vendredi 26 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (10)


Về phần các loại bệnh tật, tôi sẽ chẳng lặp lại những lời tuyên bố vô ích và sai lạc, mà phần lớn những người khỏe mạnh nói ra để chống lại nghề y; nhưng tôi tự hỏi không biết có một quan sát nào chắc chắn từ đó người ta có thể kết luận rằng ở những nước mà cái nghệ thuật này bị chểnh mảng nhất, thì đời sống trung bình của con người có ngắn hơn là ở những nước mà ngành y được chăm chút kỹ càng nhất; và nó sẽ như thế nào, nếu chúng ta tự gây cho mình nhiều bệnh đau hơn là ngành y có thể cung cấp cho chúng ta cách trị. Sự bất bình đẳng cùng cực trong lối sống, dư thừa rảnh rỗi ở những người này, quá tải công việc ở một số người khác, sự dễ dàng kích thích và thỏa mãn sự thèm ăn và nhục dục của chúng ta, những thực phẩm quá cầu kỳ của những người giàu, chúng nuôi dưỡng họ với nước cốt nóng nhiệt và làm họ ấm ách vì khó tiêu, đồ ăn tồi tàn của người nghèo, mà thậm chí rất thường họ còn không đủ ăn, và sự thiếu đói khiến họ thèm khát chất nặng dạ dày của họ khi có dịp, những đêm thức khuya, những sự thừa mứa đủ loại, những cơn xúc động kém điều độ với đủ loại đam mê, những mệt mỏi, và suy kiệt về trí óc, những buồn phiền, và những nỗi đau lòng không tên mà người ta nếm trải trong mọi tình trạng, mà vì chúng tâm hồn bị dày vò muôn thủa. Đó là những đảm bảo ảm đạm rằng phần lớn những bệnh đau của chúng ta là tác phẩm của chính chúng ta, và lẽ ra chúng ta đã gần như có thể tránh hết được, bằng cách giữ một lối sống giản dị, đồng điệu và đơn độc mà tự nhiên đã kê đơn cho chúng ta. Nếu tự nhiên đã mặc định chúng ta được lành mạnh, thì tôi sẽ gần như dám đảm bảo rằng tình trạng suy nghĩ là một tình trạng chống lại tự nhiên, và rằng người trầm tư là một động vật suy đồi.
---------------------------------------

A l'égard des maladies, je ne répéterai point les vaines et fausses déclamations, que font contre la médecine la plupart des gens en santé; mais je demanderai s'il y a quelque observation solide de laquelle on puisse conclure que dans les pays, où cet art est le plus négligé, la vie moyenne de l'homme soit plus courte que dans ceux où il est cultivé avec le plus de soin; et comment cela pourrait-il être, si nous nous donnons plus de maux que la médecine ne peut nous fournir de remèdes! L'extrême inégalité dans la manière de vivre, l'excès d'oisiveté dans les uns, l'excès de travail dans les autres, la facilité d'irriter et de satisfaire nos appétits et notre sensualité, les aliments trop recherchés des riches, qui les nourrissent de sucs échauffants et les accablent d'indigestions, la mauvaise nourriture des pauvres, dont ils manquent même le plus souvent, et dont le défaut les porte à surcharger avidement leur estomac dans l'occasion, les veilles, les excès de toute espèce, les transports immodérés de toutes les passions, les fatigues, et l'épuisement d'esprit, les chagrins, et les peines sans nombre qu'on éprouve dans tous les états, et dont les âmes sont perpétuellement rongées. Voilà les funestes garants que la plupart de nos maux sont notre propre ouvrage, et que nous les aurions presque tous évités, en conservant la manière de vivre simple, uniforme, et solitaire qui nous était prescrite par la nature. Si elle nous a destinés à être sains, j'ose presque assurer que l'état de réflexion est un état contre nature, et que l'homme qui médite est un animal dépravé.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire