mardi 9 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (5)


Phần thứ nhất


Dù cho điều đó thật là quan trọng, để mà đánh giá cho đúng trạng thái tự nhiên của con người, cái việc xem xét con người ngay từ khởi thủy của nó, và khảo sát nó, để có thể nói như vậy, từ trong phôi thai đầu tiên của giống loài, thì tôi cũng sẽ không theo đuổi việc tổ chức loài người theo những phát triển liên tiếp của nó. Tôi sẽ không dừng lại ở việc tìm kiếm trong hệ thống động vật xem cái gì đã có thể là nó vào lúc khởi đầu, để cuối cùng trở thành cái đang là nó; tôi sẽ không kiểm tra xem có phải là, như Aristote từng nghĩ, những chiếc móng dài của nó lúc đầu đã là những chiếc vuốt cong khoằm; nó không hề rậm lông như gấu, hay là, liệu do nó đi bằng bốn chân (ghi chú 3), ánh mắt của nó hướng xuống đất, và bị giới hạn bởi một tầm chân trời có vài bước chân, đã không hề khắc dấu cả tính tình, cũng như là sự giới hạn của những ý tưởng của nó. Tôi sẽ chỉ có thể hình thành về chủ đề này những phỏng đoán mơ hồ, và gần như là tưởng tượng. Giải phẫu học so sánh vẫn còn đạt được quá ít tiến bộ, và những quan sát của các nhà tự nhiên học vẫn còn quá kém chắc chắn, để ta có thể thiết lập trên những cơ sở như vậy nền tảng cho một lập luận vững chắc; bởi thế, không viện dẫn đến những kiến thức siêu nhiên mà chúng ta có về luận điểm này, và không xét đến những thay đổi đã có thể xảy đến trong cấu tạo của con người, cả bên trọng cũng như hình dạng bên ngoài, dần dần với việc nó đã sử dụng tứ chi của nó vào những công dụng mới, và dần theo việc nó tự nuôi dưỡng bằng những thực phẩm mới, tôi sẽ giả thiết là nó đã luôn luôn phù hợp, như là tôi thấy hiện nay, với việc đi bằng hai chân, sử dụng tay như chúng ta đang sử dụng, hướng ánh mắt lên toàn bộ thiên nhiên, và đo lường bằng mắt khoảng không rộng lớn của bầu trời.
 ------------------------------------------------------

PREMIERE PARTIE
Quelque important qu'il soit, pour bien juger de l'état naturel de l'homme, de le considérer dès son origine, et de l'examiner, pour ainsi dire, dans le premier embryon de l'espèce; je ne suivrai point son organisation à travers ses développements successifs. Je ne m'arrêterai pas à rechercher dans le système animal ce qu'il put être au commencement, pour devenir enfin ce qu'il est; je n'examinerai pas si, comme le pense Aristote, ses ongles allongés ne furent point d'abord des griffes crochues; s'il n'était point velu comme un ours, et si marchant à quatre pieds (note 3), ses regards dirigés vers la terre, et bornés à un horizon de quelques pas, ne marquaient point à la fois le caractère, et les limites de ses idées. Je ne pourrais former sur ce sujet que des conjectures vagues, et presque imaginaires. L'anatomie comparée a fait encore trop peu de progrès, les observations des naturalistes sont encore trop incertaines, pour qu'on puisse établir sur de pareils fondements la base d'un raisonnement solide; ainsi, sans avoir recours aux connaissances surnaturelles que nous avons sur ce point, et sans avoir égard aux changements qui ont dû survenir dans la conformation, tant intérieure qu'extérieure, de l'homme, à mesure qu'il appliquait ses membres à de nouveaux usages, et qu'il se nourrissait de nouveaux aliments, je le supposerai conforme de tous temps, comme je le vois aujourd'hui, marchant à deux pieds, se servant de ses mains comme nous faisons des nôtres, portant ses regards sur toute la nature, et mesurant des yeux la vaste étendue du ciel.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire