lundi 30 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (14)


Đó là, thưa Đức ông, trạng thái thứ ba và cuối cùng mà vượt ra khỏi nó chẳng còn gì để làm cả. Và đó là như thế nào mà con người tốt đẹp lại trở thành độc ác ;  Chính là để tìm hiểu xem nên dùng biện pháp nào để ngăn họ trở nên như vậy mà tôi đã dành cuốn sách của mình. Tôi đã không khẳng định rằng trong trật tự hiện tại điều đó hoàn toàn có thể, nhưng tôi đã khẳng định rõ và vẫn còn khẳng định rằng không có phương cách nào khác hơn, để đạt đến mục đích, ngoài những phương cách mà tôi đã đề nghị.
Về vấn đề đó ngài đã nói rằng phương án giáo dục của tôi, « còn xa mới phù hợp với Thiên chúa giáo, thậm chí không thích hợp để tạo ra những công dân hay cả những con người » : và chứng cớ duy nhất của ngài chống lại tôi là đưa ra tội tổ tông. Thưa Đức ông, có cách khác để giải thoát khỏi tội tổ tông, đó là lễ rửa tội. Từ đó suy ra rằng, theo ngài, không bao giờ có công dân cũng như con người nào khác ngoài người thiên chúa giáo. Hoặc là ngài hãy chối bỏ hậu quả này, hoặc ngài hãy chấp nhận rằng ngài đã chứng minh quá đáng.
Ngài đã lôi ra những bằng chứng của mình từ rất cao, đến nỗi mà ngài buộc tôi cũng phải đi tìm những câu trả lời của mình rất xa. Đầu tiên, chắc hẳn là, theo tôi, cái học thuyết về tội tổ tông, mà nó đang phải chịu những khó khăn khủng khiếp đến thế, đã không được nêu trong Kinh Thánh một cách rõ ràng và cứng rắn như là nhà hùng biện Augustin và các nhà thần học của chúng ta đã xây đắp nên. Và còn cái cách quan niệm rằng Thiên chúa tạo ra bấy nhiêu tâm hồn vô tội và trong trắng, để cố tình gắn chúng vào những thân thể tội lỗi, để khiến cho chúng tiêm nhiễm ở đó sự suy thoái tâm hồn, và để kết án tất cả chúng vào nơi địa ngục, không vì tội lỗi nào hơn là cái sự kết hợp này, vốn là tác phẩm của Người ? Tôi sẽ không nói là ngài có thể (như ngài đã tự khoe) làm sáng tỏ bằng hệ thống này những bí ẩn của trái tim chúng ta ; nhưng tôi thấy là ngài đã làm tối tăm đi rất nhiều sự công bằng và lòng tốt của Đấng tối cao. Nếu ngài giải quyết được một phản đối, đó là để thay thế nó bằng những phản đối còn trăm lần mạnh hơn thế.
------------------------------------------------------------
Voilà, monseigneur, le troisième et dernier terme au delà duquel rien ne reste à faire ; et voilà comment, l'homme étant bon, les hommes deviennent méchants. C'est à chercher comment il faudrait s'y prendre pour les empêcher de devenir tels, que j'ai consacré mon livre. Je n'ai pas affirmé que dans l'ordre actuel la chose fût absolument possible ; mais j'ai bien affirmé et j'affirme encore qu'il n'y a, pour en venir à bout, d'autres moyens que ceux que j'ai proposés.
Là-dessus vous dites que mon plan d'éducation 21, loin de s'accorder avec le christianisme, n'est pas même propre à faire des citoyens ni des hommes : et votre unique preuve est de m'opposer le péché originel. Monseigneur, il n'y a d'autre moyen de se délivrer du péché originel et de ses effets, que le baptême. D'où il suivrait, selon vous, qu'il n'y aurait jamais eu de citoyens ni d'hommes que des chrétiens. Ou niez cette conséquence, ou convenez que vous avez trop prouvé.
Vous tirez vos preuves de si haut, que vous me forcez d'aller aussi chercher loin mes réponses. D'abord il s'en faut bien, selon moi, que cette doctrine du péché originel, sujette à des difficultés si terribles, ne soit contenue dans l'Écriture ni si clairement ni si durement qu'il a plu au rhéteur Augustin et à nos théologiens de la bâtir. Et le moyen de concevoir que Dieu crée tant d'âmes innocentes et pures, tout exprès pour les joindre à des corps coupables, pour leur y faire contracter la corruption morale, et pour les condamner toutes à l'enfer, sans autre crime que cette union qui est son ouvrage ? Je ne dirai pas si (comme vous vous en vantez) vous éclaircissez par ce système le mystère de notre cœur ; mais je vois que vous obscurcissez beaucoup la justice et la bonté de l'Être suprême. Si vous levez une objection, c'est pour en substituer de cent fois plus fortes.

vendredi 27 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (13)


Khi mà, bởi sự phát triển mà tôi đã chỉ ra tiến trình, con người bắt đầu đưa mắt nhìn tới đồng loại, họ cũng bắt đầu thấy được mối quan hệ của họ và mối quan hệ của sự vật, và có ý niệm về sự phù hợp, công bằng và trật tự ; đạo đức đẹp đẽ bắt đầu được họ cảm thấy, và ý thức tác động : khi đó họ có đức hạnh ; và nếu họ cũng có những tật xấu nữa, thì đó là do bởi lợi ích của họ chồng chéo nhau, và tham vọng của họ thức dậy cùng là ánh sáng của họ trải rộng ra. Nhưng chừng nào mà còn có ít xung đột lợi ích hơn là tụ hội của ánh sáng, thì con người về cơ bản là tốt. Đó là trạng thái thứ hai.
Cuối cùng khi mà tất cả lợi ích cá nhân khuấy động va đập vào nhau, khi tình yêu bản thân được ủ lên men biến thành lòng tự ái, khi mà ý kiến, mà nó làm cho toàn vũ trụ trở thành cần thiết với mỗi con người, khiến tất cả họ sinh ra đã trở thành kẻ thù của nhau, và làm cho ai cũng chỉ thấy được lợi ích của mình trong sự đau khổ của kẻ khác, khi đó ý thức, yếu hơn là những đam mê bùng lên, bị chúng bóp nghẹt, và chỉ còn là trên miệng của con người một từ ngữ được dùng để lừa bịp lẫn nhau. Người nào cũng giả vờ muốn hy sinh lợi ích của mình cho công chúng, và tất cả đều dối trá. Ai cũng chỉ muốn lợi ích chung khi mà nó phù hợp với lợi ích của cá nhân : bởi thế sự phù hợp này là đối tượng của nền chính trị thực sự muốn làm cho dân chúng hạnh phúc và tốt hơn. Nhưng đến đây thì tôi bắt đầu nói một thứ ngôn ngữ lạ, ít được biết bởi độc giả cũng như bởi chính ngài.
-----------------------------------------------------------------
Quand, par un développement dont j'ai montré le progrès, les hommes commencent à jeter les yeux sur leurs semblables, ils commencent aussi à voir leurs rapports et les rapports des choses, à prendre des idées de convenance, de justice et d'ordre ; le beau moral commence à leur devenir sensible, et la conscience agit : alors ils ont des vertus ; et s'ils ont aussi des vices, c'est parce que leurs intérêts se croisent, et que leur ambition s'éveille à mesure que leurs lumières s'étendent. Mais tant qu'il y a moins d'opposition d'intérêts que de concours de lumières, les hommes sont essentiellement bons. Voilà le second état.
Quand enfin tous les intérêts particuliers agités s'entre-choquent, quand l'amour de soi mis en fermentation devient amour-propre, que l'opinion, rendant l'univers entier nécessaire à chaque homme, les rend tous ennemis nés les uns des autres, et fait que nul ne trouve son bien que dans le mal d'autrui, alors la conscience, plus faible que les passions exaltées, est étouffée par elles, et ne reste plus dans la bouche des hommes qu'un mot fait pour se tromper mutuellement. Chacun feint alors de vouloir sacrifier ses intérêts à ceux du public, et tous mentent. Nul ne veut le bien public que quand il s'accorde avec le sien : aussi cet accord est-il l'objet du vrai politique qui cherche à rendre les peuples heureux et bons. Mais c'est ici que je commence à parler une langue étrangère, aussi peu connue des lecteurs que de vous.

jeudi 26 janvier 2012

« Trí thức » vs « trí thức ánh sáng »


Đầu xuân thấy trên diễn đàn tranh cãi loạn xạ về « trí thức », tôi cũng muốn góp phần, bèn lôi tự điển tiếng Pháp (và cả tiếng Anh) ra tra.

Nhưng tôi nhận thấy là mọi người bàn về những khái niệm khác nhau. Định nghĩa của bác Châu về trí thức là định nghĩa chính xác trong tự điển, tức là người lao động trí óc. Theo bác Châu, người trí thức và tất cả mọi người nói chung nên « nói những gì mình nghĩ » (Phú-lang-sa tôi cho đó là phản biện ở dạng khiêm tốn và ngay thẳng nhất của nó).

Còn định nghĩa của các bác Quechoa, nhà văn NQV, nhà nghiên cứu N.V.Tuan, người Na Uy Nguyễn Quang Minh, thì không tương ứng với định nghĩa « trí thức » của tự điển, nên tôi tạm dùng một khái niệm khác để biểu hiện, đó là « nhân sĩ ». Như vậy nhân sĩ là người tham gia phản biện xã hội (có thể bao gồm trí thức, nông dân, vv.)

Bác N. V. Tuấn lại nói thêm là trí thức ( kiểu « nhân sĩ ») phải « nói sự thật cho kẻ có quyền thế ». Thế lỡ nói sai thì không được coi là trí thức nữa ạ ? Suy ra thì trí thức thì đều nói giống nhau, vì sự thật chỉ có một mà thôi, phải không ạ ? Thế thì đâu cần phản biện nữa ạ ? Hay là có nhiều sự thật khác nhau ?

Khái niệm của bác Huệ Chi lại hơi khác hơn một tí, vì bác ấy cho rằng trí thức là người « có lương tri và ánh sáng của lương tri », nên phải « làm việc hướng dẫn cộng đồng », tức là phản biện. Vậy liệu những người nông dân có thể « phản biện » để « hướng dẫn cộng đồng » được không ? Nếu có, tức là anh Châu đúng (vì anh ấy cho là phản biện là vai trò của mọi người trong xã hội). Nhưng câu trả lời của bác Huệ Chi là « không », vì bác ấy nói : « … tôi nghĩ phản biện xã hội là chức năng của trí thức, chứ không phải là chức năng của ai hết." Như vậy tức là định nghĩa « trí thức » của bác Huệ Chi khác với định nghĩa về trí thức « nhân sĩ ». Trong trường hợp này, tôi tạm dùng khái niệm « trí thức ánh sáng » để biểu hiện định nghĩa của bác Huệ Chi, còn  khái niệm « phản biện » của bác ấy thì tôi thấy nó gần với nghĩa « cố vấn » hơn.

Tôi thấy vụ này hơi giống vụ tranh cãi về từ « vô tri », tức là chúng ta bắt một từ « trí thức » phải cõng nhiều nghĩa quá, nên nó còng cả lưng.

Thôi tôi đi « lao động trí óc » đây, để xứng đáng là một trí thức đúng nghĩa trong tự điển, rồi sau đó tôi sẽ phấn đấu thành « nhân sĩ », và cuối cùng là « trí thức ánh sáng ».

Nhưng tôi nói thật, ở Việt Nam mình muốn làm trí thức trơn thôi là đã khó lắm rồi, các bác cứ thử đơn giản là « nói điều mình nghĩ » mà xem, các bác lãnh đạo còn chưa nói tới, chứ dân thường là đã lồng lộn lên rồi. Các bác lại muốn cứ mở mồm ra là nói sự thật, chắc phải sang Úc mà học bác Tuấn.

Tôi cũng luôn cố gắng « nói điều mình nghĩ », tuy luôn bị chửi te tua, nhưng tôi không sợ ! Bác Châu có giải Phinxờ giải đồ còn bị văn nhân mặc khách lăng mạ tối tăm mặt mũi, thì tôi đây nào có sá chi !

lundi 23 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (12)


Nguyên tắc căn bản của mọi luân lý, mà dựa trên đó tôi đã lập luận trong mọi bài viết của mình, và tôi đã khai triển trong bài viết cuối cùng với tất cả sự trong sáng mà tôi có thể, đó là con người là một sinh vật một cách tự nhiên có bản chất tốt, yêu công bằng và trật tự ; không hề có sự hư hỏng cội nguồn trong trái tim con người, và những động thái đầu tiên của tự nhiên là luôn luôn ngay thẳng. Tôi đã cho thấy rằng niềm đam mê duy nhất đã được sinh ra cùng với con người, cụ thể là tình yêu bản thân, là một niềm đam mê tự nó hoàn toàn thờ ơ với khái niệm thiện ác ; rằng đam mê ấy trở nên tốt hay xấu chỉ bởi rủi ro, và tùy theo hoàn cảnh nơi nó phát triển. Tôi đã chỉ ra rằng tất cả những thói xấu mà người ta quy cho trái tim con người đều không phải là tự nhiên : tôi đã nói cách chúng được sinh ra như thế nào ; như vậy có thể nói rằng tôi đã đi theo phả hệ của chúng ; và tôi đã cho thấy làm thế nào mà bởi sự suy thoái liên tiếp của mình, cuối cùng con người đã trở nên như hiện tại.
Tôi cũng lại đã giải thích điều mà tôi gọi là lòng tốt tự nhiên, mà nó dường như không được suy ra từ sự thờ ơ đối với cái thiện và cái ác, vốn là tự nhiên đối với tình yêu bản thân. Con người không phải là một sinh vật đơn giản ; nó được cấu tạo từ hai tố chất. Nếu tất cả mọi người không đồng ý như vậy, thì ngài và tôi sẽ thỏa thuận như vậy, và tôi đã cố gắng chứng minh điều đó với những người khác. Điều đó đã được chứng tỏ rồi, thì tình yêu bản thân không phải là một niềm say mê đơn giản mà nó có hai nguyên lý, cụ thể là sinh vật thông minh và sinh vật nhạy cảm, mà sự mãn nguyện của mỗi bên là không giống nhau. Sự thèm muốn của các giác quan hướng tới sự thèm muốn của thể xác, còn lòng yêu trật tự hướng tới tình yêu của tâm hồn. Tình yêu này, được phát triển và làm cho năng động, được gọi tên là ý thức ; nhưng ý thức chỉ phát triển và tác động với ánh sáng của con người. Chính bởi ánh sáng này mà con người nhận ra được trật tự, và chỉ khi con người biết được trật tự thì ý thức của nó mới khiến nó yêu trật tự. Vậy ý thức là vô hiệu khi con người không so sánh gì cả và không thấy được những mối quan hệ của nó. Trong tình trạng đó, con người chỉ biết có chính mình ; nó không ghét cũng không yêu gì cả ; bị giới hạn chỉ trong bản năng thể chất, nó là số không, nó ngu ngốc. Đó là điều tôi đã chỉ ra trong Bài luận về sự bất bình đẳng.

--------------------------------------------------------------
Le principe fondamental de toute morale, sur lequel j'ai raisonné dans tous mes écrits et que j'ai développé dans ce dernier avec toute la clarté dont j'étais capable, est que l'homme est un être naturellement bon, aimant la justice et l'ordre ; qu'il n'y a point de perversité originelle dans le cœur humain, et que les premiers mouvements de la nature sont toujours droits. J'ai fait voir que l'unique passion qui naisse avec l'homme, savoir l'amour de soi, est une passion indifférente en elle-même au bien et au mal ; qu'elle ne devient bonne ou mauvaise que par accident, et selon les circonstances dans lesquelles elle se développe. J'ai montré que tous les vices qu'on impute au cœur humain ne lui sont point naturels : j'ai dit la manière dont ils naissent ; j'en ai pour ainsi dire suivi la généalogie ; et j'ai fait voir comment, par l'altération successive de leur bonté originelle, les hommes deviennent enfin ce qu'ils sont.
J'ai encore expliqué ce que j'entendais par cette bonté originelle, qui ne semble pas se déduire de l'indifférence au bien et au mal, naturelle à l'amour de soi. L'homme n'est pas un être simple ; il est composé de deux substances. Si tout le monde ne convient pas de cela, nous en convenons vous et moi, et j'ai tâché de le prouver aux autres. Cela prouvé, l'amour de soi n'est plus une passion simple mais elle a deux principes, savoir, l'être intelligent et l'être sensitif dont le bien-être n'est pas le même. L'appétit des sens tend à celui du corps, et l'amour de l'ordre à celui de l'âme. Ce dernier amour, développé et rendu actif, porte le nom de conscience ; mais la conscience ne se développe et n'agit qu'avec les lumières de l'homme. Ce n'est que par ces lumières qu'il parvient à connaître l'ordre, et ce n'est que quand il le connaît que sa conscience le porte à l'aimer. La conscience est donc nulle dans l'homme qui n'a rien comparé et qui n'a point vu ses rapports. Dans cet état, l'homme ne connaît que lui ; il ne voit son bien-être opposé ni conforme à celui de personne ; il ne hait ni n'aime rien ; borné au seul instinct physique, il est nul, il est bête : c'est ce que j'ai fait voir dans mon Discours sur l'inégalité.

vendredi 20 janvier 2012

A propos de Flaubert et Stendhal

Tôi sẽ còn chỉnh sửa thêm bớt và dịch lại bài này, mời các bạn đọc tạm.
 
Nếu phải chọn tựa đề cho bài viết của mình thì tôi sẽ chọn "Emma và Louise, người phụ nữ dại dột hay là người yêu lý tưởng ?". Trong đó người phụ nữ dại dột là Emma Bovary và người kia là Louise de Rénal. Bởi vì cùng nói về nhân vật nữ ngoại tình nhưng rõ ràng là thái độ của Flaubert và Stendhal là khác hẳn. Stendhal thiên về miêu tả nội tâm theo một cách như thể ông ấy là người trong cuộc (có thể tưởng tượng ông ấy chính là nhân vật Julien), còn Flaubert là người ngoài cuộc, ông ấy quan sát nhân vật của mình. Như vậy tôi đoán rằng văn Flaubert thiên về óc quan sát (vì lâu rồi tôi không nhớ rõ lắm). Nếu nhìn dưới góc độ ấy thì chúng ta thấy rằng Emma rất đáng thương (và cô ấy thực sự đáng thương). Thế mà với một kết cục cũng bi thảm gần như thế, thì Louise lại là một người yêu hạnh phúc. Tôi kết luận rằng Stendhal yêu nhân vật nữ của mình, còn Flaubert thì thương xót nhân vật của ông.

Hai nhân vật này có nhiều điểm tương đồng và nhiều điểm trái ngược. Cả hai đều đẹp, đáng yêu, có gia đình. Nhưng Emma có chút học hành (sơ sài) do được giáo dục ở tu viện, và đọc nhiều sách tình sử ủy mị, điều đó khiến cô có nhiều mơ mộng không thực tế và Flaubert cho rằng đó chính là nguyên nhân của sự bất hạnh của cô ấy. Louise, hoàn toàn ngược lại, không được nói là có học hành gì, thậm chí là có vẻ ngoài hơn đơn giản, thậm chí có thể nói là ngốc (Stendhal nói), không đua đòi se sua như Emma, nhưng cuối cùng họ có một kết cục khá giống nhau. Như vậy ta có thể thấy rằng, trái ngược với Flaubert, Stendhal không nghĩ rằng việc học hành có ảnh hưởng gì đến bản chất và số phận của người phụ nữ.

La question qui se pose ici est de savoir si Louise de Rênal est vraiment une amoureuse heureuse comme son écrivain le croit. Elle est amoureuse certes, mais cela est-il suffisant pour la rendre heureuse ? On dirait qu’elle l’est puisqu’elle est aimée de son amant Julien, mais c’est plutôt qu’elle se croit être aimée de lui. Julien avec sa jeunesse et son ambition démesurée semble assumer difficilement le rôle d’un amoureux idéal. Stendhal se tait d’ailleurs longtemps sur les mouvements d’âme de son héroïne pendant la période où Julien courait après son ascension sociale. Les moments de bonheur qu’elle éprouvait se condensaient en leur vie à Verrières, leurs retrouvailles avant le départ de Julien à Paris et enfin leurs dernières rencontres avant la mort de celui-ci. Si nous l’observons d’un regard extérieur comme Flaubert l’a fait, elle ne serait guère plus heureuse qu’Emma Bovary. Elle n’est heureuse que dans le regard de son écrivain, ainsi que par sa propre conscience du bonheur.

Si nous convenons alors qu’aimer et être aimé(e) sont les conditions du bonheur, nous pourrions en déduire que Charles Bovary quant à lui est aussi heureux, car il aime sa femme et se croit être aimé d’elle, et cela au moins jusqu’à la mort de sa femme (il pardonne même à ses infidélités). Le bonheur d’amour est dans ce cas là une conception très individuelle. Emma aurait donc toutes les chances d’être heureuse, ou moins malheureuse, si elle se construisait pour elle-même  son bonheur dans l’ignorance totale de l’opinion des autres. Elle ne l’a pas fait, était-elle donc si simple qu’on le croyait ?

S’il y a vraiment deux personnages qui se ressemblent ici, ce sera plutôt Emma Bovary et Julien Sorel. 

Tout d’abord, ils sont tous les deux les protagonistes de leur roman. J’ai déjà constaté que Stendhal pouvait très bien s’identifier à son personnage principal Julien. Quant à Flaubert, il est dit qu’il a déclaré lui-même : « Madame Bovary,  c’est moi !» (mais les littéraires s’en disputent). Autrement dit, les deux auteurs ont mis beaucoup d’eux-mêmes dans leurs personnages, et nous pouvons y voir en partie leur vision du monde.

Ces deux personnages ont une individualité forte. Tous les deux se préoccupent bien d’eux-mêmes et donc se soucient moins bien des autres. Il n’est pas surprenant qu’ils ne soient pas à l’aise dans la communauté à laquelle ils appartiennent, et cela en partie à cause de leur instruction. Emma est la fille d’un fermier riche. La fortune de son père lui a permis de faire des études dans un couvent, et cette éducation la différerait des autres paysannes. Julien, pareillement, est fils d’un scieur, et qui avait l’occasion de s’instruire, grâce à la protection de M. Chélan, le curé du village. Il est donc différent de ses frères, de son père et des autres villageois. Emma et Julien ont tous les deux de la beauté, de la jeunesse, du charme, ils sont aimés, adorés, Emma de ses hommes, Julien de ses femmes. Tous les deux sont ambitieux et poursuivent avec véhémence l’ascension sociale, puis à la fin se retrouvent dans une situation tragique (la désillusion, la mort) à cause de cette ambition. Enfin, tous les deux entraînent ceux qui les aiment dans leur propre tragédie (Charles et Louise, les enfants).

Les personnages se ressemblent bien, mais ce qui diffère les deux auteurs ici, à mon avis, est leur attitude envers leur personnage.  Comme Emma qui se détruisait a excité de la pitié à ses lecteurs, nous pouvons sentir que Flaubert a de la pitié pour son héroïne, et donc de la compréhension pour elle aussi. Il s’agit donc un comportement altruiste. La fin à la Stendhal semble un peu moins tragique, puisque les deux amants meurent dans la conscience de leur amour, cette fin plaît plutôt à un public qui chérit les valeurs individuelles, car, en réalité, la pauvre Madame de Rênal est bien digne de notre pitié aussi, elle qui se contentait de si peu preuve d’amour, et qui mourut de douleur d’amour, sans parler encore de ses trois enfants. Du point de vue de l’altruisme, elle est aussi souffrante qu’Emma.

Si, à partir de toutes ces analyses, je suis amenée à dire quelques mots sur le style de Flaubert et de Stendhal (un peu malgré moi), je dirai que celui de Flaubert est altruiste, et celui de Stendhal est individualiste, et ce propos sans aucune nuance péjorative. Car si l’altruisme nous donne un sentiment du bonheur intérieur, souvent indépendamment de la réalité douloureuse, alors l’individualité donne la force pour le développement personnel. L’homme qui opte pour l’altruisme est heureux mais faible (comme Louise et Charles), l’homme qui chérit son individualité progresse mais se voit malheureux (Emma et Julien). Enfin, celui qui poursuit les deux objectifs en même temps s’exposent perpétuellement à des contradictions, ce qui me fait penser encore à des personnages de N. H. Thiep.

jeudi 19 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (11)

Thưa Đức ông, ngài đã không nhân đạo mà cũng không hào hiệp đối với tôi ; và không những ngài đã có thể được như vậy mà không bỏ qua bất cứ điều gì mà ngài đã nói ra để chống lại cuốn sách của tôi, mà lại còn có tác động tốt hơn. Tôi cũng thú thực là tôi không có quyền đòi hỏi ở ngài những đức tính ấy, cũng không có lý do để mong chờ chúng ở một linh mục. Hãy xem ít nhất thì ngài có công bình và công bằng không ; bởi đó là một nghĩa vụ nghiêm ngặt được đặt ra với tất cả mọi người, và ngay cả những vị thánh cũng không được miễn trừ.
Ngài có hai đối tượng trong lệnh thư của ngài, điều thứ nhất là kiểm duyệt cuốn sách của tôi, điều kia là phỉ báng tôi. Tôi tin rằng tôi sẽ đáp trả ngài rất hay nếu tôi chứng minh rằng hễ chỗ nào ngài  đã bác bỏ tôi thì ngài lập luận dở, và hễ chỗ nào ngài thóa mạ tôi thì ngài vu khống tôi. Nhưng khi mà người ta bước tới chỉ với bằng chứng trong tay, nhưng người ta lại bị bắt buộc, do bởi tầm quan trọng của chủ đề và bởi tính chất của đối thủ, phải theo một trình tự nặng nhọc và theo từng bước một tất cả những sự kiểm duyệt, thì để nói được một từ sẽ cần nhiều trang viết ; ấy vậy mà trong khi một bài châm biếm ngắn khiến ta vui, thì một bài biện hộ dài khiến ta buồn chán. Tuy nhiên tôi phải tự biện hộ, hoặc là tôi sẽ gánh chịu những lời đổ tội sai trái nhất của ngài. Vậy thì tôi sẽ tự vệ, nhưng tôi sẽ bảo vệ danh dự của tôi chứ không phải là cuốn sách của tôi. Đây không phải là việc xem xét Đức tin của cha sở xứ Savoie, mà là Lệnh thư của Đức Tổng Giám mục Paris ; và chỉ vì điều xấu mà ngài nói về người biên soạn cuốn sách khiến cho tôi phải nói về cuốn sách. Tôi làm điều mà tôi phải làm, bởi vì tôi có nghĩa vụ phải làm điều ấy, chứ không phải không biết rằng đó là một vị thế đáng buồn khi ta phải than phiền về một người quyền lực hơn ta ; và rằng bài biện minh cho một kẻ vô tội thật là một bài đọc nhạt nhẽo.
------------------------------------------------
Monseigneur, vous n'avez été pour moi ni humain ni généreux ; et non seulement vous pouviez l'être sans m'épargner aucune des choses que vous avez dites contre mon ouvrage, mais elles n'en auraient fait que mieux leur effet. J'avoue aussi que je n'avais pas droit d'exiger de vous ces vertus, ni lieu de les attendre d'un homme d'Église. Voyons si vous avez été du moins équitable et juste ; car c'est un devoir étroit imposé à tous les hommes, et les saints mêmes n'en sont pas dispensés.
Vous avez deux objets dans votre mandement, l'un de censurer mon livre, l'autre de décrier ma personne. Je croirai vous avoir bien répondu si je prouve que partout où vous m'avez réfuté vous avez mal raisonné, et que partout où vous m'avez insulté vous m'avez calomnié. Mais quand on ne marche que la preuve à la main quand on est forcé, par l'importance du sujet et par la qualité de l'adversaire à prendre une marche pesante et à suivre pied à pied toutes ses censures, pour chaque mot il faut des pages ; et tandis qu'une courte satire amuse, une longue défense ennuie. Cependant il faut que je me défende, ou que je reste chargé par vous des plus fausses imputations. Je me défendrai donc, mais je défendrai mon honneur plutôt que mon livre. Ce n'est point la Profession de foi du vicaire savoyard que j'examine, c'est le Mandement de l'archevêque de Paris ; et ce n'est que le mal qu'il dit de l'éditeur qui me force à parler de l'ouvrage. Je me rendrai ce que je me dois, parce que je le dois, mais sans ignorer que c'est une position bien triste que d'avoir à se plaindre d'un homme plus puissant que soi, et que c'est une bien fade lecture que la justification d'un innocent.

mardi 17 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (10)

Từ lâu rồi người ta đã đem xã giao nhà nước thay thế cho công lý.  Tôi biết là có những hoàn cảnh không may đã buộc một con người của công chúng, dù trong lòng không muốn, phải áp bức một công dân tốt. Ai mà lại muốn tỏ ra chừng mực giữa những kẻ thịnh nộ đang lên cơn thịnh nộ ; và tôi hiểu là, trong một cơn cuồng giận như tôi đang là nạn nhân, cần phải gào hú lên cùng với bầy sói, hay là bị nghiến ngấu ; Vậy nên tôi không than phiền việc ngài đã ra một lệnh thư chống lại cuốn sách của tôi ; nhưng tôi than phiền vì ngài đã làm điều đó chống lại con người tôi, với ít tính lương thiện cũng như là sự thật đến thế ; Tôi than phiền vì, trong khi cho phép bằng chính ngôn từ của ngài cái ngôn từ mà ngài chê trách tôi là đã đặt nó vào miệng của nhà tiên tri, ngài lại trấn áp tôi với những lời lăng mạ, vốn không hại gì tới luận cứ của tôi, chúng tấn công danh dự của tôi hay đúng hơn là danh dự của chính ngài ; tôi phàn nàn vì rằng, vô tư lự, không lý do, chẳng cần thiết, không coi trọng ít nhất là những nỗi bất hạnh của tôi, ngài lại xúc phạm tôi với một giọng điệu ít xứng đáng với tính cách của ngài đến thế. Vậy thì tôi đã làm gì ngài ? tôi đã bao lần ngưỡng mộ sự kiên định của ngài trong khi than phiền, thực vậy, về việc sử dụng những định kiến đã khiến ngài tạo ra những định kiến ; tôi đã luôn vinh danh những luân lý của ngài, tôn trọng những phẩm chất của ngài, và ngày nay vẫn còn tôn trọng mặc dù ngài đã giằng xé tôi ?
Chính là bằng cách ấy mà người ta thoát nàn khi người ta tranh cãi và người ta vô lý. Không thể giải quyết những phản bác của tôi, ngài đã biến chúng thành những tội lỗi ; ngài đã tưởng sẽ làm tôi trở nên hèn hạ bằng cách bạc đãi tôi, và ngài đã nhầm ; không làm yếu đi được những lý lẽ của tôi, ngài đã kích động những tấm lòng hào hiệp để khiến tôi thất sủng ;  ngài đã khiến cho những người có lương tri tin rằng họ không thể đánh giá tốt về cuốn sách khi họ đánh giá xấu đến thế về tác giả.

------------------------------------------------------- 
Il y a longtemps qu'on a substitué des bienséances d'État à la justice. Je sais qu'il est des circonstances malheureuses qui forcent un homme public à sévir malgré lui contre un bon citoyen. Qui veut être modéré parmi des furieux s'expose à leur furie ; et je comprends que, dans un déchaînement pareil à celui dont je suis la victime, il faut hurler avec les loups, ou risquer d'être dévoré. Je ne me plains donc pas que vous ayez donné un mandement contre mon livre ; mais je me plains que vous l'ayez donné contre ma personne, avec aussi peu d'honnêteté que de vérité ; je me plains qu'autorisant par votre propre langage celui que vous me reprochez d'avoir mis dans la bouche de l'inspiré, vous m'accabliez d'injures qui, sans nuire à ma cause, attaquant mon honneur ou plutôt le vôtre ; je me plains que de gaieté de cœur, sans raison, sans nécessité, sans respect au moins pour mes malheurs, vous m'outragiez d'un ton si peu digne de votre caractère. Et que vous avais-je donc fait, moi qui parlai toujours de vous avec tant d'estime ; moi qui tant de fois admirai votre inébranlable fermeté en déplorant, il est vrai, l'usage que vos préjugés vous en faisaient faire ; moi qui toujours honorai vos mœurs, qui toujours respectai vos vertus, et qui les respecte encore aujourd'hui que vous m'avez déchiré ?
C'est ainsi qu'on se tire d'affaire quand on veut quereller et qu'on a tort. Ne pouvant résoudre mes objections, vous m'en avez fait des crimes : vous avez cru m'avilir en me maltraitant, et vous vous êtes trompé ; sans affaiblir mes raisons, vous avez intéressé les cœurs généreux à mes disgrâces ; vous avez fait croire aux gens sensés qu'on pouvait ne pas bien juger du livre quand on jugeait si mal de l'auteur.

dimanche 15 janvier 2012

Tranh luận về tiếng Pháp từ blog HY (tiếp theo)

Tôi lại phân tích tiếp câu sửa còn lại của chú Antoine

HY-LH : « j'ai entendu dire que le français en France et le français au Québec sont différents en quelque sorte, mais je ne sais pas comment. Savez-vous quelles sont les différences? »
= Tôi nghe nói là tiếng Pháp ở Pháp và tiếng Pháp ở Québec thì khác nhau, nhưng tôi không biết (chúng khác nhau) như thế nào. Bạn có biết sự khác biệt nào không ?

Antoine : « j’ai entendu dire qu’il existe certaines différences entre le français du Québec et celui de la France, mais je ne les connais pas. Les connaissez-vous ?

= Tôi nghe nói là có tồn tại một số /một vài sự khác biệt giữa tiếng Pháp của Québec và tiếng của Pháp, nhưng tôi không rành chúng. Bạn có rành chúng không ?
----------------------------------------------------------
Khi đọc lại câu của bác HY viết và tôi sửa, tôi vẫn còn cảm thấy thích thú vì câu cú và ý tưởng đều nhẹ nhàng, trau chuốt. Bây giờ xem chú Antoine biến nó thành cái gì nè :

Thay vì nói thẳng và giản dị là tiếng Pháp ở nơi nọ và nơi kia khác nhau, thì chú Antoine dùng một cấu trúc vô nhân xưng « il existe… » (nghĩa là "có tồn tại") rất là « vạn năng », tức là tầm thường, cũng giống như là « il y a » (có), hoặc là « c’est » (đây là) vậy.  Cấu trúc vô nhân xưng thường có tính khách quan, chung chung (neutre), dùng trong khoa học tự nhiên và y khoa thì ok, dùng trong văn thì dở, vì nó không có tình cảm.  (Đại khái như « anh yêu em » và « có tồn tại trong anh một tình yêu đối với em » vậy).

Chú Antoine dùng « celui » để tránh lặp lại « le français », thì cũng được, nhưng thực ra như vậy vẫn là lặp lại danh từ, dưới dạng đại từ chỉ định (pronom démonstratif) mà thôi.  Thường thì dùng đại từ như vậy khiến câu nặng nề. Danh từ mà lặp lại một lần thôi thì chưa có gì là dở cả, lặp lại nhiều lần thì mới thành vấn đề, vì chứng tỏ người viết có một vốn từ vựng hạn hẹp, không biết dùng các từ đồng nghĩa tương đương.

Tương tự hai chữ « les » của chú ấy trong hai mệnh đề cuối cùng đều là để dùng thay thế cho « les diffférences », như vậy chỉ trong hai câu thôi, mà đã có một từ « diffférences » được dùng tới ba lần, vụng không thể tả ! Nếu so với câu của bác HY và tôi, thì tôi dùng danh từ « diffférence » chỉ một lần, tính từ « diffférent » một lần, còn lần thứ hai là ẩn trong câu « je ne sais pas comment (ils sont différents) », nhưng tôi hoàn toàn có thể dùng một tính từ đồng nghĩa như là « dissemblant » chẳng hạn. Như vậy thì câu của chúng tôi trau chuốt hơn rất nhiều.

Kế tiếp là chú ấy thay động từ « savoir » bằng « connaître », không hiểu để làm gì. « Savoir » (nghĩa từ nguyên là « phân biệt ») nghĩa là biết đủ có thể phân biệt được, nhận ra được, « connaître » (nghĩa từ nguyên là « học để biết ») nghĩa là biết rành, biết sâu, có kiến thức về điều đó. Vậy mà sự khác nhau giữa tiếng Pháp được sử dụng ở Pháp và ở Québec là rất nhiều (chứ không phải chỉ có « một vài » cái như chú Antoine hiếu sai), và phải là chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ mới « biết rành » để chỉ ra được. Tôi cho rằng đây không phải là ý bác HY, bác ấy chỉ muốn hỏi xem chú ấy có biết chút gì hay không thôi.

Cuối cùng là chú ấy khá bất lịch sự vì đã sửa câu hỏi của bác HY mà không thèm trả lời (ít nhất thì cũng nói là « tiếc quá, tôi không biết » chứ), lịch sự kiểu Pháp (sinh viên trường Y có văn hóa) để đâu rồi ?

Ở blog bác HY tôi vì nể chủ nhà mà nhịn chú ấy như nhịn cơm sống, nhưng ở đây thì đừng hòng nhé !

Tôi sẽ còn viết thêm một billet (entry) nữa để tổng kết vụ này !

vendredi 13 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (9)

Liệu người ta có nghĩ rằng, nếu mà cuốn sách của tôi đã không bị truy tố ở nghị viện, thì ông có tấn công tôi ít hơn không ? Những người khác có thể tin như vậy hoặc nói như vậy ; nhưng còn ngài, mà lương tâm không thể chịu đựng được sự dối trá, ngài sẽ không nói như vậy. Cuốn « Luận về sự bất bình đẳng » của tôi đã truyền khắp giáo phận của ngài, mà ngài đã chẳng ban lệnh thư. « Thư gửi ngài d’Alembert » của tôi đã truyền khắp giáo phận của ngài, mà ngài đã chẳng ban lệnh thư. « Nàng Héloïse mới » đã truyền khắp giáo phận của ngài, mà ngài đã chẳng ban lệnh thư. Tuy thế tất cả những cuốn sách này, mà ngài đã đọc, bởi vì ngài đã phán xét chúng, đều hít thở cùng những châm ngôn ; ngay cả những cách suy nghĩ cũng không bị che giấu ; nếu chủ đề đã khiến chúng không có cùng một cách khai triển, chúng giành được về sức mạnh cái mà chúng mất đi về quy mô, và người ta sẽ thấy ở đó đức tin mà tác giả đã thổ lộ một cách ít dè dặt hơn là đức tin của cha xứ vùng Savoyard. Vậy tại sao mà khi đó ngài đã không nói gì ? Thưa Đức ông, bầy chiên của ông đã ít thân thương đối với ngài chăng ? Họ đã đọc tôi ít hơn chăng ? Họ đã ít thích sách của tôi hơn ? Họ đã ít tiếp xúc với sai lầm hơn ? Không phải ; nhưng khi đó chẳng hề có tu sĩ dòng Tên phải xua đuổi, những kẻ phản trắc còn chưa cuốn tôi vào cạm bẫy của chúng ; Ghi chú định mệnh kia còn chưa được biết tới, và khi nó được biết tới thì công chúng đã bầu phiếu cho cuốn sách của tôi rồi. Khi đó đã quá muộn để gây điều tiếng, người ta đã muốn trì hoãn, người ta chờ cơ hội, người ta rình nó, nắm bắt nó, người ta tận dụng nó với sự thịnh nộ thông thường của các tín đồ ; người ta chỉ nói tới những xiềng xích và giàn hỏa thiêu ; cuốn sách của tôi đã là hồi chuông báo động của tình trạng vô chính phủ và tiếng kèn của chủ nghĩa vô thần ; tác giả đã là một con quái vật cần bóp nghẹt ; người ta kinh ngạc là đã để hắn sống lâu đến thế. Trong cơn điên giận rộng khắp này, hẳn là ngài đã xấu hổ vì đã giữ im lặng : ngài đã thà làm một hành động tàn ác còn hơn là bị tố là thiếu lòng nhiệt thành, thà phục vụ kẻ thù của mình hơn là bị chúng chê trách. Vậy đó, thưa Đức ông, ngài hãy thừa nhận lý do thực sự của lệnh thư của ngài ; Đó có vẻ là sự hội tụ của những sự kiện khá đặc biệt khiến cho số phận của tôi đáng được gọi là kỳ lạ.

--------------------------------------------------------------------------
Croira-t-on que, quand mon livre n'eût point été déféré au parlement, vous ne l'eussiez pas moins attaqué ? D'autres pourront le croire ou le dire ; mais vous, dont la conscience ne sait point souffrir le mensonge, vous ne le direz pas. Mon Discours sur l'inégalité a couru votre diocèse, et vous n'avez point donné de mandement. Ma Lettre à M. d'Alembert a couru votre diocèse, et vous n'avez point donné de mandement. La Nouvelle Héloïse a couru votre diocèse, et vous n'avez point donné de mandement. Cependant tous ces livres, que vous avez lus, puisque vous les jugez, respirent les mêmes maximes ; les mêmes manières de penser n'y sont pas plus déguisées : si le sujet ne les a pas rendues susceptibles du même développement, elles gagnent en force ce qu'elles perdent en étendue, et l'on y voit la profession de foi de l'auteur exprimée avec moins de réserve que celle du Vicaire savoyard. Pourquoi donc n'avez-vous rien dit alors ? Monseigneur, votre troupeau vous était-il moins cher ? me lisait-il moins ? goûtait-il moins mes livres ? était-il moins exposé à l'erreur ? Non ; mais il n'y avait point alors de jésuites à proscrire ; des traîtres ne m'avaient point encore enlacé dans leurs pièges ; la note fatale n'était point connue et, quand elle le fut, le public avait déjà donné son suffrage au livre. Il était trop tard pour faire du bruit ; on aima mieux différer, on attendit l'occasion, on l'épia, on la saisit, on s'en prévalut avec la fureur ordinaire aux dévots ; on ne parlait que de chaînes et de bûchers ; mon livre était le tocsin de l'anarchie et la trompette de l'athéisme ; l'auteur était un monstre à étouffer ; on s'étonnait qu'on l'eût si longtemps laissé vivre. Dans cette rage universelle, vous eûtes honte de garder le silence : vous aimâtes mieux faire un acte de cruauté que d'être accusé de manquer de zèle, et servir vos ennemis que d'essuyer leurs reproches. Voilà, monseigneur, convenez-en, le vrai motif de votre mandement ; voilà ce me semble, un concours de faits assez singuliers pour donner à mon sort le nom de bizarre.

jeudi 12 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (8)

Tất cả những điều đó, thưa Đức ông, tạo nên một sự hội tụ mà tôi là ví dụ duy nhất : và đó còn chưa phải là tất cả… Đây có lẽ là một trong những tình huống khó khăn nhất trong đời tôi, một trong những tình huống mà sự trả thù và lòng tự ái dễ dàng được thỏa mãn nhất, và ít cho phép một con người công bình được tự kiềm chế nhất. Chỉ cần mươi dòng thôi và tôi sẽ trùm lên những kẻ ngược đãi tôi một sự lố bịch không bôi xóa được. Chỉ cần công chúng biết được hai giai thoại mà tôi không cần phải kể ra ! Chỉ cần họ biết được những kẻ đã nghiền ngẫm sự suy sụp của tôi, và điều mà chúng đã làm để thực hiện điều ấy ! Công chúng sẽ thấy vì những thứ côn trùng đáng khinh bỉ nào, mà các quyền lực đã bị khuấy động ! Họ sẽ thấy thứ men chua nào đã được ủ ấm bởi sự thối tha của chúng và khiến cho cả nghị viện lên men ! Vì cái lý do kệch cỡm nào mà công chúng thấy các Nhà nước châu Âu liên minh với nhau chống lại con trai của một người thợ sửa đồng hồ ! Tôi sẽ vui thích biết bao mà thưởng thức sự bất ngờ của họ, nếu tôi không phải là công cụ gây ra sự bất ngờ này !
Cho tới lúc này ngòi bút của tôi, vốn táo bạo để nói lên sự thật, nhưng thuần túy là không châm biếm, đã chưa bao giờ làm hại ai cả ; nó đã luôn tôn trọng danh dự của người khác, ngay cả trong khi tự bảo vệ danh dự của chính tôi. Liệu tôi, khi rời bỏ nó, có sẽ làm nhơ bẩn nó bằng những lời nói xấu, và nhuộm nó với màu nhọ đen của những kẻ thù của tôi ? Không ; hãy để cho chúng lợi thế được đánh lén trong bóng tối. Về phần tôi, tôi chỉ muốn tự vệ một cách công khai, hay thậm chí là tôi chỉ muốn tự vệ. Để được như vậy chỉ cần điều mà công chúng đã biết, hay có thể được công chúng biết, mà không cần bất cứ ai bị xúc phạm.
Một điều đáng kinh ngạc thuộc loại này, mà tôi có thể nói ra, là khi thấy ngài Christophe de Beaumont gan dạ, người chưa từng chịu uốn gối trước bất kỳ thế lực nào cũng như không chấp nhận bất kỳ hòa bình nào với những người theo phái Jansen, đã trở thành, mà không hay biết, vệ tinh của họ và là công cụ cho sự thù hận của họ ; là khi thấy kẻ thù không đội trời chung của họ trừng trị tôi vì tôi đã không chịu theo phe của họ, vì tôi đã không muốn cầm bút chống lại các tu sĩ dòng Tên, mà tôi vốn không thích, nhưng tôi cũng không có gì phải than phiền về họ, cũng như thấy rằng họ bị áp bức. Xin Đức ông hãy đoái nhìn đến tập thứ sáu của truyện « Nàng Héloïse mới », ấn bản đầu tiên ; ngài sẽ thấy, ở ghi chú trang 138, nguồn gốc thật sự của tất cả những nỗi bất hạnh của tôi. Tôi đã dự báo trong ghi chú này (vì đôi khi tôi cũng can dự vào việc dự đoán) rằng là ngay khi mà các tu sĩ dòng Jansen trở thành thống lãnh họ sẽ còn kém khoan dung hơn và hà khắc hơn cả kẻ thù của họ. Khi đó tôi không biết rằng là câu chuyện của chính tôi sẽ kiểm chứng tốt đến thế cho lời dự đoán của mình. Sợi chỉ mối của kịch bản này sẽ không khó kiểm chứng đối với những ai biết được là cuốn sách của tôi đã bị thu hồi như thế nào. Tôi không thể nói thêm mà không nói quá nhiều, nhưng tôi có thể ít nhất báo cho ông biết là bởi những kẻ như thế nào mà ông đã bị dẫn dắt mà không ngờ tới. 

-------------------------------------------------- 

Tout cela, monseigneur, forme un concours dont je suis le seul exemple : et ce n'est pas tout... Voici peut-être une des situations les plus difficiles de ma vie, une de celles où la vengeance et l'amour-propre sont le plus aisés à satisfaire, et permettent le moins à l'homme juste d'être modéré. Dix lignes seulement et je couvre mes persécuteurs d'un ridicule ineffaçable. Que le public ne peut-il savoir deux anecdotes sans que je les dise 20 ! Que ne connaît-il ceux qui ont médité ma ruine, et ce qu'ils ont fait pour l'exécuter ! Par quels méprisables insectes, par quels ténébreux moyens il verrait s'émouvoir les puissances ! Quels levains il verrait s'échauffer par leur pourriture et mettre le parlement en fermentation ! Par quelle risible cause il verrait les États de l'Europe se liguer contre le fils d'un horloger ! Que je jouirais avec plaisir de sa surprise, si je pouvais n'en être pas l'instrument !
Jusqu'ici ma plume, hardie à dire la vérité, mais pure de toute satire, n'a jamais compromis personne ; elle a toujours respecté l'honneur des autres, même en défendant le mien. Irais-je, en la quittant, la souiller de médisance, et la teindre des noirceurs de mes ennemis ? Non ; laissons-leur l'avantage de porter leurs coups dans les ténèbres. Pour moi, je ne veux me défendre qu'ouvertement, et même je ne veux que me défendre. II suffit pour cela de ce qui est su du public, ou de ce qui peut l'être sans que personne en soit offensé. 
Une chose étonnante de cette espèce, et que je puis dire, est de voir l'intrépide Christophe de Beaumont, qui ne sait plier sous aucune puissance ni faire aucune paix avec les jansénistes, devenir, sans le savoir, leur satellite et l'instrument de leur animosité ; de voir leur ennemi le plus irréconciliable sévir contre moi pour avoir refusé d'embrasser leur parti, pour n'avoir point voulu prendre la plume contre les jésuites, que je n'aime pas, mais dont je n'ai point à me plaindre et que je vois opprimés. Daignez monseigneur, jeter les yeux sur le sixième tome de la Nouvelle Héloïse, première édition ; vous trouverez, dans la note de la page 138, la véritable source de tous mes malheurs. J'ai prédit dans cette note (car je me mêle aussi quelquefois de prédire) qu'aussitôt que les jansénistes seraient les maîtres ils seraient plus intolérants et plus durs que leurs ennemis. Je ne savais pas alors que ma propre histoire vérifierait si bien ma prédiction. Le fil de cette trame ne serait pas difficile à suivre à qui saurait comment mon livre a été déféré. Je n'en puis dire davantage sans en trop dire, mais je pouvais au moins vous apprendre par quelles gens vous avez été conduit sans vous en douter.

mardi 10 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (7)

Tôi sẽ tránh nói tới những người cùng thời với tôi ; tôi không muốn làm hại ai cả. Nhưng nhà vô thần Spinoza đã được yên bình giảng giải luận thuyết của ông ; ông ấy cho in sách của mình mà không bị trở ngại nào, người ta đọc chúng công khai : ông đến sống ở Pháp và được tiếp đón rất tốt ; tất cả các nhà nước đã mở cửa với ông, ông tìm được sự bảo trợ ở khắp nơi, hoặc chí ít là sự an toàn ; các ông hoàng trọng thị ông, tặng cho ông những chức giảng : ông đã sống và chết bình yên, thậm chí được coi trọng. Ngày nay, trong cái thế kỷ được tôn vinh bởi triết học, lý trí, nhân văn, chỉ vì đã phát biểu với sự thận trọng, thậm chí là với sự kính trọng và tình yêu đối với loài người, một vài sự nghi ngờ được thiết lập dựa trên chính vinh quang của Đấng tối cao, mà người bênh vực chính nghĩa của Thiên Chúa, mang tai tiếng, bị hắt hủi, bị săn đuổi từ nước này sang nước khác, từ nơi tị nạn này đến nơi tị nạn khác, không xét tới sự bần cùng của người đó, không xót thương đối với những khuyết tật của ông, với một sự dai dẳng mà chưa một kẻ bất lương nào phải chịu qua, và sẽ là dã man ngay cả đối với một người khỏe mạnh, bị tước đoạt lửa và nước trong gần như toàn châu Âu ; người ta xua đuổi ông cả ở giữa rừng : phải có được sự kiên quyết của một người bảo hộ danh tiếng và tất cả lòng tốt của một vị hoàng thân sáng suốt thì ông mới được để cho yên giữa núi non. Ông ta lẽ ra đã phải sống những ngày cuối đời khốn khổ trong gông cùm, ông ta lẽ ra đã chết trong nhục hình nếu như trong cơn choáng đầu tiên của các chính phủ, ông ta lại tùy thuộc vào lòng thương xót của những kẻ đã ngược đãi mình.
Thoát khỏi tay đao phủ, ông lại rơi vào tay thầy tu. Đó không phải là điều mà tôi cho là đáng kinh ngạc, nhưng đây lại là một con người đức hạnh mà tâm hồn cũng cao quý như là dòng dõi, một đức Tổng Giám mục danh tiếng, người lẽ ra phải trấn áp sự hèn hạ của những kẻ đó, lại cho phép điều này : ông ấy không xấu hổ, người lẽ ra phải thương xót những kẻ bị áp bức, lại đi kết tội một người như vậy trong lúc bất hạnh khốn cùng nhất. Ông ấy, một giáo chức Công giáo, tung ra một bức lệnh thư chống lại một tác giả Tin lành ; ông lên bục tòa án để phán xét như một vị thẩm phán về học thuyết đặc biệt của một kẻ dị giáo : và mặc dù là ông kết án một cách không phân biệt bất kỳ kẻ nào không thuộc về Giáo hội của ông, không cho phép kẻ bị tố cáo được lang thang theo cách của hắn, có thể nói như vậy ông đã vẽ ra cho kẻ đó con đường để anh ta đi thẳng xuống địa ngục. Ngay lập tức phần còn lại của các giáo sĩ của ông hăm hở, miệt mài, bám riết quanh một kẻ thù mà họ tin là đã bị hạ gục. Lớn và nhỏ, tất cả đều xúm vào : tên giữ đồ thờ tầm thường nhất cũng ra bộ giỏi giang ; không một tên ngốc mặc áo chùng nào, không một kẻ ốm o quen mặt nào trong xứ đạo, được thả sức chế nhạo kẻ mà cả Thượng nghị viện lẫn Đức giám mục của chúng hợp sức chống, lại không muốn có được vinh dự cho hắn một cú đá cuối cùng. 

----------------------------------------------
J'éviterai de parler de mes contemporains ; je ne veux nuire à personne. Mais l'athée Spinoza enseignait paisiblement sa doctrine, il faisait sans obstacle imprimer ses livres, on les débitait publiquement : il vint en France, et il y fut bien reçu ; tous les États lui étaient ouverts, partout il trouvait protection, ou du moins sûreté ; les princes lui rendaient des honneurs, lui offraient des chaires : il vécut et mourut tranquille, et même considéré. Aujourd'hui, dans le siècle tant célébré de la philosophie, de la raison, de l'humanité, pour avoir proposé avec circonspection, même avec respect et pour l'amour du genre humain, quelques doutes fondés sur la gloire même de l'Être suprême, le défenseur de la cause de Dieu, flétri, proscrit, poursuivi d'État en État, d'asile en asile, sans égard pour son indigence, sans pitié pour ses infirmités, avec un acharnement que n'éprouva jamais aucun malfaiteur et qui serait barbare même contre un homme en santé, se voit interdire le feu et l'eau dans l'Europe presque entière ; on le chasse du milieu des bois : il faut toute la fermeté d'un protecteur illustre et toute la bonté d'un prince éclairé pour le laisser en paix au sein des montagnes. Il eût passé le reste de ses malheureux jours dans les fers, il eût péri peut-être dans les supplices si durant le premier vertige qui gagnait les gouvernements, il se fût trouvé à la merci de ceux qui l'ont persécuté.
Échappé aux bourreaux, il tombe dans les mains des prêtres. Ce n'est pas là ce que je donne pour étonnant, mais un homme vertueux qui a l'âme aussi noble que la naissance, un illustre archevêque qui devrait réprimer leur lâcheté, l'autorise : il n'a pas honte, lui qui devrait plaindre les opprimés, d'en accabler un dans le fort de ses disgrâces ; il lance, lui prélat catholique, un mandement contre un auteur protestant ; il monte sur son tribunal pour examiner comme juge la doctrine particulière d'un hérétique : et, quoiqu'il damne indistinctement quiconque n'est pas de son Église, sans permettre à l'accusé d'errer à sa mode, il lui prescrit en quelque sorte la route par laquelle il doit aller en enfer. Aussitôt le reste de son clergé s'empresse, s'évertue, s'acharne autour d'un ennemi qu'il croit terrassé. Petits et grands, tout s'en mêle : le dernier cuistre vient trancher du capable ; il n'y a pas un sot en petit collet, pas un chétif habitué de paroisse qui, bravant à plaisir celui contre qui sont réunis leur sénat et leur évêque, ne veuille avoir la gloire de lui porter le dernier coup de pied.

lundi 9 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (6)

Người công dân Genève chẳng mắc nợ gì đối với những vị thẩm phán bất công và bất tài, dựa trên một bản cáo trạng vu khống, không triệu tập ông ta, mà lại ra lệnh bắt. Không được triệu tới hầu tòa, ông ta không bị bắt buộc phải tới đó. Người ta chỉ sử dụng vũ lực chống lại ông ta, và ông ta né tránh nó. Ông ta giũ bụi trên giày, và đi ra khỏi mảnh đất mến khách này nơi người ta hăm hở đàn áp kẻ yếu, và tặng gông cùm cho người ngoại quốc trước khi lắng nghe người đó, trước khi biết được là hành động mà người ta tố cáo người đó có đáng bị trừng phạt hay không, trước khi biết được là người đó có phạm phải nó không.
Ông ta thở dài mà rời bỏ sự cô đơn ưa thích. Ông chỉ có một của cải duy nhất, nhưng quý giá, đó là bạn bè mình : ông chạy trốn họ. Trong sự yếu ớt của mình, ông chịu đựng một chuyến du hành dài : ông tới đích, và tin rằng mình đang thở trên một vùng đất tự do ; ông tiến gần đến tổ quốc của mình, tổ quốc mà ông đã xiết bao tự hào, yêu quý và vinh danh ; hy vọng được đón tiếp ở đó an ủi ông khỏi những sự thất sủng… Tôi biết nói gì đây ? Tim tôi thắt lại, tay tôi run rẩy, bút lông rơi xuống ; cần phải im lặng, và không bắt chước tội ác của Cham. Cần phải bí mật nuốt xuống nỗi đau đắng cay nhất của mình !
Vì sao tất cả những điều này ? Tôi sẽ không nói vì lý do nào, mà là mượn cớ nào. Người ta tố cáo tôi tội vô đạo, mà không nghĩ rằng cuốn sách mà người ta tìm kiếm tội đó đang nằm trong tay tất cả mọi người. Có điều gì mà người không sẵn lòng cho đi để có thể hủy đi cái vật chứng này, và nói rằng nó chứa đựng tất cả những thứ mà họ giả bộ tìm thấy ! Nhưng nó sẽ vẫn còn đó, cho dù người ta có làm gì đi nữa ; và trong khi tìm kiếm những tội ác mà tác giả bị trách cứ, hậu thế sẽ chỉ tìm thấy ở đó, trong cả những nhầm lẫn của ông ấy, những sai lầm của một người bạn của đức hạnh.

-----------------------------------------------------
Le citoyen de Genève ne doit rien à des magistrats injustes et incompétents qui, sur un réquisitoire calomnieux, ne le citent pas, mais le décrètent. N'étant point sommé de comparaître, il n'y est point obligé. L'on n'emploie contre lui que la force, et il s'y soustrait. Il secoue la poudre de ses souliers, et sort de cette terre hospitalière où l'on s'empresse d'opprimer le faible, et où l'on donne des fers à l'étranger avant de l'entendre, avant de savoir si l'acte dont on l'accuse est punissable, avant de savoir s'il l'a commis.
Il abandonne en soupirant sa chère solitude. Il n'a qu'un seul bien, mais précieux, des amis ; il les fuit. Dans sa faiblesse, il supporte un long voyage : il arrive, et croit respirer dans une terre de liberté ; il s'approche de sa patrie, de cette patrie dont il s'est tant vanté, qu'il a chérie et honorée ; l'espoir d'y être accueilli le console de ses disgrâces... Que vais-je dire ? Mon cœur se serre, ma main tremble, la plume en tombe ; il faut se taire, et ne pas imiter le crime de Cham. Que ne puis-je dévorer en secret la plus amère de mes douleurs !
Et pourquoi tout cela ? Je ne dis pas sur quelle raison, mais sur quel prétexte. On ose m'accuser d'impiété, sans songer que le livre où l'on la cherche est entre les mains de tout le monde. Que ne donnerait-on point pour pouvoir supprimer cette pièce justificative, et dire qu'elle contient tout ce qu'on a feint d'y trouver ! Mais elle restera, quoi qu'on fasse ; et, en y cherchant les crimes reprochés à l'auteur, la postérité n'y verra, dans ses erreurs mêmes, que les torts d'un ami de la vertu.

dimanche 8 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (5)

Một người xứ Genève cho in một cuốn sách ở Hà lan, và theo lệnh của Nghị viện Paris, cuốn sách ấy bị đốt bỏ mà chẳng hề có sự tôn trọng đối với vị quân vương mà cuốn sách mang đặc quyền. Một người Tin lành phát biểu, ở đất nước theo Tin lành, những lời phản đối chống lại Giáo hội La mã, và ông ta bị phán quyết bởi Nghị viện Paris. Một người theo phái Cộng hòa phát biểu trong một nền cộng hòa những lời phản đối chống lại nhà nước quân chủ, và ông ta bị phán quyết bởi Nghị viện Paris. Nghị viện Paris hẳn phải có những ý tưởng kỳ lạ về uy quyền của nó, và nó tự cho rằng mình là người phán xét hợp pháp của cả nhân loại.  

Cũng cái nghị viện đó, vốn rất kỹ càng đối với dân Pháp về vấn đề trình tự tố tụng, lại lãng quên tất cả những thủ tục đó ngay khi liên quan đến một người ngoại quốc đáng thương. Không cần biết là người ngoại quốc đó có đúng là tác giả của cuốn sách không, có phải chính ông ta đã cho in nó không ; không cần xét đến tình trạng đáng buồn của ông ta, không hề thương xót đối với những đau khổ mà ông ta đang gánh chịu, người ta bắt đầu bằng việc ra lệnh bắt giữ ông ta : người ta lẽ ra đã lôi ông ta ra khỏi giường để tống vào những nhà tù nơi những kẻ ác độc đang rục xương : người ta thậm chí lẽ ra đã thiêu sống ông ta mà không hề lắng nghe ông ; bởi vì ai mà biết được liệu người ta có tiếp tục một cách hợp pháp hơn những tố tụng đã được bắt đầu một cách bạo lực như thế, mà xưa nay hầu như chưa từng thấy ví dụ nào, ngay cả ở xứ tòa án dị giáo. Như vậy là chỉ vì riêng mình tôi mà một tòa án vốn khôn ngoan như vậy đã quên đi sự khôn ngoan của chính nó ; chỉ để chống lại mỗi mình tôi, vốn cứ tưởng mình được yêu quý ở đó, mà cái dân tộc vốn thường tự khoe về sự hiền hậu của nó đã tự trang bị cho mình một sự mọi rợ kỳ lạ nhất. Chính là bằng cách như vậy mà nó biện minh cho sự ưu tiên của tôi giữa bao lựa chọn nơi tị nạn tương đương khác. Tôi không biết làm thế nào mà điều đó lại tương thích được với quyền của mọi người, nhưng tôi biết rõ rằng, với những thủ tục tố tụng như vậy, tự do của mỗi con người, và có lẽ cả mạng sống của người đó nữa, sẽ chỉ tùy thuộc vào lòng thương xót của bất cứ người in ấn nào.
--------------------------------------------------------------------
Un Genevois fait imprimer un livre en Hollande, et par arrêt du parlement de Paris, ce livre est brûlé sans respect pour le souverain dont il porte le privilège. Un protestant propose, en pays protestant, des objections contre l'Église romaine, et il est décrété par le parlement de Paris. Un républicain fait, dans une république, des objections contre l'état monarchique, et il est décrété par le parlement de Paris. Il faut que le parlement de Paris ait d'étranges idées de son empire, et qu'il se croie le légitime juge du genre humain.
Ce même parlement, toujours si soigneux pour les Français de l'ordre des procédures, les néglige toutes dès qu'il s'agit d'un pauvre étranger. Sans savoir si cet étranger est bien l'auteur du livre qui porte son nom, s'il le reconnaît pour sien, si c'est lui qui l'a fait imprimer ; sans égard pour son triste état, sans pitié pour les maux qu'il souffre, on commence par le décréter de prise de corps : on l'eût arraché de son lit pour le traîner dans les mêmes prisons où pourrissent les scélérats : on l'eût brûlé peut-être même sans l'entendre ; car qui sait si l'on eût poursuivi plus régulièrement des procédures si violemment commencées, et dont on trouverait à peine un autre exemple, même en pays d'inquisition. Ainsi c'est pour moi seul qu'un tribunal si sage oublie sa sagesse ; c'est contre moi seul, qui croyais y être aimé, que ce peuple, qui vante sa douceur, s'arme de la plus étrange barbarie : c'est ainsi qu'il justifie la préférence que je lui ai donnée sur tant d'asiles que je pouvais choisir au même prix. Je ne sais comment cela s'accorde avec le droit des gens, mais je sais bien qu'avec de pareilles procédures la liberté de tout homme, et peut-être sa vie, est à la merci du premier imprimeur.

samedi 7 janvier 2012

Tranh luận về tiếng Pháp (tiếp tục từ blog HY)

Phân tích tiếp câu Antoine sửa nhé :

HY nói "tôi bận quá" là có ý cảm thán, Antoine dịch "tôi rất bận" là bỏ mất ý cảm thán.

HY nói "khi tôi có thời gian để học tiếng Pháp thì tôi buồn ngủ" (có thể tương đương với câu « khi tôi không buồn ngủ thì tôi không có thời gian học tiếng Pháp »), Antoine dịch là "ngay khi tôi mong muốn học tiếng Pháp thì tôi ngủ gật" ; hai ý này khác nhau rất xa, do bởi từ « souhaiter » (mong muốn, mong ước), khiến nó kém chặt chẽ. Câu của Antoine  có thể hiểu là "khi tôi không ngủ gật thì tôi không mong muốn học tiếng Pháp", là sai ý của bác HY.

HY nói "cái mẩu (câu) nhỏ này", Antoine nói "câu này". Thực ra xét về văn phạm, HY nói không chỉ một câu, mà nhiều câu. Như vậy câu dịch của Antoine sai.

HY nói "dịch giúp tôi", có thể hiểu là "giúp tôi dịch", vì lẽ ra việc dịch là của HY, bác Google đã làm giúp, hoặc làm giùm thay cho HY. Như vậy dịch "pour moi" là chính xác. « Pour moi » biến thành « me » đưa lên trước động từ là một cách nói không chính xác về mặt văn phạm, nhưng cũng được chấp nhận, nhất là trong văn nói.  Trong trường hợp này nó không gây nhầm lẫn, nhưng sẽ có trường hợp không thể làm như vậy được vì gây nhầm lẫn, hoặc thậm chí sai, ví dụ với câu "Antoine demande des explications à son professeur pour moi" (đó là câu hỏi tôi đặt cho "một độc giả" nhưng chính bác ấy đã lờ đi một cách đáng xấu hổ). 

Ví dụ khác « mon agent signe le contrat pour moi » (nhân viên môi giới của tôi ký hợp đồng giùm tôi/thay tôi ) khác hẳn với « mon agent me signe le contrat » (nhân viên môi giới của tôi ký hợp đồng với tôi/cho tôi ).

Ví dụ khác nữa « tu peux faire ça pour moi ? » (bạn làm cái này giùm tôi/thay cho tôi được không ? » khác hẳn với « tu peux me faire ça, à moi ? » (sao bạn dám/nỡ làm điều đó với tôi ? ).

Những ví dụ như vậy trong sách truyện tiếng Pháp, như « le Rouge et le Noir » chẳng hạn, là rất nhiều, chắc hẳn bạn « một độc giả » đã đọc. Vậy mà bạn ấy dám nói là tôi « sai sơ đẳng », « phải ngượng miệng ». Ai phải ngượng miệng ở đây ?

Chính là « một độc giả »  sai sơ đẳng vì bạn ấy nhầm « me » = « à moi » với « me » = « pour moi », nên phán một câu xanh rờn là « pour moi » phải biến thành « me » và đưa lên trước động từ.

Tôi nghĩ rằng « một độc giả » đọc sách còn ít quá (vì tiêu tốn thời gian vào việc ngồi rị mọ chẻ sợi tóc làm tư ), nên chưa gặp nhiều tình huống đa dạng, và bạn ấy ngây thơ tưởng rằng chỉ có một qui tắc ngữ pháp sơ đẳng duy nhất mà thôi, nếu không nói đúng như vậy là sai ! Đã thế cái qui tắc sơ đẳng nhất ấy lại còn bị nhầm nữa chứ !

PS. Có ví dụ  rất hay của Tự điển TFLi (Le Trésor de la langue française infformatisé - http://atilf.atilf.fr/tlf.htm) này :

Pour 2. En remplacement de, à la place de
a) (d'une personne). Je réponds pour lui, tu paieras, tu signeras pour lui. Allez vous reposer : je veillerai pour vous (LA MARTELIÈRE, Robert, 1793, v, 3, p. 58). Inscrivez donc le nom de mon père, si c'est possible; il aurait été content d'être là-dessus. Je donnerai pour lui (R. BAZIN, Blé, 1907, p. 245).

jeudi 5 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (4)

Công luận về tôi cứ bập bềnh như vậy đó, họ biết rất ít vì sao họ gớm ghét tôi cũng như  vì sao trước đây lại yêu tôi. Về phần tôi, tôi vẫn luôn là chính mình ; nồng nhiệt hơn là sáng suốt trong những tìm tòi của mình, nhưng chân thành về mọi thứ, ngay cả khi điều đó chống lại tôi ; đơn giản và tốt, nhưng nhạy cảm và yếu đuối ; gắn bó bởi tình bạn chứ không bao giờ bởi vật chất, và quý trọng tình cảm hơn là lợi ích của bản thân ; chẳng đòi hỏi gì ở người đời  và không muốn phụ thuộc vào họ ; không nhượng bộ trước những định kiến, và càng không nhượng bộ trước ý chí của họ ; giữ cho ý chí của chính mình tự do cũng như là lý trí ; sợ Thiên Chúa mà không ngại địa ngục, suy luận về tôn giáo mà không phóng đãng, không thích sự vô đạo cũng như sự cuồng tín, nhưng căm ghét những kẻ thiếu khoan dung còn hơn là những đầu óc mạnh mẽ ; không muốn dấu diếm ai cách suy nghĩ của mình ; không son phấn, không giả tạo trong mọi sự ; kể lỗi lầm của mình cho bạn bè, bày tỏ tình cảm của mình với mọi người, nói với công chúng sự thật không tâng bốc mà cũng không cay đắng; bận tâm rất ít về việc làm họ tức giận cũng như làm họ vui lòng. Đó chính là những tội ác của tôi, cũng như là những đức tính của tôi.

Cuối cùng mệt mỏi vì làn khói ảo ngây ngất cứ thổi phồng mãi lên mà chẳng làm thỏa thuê, kiệt sức với những phiền nhiễu bởi những kẻ rảnh rỗi bị đè nặng vì thời gian của họ và phung phí thời gian của tôi, khát khao một sự nghỉ ngơi mà tim tôi tha thiết và cần thiết cho những thói xấu của tôi, tôi đã gác bút với niềm vui sướng : hài lòng vì đã cầm bút vì điều tốt cho đồng loại, tôi chỉ đòi họ trả giá cho sự nhiệt thành của tôi bằng cách để cho tôi được chết một cách yên bình trong chốn nghỉ hưu của tôi, và không làm gì hại tôi. Tôi đã nhầm : các ông công chứng đã đến bảo cho tôi điều đó ; và thế là vào cái lúc mà tôi hy vọng là những phiền toái sẽ chấm dứt, thì lại bắt đầu những nỗi bất hạnh lớn nhất của đời tôi ; Trong tất cả những chuyện này đã có vài điều lạ thường, nhưng đó còn chưa là gì cả. Tôi xin lỗi, thưa Đức ông, vì đã lạm dụng sự kiên nhẫn của ngài ; nhưng trước khi bước vào thảo luận với ngài, cần phải nói về hoàn cảnh hiện tại của tôi và những lý do buộc tôi phải làm vậy.
----------------------------------------------------------- 
Ainsi va flottant le sot public sur mon compte, sachant aussi peu pourquoi il m'abhorre que pourquoi il m'aimait auparavant. Pour moi, je suis toujours demeuré le même ; plus ardent qu'éclairé dans mes recherches, mais sincère en tout, même contre moi ; simple et bon, mais sensible et faible : faisant souvent le mal, et toujours aimant le bien ; lié par l'amitié, jamais par les choses, et tenant plus à mes sentiments qu'à mes intérêts ; n'exigeant rien des hommes, et n'en voulant point dépendre ; ne cédant pas plus à leurs préjugés qu'à leurs volontés, et gardant la mienne aussi libre que ma raison ; craignant Dieu sans peur de l'enfer, raisonnant sur la religion sans libertinage, n'aimant ni l'impiété ni le fanatisme, mais haïssant les intolérants encore plus que les esprits forts ; ne voulant cacher mes façons de penser à personne ; sans fard, sans artifice en toutes choses ; disant mes fautes à mes amis, mes sentiments à tout le monde, au public ses vérités sans flatterie et sans fiel, et me souciant tout aussi peu de le fâcher que de lui plaire. Voilà mes crimes, et voilà mes vertus.
Enfin lassé d'une vapeur enivrante qui enfle sans rassasier, excédé du tracas des oisifs surchargés de leur temps et prodigues du mien, soupirant après un repos si cher à mon cœur et si nécessaire à mes maux, j'avais posé la plume avec joie : content de ne l'avoir prise que pour le bien de mes semblables, je ne leur demandais pour prix de mon zèle que de me laisser mourir en paix dans ma retraite et de ne m'y point faire de mal. J'avais tort : des huissiers sont venus me l'apprendre ; et c'est à cette époque où j'espérais qu'allaient finir les ennuis de ma vie, qu'ont commencé mes plus grands malheurs. Il y a déjà dans tout cela quelques singularités : ce n'est rien encore. Je vous demande pardon, monseigneur, d'abuser de votre patience ; mais, avant d'entrer dans les discussions que je dois avoir avec vous, il faut parler de ma situation présente et des causes qui m'y ont réduit.

mercredi 4 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (3)

Nếu có lúc nào mà tôi đã tin tưởng vào thứ của phù phiếm ấy thì tôi cũng đã nhanh chóng vỡ mộng. Còn sự bất kiên định vĩnh cửu nào trong những phán xét của công chúng về tôi mà tôi chưa nếm trải ! Tôi quá xa cách công chúng ; chỉ phán xét tôi dựa trên tính thất thường hay lợi ích của những người làm điều đó, không tới hai ngày liên tiếp mà họ nhìn tôi với cùng một ánh mắt. Khi thì tôi là một con người tăm tối, lúc lại là thiên thần ánh sáng. Trong cùng một năm tôi thấy mình được ca tụng, đón mừng, tìm kiếm, thậm chí là ở triều đình, rồi lại bị mạt sát, hăm dọa, căm ghét, nguyền rủa : buổi tối người ta rình ám sát tôi trên đường, buổi sáng người ta báo rằng tôi có một bức thư đóng dấu của hoàng gia ! Tốt và xấu tuôn ra gần như từ cùng một nguồn ; tất cả đối với tôi chỉ là những bài ca mà thôi !

Tôi đã viết về những chủ đề khác nhau, nhưng luôn luôn dựa trên cùng những nguyên tắc ấy : luôn luôn là cùng một luân lý, cùng một đức tin, vẫn cùng những phương châm ấy, và thậm chí nếu ta muốn, vẫn cùng những ý kiến ấy. Tuy nhiên, người ta đã có những phán xét trái ngược nhau về những cuốn sách của tôi, hay đúng hơn về tác giả của những cuốn sách này, bởi vì người ta đã phán xử tôi trên những vấn đề mà tôi bình luận, hơn là trên những tình cảm của tôi. Sau « Bài luận » đầu tiên của tôi, tôi đã được coi là một con người mâu thuẫn, chơi trò chứng mình điều mà mình không tin ; sau « Thư về âm nhạc Pháp » của tôi, tôi được tuyên bố là kẻ thù dân tộc ; chỉ thiếu chút nữa người ta coi tôi là kẻ âm mưu ; chắc người ta sẽ tin rằng số phận của nền quân chủ được gắn liền với vinh quang của môn Nhạc kịch ; sau « Bài luận về sự bất bình đẳng », tôi đã là kẻ vô thần và chán ghét tha nhân ; sau « Thư gửi ngài d’Alembert », tôi trở thành người bênh vực đạo đức thiên chúa giáo, sau truyện « nàng Héloïse », tôi là người hiền dịu và ngọt ngào ; giờ đây tôi là một kẻ vô đạo ; sắp tới có lẽ tôi sẽ là một tín đồ.
------------------------------------------------------------------------------

Si j'eusse un moment compté sur un bien si frivole, que j'aurais été promptement désabusé ! Quelle inconstance perpétuelle n'ai-je pas éprouvée dans les jugements du public sur mon compte ! J'étais trop loin de lui ; ne me jugeant que sur le caprice ou l'intérêt de ceux qui le mènent, à peine deux jours de suite avait-il pour moi les mêmes yeux. Tantôt j'étais un homme noir, et tantôt un ange de lumière. Je me suis vu dans la même année vanté, fêté, recherché, même à la cour, puis insulté, menacé, détesté, maudit : les soirs on m'attendait pour m'assassiner dans les rues ; les matins on m'annonçait une lettre de cachet ! Le bien et le mal coulaient à peu près de la même source ; le tout me venait pour des chansons.
J'ai écrit sur divers sujets, mais toujours dans les mêmes principes ; toujours la même morale, la même croyance, les mêmes maximes et, si l'on veut, les mêmes opinions. Cependant, on a porté des jugements opposés de mes livres, ou plutôt de l'auteur de mes livres, parce qu'on m'a jugé sur les matières que j'ai traitées, bien plus que sur mes sentiments. Après mon premier Discours, j'étais un homme à paradoxes, qui se faisait un jeu de prouver ce qu'il ne pensait pas : après ma Lettre sur la musique française, j'étais l'ennemi déclaré de la nation ; il s'en fallait peu qu'on ne m'y traitât en conspirateur ; on eût dit que le sort de la monarchie était attaché à la gloire de l'Opéra : après mon Discours sur l'inégalité, j'étais athée et misanthrope : après la Lettre à M. d'Alembert, j'étais le défenseur de la morale chrétienne : après l'Héloïse, j'étais tendre et doucereux : maintenant je suis un impie ; bientôt peut-être serai-je un dévot.

lundi 2 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (2)

Vì sao, thưa Đức ông, mà tôi lại có điều gì phải nói với ngài ? Chúng ta có thể cùng nhau nói ngôn ngữ chung nào ?  Làm thế nào mà chúng ta có thể hiểu được nhau ? Và có điều gì giữa ngài và tôi ?

Tuy nhiên cần phải trả lời ngài ; chính ngài đã bắt buộc tôi làm vậy. Nếu ngài đã chỉ tấn công cuốn sách của tôi mà thôi, thì tôi đã để cho ngài nói ; nhưng ngài đã tấn công con người tôi ; mà ngài càng có uy quyền lớn giữa mọi người, thì tôi càng phải không cho phép mình được im lặng khi ngài muốn làm tôi mất danh dự. Khi bắt đầu viết bức thư này, tôi không thể ngăn mình nghĩ về những sự lạ kỳ trong số phận của tôi. Chúng đã được dành riêng cho tôi. Tôi đã được sinh ra với đôi chút tài năng ; công chúng đã phán xét như vậy. Tuy nhiên tôi đã trải qua tuổi hoa niên trong một sự tối tăm hạnh phúc, mà tôi đã không hề tìm cách thoát ra. Nếu tôi đã tìm kiếm điều đó, thì chính nó đã là một sự kỳ lạ khi mà, trong suốt thời nhiệt huyết của tuổi thanh xuân, tôi đã không thể thành công, và tôi đã chỉ thành công quá mức vào thời kỳ sau đó, khi ngọn lửa nhiệt huyết này bắt đầu qua đi. Tôi đã gần đến lứa tuổi bốn mươi, và tôi đã có được, thay vì một gia sản mà tôi khinh thường, và một danh tiếng mà người ta đã khiến tôi trả giá thật là đắt, sự nghỉ ngơi và và những người bạn, hai thứ của cải duy nhất mà trái tim tôi khao khát. Một câu hỏi khốn khổ của viện hàn lâm đã lay động tâm trí tôi, dù tôi không muốn, xô tôi vào một nghề nghiệp mà tôi không được tạo nên để đảm nhận : một sự thành công bất ngờ đã chỉ ra những sự hấp dẫn quyến rũ tôi. Đám đông đối thủ tấn công tôi mà không hiểu tôi, với một sự mù quáng làm tôi nổi cáu, và với sự kiêu ngạo có lẽ đã gợi hứng sự kiêu ngạo cho chính tôi nữa. Tôi tự vệ, và từ cuộc tranh cãi này sang cuộc tranh cãi khác, tôi cảm thấy mình dần dần dấn thân vào nghề nghiệp, gần như không nghĩ tới điều đó. Như vậy có thể nói rằng tôi thấy mình đã trở thành tác giả vào cái tuổi mà người ta thôi không còn là tác giả nữa, và trở thành văn sĩ bởi chính sự coi thường của tôi với cái nghiệp này. Ngay khi đó tôi là một điều gì đó đối với công chúng ; nhưng sự bình yên và những người bạn cũng biến mất luôn. Những nỗi khốn khổ nào mà tôi không phải chịu đựng trước khi nhận được một chỗ yên ổn hơn và những mối ràng buộc hạnh phúc hơn ! Cần phải nuốt trôi những nỗi phiền muộn của mình ; chỉ cần một chút tiếng tăm để thay thế cho tôi tất cả. Nếu đó là một sự đền bù cho những người luôn không phải là chính mình, thì đó không bao giờ là sự đền bù đối với tôi.
-------------------------------------------------------------------

Pourquoi faut-il, monseigneur, que j'aie quelque chose à vous dire ? Quelle langue commune pouvons-nous parler ? comment pouvons-nous nous entendre ? et qu'y a-t-il entre vous et moi ?
Cependant il faut vous répondre ; c'est vous-même qui m'y forcez. Si vous n'eussiez attaqué que mon livre, je vous aurais laissé dire : mais vous attaquez aussi ma personne ; et plus vous avez d'autorité parmi les hommes, moins il m'est permis de me taire quand vous voulez me déshonorer. Je ne puis m'empêcher, en commençant cette lettre, de réfléchir sur les bizarreries de ma destinée : elle en a qui n'ont été que pour moi. J'étais né avec quelque talent ; le public l'a jugé ainsi : cependant j'ai passé ma jeunesse dans une heureuse obscurité, dont je ne cherchais point à sortir. Si je l'avais cherché, cela même eût été une bizarrerie que, durant tout le feu du premier âge, je n'eusse pu réussir, et que j'eusse trop réussi dans la suite quand ce feu commençait à passer. J'approchais de ma quarantième année et j'avais, au lieu d'une fortune que j'ai toujours méprisée et d'un nom qu'on m'a fait payer si cher, le repos et des amis, les deux seuls biens dont mon cœur soit avide. Une misérable question d'académie, m'agitant l'esprit malgré moi, me jeta dans un métier pour lequel je n'étais point fait : un succès inattendu m'y montra des attraits qui me séduisirent. Des foules d'adversaires m'attaquèrent sans m'entendre, avec une étourderie qui me donna de l'humeur, et avec un orgueil qui m'en inspira peut-être. Je me défendis et, de dispute en dispute, je me sentis engagé dans la carrière, presque sans y avoir pensé. Je me trouvai devenu pour ainsi dire auteur à l'âge où l'on cesse de l'être, et homme de lettres par mon mépris même pour cet état. Dès là je fus dans le public quelque chose ; mais aussi le repos et les amis disparurent. Quels maux ne souffris-je point avant de prendre une assiette plus fixe et des attachements plus heureux ! Il fallut dévorer mes peines ; il fallut qu'un peu de réputation me tînt lieu de tout. Si c'est un dédommagement pour ceux qui sont toujours loin d'eux-mêmes, ce n'en fut jamais un pour moi.



Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (1)

Giáo hội không mạnh hơn đá tảng… luôn luôn được nói như vậy. Vậy tại sao ta gọi là hòn núi Kinh thánh ? Tất nhiên, bởi vì nó không thể bị đảo ngược. (DAMASC., t. II, p.462, 463)

Thư gửi Đức ông De Beaumont

J.-J. Rousseau
Công dân Genève

Gửi tới

Christophe de Beaumont

Tổng Giám mục Paris, Quận công De Saint-Cloud, lãnh chúa chư hầu Pháp, Tổng quản Dòng Thánh, Hiệu trưởng trường Sorbonne, vv.

Hãy tha lỗi cho tôi nếu có điều gì được tôi nói ra một cách tự do đã xúc phạm đến ngài, nhưng là để tự bảo vệ mình. Trong niềm hy vọng vào sự uy nghiêm và đức cẩn trọng của ngài,  khiến ngài có thể xem xét rằng sự cần thiết phải trả lời cũng là không khoan nhượng đối với tôi. (Août, Ep.. CCXXXVIIIL d'Pascent.)
---------------------------------------------------------------------------------

Mời các bạn đọc nguyên văn bức thư ở site này (trong mục "Textes de Rousseau" :
http://rousseaustudies.free.fr/ 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nihil Ecclesia valentius, rupe fortior est... Semper viget. Cur eam Scriptura montem appellavit ? utique, quia everti non potest. (DAMASC., t. Il, p.462, 463)
LETTRE A M. DE BEAUMONT

J.-J. ROUSSEAU

CITOYEN DE GENÈVE
A CHRISTOPHE DE BEAUMONT
ARCHEVÊQUE DE PARIS, DUC DE SAINT-CLOUD, PAIR DE FRANCE, COMMANDEUR DE L'ORDRE DU SAINT-ESPRIT, PROVISEUR DE SORBONNE, ETC.
Da veniam si quid liberius dixi, non ad
contumeliam tuam, sed ad defensionem
meam. Præsumpsi enim de gravitate et
prudentia tua, quia potes considerare
quantam mihi respondendi necessitatem
imposueris.
AUG., epist. CCXXXVIIIL, ad Pascent.