jeudi 18 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (8)


Hobbes lập luận rằng con người can đảm một cách tự nhiên, và chỉ tìm cách tấn công, và chiến đấu. Một nhà triết học lừng lẫy khác thì lại nghĩ, trái ngược lại, và Cumberland và Puendorff cũng đảm bảo như vậy, rằng không có gì nhút nhát hơn con người trong tình trạng tự nhiên, và rằng nó luôn luôn run rẩy, sẵn sàng chạy trốn ngay khi nó nghe thấy tiếng động nhỏ nhất, ngay khi nó nhận thấy chuyển động nhỏ nhất. Điều đó có thể là như vậy thật đối với những vật mà nó không quen biết, và tôi chẳng hề nghi ngờ rằng nó bị khiếp sợ bởi tất cả những cảnh tượng mới mở ra trước nó, tất cả những lần mà nó không thể phân biệt được điều tốt và điều xấu thể chất mà nó phải chờ đợi từ đó, cũng như không thể so sánh sức mạnh của nó với những hiểm nguy mà nó phải trải; những tình huống hiếm hoi trong tình trạng tự nhiên, ở đó tất cả mọi vật đều hoạt động theo một cách thật là đồng nhất, và đất thì không hề phụ thuộc vào những thay đổi đột ngột và liên tục, mà tất cả những đam mê và sự không kiên định của các dân tộc hợp lại gây nên. Nhưng con người hoang dã sống lẫn giữa động vật, và sớm ở vào tình cảnh phải đọ sức với chúng, nó mau chóng đưa ra so sánh, và cảm thấy rằng nó vượt trội chúng về sự khéo léo hơn là về sức mạnh, nó học được cách không sợ chúng nữa.

------------------------------------------------
 
Hobbes prétend que l'homme est naturellement intrépide, et ne cherche qu'à attaquer, et combattre. Un philosophe illustre pense au contraire, et Cumberland et Pufendorff l'assurent aussi, que rien n'est si timide que l'homme dans l'état de nature, et qu'il est toujours tremblant, et prêt à fuir au moindre bruit qui le frappe, au moindre mouvement qu'il aperçoit. Cela peut être ainsi pour les objets qu'il ne connaît pas, et je ne doute point qu'il ne soit effrayé par tous les nouveaux spectacles qui s'offrent à lui, toutes les fois qu'il ne peut distinguer le bien et le mal physiques qu'il en doit attendre, ni comparer ses forces avec les dangers qu'il a à courir; circonstances rares dans l'état de nature, où toutes choses marchent d'une manière si uniforme, et où la face de la terre n'est point sujette à ces changements brusques et continuels, qu'y causent les passions et l'inconstance des peuples réunis. Mais l'homme sauvage vivant dispersé parmi les animaux, et se trouvant de bonne heure dans le cas de se mesurer avec eux, il en fait bientôt la comparaison, et sentant qu'il les surpasse plus en adresse qu'ils ne le surpassent en force, il apprend à ne les plus craindre.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire