PLS : Bà Thúy Nga, tôi theo dõi bà từ lâu rồi, bà cư xử kém lắm ! Hoa Hậu là mỹ nhân của đất nước, bà nên cư xử cho phải đạo, kẻo có tội với trời đấy. Chỉ trừ HH mua giải thì tôi coi khinh, và tôi gọi là HH mạo danh (mua thì mua đến Á hậu thôi chứ!), nhưng mà trên nguyên tắc, tất cả các cô ấy, thậm chí là cô Ngọc Hân (hoặc như cô Phạm Hương đối với bên HHHV), đều phải được bà MỜI đi thi HHTG, chứ các cô ấy không phải XIN bà. So với các bậc quốc sắc ấy thì bà chưa là gì đâu ! Vẫn biết là bà nắm tiền trong tay, nên bà là người quyết định để các cô ấy đi thi hay là không, nhưng bà nên cư xử cho nó lịch sự, ra người có văn hóa, chứ đừng có làm những việc phản cảm, ngược đãi mỹ nhân, người ta ghét lắm !
Cô Kỳ Duyên xinh đẹp, khỏe mạnh, thông minh, cô ấy chỉ cần có làn da nâu rám nắng thôi là cô ấy sẽ lọt vào top 15 bất cứ cuộc thi quốc tế nào (và hơn thế nữa) ! Bắt chẹt không cho cô ấy đi thi là hoàn toàn láo toét, nhưng mà thời đại thau chì lẫn lộn thì cũng phải chịu thôi, chúng ta cứ chờ, vàng thật thì không sợ lửa !
Người có thể đưa Kỳ Duyên đi thi Hoa hậu Thế giới nói gì?
Đại diện đơn vị nắm bản quyền Hoa hậu Thế giới lên tiếng về mong muốn tham gia cuộc thi nhan sắc lớn nhất nhì hành tinh của Kỳ Duyên.
Hoa hậu Kỳ Duyên.
Từ năm 2008, các thí sinh đăng quang Hoa hậu Việt Nam như: Ngọc Hân, Đặng Thu Thảo... đều vắng mặt tại các cuộc thi nhan sắc mang tầm quốc tế với lý do bận học.
Thế nên khi Kỳ Duyên chia sẻ mong muốn được tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới trong tương lai gần đã ngay lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Bên cạnh một số người ủng hộ thì một bộ phận cư dân mạng lại tỏ ý mỉa mai và cho rằng Kỳ Duyên chưa hội tụ đủ yếu tố để đến với cuộc thi nhan sắc lớn nhất nhì hành tinh này.
Đặc biệt, bản quyền cuộc thi Hoa hậu Thế giới lại nằm trong tay công ty Elite. Và từ năm 2015, đơn vị này cũng đã tự tổ chức một cuộc thi nhan sắc riêng là Hoa khôi Áo dài Việt Nam để tìm người xuất sắc nhất tham dự Hoa hậu Thế giới.
Do vậy, nhiều người cho rằng, mơ ước của Kỳ Duyên quá xa xỉ và cô không có "cửa" để tham gia. Trước luồng ý kiến trái chiều, liên hệ với bà Thúy Nga - Giám đốc công ty Elite về mong ước của Kỳ Duyên, bà cho biết:
"Khi chúng tôi lựa chọn một thí sinh để đưa đi thi thì sẽ cần một quá trình để đánh giá. Tôi chưa có cơ hội gặp Kỳ Duyên nên không thể đưa ra bất cứ phát ngôn nào được".
Tuy nhiên bà Thúy Nga cũng khẳng định, dù công ty có tự tổ chức riêng một cuộc thi nhưng bà vẫn luôn đặt chất lượng thí sinh lên hàng đầu và những Hoa hậu, Á hậu của các cuộc thi khác vẫn có cơ hội ra đấu trường quốc tế:
"Ngoài việc tự tổ chức các cuộc thi để tìm người đẹp chúng tôi cũng muốn kết hợp với các cuộc thi khác để thí sinh có tiềm năng không bị thiệt thòi.
Riêng công ty tôi nắm 30 bản quyền cuộc thi hoa hậu, người mẫu quốc tế nên rất cần nhiều người đẹp và đáp ứng nhu cầu của từng cuộc thi để tham gia", bà Nga chia sẻ.
Giám đốc công ty Elite bà Thúy Nga.
Khi hỏi thêm về việc Kỳ Duyên chủ động "ngỏ ý" muốn được tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới trước có khiến bà bất ngờ không thì Giám đốc Elite vui vẻ tiết lộ:
"Sự thật thì 99% các thí sinh tham dự Hoa hậu Thế giới đều ngỏ lời với chúng tôi trước. Và bản thân tôi đánh giá rất cao những người như vậy vì họ phải thật sự khát khao và muốn chinh phục đỉnh cao mới bày tỏ mong muốn của mình.
Ví dụ như Nguyễn Thị Huyền chẳng hạn, tôi nhớ thời điểm đó chỉ còn 1 tuần nữa là Hoa hậu Thế giới diễn ra thì Huyền bất ngờ gọi điện và xin đi.
Trước đó, tôi đã xác định năm 2004 không cử ai đi thi nhưng sự nhiệt tình của Huyền làm tôi thay đổi. Tôi có nói với Huyền là sợ thời gian gấp gáp không xin được giấy phép và chuẩn bị được trang phục cho Huyền tham dự.
Nhưng Huyền bảo với tôi rằng, chị cố xin giấy phép cho em còn nếu không được thì cứ cho em đi thi để lấy kinh nghiệm. Huyền hứa sẽ không lên sân khấu trong đêm chung kết để không ảnh hưởng đến đơn vị đưa cô ấy đi.
Sự tâm huyết của Huyền khiến chúng tôi thấy mình cũng phải có trách nhiệm xin bằng được giấy phép và cuối cùng Huyền đã lọt vào top 15 dù đi thi muộn mất 1 tuần.
Thế nên như ở trên tôi đã chia sẻ, để cử thí sinh đi thi chúng tôi phải gặp mặt mới đánh giá được nhiệt huyết của họ và xem họ phù hợp với cuộc thi nào hơn".
PLS : Hòan tòan đồng ý với bạn Hòang Xuân. Chỉ cần xem dân Việt Nam đối xử với cụ Rùa, là thấy được ngay họ đối xử với nhân tài, như là giáo sư, mỹ nhân... như thế nào ! Và tôi cho rằng đó là lỗi của phụ nữ Việt Nam, lười biếng, sức khỏe kém, thiển cận, tham lam, gian xảo, cho nên dạy con vừa ngu vừa ác !
Hoàng XuânGửi đến BBC từ Sài Gòn
Như vô vàn đợt sóng dư luận 'lớp sau đè lớp trước' ở Việt Nam hiện giờ, câu chuyện cụ Rùa viên tịch mới chỉ một tuần đã chìm nghỉm từ đỉnh xuống đáy sự quan tâm.
Nhưng kết thúc đó khiến tôi phải nghĩ đến cách mà người dân Việt Nam, không kể quan hay dân, đang hành xử với những biểu tượng của sự thiêng liêng.
Chỉ trong cách gọi thành kính mà người dân Hà Nội dành cho cá thể rùa đặc hữu duy nhất còn tồn tại ở hồ Gươm, đã cho thấy trong tâm trí của rất nhiều người, 'cụ Rùa' là linh vật, tượng trưng cho sự trường tồn và oai linh của dân tộc.
Đến nỗi qua thời gian, sự thành kính ấy được thể hiện công khai trên báo chí và lan tỏa vào những nơi xa phố phường nhất.
Tuần trước, lúc đang cùng trèo lên sườn đồi trong một huyện heo hút miền núi tỉnh Quảng Bình, đoạn chỉ còn hai ba chục cây số nữa là đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào, vị chủ tịch trẻ của xã ấy đột nhiên hỏi tôi nghĩ thế nào về việc cụ Rùa vừa qua đời.
Tôi nói, tôi quan tâm đến việc cụ có để lại con cháu kế thừa không.
Dĩ nhiên, tôi đùa.
Vì tôi không kịp nghĩ ra câu trả lời nào có vẻ sâu sắc và thông minh hơn cả.
Quả là danh tiếng
Thế nhưng, sự thật là từ hàng chục năm nay, việc cụ Rùa nổi lên trên mặt nước hồ Gươm luôn luôn được người dân Hà Nội hân hoan chào đón. Báo chí coi đó như một hành vi "chứng giám" của tiền nhân cho sự nghiệp đang được cháu con gây dựng.
Vâng, các lãnh đạo, các ngôi sao giải trí, các nhà khoa học lừng danh... phải ghen với cụ. Chưa một ai được truyền thông quan tâm đặc biệt và liên tục suốt nhiều năm như cụ.
Cụ là celeb, là nhân vật chính của vô vàn phóng sự ảnh đăng trên báo chính thống cũng như blog cá nhân, của vô vàn tin tức và bài báo ghi nhận, tường thuật, chiêm nghiệm, phân tích... Mỗi lần cụ nổi lên là một dịp người dân liên kết công khai với một sự kiện (tuyệt đại đa số là sự kiện chính trị) trên phạm vi cả nước.
Trên báo Dân Trí, sau một chùm ảnh nhiều góc độ về cụ Rùa nổi lên trong năm mới, nhà báo viết: "Việc cụ Rùa nổi lên vào đầu năm mới mang lại rất nhiều hứng khởi cho người dân".
Tờ báo khác viết: "Hàng nghìn du khách chen nhau để tận mắt nhìn thấy rùa thiêng".
Tháng 10 năm ngoái, báo Đất Việt giật tít: "Cụ Rùa hồ Gươm nổi lên tiễn biệt Võ Đại tướng".
Bài báo dẫn lời PGS.TS Hà Đình Đức-người được gọi là 'nhà Rùa học' như sau:
"Cụ Rùa nổi lên đúng lúc linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đưa lên chuyên cơ về Quảng Bình là để tiễn biệt Đại tướng. Cụ Rùa nổi lên mặt nước như muốn thông báo với Đức Thánh Trần là Đại tướng đã về bên kia thế giới, về với tổ tiên non sông Đại Việt”.
Còn chỉ mới cách đây ít ngày, báo Vietnamnet làm một bài liệt kê những lần nổi lên của cụ Rùa (thật, cụ là celeb).
Bài báo viết : "Các dịp cụ Rùa nổi đáng nhớ là dịp Quốc khánh 2/9/2010. Sáng ngày 1/10/2010, Khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long, cụ Rùa cũng nổi. Suốt thời gian diễn ra Đại lễ cụ Rùa lên liên tục tất cả các ngày.
Tiếp đó, vào 6h30 sáng 10/10/2009, cụ Rùa cũng nổi lên khá lâu (...) trùng với ngày kỷ niệm 55 năm Giải phóng thủ đô và 999 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trong dịp kỷ niệm 52 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2006, cụ Rùa nổi từ 6h00 đến 6h30 (...).
Cũng trong năm này, ngày 8/11/2006, vào dịp Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động đón mừng Hội nghị APEC và mừng Việt Nam gia nhập WTO, cụ Rùa Hồ Gươm cũng đã bò lên nằm trên chân Tháp Rùa.
Năm 2005, kỷ niệm 60 năm Quốc Khánh 2/9, cụ Rùa cũng nổi."
Báo Vnexpress-tờ báo điện tử có nhiều người đọc nhất, ngày 10.10.2010, viết :"Chỉ ít phút sau lễ khai mạc diễu binh, 8h10 sáng nay cụ rùa Hồ Gươm đã nổi lên tại khu vực đền Ngọc Sơn trong niềm vui sướng của hàng nghìn du khách".
Quả thế. Tôi nhớ những năm 2001-2003, tôi đã chứng kiến bờ hồ Gươm đông nghịt người chen chúc nhau ngắm cụ Rùa. Có những người mang thức ăn nước uống, cố thủ suốt ngày để không bỏ qua bất cứ giây phút nào được tận mắt ngắm cụ.
Để đảm bảo an ninh cho khu vực, chính quyền địa phương đã phải cử lực lượng giám sát và giăng dây tại khu vực cụ hay nổi lên nhất.
Lúc ấy tôi nghĩ có lẽ để đề phòng lúc quá phấn khởi ngắm cụ thì có con cháu nào rơi luôn xuống nước không.
Nhưng sau đó, tôi nghĩ lại. Có lẽ lý do cốt yếu nhất chính là ngăn chặn "con cháu" nào tiện tay làm thịt luôn cụ đấy thôi.
Vì, có ai yêu, kính, thờ phụng một ai mà nỡ để họ chịu cảnh trầm luân suốt hàng chục, hàng chục năm như chúng ta đã đối xử với cụ Rùa không, hỡi các công dân thủ đô (cách đây một tuần, chứ giờ tạnh rồi) đã khóc lóc thắp hương đập đầu than vãn về sự ra đi của cụ?
Hết sức mâu thuẫn với chính mình, "Giáo sư Rùa" từng phỏng đoán việc cụ Rùa nổi lên dày đặc chứng tỏ cụ bị ngạt thở trong môi trường nước quá bẩn.
Trong clip cụ Rùa nổi ngày 12.2.2011, trên thân cụ đã thấy rõ phần lở loét dọc giữa mai lưng, những vết thương mới chồng lên vết sẹo cũ ở chân, thân và cổ.
Những clip đó cũng cho thấy mặt Hồ Gươm nào có còn "lung linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô" như lời một bài hát đầy tự hào vẫn được phát say sưa trên các loa phóng thanh khắp phố phường Hà Nội.
Mây trời không thể in bóng xuống một mặt nước sền sệt đen đặc, có những khi dày đặc cá chết như một lớp thảm họa tiết kỳ lạ trên nhiều góc hồ Gươm.
Hương ngào ngạt tỏa ra là xú uế từ thức ăn thừa, bao nilông, trái cây thối, những con cá phóng sinh bị chết, và vô vàn những thứ kỳ lạ khác mà chính những người từng bái vọng cụ, quẳng xuống hồ.
Trả lời phỏng vấn báo Tiền phong vào giữa tháng 1.2010 (vâng, cách đây 6 năm), PGS.TS Hà Đình Đức lo lắng:
"Hồ Gươm đang đứng trước nguy cơ suy thoái, trở thành sình lầy trong một thời gian không xa".
Hãy xem trong suốt thời gian chốn dung thân của cụ Rùa dần biến thành chốn sình lầy đó, cụ đã được đối xử ra sao.
Theo thống kê trên báo chí, cụ bị thương rất nhiều lần, vì va vào những chướng ngại vật sắc cạnh dưới lòng hồ, bị lở loét, bị nấm do ô nhiễm, bị dính lưỡi câu chùm, bị dính lưới quét, bị rùa tai đỏ gặm vào thịt... Trước cụ này còn các cụ khác. Mà các cụ đều đã ra đi vì bị đập bằng các vật cứng và bị xiên bằng đinh ba hay ba tiêu.
Và chưa hết đau lòng, thì tháng 3.2011 (vâng, vẫn cách đây 5 năm rồi ạ), thì cụ Rùa linh thiêng bị bắt gặp đã phải ăn xác một con mèo chết.
Thật ê chề! Cụ Rùa, vốn dinh dưỡng bằng những sinh vật sống bơi tung tăng, phải hạ mình giải cơn đói lòng bằng một con mèo chết. Và ơ hay, tại sao mèo chết lại được tống táng ở hồ thiêng?
Nhưng cụ cũng còn may mắn chán.
Trên VTC cách đây một tuần, tác giả Phạm Ngọc Dương thuật lại theo lời kể của PGS.TS Hà Đình Đức những câu chuyện nổi da gà. Tôi xin trích để người đọc hình dung hết sự 'trân trọng' đối với các cụ Rùa Hồ Gươm.
"Năm 1967, một cụ rùa bị khổng lồ nổi lên mặt nước, trên mai có đám bọt sùi màu hồng to như cái mũ (...).
Cả chục công nhân đánh cá nhảy xuống hồ vần “cụ” lên bờ, rồi vật ngửa “cụ” ra.
Nhằm đúng lúc “cụ rùa” thò đầu ra thở, họ tròng dây thừng thít cổ, rồi hò dô kéo “cụ” xềnh xệch trên mặt đất cứ như kéo pháo. Ông Đức lôi cho tôi xem cái biên bản đánh máy vẫn còn ghi rõ sự kiện này. (...)
“Cụ rùa” được đem về căn nhà số 90 phố Thợ Nhuộm cứu chữa, nhưng do vết thương rất nặng, lại bị mấy thợ đánh cá thít cổ kéo đi, nên cụ đã qua đời ngay trong chiều hôm đó. (...) Ông Thu đã lấy xà beng, thủ thế trên thuyền rồi ráng sức đâm thật lực vào lưng "cụ".
Khoảng năm 1963, trời mưa to, nước ngập, một “cụ rùa” hứng chí muốn ngắm phố phường Hà Nội, đã bò lên vườn hoa Chí Linh. Đúng lúc ấy, mấy thanh niên đi qua nhìn thấy đã thay nhau trèo lên lưng cụ bắt cụ… phi nước đại.
Chở mấy thanh niên nghịch ngợm một lúc thì “cụ” mệt, nằm thở phì phò. Không còn sức chống cự, mấy anh chàng bám một bên mai vật ngửa “cụ”, rồi hè nhau khiêng về mổ thịt, đem xương đi… nấu cao!
Vào năm 1945, đúng dạo nước sông Hồng lên cao, mưa lớn ngập khắp phố phường Hà Nội, một “cụ rùa” đã bò lên phố Lê Thái Tổ. Mấy ông chạy xe ba gác nhìn thấy con “ba ba” khổng lồ liền đuổi theo tóm lại rồi khiêng lên xe ba gác chở về… nấu chuối xanh. Cũng may mà chính quyền đuổi theo đòi lại được. Nhưng số phận “cụ rùa” này đến nay vẫn là một ẩn số.
Sau đó hơn chục năm, vào năm 1956, bão gió, lụt lội khắp phố phường Hà Nội, một “cụ rùa” lại mò lên đền Hàng Trống. Một ông đạp xích lô đâm phải ngã chỏng vó. Tức mình, ông ta hô người khiêng “cụ” lên xe, kéo về phố Hàng Hành.
Người ta dùng thừng thít cổ cụ, treo lên xà nhà để chuẩn bị chọc tiết, xẻ thịt như mổ heo trong nhà máy bên Tây." Thôi thôi, quá khứ đã nằm yên. Các cụ Rùa (may, hay không may?) cũng đã về với thế giới người hiền hết rồi.
Ứng xử và đối xử ra sao?
Nhưng mà, nói trại ngạn ngữ "Hết xôi, rồi việc"- "Rùa chết, hết việc". Không, việc chưa hết. Việc còn rất nhiều.
Loan phải biết là cái nón lá của Việt Nam mình, người phương Tây họ thích kinh khủng ấy ! Có anh đi chơi VN về, mua cả chục cái nón lá đội lên đầu :-D :-D Gớm các cụ mình ngày xưa thanh lịch thật ! Lần này, nếu Loan đi thi quốc tế, thì phải đội nón lá nghen, nón bài thơ thứ thiệt, thanh tao ấy, đừng có dát vàng dát bạc vào cho nó thô thiển đi.
Loan là cô gái duy nhất của Việt Nam cho đến giờ này có thể tranh ngôi Hoa hậu ở các cuộc thi quốc tế, không nữa thì phải chờ thêm một chục năm nữa để con gái mình lớn lên :-)
Loan đẹp quá :-) Đôi môi dày gợi cảm quá chừng, tóc kết hoa rất rất đẹp !
Thân hình tuyệt vời ! Hai tay pose rất đẹp đấy, đúng kiểu diễn viên múa, họ để tay như vậy, buông lơi mà không buông thõng, khủyu tay tròn, cánh tay không ép sát người che mất thân hình đẹp :
Miền Nam hợp với Loan đấy, dạo này mình thấy Loan thư giãn, sung sướng vui vẻ, là chính mình, chứ không còn cái vẻ căng thẳng, tự ti như hồi còn ở Hà Nội nữa. Dân miền Nam họ dễ chịu hơn, đúng không? Ngắm Loan mình cũng thấy vui vẻ thích thú lắm ! Ăn mặc tinh tế và thể hiện được cá tính của Loan.
Để qua năm mới Bính Thân, công việc ổn, mình sẽ post bài về múa cổ điển cho Loan nghen ! Có dịp là Loan đi thi quốc tế liền nha, lần này bất kể cuộc thi nào, Loan cũng đoạt giải cao đấy (trừ Miss International, Loan nên tránh, vì cuộc thi ấy người Nhật làm giám khảo, mà Nhật thì không giỏi về chọn nhan sắc lắm đâu hihi).
PLS : (Merci monsieur Phot Phet, pour avoir indiqué le lien !)
Thôi các bác cứ đem cụ đi hỏa thiêu đi, đừng có ướp xác Cụ như xác Bác, tội nghiệp cả Bác lẫn Cụ ! Vả lại nghe nói Cụ mắc bệnh ghẻ lở, ngắm rùa to thì chắc cũng thích, nhưng mà rùa ghẻ thì trông ớn lắm ! Nhân tiện các bác đưa Bác đi hỏa táng luôn đi có được không? Để cho Bác được yên nghỉ, con cháu được yên ổn, chứ người Bác tẩm đầy hóa chất như vậy, dân chúng ung thư là phải. Tôi thì tôi suy luận rằng, nền văn minh Ai Cập suy tàn (trong khi mà Hy La thì còn mãi), là do họ có cái thói cứ ướp xác vua của họ, mà Liên Xô sụp đổ, chắc cũng vì họ đi ướp xác Lê Nin. Lời vắn ý dài, mong các bác thấu tỏ !
Văn tế rùa Hồ Gươm
-----------
Hỡi ôi! Sóng nước lao xao,
Lộc vừng bối rối,
Đền Ngọc Sơn gió bấc đìu hiu,
Cầu Thê Húc thoảng mùi thôi thối,
Tưởng đâu từ nơi đống rác, quân vô lương đổ trộm xuống hồ?
Thì ra là xác ông Rùa, chết đột quỵ nhẽ chưa kịp trối!
(Thôi thì
Kêu bằng ông cũng lắm kẻ la,
Gọi bằng cụ hẳn không phải lối,
Mặc kệ họ la,
Cứ “ông” tôi gọi)
...
Nhớ linh xưa
Giống hiếm nòi khan,
Con dòng cháu dõi,
Cùng Ếch, Nhái, Thằn lằn - chính danh bò sát lưỡng cư,
Với Rồng, Phượng, Kỳ Lân - góp mặt tứ linh một hội,
Đường Tam Tạng đã từng quịt tiền đò,
Thần Kim Quy vốn là ông tổ nội.
Còn nhỏ ông chạy đua với Thỏ, nhờ mưu cao nên về đích trước tiên,
Lớn lên ông làm bạn với Sên, nết cẩn trọng chả bao giờ thèm vội!
Tính ưa đồng trũng ao hồ,
Chẳng chịu phồn hoa đô hội,
Ông quê ở chốn Lam Kinh,
Vua vác ông ra Hà Nội.
Ông uống phải nước Hồ Gươm,
Ông ăn cả gươm Lê Lợi.
Mà ông to phải cỡ mét ba,
Và ông nặng đến hơn tạ rưỡi.
Ông ốm đâu có một đôi lần,
Rồi thọ đến hơn ba trăm tuổi,
Tính ông kiên định, cắn rồi thì ngậm mãi không buông,
Miệng ông thép gang, muốn nhả ắt phải chờ sấm dội.
Hành tung ông khi chìm khi nổi, dân ghi nhận rất mực thất thường,
Công trạng ông lúc thụt lúc thò, sử chép lại bỗng thành chói lọi.
Thương ôi!
Bao nhiêu năm, hồ nọ thỏa thích rong chơi
Chợt một chiều, xác kia lềnh phềnh sóng nổi
Lá úa trên cao rụng đầy
Ba ba cũng đành chết đuối!
Tiến sĩ, giáo sư tranh luận búa xua,
Kền kền, lá cải đưa tin ỏm tỏi,
Quân thối mồm đã được dịp phán nhăng,
Bọn nhọ mõm lại thừa cơ đồn thổi
Chẳng biết rằng: Sinh Lão Bệnh Tử, sự vốn vô thường
Cũng nhờ vậy: Xuân Hạ Thu Đông, đời luôn đổi mới
Ôi thôi thôi!
Ruột gan kia nào ai nghĩ đến chuyện xào hành,
Thân thế ấy đố thằng mô dám đem rang muối!
Nay tế ông đây:
Một thúng chuối xanh,
Một giành ba rọi,
Một gói riềng nghệ mắm tôm,
Một ôm tía tô kinh giới,
Đậu phụ chín tới, bỏ chảo xào chung,
Hành tiêu lung tung, rắc lên nóng hổi.
Hồn ông thiên đình,
Xác ông hạ giới,
Ông ăn cho no,
Ông bò cho tới,
Gần thì ngay Ngọc Sơn đây, hễ muốn tiêu bản thì tiêu?
Xa thì sang Văn Miếu đó, có thích đội bia thì đội?
PLS : ihihi, cái câu cuối bài của J.-J. Rousseau các bác ấy dịch sai nè ! :-D :-D Nếu mà dịch câu ấy đúng thì là các bác ấy phải phát biểu mới đúng ! Các bác suy nghĩ kỹ đi rồi sửa lại không thì để tôi sửa cho :-D :-D Hihihi hehehe, các bác ấy đã sửa lại rồi này, nhưng mà vẫn còn sai : (...) Nói như Jean-Jacques Rousseau: “Trong thực tế, đối với những thứ chân lý vô nghĩa, sai lầm không gì tệ hại hơn là sự ngu muội - En fait de vérités inutiles, l’erreur n’a rien de pire que l’ignorance”. Để tôi gợi ý cho các bác một chút nghen ! Câu ấy của Rousseau, nếu viết đầy đủ ra thì là như vầy : "En fait de vérités inutiles, l’erreur n’a rien de pire que l’ignorance a de mauvais". Mời các bác suy nghĩ và sửa tiếp :-D Ôi ôi ôi, các bác ấy vẫn không chịu sửa, hoặc là vẫn không thấy được là sai ở đâu, hoặc là chắc mẩm là mình đúng rồi !! Ôi ôi ôi, nếu tôi không nhầm, thì đây là một cái site của 72 vị nhân sĩ trí thức, đứng đầu là bác Huệ Chi, tả phù thì có Phạm Toàn, hữu bật thì có Thế Hùng, dưới trướng lại có Từ Huy tiến sĩ !! Thế mà làm sao mà bác nào soạn thảo cái văn bản "Quan điểm của chúng tôi" này, mà bác ấy lại dịch sai Rousseau một cách choquant như vậy, mà bác Huệ Chi và cô Từ Huy lại chẳng chịu kiểm tra, đọc lại cho kỹ?
Vậy nên có thơ rằng : "Từ Huy là một cô nàng Việc mình thì nhác chỉ siêng việc người !"
Ôi ôi ôi, may mà Đại hội Đảng lần thứ XII (cũng như mọi ĐH Đảng khác) vừa thành công tốt đẹp. May mà bác Trọng lại tái cử Tổng bí thư (xin chúc mừng bác, để thứ bảy này tôi sẽ đi mua sâm banh ăn mừng bác), mà bác ấy lại không nghe lời các vị nhân sĩ trí thức mà đa nguyên đa đảng, bầu tổng thống, chứ không thì đến năm 2045 này có khi lại có người chết đói (phỉ thui, phỉ thui !) Các bác trí thức ơi, xin các bác cứ để cho nhân dân được ngủ, tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe tâm thần ! Chứ các bác cứ suốt ngày đánh thức nhân dân bằng những cái chân lý vô dụng của các bác, hoặc những erreurs frappantes của các bác, hoặc bằng sự ignorance éblouissante của các bác, thì nhân dân như tôi đến mất ăn mất ngủ mà suy nhược mất. Xin các bác dịch lại lần nữa, tìm lại contexte, hỏi ý kiến chuyên gia rousseauiste giỏi bằng tôi đây, vv. Còn nếu vẫn không hiểu được, thì mai mốt tôi sửa lại cho. Nhưng các bác phải biết là, một khi mà tôi sửa câu ấy xong, thì cái bài "Quan điểm ..." của các bác nó đi đời nhà ma, vì nó trái ngược hẳn lại ý của câu của Rousseau mà các bác trích dẫn ! Ôi ôi ôi, nan giải, nan giải !!
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 đến hôm nay 26-1 đã bước vào ngày thứ 7. Ngay từ hôm đầu tiên khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ 14 trù bị cho Đại hội, trong một Lời bình ngắn, Bauxite Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình: “Hội nghị trung ương lần thứ 14 đã bắt đầu. Tình hình cuộc đua vào "nhà trắng CSVN" càng nóng và đang ở vào thời điểm nước rút khẩn trương hơn bao giờ hết. Trong không khí sôi sục làm nhiều người cũng cảm thấy mê cuồng đến nhấp nhổm không yên, nhiều bạn đọc thân quen đã từng ngỏ ý muốn BVN bày tỏ thái độ của mình. Tuy nhiên sau nhiều cân nhắc, chúng tôi vẫn tự bảo, lên tiếng trong giờ phút này là hoàn toàn không thích hợp, khi mà việc đấu đá giữa hai phe trong Đảng là một ván cờ do Đảng bày ra để sát phạt, tranh nhau chiếc ghế quyền lực, còn người dân thì chỉ đóng vai chầu rìa chứ không có chút quyền hành nào cả, vậy thì lên tiếng để làm gì và có ảnh hưởng gì được đến các thế cờ mà từ lâu người trong cuộc cũng như đám quân sư đã nát óc tính từng nước cho đến lúc sắp ngã ngũ này. Biết đâu cho đến phút cuối cùng, một sự thỏa hiệp để chia chác quyền lợi được hai bên cùng gật đầu thì mong ước của những ai nóng lòng chờ kết cục đại thắng của một bên có phải là bị một vố ngã ngửa hay không.
Điều quan trọng hơn, chúng tôi hoàn toàn chưa nhìn thấy ở cuộc đua của ĐCS một lợi ích tốt đẹp nào sẽ mở ra cho dân cho nước. Cái “nhiều xấu hơn” cũng như cái “ít xấu hơn” – nếu quả có sự khu biệt ấy – dù cái nào thắng thì cũng chẳng có triển vọng đưa đến một xu thế dân chủ, giúp đất nước có cơ thay đổi theo hướng thoát Trung và thoát Cộng, là điều mà mọi người hằng tâm niệm bấy lâu nay. Vậy thì tốt nhất là hãy lặng yên đóng vai người quan sát, miễn không phải một người quan sát thụ động bàng quan, mà luôn luôn biết tỉnh táo và tinh tường đón đúng thời cơ để khuyến khích dân tộc đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, bằng con đường ôn hòa kiên quyết đấu tranh giành lại quyền làm người, quyền được bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, và được sống tự do trong một cơ chế đa nguyên đa đảng mà từ lâu đã bị chế độ độc tài với bộ máy công an trị triệt tiêu bằng mọi cách”.
Sáng 25-1, khi ván cờ tưởng đã an bài đột nhiên có thông tin lộ ra cho biết một phe – phe cứ ngỡ là cam chịu ở vào thế bại – bắt đầu tung những đòn hiểm được nhiều người hy vọng đây sẽ là cú lật ngược ngoạn mục, không chỉ trong hàng ngũ đảng viên, dư luận viên và quần chúng cảm tình với Đảng xôn xao bàn tán, cặp mắt lấm lét nhìn trước ngó sau, mà anh chị em XHDS và cả một số người Việt ở nước ngoài cũng không im lặng được nữa, phải bày tỏ chính kiến, người thế này người thế kia, phân tán năm bè bảy mảng. Nhưng rồi đến chiều, sau khi đã kiểm phiếu, lập tức lại có tin mọi sự vẫn đúng như dự định, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bằng lòng rút hẳn, ván cờ quả thật đã an bài. Dư luận lại được một phen bàn tán, trong đó không khỏi có người reo to và có kẻ kêu trời.
Bauxite Việt Nam vẫn xin giữ nguyên sự im lặng trong thời điểm này như một nguyên tắc cố hữu. Lý do cơ bản của chúng tôi là không một bên nào giữa phe ông Nguyễn Phú Trọng hay phe ông Nguyễn Tấn Dũng (hay thêm một phe ông khác vào đây nữa cũng vậy) đủ khả năng thuyết phục rằng nếu phe ông ấy “giành được ngọn cờ của Đảng” thì một cơ hội tốt đẹp hơn sẽ mở ra cho đất nước và dân tộc chúng ta. Hơn mười năm các vị ngự trị trên những cương vị tối cao – dù người này người kia có xê xích đổi thay chút ít – đã cho bàn dân thiên hạ nhìn thấy quá đủ phẩm chất, khả năng, bản lĩnh và thủ đoạn của các vị. Đặt cược niềm tin của mình vào bên này bên nọ chẳng hóa ra những người tỉnh táo trong dân tộc đang điên rồ hết cả hay sao. Cho nên, mặc cho ai thắng ai thua thì vẫn cứ còn một khoảng trống dài ở phía trước để chúng tôi được kiểm nghiệm, cọ xát với thực tế, nhằm thanh toán những dấu hỏi chất nặng trong đầu đã trên mười năm nay. Đó là bản giao ước không lời mà thế bất đắc dĩ chúng tôi xin nêu lên như một tuyên ngôn, bởi thực lòng, nếu không có các vị, nếu tất cả các vị đều làm được như ông Thein Sein, thì tốt cho đất nước này biết mấy. Trên cái di sản hình chữ S các vị để tanh bành ra đó mà không còn bất kỳ bóng dáng nào của các vị, 90 triệu con người Việt Nam cần cù sẽ bắt tay khôi phục lại, dưới một thể chế đích thực tự do dân chủ, có pháp luật nghiêm minh, có đa nguyên đa đảng, được cả thế giới văn minh ủng hộ, sẽ tiến bước về phía cường thịnh và thoát khỏi sự khống chế của tên chúa trùm tàn bạo Tàu Cộng, nhanh chóng hơn rất, rất nhiều.
Tất nhiên, trong điều kiện quyền lực của các vị vẫn đang đè lên đầu, chúng tôi vẫn tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng, với tình trạng của Đại hội ĐCSVN 12 này, mọi sự sẽ không thể còn như trước. Dù ai thắng ai bại thì hình ảnh của các vị cũng như hình ảnh của một đảng thống trị bằng bạo lực sau 70 năm, trong lòng mọi người dân đã hiện diện đầy đủ bản lai diện mục, sự mơ hồ về một lý tưởng đẹp đẽ với “tương lai dân giàu nước mạnh, có độc lập có tự do có hạnh phúc” mà những khẩu hiệu nghe rất bùi tai vào những ngày giữa tháng Tám 1945 và nhiều năm sau đó đã thu hút bao nhiêu trí thức và dân chúng ào ạt đi theo, nay đã phá sản hoàn toàn. Có thể sau Đại hội này, dân chúng sẽ sống những ngày cơ cực hơn, nghẹt thở hơn, bị đàn áp nặng nề hơn, nhưng lại cũng lả những ngày đáng sống hơn, vì phần lớn họ được thức tỉnh trước một cái gì vốn bấy lâu là một thực thể mù mờ mà giờ đây mình đã hiểu thật rành rẽ. Nói như Jean-Jacques Rousseau: “Trong thực tế những chân lý này nọ đều là vô ích, sai lầm không gì tệ hơn là sự ngu muội - En fait de vérités inutiles, l’erreur n’a rien de pire que l’ignorance”.
ĐH Đảng có đấu đá nhau cũng không sao, đấu đá tí càng tốt, thêm phần khỏe khoắn.
Tôi xin nói lý do thứ hai khiến tôi chọn ông Nguyễn Phú Trọng : có ông Trọng thì mới có TPP, không có ông ấy thì không chắc đâu, cho nên tôi biết giờ này ông ấy đang là cái gai trong mắt Trung Quốc. Ông Trọng vì liêm khiết, nên không có gì để mất, ông ấy già rồi, nên chỉ một hai năm nữa là ông ấy sẽ về hưu. Còn phe nào nóng ruột kinh khủng muốn hạ ông ấy thì là bọn xấu đấy !
Tôi cũng thừa nhận là tôi có thiện cảm với ông Nguyễn Tấn Dũng, ông ấy là ông Thủ tướng đối ngoại tốt nhất từ trước tới nay, và ổng được lòng dân chúng. Vụ bạo loạn năm ngoái không nhờ ông ấy hành động kịp thời thì Việt Nam nguy rồi. Nhưng ông Dũng dùng người kém (chắc là cung nô bộc của ổng không tốt :-) ), người ổng dùng không có được trung hậu, mà tham lam và kém lương thiện, cho nên khi có lợi thì họ làm tốt, còn không thì họ bán rẻ ổng ngay. Cho nên là tôi tin rằng, ông Dũng làm TBT thì sẽ không thể kiểm soát được tình hình.
Ông Nguyễn Xuân Phúc, thì ta cứ giả sử như là ổng không hề liên quan đến vụ ông Nguyễn Bá Thanh, thì ổng cũng có tài năng về kinh tế, nhưng mà ông ấy không có sức thu hút, tiếng Pháp gọi là charisme (như ông Dũng), là một phẩm chất mà một chính trị gia lớn cần có. Trong trường hợp mà tình hình căng thẳng quá, thì các bác phải hy sinh hoặc là ông Nguyễn Xuân Phúc hoặc là ông Trần Đại Quang, thay vào đó là ông Nguyễn Thiện Nhân. Ông Nhân tuy không thu hút nổi bật, nhưng ông ấy giành được thiện cảm của mọi người, cũng như của nước ngoài, và giới trí thức; và như vậy thì người ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
Chúc các bác cẩn trọng sáng suốt, tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp :-)
PLS : Xinhua là đồ mồm thối, óc bã đậu. Và bọn Tàu nói chung là một bọn chỉ nghĩ đến tiền. Khi thấy có thể moi tiền được của các bác, là chúng ra vẻ tử tế, các bác hết tiền, là chúng giết các bác được ngay. Mới hồi nào có hai thằng từ Trung Quốc sang Việt Nam cắt cổ một bé gái 10 tuổi, các bác không nhớ à? Chúng mà cứ kêu gọi tình cảm thắm thiết, thì các bác bảo, trả Hoàng Sa đây, rồi chúng tao tin. Việt Nam giữ được ổn định và phát triển, là do các ông Cộng Sản kịp thời mở cửa, hội nhập thế giới, chứ cứ ôm lấy Trung Quốc thì các ông ấy cũng tiêu vong rồi ! Các bác Tàu khựa đừng có giây máu ăn phần !
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc gặp ở Hà Nội hôm 5/11/2015. Photo: Reuters
Hãng tin chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng việc làm sâu sắc thêm quan hệ với Bắc Kinh “chỉ có lợi” cho Hà Nội, và nhờ hợp tác với nước này, mà Việt Nam mới “ổn định xã hội”.
Trong bài bình luận về Đại hội đảng 12, Tân Hoa Xã viết rằng mối quan hệ hợp tác bùng nổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã “đóng vai trò quan trọng”, giúp quốc gia Đông Nam Á đạt được các thành tựu về kinh tế.
Hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng kế hoạch “đầy tham vọng” của Việt Nam trong 5 năm tới “cần mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn” với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Xinhua cũng cho rằng tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam có thể tận dụng “kinh nghiệm kỹ thuật và đầu tư lớn của Trung Quốc”.
Thêm nữa, theo cơ quan báo chí được coi là lớn nhất Trung Quốc này, Bắc Kinh đã dành “sự ủng hộ không suy suyển” cho “nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước khác” của Việt Nam.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng Việt Nam không nên theo đuổi các mục tiêu ngoại giao bằng mọi giá, kể cả việc “đánh đổi mối quan hệ truyền thống khó khăn lắm mới đạt được với Trung Quốc” cũng như việc “gây tác động tiêu cực tới các quyền lợi tổng thể của đôi bên”.
Theo các nhà quan sát, Tân Hoa Xã là hãng tin do nhà nước quản lý mà người đứng đầu là một ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên ý kiến đưa ra phần nào đó thể hiện quan điểm của chính quyền Bắc Kinh.
Lời bình luận bị một số người coi là “giọng điệu kẻ cả, bề trên” xuất hiện hôm 20/1, đúng ngày Việt Nam bắt đầu đại hội đảng 12, vạch ra các chính sách quan trọng cho 5 năm sắp tới.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam “thoát Trung”.
Ông nhận định với VOA Việt Ngữ về vị thế của Việt Nam trong tương quan với quốc gia liền kề khổng lồ: “Khi bàn một chuyện lớn gì đó, thì trước hết người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng đấy cũng muốn ông ta phải là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ”.
Nhà phân tích này nói thêm: “Và nước khổng lồ đấy luôn luôn muốn các nước chung quanh phải quy về một mối là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đấy là từ xa xưa lắm rồi. Đấy là một nỗi nhục do cái oái ăm của vị thế địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một cái thông lệ, và vượt ra khỏi được cái thông lệ đó đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc”.
Trong bài bình luận, hãng tin nhà nước Trung Quốc nói rằng mối quan hệ song phương đã “chống chọi các thách thức” và “vẫn ổn định” dù bị “một số quốc gia cụ thể của phương Tây và các nhóm dân tộc chủ nghĩa chi phối”.
“Tự hại mình”
Xinhua kết luận rằng cho dù đội ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thay đổi thì cũng “không nên lay chuyển quyết tâm làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa hai nước”.
“Cần phải làm rõ rằng bất kỳ ai thổi bùng tinh thần dân tộc trong mối quan hệ Việt – Trung sẽ chỉ tự hại mình,” hãng tin nhà nước nhấn mạnh.
Bình luận của Tân Hoa Xã được đưa ra trong bối cảnh đa phần các bình luận về Đại hội Đảng 12 ở Việt Nam đều cho rằng đang có cuộc đối đầu giữa phe thân Trung Quốc và phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, mà đại diện cho hai phe này là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, cho rằng “việc gán cho một nhóm nào đấy trong nội bộ của đảng là thân Trung Quốc hay thân Mỹ hơi phiến diện và không chính xác”.
Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Ở bất cứ quốc gia nào cũng có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Có ý kiến thiên về ủng hộ quan hệ tốt với Trung Quốc nhiều hơn, và có phía muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ và phương Tây nhiều hơn để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi không nghĩ sự khác biệt này quá là lớn, tới mức chúng ta phải coi là có hai phe thân Mỹ và thân Trung Quốc trong nội bộ”.
Ông Hiệp nói thêm: “Theo quan sát của tôi, nhìn tổng thể, khi nói về chủ quyền và quan hệ với Trung Quốc, tôi nghĩ có một sự đồng thuận ở một mức độ nào đấy. Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ”.
Về các tin đồn về sự chi phối của Trung Quốc đối với việc lựa chọn lãnh đạo của Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mới đây đã gọi đó là thông tin “xuyên tạc”.
“Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào đại hội 12 của Đảng”, ông Huynh nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Phan Tất Thành, một lưu học sinh ở Trung Quốc những năm 60, nói với VOA Việt Ngữ rằng “từ trước tới nay, yếu tố Trung Quốc bao giờ cũng rất là lớn”.
“Mọi sự đạo diễn rồi ý kiến can thiệp thì thường là ảnh hưởng rất lớn tới các hoạch định đường lối của Việt Nam, của Đảng cộng sản Việt Nam,” ông Thành nói.
PLS : Tại sao các bác ăn rau muống, mà lại đi chê hoa rau muống? Các bác vớ vẩn thật, các bác nên học cách tử tế với những điều tử tế! Còn không thì sẽ có lắm mụ xấu điên xấu đảo lên nhưng lại mở mồm chê cô Loan là nhà quê, mặc định rằng vì cổ nhà quê nên cổ xấu ! Và ngoài ra thì tôi cho rằng chẳng nên nhờ một anh tài xế taxi thẩm định nghệ thuật. Tôi khuyên các bác nên hỏi ý kiến trẻ con, xem chúng thấy có đẹp hay không, nếu các bác học hành kiểu bá láp bá xàm, và tâm hồn cằn cỗi, nên không có khả năng nhìn ra cái gì là đẹp nữa !
Trang trí đèn hoa Hà Nội: Tranh cãi là không cần thiết
Tác giả: Chung Nguyên |
KD: Khi một tác phẩm khiến đám đông không hiểu, nó trở thành nghệ thuật. Khi nghệ thuật khiến cho cả người sáng tạo ra nó cũng không hiểu, thì nhiều khả năng sẽ được mang ra trang trí cho phố phường Hà Nội. (Chung Nguyên) :D
Thú thật, mình đã ngơ ngẩn trước màu sắc xanh đỏ tím vàng kiểu này, và tự hỏi, vì sao một Thủ đô thanh lịch lại “đẻ’ ra thứ thẩm mỹ kỳ cục, quê mùa và buồn cười đến vậy? Lỗi do đâu?
Mới đây có việc đi taxi mà cậu lái xe vừa cười, vừa khoe máy di động của cậu ta chụp được y hệt hình ảnh này: Cô ơi, buổi tối đi nhìn nhức mắt, lòe loẹt kỳ lạ lắm Cô đã nhìn tận mắt chưa?
Nghe cái tiếng cười của cậu ta, mình thấy sao ngượng thế!
———-
Đường hoa sặc sỡ bị nhiều người chê (Ảnh: K14/TTVN)Những ngày này, người Thủ đô nói về nhiều về thẩm mĩ và nghệ thuật. Họ chê bai những vật phẩm trang trí màu mè loè loẹt trên từng con phố làm hỏng nét cổ kính của đất Kinh Kỳ.
Khi một tác phẩm khiến đám đông không hiểu, nó trở thành nghệ thuật. Khi nghệ thuật khiến cho cả người sáng tạo ra nó cũng không hiểu, thì nhiều khả năng sẽ được mang ra trang trí cho phố phường Hà Nội.
Yếu tố chủ đạo vẫn là hoạ tiết floral vector nước Pháp cách điệu đan xen hoa đào Nhật Tân nhựa mica dập nổi, thiết kế giản dị bằng phần mềm Paint cơ bản của Windows.
Người khen cũng có, kẻ lại chê rằng màu sắc, hình khối quá đậm chất origami làng Cót vẫn hay được đốt dịp Rằm.
Hình ảnh hoa được trang trí tại đài phun nước ngay bên hồ Gươm khiến nhiều người bất ngờ (Ảnh: Internet)
Đài phun nước trung tâm rực rỡ với 20 cây rau muống biển sắp xếp hài hoà, cân đối tượng trưng cho không khí gia đình sum vầy khi Tết đến.
Cũng có ý kiến cho biết nếu có thêm hình ảnh miếng thịt thăn bò bên cạnh nữa thì dứt khoát đây sẽ là biểu tượng ẩm thực xứng tầm châu lục.
Tuy nhiên lại có người phản đối, với lý do sở Văn Hoá đã công bố rằng đó là hoa tóc tiên chứ không phải hoa rau muống.
Ở một thành phố có rất nhiều thứ bề bộn phải làm, thì việc nhầm tên loài hoa dựng tạm vài ngày là dỡ cũng không lạ.
Nghệ thuật thường không dành cho công chúng, những người phản đối đèn hoa trang trí Hà Nội cuối năm, chắc cũng không khác nhiều với đám đông trần tục giận dữ ở Florence nước Ý đốt bỏ những kiệt tác nghệ thuật vô giá cách đây 6 thế kỷ.
Rất có thể hàng trăm năm sau, những bức ảnh chụp đường phố Thủ đô hôm nay, sẽ được mang trưng bày trang trọng ở các bảo tàng nghệ thuật khắp thế giới. Nhân loại rồi sẽ phải sửng sốt, kinh ngạc trước những kiệt tác phong cách Châu Âu ánh màu đèn LED.
Suy cho cùng, việc tranh cãi là không cần thiết, vì đằng nào chỉ đến sáng mồng một thôi, tất cả sẽ đều lũ lượt rời Thủ đô về quê ăn Tết, trả lại cho người Hà Nội cả đèn, hoa lẫn đường phố trống không như mùa đông năm 1946.