may quần áo hay dựng một chỗ ở thì như vậy là nó tự cho mình những thứ ít cần thiết, bởi vì nó đã không cần đến chúng cho tới lúc đó, và ta không thấy được tại sao nó lại không thể chịu được, khi trở thành người đàn ông, một kiểu sống mà nó đã chịu được ngay từ khi còn bé.

----------------------------------- 


Gardons-nous donc de confondre l'homme sauvage avec les hommes, que nous avons sous les yeux. La nature traite tous les animaux abandonnés à ses soins avec une prédilection, qui semble montrer combien elle est jalouse de ce droit. Le cheval, le chat, le taureau, l'âne même ont la plupart une taille plus haute, tous une constitution plus robuste, plus de vigueur, de force, et de courage dans les forêts que dans nos maisons; ils perdent la moitié de ces avantages en devenant domestiques, et l'on dirait que tous nos soins à bien traiter et nourrir ces animaux n'aboutissent qu'à les abâtardir. Il en est ainsi de l'homme même: en devenant sociable et esclave, il devient faible, craintif, rampant, et sa manière de vivre molle et efféminée achève d'énerver à la fois sa force et son courage. Ajoutons qu'entre les conditions sauvage et domestique la différence d'homme à homme doit être plus grande encore que celle de bête à bête; car l'animal et l'homme ayant été traités également par la nature, toutes les commodités que l'homme se donne de plus qu'aux animaux qu'il apprivoise sont autant de causes particulières qui le font dégénérer plus sensiblement. 


Ce n'est donc pas un si grand malheur à ces premiers hommes, ni surtout un si grand obstacle à leur conservation, que la nudité, le défaut d'habitation, et la privation de toutes ces inutilités, que nous croyons si nécessaires. S'ils n'ont pas la peau velue, ils n'en ont aucun besoin dans les pays chauds, et ils savent bientôt, dans les pays froids, s'approprier celles des bêtes qu'ils ont vaincues; s'ils n'ont que deux pieds pour courir, ils ont deux bras pour pourvoir à leur défense et à leurs besoins; leurs enfants marchent peut-être tard et avec peine, mais les mères les portent avec facilité; avantage qui manque aux autres espèces, où la mère, étant poursuivie, se voit contrainte d'abandonner ses petits, ou de régler son pas sur le leur. Enfin, à moins de supposer ces concours singuliers et fortuits de circonstances, dont je parlerai dans la suite, et qui pouvaient fort bien ne jamais arriver, il est clair en tout état de cause que le premier qui se fit des habits ou un logement se donna en cela des choses peu nécessaires, puisqu'il s'en était passé jusqu'alors, et qu'on ne voit pas pourquoi il n'eût pu supporter, homme fait, un genre de vie qu'il supportait dès son enfance. 


dimanche 28 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (11)


Khi ta nghĩ đến thể chất tốt của những người hoang dã, chí ít là của những người mà chúng ta đã không làm mất đi với các thứ rượu mùi mạnh, khi ta biết rằng họ hầu như không biết bệnh tật nào khác hơn là những vết thương, và tuổi già, ta sẽ rất muốn tin rằng người ta sẽ dễ dàng viết lịch sử bệnh tật của con người khi lần theo lịch sử của những xã hội văn minh. Ít nhất đó cũng là ý kiến của Platon, ông đánh giá, dựa trên một số phương thuốc được sử dụng hoặc tán thưởng bởi Podalyre và Macaon khi vây hãm thành Troie, rằng một số những bệnh tật, mà những phương thuốc này hẳn đã gây ra, đã chưa hề được biết đến khi đó nơi con người.


Với rất ít nguồn bệnh đau như vậy, con người trong tình trạng tự nhiên không hề cần đến chữa trị, và còn ít cần bác sĩ hơn nữa; loài người về phương diện này cũng không phải là trong những điều kiện tệ hơn so với những loài khác, và rất dễ biết được từ thợ săn là trong những cuộc săn họ có tìm thấy nhiều thú vật bị tật hay không. Rất nhiều người trong số họ tìm thấy những con vật đã từng nhận những vết thương đáng kể, chúng đã bị gãy xương, thậm chí là chân, và lành lại mà không cần nhà phẫu thuật nào khác hơn là thời gian, không chế độ chữa trị nào khác hơn là cuộc sống bình thường, và chúng không hề được chữa lành một cách kém hoàn hảo hơn, mà không bị dày vò bởi những vết rạch, đầu độc bởi thuốc gây nghiện, cũng như không bị kiệt sức vì kiêng ăn. Cuối cùng là, cho dù ngành y điều trị tốt có thể có ích như thế nào đi chăng nữa, thì ta luôn chắc chắn rằng nếu người hoang dã bị bệnh và bỏ rơi cho chính mình chỉ có thể hy vọng vào tự nhiên, thì ngược lại nó không có gì phải sợ hãi về bệnh đau của mình, điều này thường là khiến cho tình trạng của nó đáng được ưa chuộng hơn là tình trạng của chúng ta.
-----------------------------------

Quand on songe à la bonne constitution des sauvages, au moins de ceux que nous n'avons pas perdus avec nos liqueurs fortes, quand on sait qu'ils ne connaissent presque d'autres maladies que les blessures, et la vieillesse, on est très porté à croire qu'on ferait aisément l'histoire des maladies humaines en suivant celle des sociétés civiles. C'est au moins l'avis de Platon, qui juge, sur certains remèdes employés ou approuvés par Podalyre et Macaon au siège de Troie, que diverses maladies, que ces remèdes devaient exciter, n'étaient point encore alors connues parmi les hommes.



Avec si peu de sources de maux, l'homme dans l'état de nature n'a donc guère besoin de remèdes, moins encore de médecins; l'espèce humaine n'est point non plus à cet égard de pire condition que toutes les autres, et il est aisé de savoir des chasseurs si dans leurs courses ils trouvent beaucoup d'animaux infirmes. Plusieurs en trouvent-ils qui ont reçu des blessures considérables très bien cicatrisées, qui ont eu des os, et même des membres, rompus et repris sans autre chirurgien que le temps, sans autre régime que leur vie ordinaire, et qui n'en sont pas moins parfaitement guéris, pour n'avoir point été tourmentés d'incisions, empoisonnés de drogue, ni exténués de jeûnes. Enfin, quelque utile que puisse être parmi nous la médecine bien administrée, il est toujours certain que si le sauvage malade abandonné à lui-même n'a rien à espérer que de la nature, en revanche il n'a rien à craindre que de son mal, ce qui rend souvent sa situation préférable à la nôtre.






samedi 27 avril 2013

Tháng Giêng


Janvier


Songes-tu parfois, bien-aimée, 
Assise près du foyer clair, 
Lorsque sous la porte fermée 
Gémit la bise de l'hiver,

Qu'après cette automne clémente, 
Les oiseaux, cher peuple étourdi, 
Trop tard, par un jour de tourmente,
Ont pris leur vol vers le Midi ;

Que leurs ailes, blanches de givre,
Sont lasses d'avoir voyagé ; 
Que sur le long chemin à suivre 
Il a neigé, neigé, neigé ;

Et que, perdus dans la rafale,
Ils sont là, transis et sans voix,
Eux dont la chanson triomphale
Charmait nos courses dans les bois ?

Hélas ! comme il faut qu'il en meure 
De ces émigrés grelottants ! 
Y songes-tu ? Moi, je les pleure, 
Nos chanteurs du dernier printemps.

Tu parles, ce soir où tu m'aimes, 
Des oiseaux du prochain Avril ; 
Mais ce ne seront plus les mêmes, 
Et ton amour attendra-t-il ?

François COPPÉE   (1842-1908)


Tháng Giêng

Đôi khi, người yêu ơi, anh có nghĩ,
Khi ngồi bên lò lửa sáng
Và sau cánh cửa đóng kín
Rên rỉ gió bấc mùa đông

Rằng sau mùa thu dịu êm
Bầy chim thân thương đãng trí
Quá muộn, một ngày biến động
Cất cánh bay về miền Nam

Cánh chúng, trắng vì sương giá,
Mệt mỏi vì bay đường dài
Mà suốt trên đường dằng dặc
Tuyết rơi, tuyết rơi, tuyết rơi;

Bay lạc trong cơn gió lốc
Chúng kia, lạnh cóng, không lời
Thế mà, tiếng hót lảnh lót
Mê hoặc khi ta dạo chơi 

Than ôi, vì chúng phải chết
Bầy chim di cư run rẩy
Anh có nghĩ đến chúng chăng, 
Còn em thì rơi nước mắt
Thương ca sĩ của xuân xưa

Buổi chiều khi anh yêu em,
Anh nói về những chú chim 
Những ngày tháng Tư đang tới
Nhưng đó không phải chúng nữa
Và tình yêu chờ được chăng ?

vendredi 26 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (10)


Về phần các loại bệnh tật, tôi sẽ chẳng lặp lại những lời tuyên bố vô ích và sai lạc, mà phần lớn những người khỏe mạnh nói ra để chống lại nghề y; nhưng tôi tự hỏi không biết có một quan sát nào chắc chắn từ đó người ta có thể kết luận rằng ở những nước mà cái nghệ thuật này bị chểnh mảng nhất, thì đời sống trung bình của con người có ngắn hơn là ở những nước mà ngành y được chăm chút kỹ càng nhất; và nó sẽ như thế nào, nếu chúng ta tự gây cho mình nhiều bệnh đau hơn là ngành y có thể cung cấp cho chúng ta cách trị. Sự bất bình đẳng cùng cực trong lối sống, dư thừa rảnh rỗi ở những người này, quá tải công việc ở một số người khác, sự dễ dàng kích thích và thỏa mãn sự thèm ăn và nhục dục của chúng ta, những thực phẩm quá cầu kỳ của những người giàu, chúng nuôi dưỡng họ với nước cốt nóng nhiệt và làm họ ấm ách vì khó tiêu, đồ ăn tồi tàn của người nghèo, mà thậm chí rất thường họ còn không đủ ăn, và sự thiếu đói khiến họ thèm khát chất nặng dạ dày của họ khi có dịp, những đêm thức khuya, những sự thừa mứa đủ loại, những cơn xúc động kém điều độ với đủ loại đam mê, những mệt mỏi, và suy kiệt về trí óc, những buồn phiền, và những nỗi đau lòng không tên mà người ta nếm trải trong mọi tình trạng, mà vì chúng tâm hồn bị dày vò muôn thủa. Đó là những đảm bảo ảm đạm rằng phần lớn những bệnh đau của chúng ta là tác phẩm của chính chúng ta, và lẽ ra chúng ta đã gần như có thể tránh hết được, bằng cách giữ một lối sống giản dị, đồng điệu và đơn độc mà tự nhiên đã kê đơn cho chúng ta. Nếu tự nhiên đã mặc định chúng ta được lành mạnh, thì tôi sẽ gần như dám đảm bảo rằng tình trạng suy nghĩ là một tình trạng chống lại tự nhiên, và rằng người trầm tư là một động vật suy đồi.
---------------------------------------

A l'égard des maladies, je ne répéterai point les vaines et fausses déclamations, que font contre la médecine la plupart des gens en santé; mais je demanderai s'il y a quelque observation solide de laquelle on puisse conclure que dans les pays, où cet art est le plus négligé, la vie moyenne de l'homme soit plus courte que dans ceux où il est cultivé avec le plus de soin; et comment cela pourrait-il être, si nous nous donnons plus de maux que la médecine ne peut nous fournir de remèdes! L'extrême inégalité dans la manière de vivre, l'excès d'oisiveté dans les uns, l'excès de travail dans les autres, la facilité d'irriter et de satisfaire nos appétits et notre sensualité, les aliments trop recherchés des riches, qui les nourrissent de sucs échauffants et les accablent d'indigestions, la mauvaise nourriture des pauvres, dont ils manquent même le plus souvent, et dont le défaut les porte à surcharger avidement leur estomac dans l'occasion, les veilles, les excès de toute espèce, les transports immodérés de toutes les passions, les fatigues, et l'épuisement d'esprit, les chagrins, et les peines sans nombre qu'on éprouve dans tous les états, et dont les âmes sont perpétuellement rongées. Voilà les funestes garants que la plupart de nos maux sont notre propre ouvrage, et que nous les aurions presque tous évités, en conservant la manière de vivre simple, uniforme, et solitaire qui nous était prescrite par la nature. Si elle nous a destinés à être sains, j'ose presque assurer que l'état de réflexion est un état contre nature, et que l'homme qui médite est un animal dépravé.

jeudi 25 avril 2013

Trên cây đàn tôi dệt những giai điệu ngọt ngào


Sur la lyre tissant mes douces mélodies

Sur la lyre tissant mes douces mélodies,
Tantôt j'ai fait gronder un hymne à la vertu ;
Et tantôt, soupirant, mes lèvres moins hardies
Ont tout bas murmuré : " Printemps, que me veux-tu ? "

Restant toujours fidèle à l'essaim de mes rêves,
Jamais je n'ai maudit l'extase de l'amour,
Ni condamné ceux qui, dans des heures trop brèves,
Prononcent des serments qu'ils oublieront un jour.

Zoé FLEURENTIN   (1815-1863)

Trên cây đàn tôi dệt những giai điệu ngọt ngào
Đôi khi ngân vang một bài ca đức hạnh
Đôi khi, thở dài, đôi môi tôi bớt dạn
Thì thầm thật khẽ "Mùa xuân, ngươi muốn gì?"

Luôn trung thành với vô vàn giấc mơ,
Chẳng bao giờ tôi nguyền rủa tình ngất ngây
Cũng không lên án những người, trong những giờ ngắn ngủi
Thốt lên những lời hẹn thề mà một ngày họ sẽ quên

mardi 23 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (9)


Hãy để một con gấu, hoặc một con sói thử sức với một người hoang dã mạnh mẽ, nhanh nhẹn, dũng cảm như tất cả họ đều như vậy, được vũ trang với những cục đá, và một cây gậy tốt, và bạn sẽ thấy là nguy cơ ít nhất là sẽ ngang nhau, và sau nhiều kinh nghiệm như vậy, những thú vật hung tợn, vốn không hề thích tấn công lẫn nhau, sẽ ít sẵn lòng tấn công con người, mà chúng sẽ thấy là cũng hung tợn y như chúng. Đối với các loài thú vật thực sự là có nhiều sức mạnh hơn là người hoang dã có sự khéo léo, thì nó sẽ đối mặt với chúng trong trường hợp của những loài yếu hơn, vốn sẽ không sống sót được; với lợi thế của con người, mà không kém hơn chúng trong việc chạy đua, và tìm được trên cây một nơi ẩn náu gần như an toàn, nó có thể cầm hoặc buông trong cuộc chạm trán, và có được sự lựa chọn hoặc là chạy trốn hoặc là đánh nhau. Cũng cần thêm vào là dường như không con vật nào lại tự nhiên gây chiến với con người, ngoại trừ trường hợp tự vệ hoặc là cực kỳ đói, và chúng cũng không dành cho nó những ác cảm dữ dội có vẻ như thông báo rằng một loài vật được tự nhiên dành làm mồi cho loài khác.



Những kẻ thù khác còn đáng sợ hơn, mà con người không có cùng một phương tiện để tự vệ, đó là những khuyết tật tự nhiên, tuổi thơ, tuổi già, và bệnh tật các loại; dấu hiệu đáng buồn của sự yếu ớt của chúng ta, mà hai loại đầu là chung cho các loài động vật, và loại cuối cùng là chủ yếu thuộc về con người sống trong xã hội. Tôi cũng quan sát thấy rằng, về thời thơ ấu, người mẹ, mang con theo mình đi khắp nơi, có thể dễ dàng nuôi nó hơn là các con cái của nhiều loài động vật khác, buộc phải đi đi về về không ngừng rất mệt mỏi, một đằng là để tìm kiếm thức ăn, đằng khác là để cho con bú hoặc cho chúng ăn.
Đúng là nếu người phụ nữ chết đi thì đứa trẻ có nguy cơ chết theo mẹ, nhưng nguy cơ này là chung cho hàng trăm loài khác, khi mà những con nhỏ còn lâu mới có khả năng tự mình đi tìm kiếm thức ăn; và nếu mà đối với chúng ta tuổi thơ dài hơn, thì cuộc đời cũng dài hơn, thì về điểm này mọi thứ cũng còn gần như cân bằng (ghi chú 7), cho dù là, về độ dài của thời non trẻ, và về số lượng con nhỏ (ghi chú 8), thì có những quy luật khác nữa, nhưng không phải thuộc chủ đề của tôi. Còn nơi người già, họ ít vận động và đổ mồ hôi, thì nhu cầu thực phẩm giảm đi với khả năng cung cấp cho nhu cầu ấy; và do cuộc sống hoang dã tránh xa họ khỏi bệnh thống phong và bệnh thấp khớp, và tuổi già là một trong số tất cả các bệnh đau mà sự trợ giúp của con người có thể giảm nhẹ kém nhất, cuối cùng họ tắt ngấm đi, mà không ai nhận thấy là họ ngưng tồn tại, và chính họ cũng gần như là không nhận thấy điều đó.

-----------------------------------
 
Mettez un ours, ou un loup aux prises avec un sauvage robuste; agile, courageux comme ils sont tous, armé de pierres, et d'un bon bâton, et vous verrez que le péril sera tout au moins réciproque, et qu'après plusieurs expériences pareilles, les bêtes féroces, qui n'aiment point à s'attaquer l'une à l'autre, s'attaqueront peu volontiers à l'homme, qu'elles auront trouvé tout aussi féroce qu'elles. A l'égard des animaux qui ont réellement plus de force qu'il n'a d'adresse, il est vis-à-vis d'eux dans le cas des autres espèces plus faibles, qui ne laissent pas de subsister; avec cet avantage pour l'homme, que non moins dispos qu'eux à la course, et trouvant sur les arbres un refuge presque assuré, il a partout le prendre et le laisser dans la rencontre, et le choix de la fuite ou du combat. Ajoutons qu'il ne paraît pas qu'aucun animal fasse naturellement la guerre à l'homme, hors le cas de sa propre défense ou d'une extrême faim, ni témoigne contre lui de ces violentes antipathies qui semblent annoncer qu'une espèce est destinée par la nature à servir de pâture à l'autre.
D'autres ennemis plus redoutables, et dont l'homme n'a pas les mêmes moyens de se défendre, sont les infirmités naturelles, l'enfance, la vieillesse, et les maladies de toute espèce; tristes signes de notre faiblesse, dont les deux premiers sont communs à tous les animaux, et dont le dernier appartient principalement à l'homme vivant en société. J'observe même, au sujet de l'enfance, que la mère, portant partout son enfant avec elle, a beaucoup plus de facilité à le nourrir que n'ont les femelles de plusieurs animaux, qui sont forcées d'aller et venir sans cesse avec beaucoup de fatigue, d'un côté pour chercher leur pâture, et de l'autre pour allaiter ou nourrir leurs petits. Il est vrai que si la femme vient à périr l'enfant risque fort de périr avec elle; mais ce danger est commun à cent autres espèces, dont les petits ne sont de longtemps en état d'aller chercher eux-mêmes leur nourriture; et si l'enfance est plus longue parmi nous, la vie étant plus longue aussi, tout est encore à peu près égal en ce point (note 7), quoiqu'il y ait sur la durée du premier âge, et sur le nombre des petits (note 8), d'autres règles, qui ne sont pas de mon sujet. Chez les vieillards, qui agissent et transpirent peu, le besoin d'aliments diminue avec la faculté d'y pourvoir; et comme la vie sauvage éloigne d'eux la goutte et les rhumatismes, et que la vieillesse est de tous les maux celui que les secours humains peuvent le moins soulager, ils s'éteignent enfin, sans qu'on s'aperçoive qu'ils cessent d'être, et presque sans s'en apercevoir eux-mêmes.

jeudi 18 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (8)


Hobbes lập luận rằng con người can đảm một cách tự nhiên, và chỉ tìm cách tấn công, và chiến đấu. Một nhà triết học lừng lẫy khác thì lại nghĩ, trái ngược lại, và Cumberland và Puendorff cũng đảm bảo như vậy, rằng không có gì nhút nhát hơn con người trong tình trạng tự nhiên, và rằng nó luôn luôn run rẩy, sẵn sàng chạy trốn ngay khi nó nghe thấy tiếng động nhỏ nhất, ngay khi nó nhận thấy chuyển động nhỏ nhất. Điều đó có thể là như vậy thật đối với những vật mà nó không quen biết, và tôi chẳng hề nghi ngờ rằng nó bị khiếp sợ bởi tất cả những cảnh tượng mới mở ra trước nó, tất cả những lần mà nó không thể phân biệt được điều tốt và điều xấu thể chất mà nó phải chờ đợi từ đó, cũng như không thể so sánh sức mạnh của nó với những hiểm nguy mà nó phải trải; những tình huống hiếm hoi trong tình trạng tự nhiên, ở đó tất cả mọi vật đều hoạt động theo một cách thật là đồng nhất, và đất thì không hề phụ thuộc vào những thay đổi đột ngột và liên tục, mà tất cả những đam mê và sự không kiên định của các dân tộc hợp lại gây nên. Nhưng con người hoang dã sống lẫn giữa động vật, và sớm ở vào tình cảnh phải đọ sức với chúng, nó mau chóng đưa ra so sánh, và cảm thấy rằng nó vượt trội chúng về sự khéo léo hơn là về sức mạnh, nó học được cách không sợ chúng nữa.

------------------------------------------------
 
Hobbes prétend que l'homme est naturellement intrépide, et ne cherche qu'à attaquer, et combattre. Un philosophe illustre pense au contraire, et Cumberland et Pufendorff l'assurent aussi, que rien n'est si timide que l'homme dans l'état de nature, et qu'il est toujours tremblant, et prêt à fuir au moindre bruit qui le frappe, au moindre mouvement qu'il aperçoit. Cela peut être ainsi pour les objets qu'il ne connaît pas, et je ne doute point qu'il ne soit effrayé par tous les nouveaux spectacles qui s'offrent à lui, toutes les fois qu'il ne peut distinguer le bien et le mal physiques qu'il en doit attendre, ni comparer ses forces avec les dangers qu'il a à courir; circonstances rares dans l'état de nature, où toutes choses marchent d'une manière si uniforme, et où la face de la terre n'est point sujette à ces changements brusques et continuels, qu'y causent les passions et l'inconstance des peuples réunis. Mais l'homme sauvage vivant dispersé parmi les animaux, et se trouvant de bonne heure dans le cas de se mesurer avec eux, il en fait bientôt la comparaison, et sentant qu'il les surpasse plus en adresse qu'ils ne le surpassent en force, il apprend à ne les plus craindre.

lundi 15 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (7)


Đã tập quen với thời tiết khắc nghiệt ngay từ tuổi thơ, quen với sự nghiêm ngặt của các mùa, đã tập luyện quen với mệt mỏi, và bị buộc phải tự bảo vệ, trần trụi và không vũ khí, cuộc sống và con mồi của họ chống lại các loài thú dữ khác, hoặc là thoát khỏi chúng bằng cách chạy đua, con người đã tự tạo nên một tính khí mạnh mẽ và không suy suyển. Những đứa trẻ, mang tới thế giới cấu tạo cơ thể tuyệt vời của cha chúng, và củng cố thêm bằng cùng những bài luyện tập đã tạo ra cấu tạo ấy, đạt được như thế tất cả sự cường tráng mà loài người có thể đạt được. Tự nhiên sử dụng điều đó chính xác với họ như là luật Sparte với những đứa con của các công dân; nó khiến trở nên mạnh mẽ và vạm vỡ những đứa trẻ được cấu tạo tốt và làm chết đi tất cả những đứa khác; khác với các xã hội của chúng ta về điều này, trong đó, nhà nước, bằng cách khiến trẻ con trở nên tốn kém cho những người cha, giết chúng một cách không phân biệt ngay từ trước khi chúng ra đời.



Thân thể của con người hoang dã là công cụ duy nhất mà nó biết, mà nó sử dụng cho những công dụng khác nhau, và cơ thể của chúng ta thì không thể làm được như thế, do bởi thiếu sự rèn luyện, và chính tài khéo của chúng ta đã tước bỏ mất sức mạnh và sự lanh lợi mà nhu cầu buộc nó phải luyện được. Nếu người hoang dã có một cái rìu, thì liệu cổ tay của nó có thể chặt gãy được những cành cây to chắc đến thế ? Nếu nó có một cái ná, liệu nó có thể dùng tay ném một hòn đá thật mạnh như vậy không ? Nếu nó có một cái thang, nó có leo lên cây nhẹ nhàng đến thế không ? Nếu nó có một con ngựa, thì nó có chạy nhanh như vậy không ? Hãy cứ để con người văn minh thời gian để thu thập tất cả những máy móc của anh ta xung quanh mình, ta không hề nghi ngờ rằng anh ta sẽ vượt qua con người hoang dã một cách dễ dàng; nhưng nếu các bạn muốn thấy một cuộc chiến đấu còn kém cân sức hơn thế nữa, thì hãy để họ trần truồng và tay không vũ khí đối mặt với nhau, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy ngay đâu là lợi thế khi luôn luôn có được tất cả sức mạnh trong tay mình, khi luôn luôn sẵn sàng cho mọi sự kiện, và luôn mang sẵn, có thể nói như vậy, hoàn toàn trên mình (ghi chú 6).

-----------------------------------------

Accoutumés dès l'enfance aux intempéries de l'air, et à la rigueur des saisons, exercés, à la fatigue, et forcés de défendre nus et sans armes leur vie et leur proie contre les autres bêtes féroces, ou de leur échapper à la course, les hommes se forment un tempérament robuste et presque inaltérable. Les enfants, apportant au monde l'excellente constitution de leurs pères, et la fortifiant par les mêmes exercices qui l'ont produite, acquièrent ainsi toute la vigueur dont l'espèce humaine est capable. La nature en use précisément avec eux comme la loi de Sparte avec les enfants des citoyens; elle rend forts et robustes ceux qui sont bien constitués et fait périr tous les autres; différente en cela de nos sociétés, où l'Etat, en rendant les enfants onéreux aux pères, les tue indistinctement avant leur naissance.



Le corps de l'homme sauvage étant le seul instrument qu'il connaisse, il l'emploie à divers usages, dont, par le défaut d'exercice, les nôtres sont incapables, et c'est notre industrie qui nous ôte la force et l'agilité que la nécessité l'oblige d'acquérir. S'il avait eu une hache, son poignet romprait-il de si fortes branches? S'il avait eu une fronde, lancerait-il de la main une pierre avec tant de raideur? S'il avait eu une échelle, grimperait-il si légèrement sur un arbre? S'il avait eu un cheval, serait-il si vite à la course? Laissez à l'homme civilisé le temps de rassembler toutes ses machines autour de lui, on ne peut douter qu'il ne surmonte facilement l'homme sauvage; mais si vous voulez voir un combat plus inégal encore, mettez-les nus et désarmés vis-à-vis l'un de l'autre, et vous reconnaîtrez bientôt quel est l'avantage d'avoir sans cesse toutes ses forces à sa disposition, d'être toujours prêt à tout événement, et de se porter, pour ainsi dire, toujours tout entier avec soi (note 6).



dimanche 14 avril 2013

Aimer

http://www.youtube.com/watch?v=Ma5aGBUgegg

Yêu là điều đẹp nhất
Là bay lên thật cao
Chạm tới những cánh chim
Yêu là điều đẹp nhất

Yêu là cướp đi thời gian
Yêu là đang sống
Là đang cháy trong lòng núi lửa
Yêu là điều cao thượng nhất

Yêu là mạnh hơn tất cả
Trao tặng điều thiện nhất ở trong ta
Yêu và cảm nhận trái tim mình
Yêu để bớt đi sợ hãi

Yêu là điều đẹp nhất
Là bay lên thật cao
Chạm tới những cánh chim
Yêu là điều đẹp nhất

Yêu là đốt cháy bao đêm
Là trả giá và cho cuộc đời ý nghĩa
Yêu là đốt cháy những đêm dài



jeudi 11 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (6)


Khi tước bỏ khỏi sinh vật này, vốn được cấu thành như vậy, tất cả những quà tặng siêu nhiên mà nó có thể đã nhận được, tất cả những năng lực nhân tạo mà nó đã có thể tạo lập được chỉ bởi những tiến trình dài; bằng cách xem xét nó, nói tóm lại, như là nó hẳn đã bước ra từ bàn tay của tự nhiên, thì tôi thấy một sinh vật kém khỏe hơn một số loài, kém lanh lẹ hơn một số loài khác, nhưng, xét về tổng thể, nó được tổ chức một cách có lợi thế hơn tất cả các loài. Tôi nhìn thấy nó no nê dưới một gốc sồi, giải khát nơi dòng suối đầu tiên, tìm thấy chiếc giường của mình dưới gốc cùng cái cây đã cho nó bữa ăn, và thế là những nhu cầu của nó được thỏa mãn.


Đất đai được bỏ mặc cho màu mỡ tự nhiên (ghi chú 4), và được bao phủ bởi rừng bao la mà rìu chưa bao giờ chặt xén, cứ mỗi bước chân lại tặng cho động vật của mọi giống loài những kho dự trữ và những nơi ẩn náu. Con người, rải rác giữa loài vật, quan sát chúng, bắt chước hoạt động của chúng, và nâng mình lên như vậy cho đến bản năng của loài vật, với lợi thế này mà mỗi loài chỉ có của riêng mình, mà con người có lẽ là không hề có cái nào, chiếm đoạt được tất cả những bản năng ấy, cũng như tự nuôi dưỡng bằng phần lớn các loại thực phẩm đa dạng (ghi chú 5) mà các loài vật khác chia sẻ với nhau, và do đó tìm thấy sinh kế cho mình dễ dàng hơn mà không loài nào khác trong số chúng có thể làm được.
 -------------------------------------------

En dépouillant cet être, ainsi constitué, de tous les dons surnaturels qu'il a pu recevoir, et de toutes les facultés artificielles qu'il n'a pu acquérir que par de longs progrès; en le considérant, en un mot, tel qu'il a dû sortir des mains de la nature, je vois un animal moins fort que les uns, moins agile que les autres, mais, à tout prendre, organisé le plus avantageusement de tous. Je le vois se rassasiant sous un chêne, se désaltérant au premier ruisseau, trouvant son lit au pied du même arbre qui lui a fourni son repas, et voilà ses besoins satisfaits.
La terre abandonnée à sa fertilité naturelle (note 4), et couverte de forêts immenses que la cognée ne mutila jamais, offre à chaque pas des magasins et des retraites aux animaux de toute espèce. Les hommes dispersés parmi eux observent, imitent leur industrie, et s'élèvent ainsi jusqu'à l'instinct des bêtes, avec cet avantage que chaque espèce n'a que le sien propre, et que l'homme n'en ayant peut-être aucun qui lui appartienne, se les approprie tous, se nourrit également de la plupart des aliments divers (note 5) que les autres animaux se partagent, et trouve par conséquent sa subsistance plus aisément que ne peut faire aucun d'eux.




mardi 9 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (5)


Phần thứ nhất


Dù cho điều đó thật là quan trọng, để mà đánh giá cho đúng trạng thái tự nhiên của con người, cái việc xem xét con người ngay từ khởi thủy của nó, và khảo sát nó, để có thể nói như vậy, từ trong phôi thai đầu tiên của giống loài, thì tôi cũng sẽ không theo đuổi việc tổ chức loài người theo những phát triển liên tiếp của nó. Tôi sẽ không dừng lại ở việc tìm kiếm trong hệ thống động vật xem cái gì đã có thể là nó vào lúc khởi đầu, để cuối cùng trở thành cái đang là nó; tôi sẽ không kiểm tra xem có phải là, như Aristote từng nghĩ, những chiếc móng dài của nó lúc đầu đã là những chiếc vuốt cong khoằm; nó không hề rậm lông như gấu, hay là, liệu do nó đi bằng bốn chân (ghi chú 3), ánh mắt của nó hướng xuống đất, và bị giới hạn bởi một tầm chân trời có vài bước chân, đã không hề khắc dấu cả tính tình, cũng như là sự giới hạn của những ý tưởng của nó. Tôi sẽ chỉ có thể hình thành về chủ đề này những phỏng đoán mơ hồ, và gần như là tưởng tượng. Giải phẫu học so sánh vẫn còn đạt được quá ít tiến bộ, và những quan sát của các nhà tự nhiên học vẫn còn quá kém chắc chắn, để ta có thể thiết lập trên những cơ sở như vậy nền tảng cho một lập luận vững chắc; bởi thế, không viện dẫn đến những kiến thức siêu nhiên mà chúng ta có về luận điểm này, và không xét đến những thay đổi đã có thể xảy đến trong cấu tạo của con người, cả bên trọng cũng như hình dạng bên ngoài, dần dần với việc nó đã sử dụng tứ chi của nó vào những công dụng mới, và dần theo việc nó tự nuôi dưỡng bằng những thực phẩm mới, tôi sẽ giả thiết là nó đã luôn luôn phù hợp, như là tôi thấy hiện nay, với việc đi bằng hai chân, sử dụng tay như chúng ta đang sử dụng, hướng ánh mắt lên toàn bộ thiên nhiên, và đo lường bằng mắt khoảng không rộng lớn của bầu trời.
 ------------------------------------------------------

PREMIERE PARTIE
Quelque important qu'il soit, pour bien juger de l'état naturel de l'homme, de le considérer dès son origine, et de l'examiner, pour ainsi dire, dans le premier embryon de l'espèce; je ne suivrai point son organisation à travers ses développements successifs. Je ne m'arrêterai pas à rechercher dans le système animal ce qu'il put être au commencement, pour devenir enfin ce qu'il est; je n'examinerai pas si, comme le pense Aristote, ses ongles allongés ne furent point d'abord des griffes crochues; s'il n'était point velu comme un ours, et si marchant à quatre pieds (note 3), ses regards dirigés vers la terre, et bornés à un horizon de quelques pas, ne marquaient point à la fois le caractère, et les limites de ses idées. Je ne pourrais former sur ce sujet que des conjectures vagues, et presque imaginaires. L'anatomie comparée a fait encore trop peu de progrès, les observations des naturalistes sont encore trop incertaines, pour qu'on puisse établir sur de pareils fondements la base d'un raisonnement solide; ainsi, sans avoir recours aux connaissances surnaturelles que nous avons sur ce point, et sans avoir égard aux changements qui ont dû survenir dans la conformation, tant intérieure qu'extérieure, de l'homme, à mesure qu'il appliquait ses membres à de nouveaux usages, et qu'il se nourrissait de nouveaux aliments, je le supposerai conforme de tous temps, comme je le vois aujourd'hui, marchant à deux pieds, se servant de ses mains comme nous faisons des nôtres, portant ses regards sur toute la nature, et mesurant des yeux la vaste étendue du ciel.




lundi 8 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (4)


Hỡi con người, cho dù bạn đang sống ở vùng đất nào, cho dù ý kiến của bạn ra sao, hãy lắng nghe. Đây là câu chuyện về bạn đúng như tôi tin là đã đọc được, không phải trong những trang sách của đồng loại của bạn vốn là những kẻ nói dối, mà là trong tự nhiên chẳng bao giờ nói sai. Tất cả những gì từ tự nhiên đều là thật. Sẽ chỉ có điều sai nếu như tôi đã trộn lẫn vào đó điều gì của mình, tuy không cố ý. Thời mà tôi sắp nói đến đã rất xa. Bạn đã thay đổi biết bao so với bạn đã từng là trước đây! Chính là để kể cuộc đời của giống loài của bạn mà tôi sẽ miêu tả bạn theo những phẩm chất mà bạn đã nhận được, mà sự giáo dục và những thói quen của bạn đã có thể làm cho suy đồi, nhưng không thể phá hủy chúng. Đã từng có, tôi cảm thấy, một thời đại mà con người cá nhân sẽ muốn dừng lại, bạn sẽ tìm kiếm thời mà bạn mong muốn giống loài của bạn sẽ dừng lại. Bất mãn về tình trạng hiện thời của bạn, bởi những lý do chúng báo trước cho hậu thế bất hạnh của bạn những bất mãn còn lớn hơn nữa, có lẽ bạn sẽ muốn quay lại phía sau; và cái tình cảm này hẳn phải nhận được lời ngợi khen của tổ tiên bạn, lời chỉ trích của những người cùng thời, và sự kinh hãi của những người sẽ có nỗi bất hạnh phải sống sau bạn.

---------------------------------------

O homme, de quelque contrée que tu sois, quelles que soient tes opinions, écoute. Voici ton histoire, telle que j'ai cru la lire, non dans les livres de tes semblables qui sont menteurs, mais dans la nature qui ne ment jamais. Tout ce qui sera d'elle sera vrai. Il n'y aura de faux que ce que j'y aurai mêlé du mien, sans le vouloir. Les temps dont je vais parler sont bien éloignés. Combien tu as changé de ce que tu étais! C'est pour ainsi dire la vie de ton espèce que je te vais décrire d'après les qualités que tu as reçues, que ton éducation et tes habitudes ont pu dépraver, mais qu'elles n'ont pu détruire. Il y a, je le sens, un âge auquel l'homme individuel voudrait s'arrêter; tu chercheras l'âge auquel tu désirerais que ton espèce se fût arrêtée. Mécontent de ton état présent, par des raisons qui annoncent à ta postérité malheureuse de plus grands mécontentements encore, peut-être voudrais-tu pouvoir rétrograder; et ce sentiment doit faire l'éloge de tes premiers aïeux, la critique de tes contemporains, et l'effroi de ceux qui auront le malheur de vivre après toi.

vendredi 5 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (3)


Vậy chúng ta hãy bắt đầu bằng cách gạt ra ngoài tất cả các sự kiện, vì chúng không chạm tới vấn đề. Không nên coi các nghiên cứu, mà trong đó người ta có thể đi vào chủ đề này, như là những sự thật lịch sử, mà chỉ nên coi chúng như là những lập luận còn mang tính giả thuyết và tính điều kiện; chúng thích hợp để soi rọi bản chất của sự vật hơn là để chỉ ra nguồn gốc thật sự của sự vật, và chúng tương tự như những lập luận mà các nhà vật lý của chúng ta đang làm hàng ngày về sự hình thành của thế giới. Tôn giáo lệnh cho chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa đã kéo con người ra khỏi trạng thái tự nhiên, ngay lập tức sau sự sáng tạo; họ bất bình đẳng bởi vì Ngài đã muốn họ như vậy; nhưng tôn giáo không cấm chúng ta hình thành những giả định rút ra từ duy nhất bản chất của con người và của chúng sinh xung quanh nó, về cái mà loài người đã có thể trở thành, nếu nó đã bị bỏ mặc cho chính mình. Đó là điều mà người ta yêu cầu tôi, mà tôi đề nghị suy xét trong bài luận này. Chủ đề của tôi hấp dẫn con người nói chung, nên tôi sẽ cố gắng để dùng một ngôn ngữ phù hợp với mọi quốc gia; hay đúng hơn là, quên đi thời gian và nơi chốn để chỉ nghĩ tới những con người mà tôi đang nói với họ, tôi sẽ giả định rằng mình đang đứng trong trường học Athènes, lặp lại những bài học của các bậc thầy của tôi, có những Platon và những Xenocrate làm người phán xét, và cả nhân loại đang lắng nghe.



--------------------------------------------

Commençons donc par écarter tous les faits, car ils ne touchent point à la question. Il ne faut pas prendre les recherches, dans lesquelles on peut entrer sur ce sujet, pour des vérités historiques, mais seulement pour des raisonnements hypothétiques et conditionnels; plus propres à éclaircir la nature des choses qu'à en montrer la véritable origine, et semblables à ceux que font tous les jours nos physiciens sur la formation du monde. La religion nous ordonne de croire que Dieu lui-même ayant tiré les hommes de l'état de nature, immédiatement après la création, ils sont inégaux parce qu'il a voulu qu'ils le fussent; mais elle ne nous défend pas de former des conjectures tirées de la seule nature de l'homme et des êtres qui l'environnent, sur ce qu'aurait pu devenir le genre humain, s'il fût resté abandonné à lui-même. Voilà ce qu'on me demande, et ce que je me propose d'examiner dans ce Discours. Mon sujet intéressant l'homme en général, je tâcherai de prendre un langage qui convienne à toutes les nations; ou plutôt, oubliant les temps et les lieux pour ne songer qu'aux hommes à qui je parle, je me supposerai dans le lycée d'Athènes, répétant les leçons de mes maîtres, ayant les Platons et les Xénocrates pour juges, et le genre humain pour auditeur.



jeudi 4 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (2)


 
Vậy thì chính xác là bài luận này nói về vấn đề gì ? Về việc đánh dấu trong tiến trình của sự việc cái thời điểm mà quyền pháp kế thừa bạo lực, tự nhiên khuất phục luật pháp; Về việc giải thích do bởi sự kết nối của những điều kỳ diệu nào mà kẻ mạnh có thể quyết định sử dụng kẻ yếu, và nhân dân quyết định mua lấy một sự nghỉ ngơi trên ý tưởng với giá của một sự an lạc thực sự.



Các nhà triết học đã nghiên cứu những nền tảng của xã hội tất thảy đều đã cảm thấy sự cần thiết phải trở ngược về tới tận trạng thái tự nhiên, nhưng không ai trong số họ đã thành công cả. Một số người không hề ngần ngại giả thuyết là con người ở trạng thái nguyên thủy này đã có khái niệm về sự công bằng và sự bất công, mà không bận tâm chứng minh rằng anh ta đã có được nó thật, hay là nó đã có lợi gì cho anh ta. Những người khác lại nói về quyền tự nhiên mà mỗi người có được để gìn giữ điều thuộc về mình, mà không giải thích họ nghĩ gì về từ "thuộc về"; Những người khác nữa lại cho kẻ mạnh nhất trước hết cái thẩm quyền đối với kẻ yếu nhất, thì bèn cho chính phủ sinh ra ngay lập tức, mà chẳng nghĩ tới khoảng thời gian đã trôi qua trước khi mà ý nghĩa của các từ "thẩm quyền" và "chính phủ" đã có thể tồn tại giữa những con người. Cuối cùng là, tất cả, trong khi không ngừng nói về nhu cầu, sự tham lam, sự áp bức, những ham muốn và lòng kiêu ngao, đã chuyển vào tình trạng tự nhiên những ý tưởng mà họ đã lấy được từ trong xã hội. Họ nói về con người hoang dã, và họ sơn phết con người dân sự. Thậm chí không hề xảy đến trong tâm trí phần lớn chúng ta sự nghi ngờ rằng tình trạng tự nhiên này đã có tồn tại, trong khi mà hiển nhiên là, qua việc đọc các Sách Thánh, con người đầu tiên, đã nhận được trực tiếp từ Thiên Chúa những ánh sáng và giới luật, đã không hề tự mình ở trong tình trạng tự nhiên này, và khi thêm vào các kinh sách của Moïse lòng tin mà mỗi nhà triết học Thiên Chúa Giáo đều nương tựa vào đấy, thì phải từ chối rằng, ngay cả trước Đại Hồng Thủy, con người đã từng bao giờ thấy mình trong tình trạng tự nhiên tinh khiết nhất, trừ phi là anh ta đã rơi lại vào tình trạng đó bởi một sự kiện phi thường nào đó. Nghịch lý thật là phiền toái để bảo vệ, và hoàn toàn là không thể chứng minh được.



-------------------------------------------- 
De quoi s'agit-il donc précisément dans ce Discours? De marquer dans le progrès des choses le moment où, le droit succédant à la violence, la nature fut soumise à la loi; d'expliquer par quel enchaînement de prodiges le fort put se résoudre à servir le faible, et le peuple à acheter un repos en idée, au prix d'une félicité réelle.
Les philosophes qui ont examiné les fondements de la société ont tous senti la nécessité de remonter jusqu'à l'état de nature, mais aucun d'eux n'y est arrivé. Les uns n'ont point balancé à supposer à l'homme dans cet état la notion du juste et de l'injuste, sans se soucier de montrer qu'il dût avoir cette notion, ni même qu'elle lui fût utile. D'autres ont parlé du droit naturel que chacun a de conserver ce qui lui appartient, sans expliquer ce qu'ils entendaient par appartenir; d'autres donnant d'abord au plus fort de l'autorité sur le plus faible, ont aussitôt fait naître le gouvernement, sans songer au temps qui dut s'écouler avant que le sens des mots d'autorité et de gouvernement pût exister parmi les hommes. Enfin tous, parlant sans cesse de besoin, d'avidité, d'oppression, de désirs et d'orgueil, ont transporté à l'état de nature des idées qu'ils avaient prises dans la société. Ils parlaient de l'homme sauvage, et ils peignaient l'homme civil. Il n'est pas même venu dans l'esprit de la plupart des nôtres de douter que l'état de nature eût existé, tandis qu'il est évident, par la lecture des Livres Sacrés, que le premier homme, ayant reçu immédiatement de Dieu des lumières et des préceptes, n'était point lui-même dans cet état, et qu'en ajoutant aux écrits de Moïse la foi que leur doit tout philosophe chrétien, il faut nier que, même avant le déluge, les hommes se soient jamais trouvés dans le pur état de nature, à moins qu'ils n'y soient retombés par quelque événement extraordinaire. Paradoxe fort embarrassant à défendre, et tout à fait impossible à prouver.



mardi 2 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (1)

-->
Lưu ý



Tôi đã thêm vài ghi chú vào công trình này, theo thói quen lười biếng của tôi ưa làm việc một cách rời rạc. Những ghi chú này đôi khi xa rời chủ đề chính khá nhiều để có thể đáng đọc cùng với nội dung sách. Vậy nên tôi đã bỏ chúng vào cuối bài luận, còn trong bài tôi đã cố gắng nhất có thể để đi theo con đường thẳng nhất. Những người nào có can đảm bắt đầu lại có thể thấy vui thích mà lùng sục thêm lần nữa, và thử duyệt qua các ghi chú; cũng không có gì xấu nếu những người khác không hề đọc chúng chút nào.



Luận về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng giữa con người -
Mở đầu



Chính là tôi sẽ phải nói về con người, và vấn đề mà tôi suy xét dạy tôi rằng tôi sẽ nói với con người; vì rằng người ta sẽ không đặt ra những vấn đề tương tự khi người ta sợ vinh danh sự thật. Vậy thì tôi sẽ bảo vệ với lòng tin tưởng chính nghĩa của nhân loại trước những vị hiền triết đang mời tôi nói, và tôi sẽ chẳng bất bình với chính mình nếu như tôi tự làm mình xứng đáng với chủ đề này và với những người phán xét tôi.



Tôi quan niệm trong loài người có hai kiểu bất bình đẳng, loại thứ nhất, mà tôi gọi là tự nhiên hoặc là thể chất, vì nó được thiết lập bởi tự nhiên, và nó bao gồm trong sự khác biệt về tuổi tác, sức khỏe, sức mạnh thân thể và những phẩm chất của trí tuệ, hay của tâm hồn; loại kia, mà ta có thể gọi là bất bình đẳng về luân lý hay về chính trị, bởi vì nó phụ thuộc vào một loại giao ước, và nó được thiết lập, hay chí ít là được cho phép, bởi sự đồng thuận của con người. Loại này bao gồm trong những đặc quyền khác nhau, mà một số người thụ hưởng, trên sự thiệt thòi của những người khác; ví dụ như là giàu hơn, vinh dự hơn, hùng mạnh hơn những người khác, hoặc thậm chí là khiến họ phải vâng lời.

Ta không thể hỏi đâu là nguồn gốc của bất bình đẳng tự nhiên, bởi câu trả lời đã được phát biểu ngay trong định nghĩa đơn giản của từ này. Ta càng ít nên tìm kiếm hơn để xem liệu có mối liên hệ chính yếu nào giữa hai loại bất bình đẳng này không, bởi vì, nói cách khác, điều đó có nghĩa là hỏi xem có phải những người chỉ huy nhất thiết là có giá trị hơn những kẻ tuân lệnh, và có phải là sức mạnh của thân thể hoặc của trí tuệ, sự khôn ngoan hay đức hạnh, vốn luôn tồn tại trong cùng những cá nhân, tỷ lệ thuận với uy quyền, hay là sự giàu có : câu hỏi này có lẽ là hay để khuấy động lên giữa những nô lệ được lắng nghe bởi chủ nhân của họ, nhưng nó không hợp với những con người có lương tri và tự do đang tìm kiếm sự thật.

-------------------------------------

-->
AVERTISSEMENT
J'ai ajouté quelques notes à cet ouvrage selon ma coutume paresseuse de travailler à bâtons rompus. Ces notes s'écartent quelquefois assez du sujet pour n'être pas bonnes à lire avec le texte. Je les ai donc rejetées à la fin du Discours, dans lequel j'ai tâché de suivre de mon mieux le plus droit chemin. Ceux qui auront le courage de recommencer pourront s'amuser la seconde fois à battre les buissons, et tenter de parcourir les notes; il y aura peu de mal que les autres ne les lisent point du tout. 

Discours sur l'origine et les fondements de l'inégalité parmi les hommes -
Introduction 

C'est de l'homme que j'ai à parler, et la question que j'examine m'apprend que je vais parler à des hommes; car on n'en propose point de semblables quand on craint d'honorer la vérité. Je défendrai donc avec confiance la cause de l'humanité devant les sages qui m'y invitent, et je ne serai pas mécontent de moi-même si je me rends digne de mon sujet et de mes juges.
Je conçois dans l'espèce humaine deux sortes d'inégalité, l'une, que j'appelle naturelle ou physique, parce qu'elle est établie par la nature, et qui consiste dans la différence d'âges, de la santé, des forces du corps et des qualités de l'esprit, ou de l'âme, l'autre, qu'on peut appeler inégalité morale ou politique, parce qu'elle dépend d'une sorte de convention, et qu'elle est établie, ou du moins autorisée, par le consentement des hommes. Celle-ci consiste dans les différents privilèges, dont quelques-uns jouissent, au préjudice des autres; comme d'être plus riches, plus honorés, plus puissants qu'eux, ou même de s'en faire obéir.
On ne peut pas demander quelle est la source de l'inégalité naturelle, parce que la réponse se trouverait énoncée dans la simple définition du mot. On peut encore moins chercher s'il n'y aurait point quelque liaison essentielle entre les deux inégalités; car ce serait demander, en d'autres termes, si ceux qui commandent valent nécessairement mieux que ceux qui obéissent, et si la force du corps ou de l'esprit, la sagesse ou la vertu, se trouvent toujours dans les mêmes individus, en proportion de la puissance, ou de la richesse: question bonne peut-être à agiter entre des esclaves entendus de leurs maîtres, mais qui ne convient pas à des hommes raisonnables et libres, qui cherchent la vérité.