jeudi 4 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (2)


 
Vậy thì chính xác là bài luận này nói về vấn đề gì ? Về việc đánh dấu trong tiến trình của sự việc cái thời điểm mà quyền pháp kế thừa bạo lực, tự nhiên khuất phục luật pháp; Về việc giải thích do bởi sự kết nối của những điều kỳ diệu nào mà kẻ mạnh có thể quyết định sử dụng kẻ yếu, và nhân dân quyết định mua lấy một sự nghỉ ngơi trên ý tưởng với giá của một sự an lạc thực sự.



Các nhà triết học đã nghiên cứu những nền tảng của xã hội tất thảy đều đã cảm thấy sự cần thiết phải trở ngược về tới tận trạng thái tự nhiên, nhưng không ai trong số họ đã thành công cả. Một số người không hề ngần ngại giả thuyết là con người ở trạng thái nguyên thủy này đã có khái niệm về sự công bằng và sự bất công, mà không bận tâm chứng minh rằng anh ta đã có được nó thật, hay là nó đã có lợi gì cho anh ta. Những người khác lại nói về quyền tự nhiên mà mỗi người có được để gìn giữ điều thuộc về mình, mà không giải thích họ nghĩ gì về từ "thuộc về"; Những người khác nữa lại cho kẻ mạnh nhất trước hết cái thẩm quyền đối với kẻ yếu nhất, thì bèn cho chính phủ sinh ra ngay lập tức, mà chẳng nghĩ tới khoảng thời gian đã trôi qua trước khi mà ý nghĩa của các từ "thẩm quyền" và "chính phủ" đã có thể tồn tại giữa những con người. Cuối cùng là, tất cả, trong khi không ngừng nói về nhu cầu, sự tham lam, sự áp bức, những ham muốn và lòng kiêu ngao, đã chuyển vào tình trạng tự nhiên những ý tưởng mà họ đã lấy được từ trong xã hội. Họ nói về con người hoang dã, và họ sơn phết con người dân sự. Thậm chí không hề xảy đến trong tâm trí phần lớn chúng ta sự nghi ngờ rằng tình trạng tự nhiên này đã có tồn tại, trong khi mà hiển nhiên là, qua việc đọc các Sách Thánh, con người đầu tiên, đã nhận được trực tiếp từ Thiên Chúa những ánh sáng và giới luật, đã không hề tự mình ở trong tình trạng tự nhiên này, và khi thêm vào các kinh sách của Moïse lòng tin mà mỗi nhà triết học Thiên Chúa Giáo đều nương tựa vào đấy, thì phải từ chối rằng, ngay cả trước Đại Hồng Thủy, con người đã từng bao giờ thấy mình trong tình trạng tự nhiên tinh khiết nhất, trừ phi là anh ta đã rơi lại vào tình trạng đó bởi một sự kiện phi thường nào đó. Nghịch lý thật là phiền toái để bảo vệ, và hoàn toàn là không thể chứng minh được.



-------------------------------------------- 
De quoi s'agit-il donc précisément dans ce Discours? De marquer dans le progrès des choses le moment où, le droit succédant à la violence, la nature fut soumise à la loi; d'expliquer par quel enchaînement de prodiges le fort put se résoudre à servir le faible, et le peuple à acheter un repos en idée, au prix d'une félicité réelle.
Les philosophes qui ont examiné les fondements de la société ont tous senti la nécessité de remonter jusqu'à l'état de nature, mais aucun d'eux n'y est arrivé. Les uns n'ont point balancé à supposer à l'homme dans cet état la notion du juste et de l'injuste, sans se soucier de montrer qu'il dût avoir cette notion, ni même qu'elle lui fût utile. D'autres ont parlé du droit naturel que chacun a de conserver ce qui lui appartient, sans expliquer ce qu'ils entendaient par appartenir; d'autres donnant d'abord au plus fort de l'autorité sur le plus faible, ont aussitôt fait naître le gouvernement, sans songer au temps qui dut s'écouler avant que le sens des mots d'autorité et de gouvernement pût exister parmi les hommes. Enfin tous, parlant sans cesse de besoin, d'avidité, d'oppression, de désirs et d'orgueil, ont transporté à l'état de nature des idées qu'ils avaient prises dans la société. Ils parlaient de l'homme sauvage, et ils peignaient l'homme civil. Il n'est pas même venu dans l'esprit de la plupart des nôtres de douter que l'état de nature eût existé, tandis qu'il est évident, par la lecture des Livres Sacrés, que le premier homme, ayant reçu immédiatement de Dieu des lumières et des préceptes, n'était point lui-même dans cet état, et qu'en ajoutant aux écrits de Moïse la foi que leur doit tout philosophe chrétien, il faut nier que, même avant le déluge, les hommes se soient jamais trouvés dans le pur état de nature, à moins qu'ils n'y soient retombés par quelque événement extraordinaire. Paradoxe fort embarrassant à défendre, et tout à fait impossible à prouver.



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire