dimanche 1 janvier 2017

Tư bản và Cộng hòa (3)


Kính chúc các bác một năm mới tốt lành :-)

Năm mới của tôi bắt đầu dưới dấu hiệu của toán học. Tôi mất nửa buổi trưa nay để nghiên cứu hai quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản do anh Piketty trình bày, với sự giúp đỡ của con trai tôi. Sau khi đã hiểu ra rồi thì tôi phấn khích đến run rẩy cả chân tay, tôi vội chép lại đây hòng khai sáng cho các bác !


Les deux lois fondamentales du capitalisme



Thomas Piketty énonce deux lois fondamentales. La première dispose que la part des revenus du capital dans le revenu national () est égale au taux de rendement moyen du capital () multiplié par le ratio du stock de capital sur le revenu national () : 4.
La seconde loi dispose qu'à long terme, le ratio du stock de capital sur le revenu () tend vers le ratio du taux d'épargne () sur le taux de croissance () : 4.
Piketty estime que le rapport du capital sur le revenu  était de 6 ou 7 au xixe siècle, qu'il a chuté à 2 après la Seconde Guerre mondiale et qu'il retrouve aujourd'hui un niveau proche du xixe siècle avec une valeur de 5 ou 64.
Par ailleurs, Piketty constate que sur une longue période le rendement moyen du capital () est supérieur au taux de croissance de l'économie (). Cela implique que les détenteurs de capital s'enrichissent plus rapidement que le reste de la population4.

Hehe, anh Piketty mà nói đúng thì lý thuyết của lão Simon Kuznets cùng với giải Nobel kinh tế của lão ấy đáng vứt vào sọt rác, và lão Trump sẽ hết thời !

Quy luật thứ nhất

Vậy trước tiên tôi tạm cắt nghĩa cho các bác cái quy luật thứ nhất (cái thứ hai nếu còn sức thì tôi sẽ làm, nếu không thì mình cứ từ từ thôi). Quy luật ấy là (tôi dịch từ Wikipédia) : "Phần thu nhập từ vốn [tư bản - PLS] trong thu nhập quốc gia bằng với tỉ lệ lợi nhuận trung bình của vốn, nhân với tỉ lệ của khối vốn trên thu nhập quốc gia".

Hihi, nghe cứ lùng bùng hết cả đầu óc lên ấy nhỉ? Để tôi lấy ví dụ minh họa rồi các bác sẽ hiểu !

Bây giờ tôi sẽ thay thế các khái niệm ở mức độ quốc gia bằng các khái niệm ở mức độ gia đình cho các bác dễ hiểu. Tôi lấy ví dụ khái niệm quốc gia tương đương với gia đình ông chủ nhà của tôi. Vốn của ổng là cái nhà bự ổng cho thuê (giá khoảng 500 000 euros), thu nhập do vốn (tức là tiền thuê nhà) khoảng 3000 euros một tháng. Vợ ổng đi làm lương chừng 2000 euros một tháng, tiền lương của bả cộng với tiền cho thuê nhà tạo thành tổng thu nhập của gia đình (tương đương với tổng nhu nhập quốc gia), tức là cả thảy là 5000 euros một tháng. (Nếu muốn tính cả năm thì các bác cứ đem những con số ấy nhân lên với 12 tháng !)

Vậy cái quy luật thứ nhất ấy, tôi sẽ phát biểu lại theo kiểu của tôi là : phần thu nhập cho thuê nhà (của ông chủ nhà của tôi) trong tổng thu nhập của gia đình ông ấy bằng với tỉ lệ của lợi nhuận trung bình của vốn (tức là= tiền thuê nhà x 12 tháng chia cho 500 000 euros), nhân với tỉ lệ khối vốn chia cho tổng thu nhập gia đình (tức là 500 000 euros chia cho 5000x12).

Nghe thì lằng nhằng thế, nhưng các bác cứ tạm hiểu như vậy, khi nào chúng ta hiểu xong cả hai quy luật ấy, thì các bác sẽ hiểu ra là ông chủ nhà tôi ổng muốn làm gì để từ từ tăng của cải của ổng lên và giàu như lão Trump ấy.

Còn bây giờ tôi phải đi nghỉ ngơi vì không hiểu sao hễ cứ ngồi tính toán một hồi là tôi bị trầm cảm :-(

Bisous các bác :-)



Vendredi 13 janvier 2017

Thưa các bác tôi lại xin được nói tiếp :

Quy luật thứ hai

La seconde loi dispose qu'à long terme, le ratio du stock de capital sur le revenu () tend vers le ratio du taux d'épargne () sur le taux de croissance () : 4.

PLS tôi xin được dịch ra rằng :

Quy luật thứ hai khẳng định rằng, về lâu dài (theo thời gian), tỉ số của khối vốn trên thu nhập hướng tới tỉ số giữa tỉ lệ tiết kiệm chia cho tỉ lệ tăng trưởng.

(Ôi đọc có mỗi một câu mà nghe thấy buồn, sao mà nó có thể phức tạp loạn xạ lên được như vậy cơ chứ? Thôi chúng ta sẽ từ từ làm theo phương pháp của Descartes, tức là chia một vấn đề lớn ra làm nhiều vấn đề nhỏ để giải quyết chúng một cách tuần tự !)

Vậy chúng ta vẫn nhớ lại rằng khối vốn là cái nhà to của ông chủ nhà tôi, thu nhập là tiền thuê nhà cộng với tiền lương của bà chủ nhà. Thế thì tỉ số giữa hai cái ấy là 500K euros chia cho 5Kx12tháng. Cái tỉ số này nó sẽ hướng tới một cái tỉ số khác. Cái tỉ số khác ấy là tỉ lệ tiết kiệm chia cho tỉ lệ tăng trưởng. Tỉ lệ tiết kiệm là số tiền mà ổng dành ra tiết kiệm trong một năm chia cho tổng thu nhập trong một năm rồi nhân với 100. Còn tỉ lệ tăng trưởng là số tiền dôi ra so với năm trước (tức là tăng trưởng thêm, ví dụ tiền thuê nhà tăng lên hay là bà chủ nhà được thưởng thêm, vv.), số tiền dôi ra ấy chia cho tổng thu nhập của năm cũ rồi nhân với 100 thì ra tỉ lệ tăng trưởng, ví dụ như tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam năm ngoái là 6,2% ấy. Tôi hy vọng là đến đây các bác vẫn ổn chứ ạ?

Thế vì sao mà lại cộng trừ nhân chia tối tăm cả mặt mũi lên như thế thì chỉ có các nhà toán học mới hiểu được. Phần khoa học xã hội và nhân văn của tôi là suy tư về ý nghĩa của cái kết quả ấy !

Kể ra tôi nên viết ngay những suy luận hôm bữa của tôi xuống, chứ hôm nay quả là tôi đã quên là tôi đã suy luận như thế nào rồi :-( Nhưng các bác đừng lo, khi nào nhớ lại thì tôi sẽ viết lại. Bây giờ thì tôi chỉ còn nhớ là, tôi đã suy nghĩ xem ông chủ nhà tôi muốn làm gì (để có thể tăng thu nhập thuê nhà của ổng lên một cách hiệu quả nhất).

Ôi thôi, khi xem lại các ghi chép thì tôi lại hoàn toàn lùng bùng. Thôi các bác lại chờ chút khi nào con trai tôi về thì tôi hỏi lại nó nhé ! Ấy là vì tôi cần một cái công thức, để dựa trên đó tôi mới thuyết phục các bác một các vững chắc về các lý lẽ của tôi được.

Bisous các bác, bonne journée et à la prochaine fois !


Dimanche 29 janvier 2017

Bonjour các bác,

Tôi đã hỏi lại con trai tôi, nó cũng quên tuốt luốt cả, hóa ra mọi người đều như vậy, chứ không phải chỉ có mình mình, lại cứ tưởng là mình dốt chứ ! :-D Nhưng sau một lúc lần mò lại thì nó đã nhớ ra !

Vậy tôi lấy lại cái công thức của anh Piketty như sau : B = s/g

(Đấy là cái công thức ở trong định luật thứ hai của chủ nghĩa tư bản ấy : 
La seconde loi dispose qu'à long terme, le ratio du stock de capital sur le revenu () tend vers le ratio du taux d'épargne () sur le taux de croissance () : . )


Cái công thức này nó chỉ ra tầm quan trọng/quyền lực của vốn tư bản, được ký hiệu là B. Trong đó B là tỉ số của khối vốn trên thu nhập, s là tỉ lệ tiết kiệm, g là tỉ lệ tăng trưởng (tôi có diễn giải định nghĩa ở phần trên rồi, nếu quên thì mời các bác xem lại).



Vậy các bác thấy là, nếu ông chủ nhà muốn cho vốn tư bản của ổng được cao hơn (tức là giàu có quyền lực hơn, như lão Trump ấy), nghĩa là muốn cho B tăng lên, thì theo cái công thức B=s/g ấy, thì ổng sẽ muốn cho hoặc là s tăng lên, hoặc là g giảm xuống, đúng không ạ? (Tức là tử số tăng hoặc là mẫu số giảm ấy !)

s tăng lên nghĩa là ổng sẽ tăng tiết kiệm lên (hoặc/và giảm tổng thu nhập quốc gia xuống); g giảm xuống nghĩa là tăng trưởng giảm.

Tức là ổng sẽ muốn vốn tư bản tăng hoặc tổng thu nhập gia đình giảm, điều đó hướng tới là, về lâu về dài,  hoặc là ổng tiết kiệm hiều hơn hoặc/và tăng trưởng ít hơn.


Ví dụ nếu muốn như vậy, thì ông chủ nhà tôi sẽ làm sao để cho tỉ lệ lợi nhuận trung bình của vốn tăng, tức là tỉ số thu nhập từ vốn chia cho khối vốn tăng, tức là hoặc ổng tăng tiền nhà (thu nhập từ vốn), hoặc/và cứ để nhà càng lúc càng xập xệ mà không cải tạo gì cả, mà vẫn thu tiền thuê nhà như cũ. Hoặc là khi vợ ổng làm ra nhiều tiền thì ổng sẽ thu bớt lại để tiết kiệm không cho bả tiêu xài thoải mái :-D

(Tôi hy vọng không có nhầm lẫn gì, tôi sẽ kiểm tra thêm vài lần nữa).

Phần sau mình sẽ bàn về việc B tăng hay giảm thì điều gì sẽ xảy ra nhé !


Bisous các bác, et bonne journée

(còn tiếp)






Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire