mardi 23 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (9)


Hãy để một con gấu, hoặc một con sói thử sức với một người hoang dã mạnh mẽ, nhanh nhẹn, dũng cảm như tất cả họ đều như vậy, được vũ trang với những cục đá, và một cây gậy tốt, và bạn sẽ thấy là nguy cơ ít nhất là sẽ ngang nhau, và sau nhiều kinh nghiệm như vậy, những thú vật hung tợn, vốn không hề thích tấn công lẫn nhau, sẽ ít sẵn lòng tấn công con người, mà chúng sẽ thấy là cũng hung tợn y như chúng. Đối với các loài thú vật thực sự là có nhiều sức mạnh hơn là người hoang dã có sự khéo léo, thì nó sẽ đối mặt với chúng trong trường hợp của những loài yếu hơn, vốn sẽ không sống sót được; với lợi thế của con người, mà không kém hơn chúng trong việc chạy đua, và tìm được trên cây một nơi ẩn náu gần như an toàn, nó có thể cầm hoặc buông trong cuộc chạm trán, và có được sự lựa chọn hoặc là chạy trốn hoặc là đánh nhau. Cũng cần thêm vào là dường như không con vật nào lại tự nhiên gây chiến với con người, ngoại trừ trường hợp tự vệ hoặc là cực kỳ đói, và chúng cũng không dành cho nó những ác cảm dữ dội có vẻ như thông báo rằng một loài vật được tự nhiên dành làm mồi cho loài khác.



Những kẻ thù khác còn đáng sợ hơn, mà con người không có cùng một phương tiện để tự vệ, đó là những khuyết tật tự nhiên, tuổi thơ, tuổi già, và bệnh tật các loại; dấu hiệu đáng buồn của sự yếu ớt của chúng ta, mà hai loại đầu là chung cho các loài động vật, và loại cuối cùng là chủ yếu thuộc về con người sống trong xã hội. Tôi cũng quan sát thấy rằng, về thời thơ ấu, người mẹ, mang con theo mình đi khắp nơi, có thể dễ dàng nuôi nó hơn là các con cái của nhiều loài động vật khác, buộc phải đi đi về về không ngừng rất mệt mỏi, một đằng là để tìm kiếm thức ăn, đằng khác là để cho con bú hoặc cho chúng ăn.
Đúng là nếu người phụ nữ chết đi thì đứa trẻ có nguy cơ chết theo mẹ, nhưng nguy cơ này là chung cho hàng trăm loài khác, khi mà những con nhỏ còn lâu mới có khả năng tự mình đi tìm kiếm thức ăn; và nếu mà đối với chúng ta tuổi thơ dài hơn, thì cuộc đời cũng dài hơn, thì về điểm này mọi thứ cũng còn gần như cân bằng (ghi chú 7), cho dù là, về độ dài của thời non trẻ, và về số lượng con nhỏ (ghi chú 8), thì có những quy luật khác nữa, nhưng không phải thuộc chủ đề của tôi. Còn nơi người già, họ ít vận động và đổ mồ hôi, thì nhu cầu thực phẩm giảm đi với khả năng cung cấp cho nhu cầu ấy; và do cuộc sống hoang dã tránh xa họ khỏi bệnh thống phong và bệnh thấp khớp, và tuổi già là một trong số tất cả các bệnh đau mà sự trợ giúp của con người có thể giảm nhẹ kém nhất, cuối cùng họ tắt ngấm đi, mà không ai nhận thấy là họ ngưng tồn tại, và chính họ cũng gần như là không nhận thấy điều đó.

-----------------------------------
 
Mettez un ours, ou un loup aux prises avec un sauvage robuste; agile, courageux comme ils sont tous, armé de pierres, et d'un bon bâton, et vous verrez que le péril sera tout au moins réciproque, et qu'après plusieurs expériences pareilles, les bêtes féroces, qui n'aiment point à s'attaquer l'une à l'autre, s'attaqueront peu volontiers à l'homme, qu'elles auront trouvé tout aussi féroce qu'elles. A l'égard des animaux qui ont réellement plus de force qu'il n'a d'adresse, il est vis-à-vis d'eux dans le cas des autres espèces plus faibles, qui ne laissent pas de subsister; avec cet avantage pour l'homme, que non moins dispos qu'eux à la course, et trouvant sur les arbres un refuge presque assuré, il a partout le prendre et le laisser dans la rencontre, et le choix de la fuite ou du combat. Ajoutons qu'il ne paraît pas qu'aucun animal fasse naturellement la guerre à l'homme, hors le cas de sa propre défense ou d'une extrême faim, ni témoigne contre lui de ces violentes antipathies qui semblent annoncer qu'une espèce est destinée par la nature à servir de pâture à l'autre.
D'autres ennemis plus redoutables, et dont l'homme n'a pas les mêmes moyens de se défendre, sont les infirmités naturelles, l'enfance, la vieillesse, et les maladies de toute espèce; tristes signes de notre faiblesse, dont les deux premiers sont communs à tous les animaux, et dont le dernier appartient principalement à l'homme vivant en société. J'observe même, au sujet de l'enfance, que la mère, portant partout son enfant avec elle, a beaucoup plus de facilité à le nourrir que n'ont les femelles de plusieurs animaux, qui sont forcées d'aller et venir sans cesse avec beaucoup de fatigue, d'un côté pour chercher leur pâture, et de l'autre pour allaiter ou nourrir leurs petits. Il est vrai que si la femme vient à périr l'enfant risque fort de périr avec elle; mais ce danger est commun à cent autres espèces, dont les petits ne sont de longtemps en état d'aller chercher eux-mêmes leur nourriture; et si l'enfance est plus longue parmi nous, la vie étant plus longue aussi, tout est encore à peu près égal en ce point (note 7), quoiqu'il y ait sur la durée du premier âge, et sur le nombre des petits (note 8), d'autres règles, qui ne sont pas de mon sujet. Chez les vieillards, qui agissent et transpirent peu, le besoin d'aliments diminue avec la faculté d'y pourvoir; et comme la vie sauvage éloigne d'eux la goutte et les rhumatismes, et que la vieillesse est de tous les maux celui que les secours humains peuvent le moins soulager, ils s'éteignent enfin, sans qu'on s'aperçoive qu'ils cessent d'être, et presque sans s'en apercevoir eux-mêmes.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire