vendredi 25 juillet 2014

"Bàn tay đã bắn, con mắt đã nhắm, trái tim đã nghĩ..."

Cái trái tim đã nghĩ cách gài bẫy bắn hạ MH 17 ấy, là một trái tim ma cà rồng xứng đáng nhận một cái cọc gỗ nhọn, có phải không ạ? Thời nay người ta không làm thế nữa, nhưng tôi tin mọi người có lương tri đều coi đó là thằng khốn nạn, và so với nó thì cái "bàn tay đã bắn" không đáng cho mọi người truy kích, đem ra làm vật tế thần để mà che giấu đi tội ác của cái thằng khốn nguy hiểm kia đâu !

Đài Loan: ‘Chính phủ VN thiếu thành thật’

PLS : Nếu mà là Pháp, Đức hay Nhật nói câu này, thì tôi sẽ tin chắc là đúng là Việt Nam thiếu thành thật, và phải mau mau ăn năn sửa đổi thôi. (Quả thật là, trên thế giới này, ta cũng không có được nhiều tấm gương lắm về sự thành thật của các chính phủ. Có những chính phủ bự, bình thường thì cũng khá thành thật, nhưng hễ muốn trút bom đạn xuống đầu ai, là họ kiếm ra ngay được một cái cớ mà nó khiến cho sự thành thật phải choáng váng).

Nhưng mà một bác chinois nói câu này, hihi, thì tôi cũng ngẫm nghĩ một chút, xem họ xưa nay có phải là tấm gương về sự thành thật hay không, để có thể cho mình một bài học về sự thành thật hay không. Tất nhiên, là ta phải phân biệt Đài Loan với lại Trung Quốc, vì Đài Loan tiến bộ hơn, nhưng mà bản chất thì có lẽ cũng không khác nhau lắm. Đấy là chưa kể các anh Trung Quốc có khi lại mượn tay các anh Đài Loan để dạy cho Việt Nam ta một bài học về sự thành thật.

Cela dit, vì người nói câu này là một ông thủ tướng chính phủ, nên nó có sức nặng của danh dự của chính ông ấy, của chính phủ của ông ấy, và của đất nước của ông ấy. Cho nên Việt Nam ta cũng phải suy nghĩ xem có phải quả là chúng ta không được thành thật lắm hay không. Nhiều khi, cứ như là bị quỷ sứ giật lưỡi ấy, ta đi hứa vung hứa vít, sau đó đến khi phải thực hiện lời hứa, là rất mệt, bèn tìm cách chuồn luôn.


Cho nên là, nếu ta đã lỡ hứa rồi, mà bị tố cáo kêu đòi, thì chắc ta cũng phải gồng mình lên mà giữ lời chứ, hén? Coi như là một bài học, bài học quý đó nghen! Lần sau rút kinh nghiệm, trước tiên là không hứa lung tung, nhất là những vấn đề đại sự. Sau đó rút kinh nghiệm thứ hai là, đừng có hám lợi quá đáng, của rẻ là của ôi, nhiều khi lợi trước mắt mà thiệt về lâu về dài. Phải cố gắng làm ăn với những nước đàng hoàng, tuy nhiều khi không được lợi lớn lắm, nhưng mà không sợ bị thiệt.



Đài Loan: ‘Chính phủ VN thiếu thành thật’


Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa trong cuộc phỏng vấn với BBC
Thủ tướng Giang Nghi Hoa của Đài Loan nói chính phủ Việt Nam ‘thiếu thành thật’ trong xử l‎ý bồi thường cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam bị thiệt hại kinh tế vì bạo động hồi tháng Năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung ngày 21 tháng Bảy tại Đài Bắc, ông Giang Nghi Hoa nói mặc dù chính phủ Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nhân Đài Loan như tăng cường an ninh tại khu vực có các nhà máy của Đài Loan, phía Việt Nam làm chưa đủ trong việc giải quyết các yêu cầu bồi thường.
Thủ tướng Đài Loan cho rằng đó là vì chính phủ Việt Nam tin rằng các công ty Đài Loan nhiều khả năng sẽ không rút đầu tư của họ tại Việt Nam, và do đó có lập trường cứng rắn trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường.
Ông Giang cũng tiết lộ rằng chính phủ Đài Loan đã sẵn sàng ra tối hậu thư cho chính phủ Việt Nam và dọa sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt (chế tài) nếu Hà Nội không có hành động gì.

Bồi thường thiệt hại

Trong khi đó vào ngày 19/07 Bấm TTXVN đưa tin Bộ Tài chính và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tiền tạm ứng bảo hiểm và hỗ trợ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh "với số tiền 20 tỷ đồng, trước mắt sẽ trao ngay 6 tỷ đồng, số còn lại các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phối hợp với khách hàng hoàn tất thủ tục để giải quyết trong một vài ngày tới."
"Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đã hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Đây là nguồn kinh phí cần thiết để các doanh nghiệp khắc phục một phần khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh," bài báo TTXVN cho biết
21/07 báo Bấm Wall Street Journal nói Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh ‘sẽ nhận bồi thường 30.3 tỉ VND (1.43 triệu USD) từ chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nội trong tuần này.
Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh trực thuộc Formosa Plastics Group, tập đoàn hàng đầu của Đài Loan và là một trong các nhà đầu tư chính tại Việt Nam.
Công ty dự tính thiệt hại 10 triệu USD mỗi ngày do ngưng trệ xây dựng, và thêm vào đó là 3 triệu USD do hư hại thiết bị.
Một doanh nghiệp Đài Loan ở Bình Dương bị đập phá hồi tháng Năm 2014
Hồi giữa tháng Sáu, Hãng tin Đài Loan CNA đưa tin Đài Loan và Việt Nam thống nhất tổ chức gặp mặt hai lần mỗi tháng để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan sau vụ bạo động đầu tháng Năm và đã tiến hành cuộc gặp đầu tiên ngay hồi đầu tháng.
Các cuộc họp theo dự kiến được chủ trì bởi thứ trưởng Kinh tế Đài Loan Thẩm Vĩnh Tân và thứ trưởng Đầu tư Việt Nam Đặng Huy Đông.
Trước đó vào cuối tháng Năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cam kết Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài.
Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động.
CNA cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp Đài Loan, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề.
Tổng giá trị thiệt hại ước tính giao động trong khoảng 150-500 triệu đô la, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là 1 tỷ đô la.
Đến thời điểm này, Formosa Plastics Group, nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam, đang đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 3 triệu USD sau vụ bạo loạn chống Trung Quốc.
DDK Group, một công ty Đài Loan khác chuyên sản xuất yên xe đạp gần TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết sẽ đòi nhà chức trách Việt Nam trả 2 triệu USD trên tổng số 4 triệu USD tiền thiệt hại.
Nhiều công ty có thể sẽ có động thái tương tự sau khi con số thiệt hại cụ thể được đưa ra, theo CNA.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140724_dai_loan_noi_vn_thieu_thanh_that.shtml

jeudi 24 juillet 2014

Ukrainiens, peuple maudit !

PLS : Ukraine là một xứ được thiên nhiên ưu đãi giống như Việt Nam, vựa lúa mì lớn, có biển, vị trí chiến lược; trong lịch sử chắc dân của họ cũng ít khi bị chết đói, thế mà không hiểu sao họ độc ác hơn dân Việt Nam. Trong lịch sử, họ đã làm nhiều điều tàn bạo với dân thường, ngay trong thời hiện đại họ vẫn tiếp tục làm như vậy. Họ bắn tỉa giết dân thường và cảnh sát trên quảng trường Maidan, họ lừa giết người thân Nga trong tòa nhà Odessa, họ đưa vũ khí hạng nặng bắn giết các thành phố, trong khi dân ở đấy không hề tấn công họ... Vụ bẫy hạ máy bay MH 17 là giọt nước làm tràn cốc, nó cho thấy tâm địa khốn nạn của một dân tộc bị nguyền rủa !

Tôi đoán là vì ở Ukraine, phụ nữ của họ ngu ngốc và ít học. Họ chỉ biết quyến rũ đàn ông và hám tiền, khiến cho bọn đàn ông của họ phát điên phát cuồng lên. Bây giờ lại được sự trợ giúp của Mỹ, là một dân tộc không có lịch sử, lịch sử vài trăm năm của Mỹ, với tổ tiên họ là quân trộm cướp, đã không tiến hóa được bao xa. Dân châu Âu có bề dày văn hóa, Pháp, Đức... họ cư xử chừng mực hơn.


Quân ly khai tố bị Ukraina gài bẫy bắn MH17

Reuters dẫn lời một lãnh đạo quân ly khai ở miền đông Ukraina thừa nhận họ có sở hữu hệ thống phòng không Buk – loại mà Washington nói đã bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia, đồng thời cáo buộc Kiev đã dựng nên bối cảnh một cuộc không kích vào đúng thời điểm MH17 bay qua đông Ukraina.

Trả lời phỏng vấn của Reuters, Alexander Khodakovsky – chỉ huy tiểu đoàn Vostok lần đầu tiên thừa nhận rằng phe nổi dậy có sở hữu hệ thống phòng không đất đối không Buk do Nga sản xuất.
Ukraina, ly khai, Malaysia, MH17 
Alexander Khodakovsky – chỉ huy tiểu đoàn Vostok thuộc phe ly khai ở đông Ukraina trong một buổi trả lời phỏng vấn. Ảnh: Reuters.
Khodakovsky nói rằng hệ thống này sau đó đã được trả lại ngay lập tức để dấu đi chứng cứ về sự có mặt của nó tại gần hiện trường máy bay rơi.
Trước đó, các lãnh đạo phe ly khai ở đông Ukraina phủ nhận thông tin họ có hệ thống này, và nói nếu có Buk, thì họ cũng không có khả năng sử dụng.
Khodakovsky cáo buộc chính quyền Kiev đã gây hấn, tạo nên bối cảnh một cuộc không kích dẫn đến hậu quả là chiếc máy bay dân sự đã bị bắn nhầm. Ông này cũng nói rằng Kiev đã cố ý tiến hành nhiều vụ không kích trong khu vực, và biết rõ khu vực này có các tên lửa.
"Tôi biết là Buk có từ Lugansk. Vào lúc đó, tôi được biết là Buk từ Lugansk đang tới dưới danh nghĩa của LNR (Cộng hòa Nhân dân Lugansk)”.
“Tôi biết về hệ thống Buk này là gì. Tôi đã nghe về nó. Tôi nghĩ là họ đang gửi trả lại. Bởi vì tôi phát hiện ra nó vào đúng cái lúc tôi nghe tin về thảm kịch này xảy ra. Họ chắc là đã gửi trả lại hệ thống này nhằm di dời chứng cứ” - Khodakovsky nói.
“Câu hỏi là: Ukraina nhận được chứng cứ cho thấy quân tình nguyện (quân ly khai) có được công nghệ này rất đúng lúc, do sai sót của phía Nga. Họ đã chẳng những không làm gì để bảo đảm an ninh, mà lại còn khiêu khích việc sử dụng loại vũ khí này để chống lại một chiếc máy bay dân sự bay qua đây cùng với những người dân vô tội”.
Khodakovsky nói thêm: “Họ biết rõ rằng Buk có mặt ở đây và đang trên đường đi tới Snezhnoye", nơi này cách hiện trường vụ rơi máy bay 10km về phía tây.
“Họ (chính quyền Kiev)  biết rằng hệ thống có thể triển khai ở đây, và khiêu khích sử dụng Buk bằng việc khởi động một cuộc không kích vào một mục tiêu mà họ không cần tới, và các máy bay của họ không hề được sử dụng suốt cả tuần qua”.
Ukraina, ly khai, Malaysia, MH17
Nga công bố các bức ảnh chụp từ vệ tinh, cho thấy các đơn vị phòng không tên lửa Buk ở vùng Donetsk, cách thành phố Donets 5km về phía bắc. Ảnh chụp ngày 14/7. Nhưng cũng tại khu vực này ngày máy bay Malaysia bị bắn trúng 17/7, các hệ thống này đã biến mất. Ảnh: RT
“Và vào ngày hôm đó, họ tăng cường bay, và vào đúng lúc khai hỏa, đúng thời điểm máy bay dân sự bay qua đây, họ tiến hành không kích. Thậm chí ngay cả khi có một hệ thống Buk, và hệ thống này được sử dụng đi chăng nữa, Ukraina đã làm mọi điều để đảm bảo  rằng chiếc máy bay dân sự đó phải bị bắn hạ”.
Mới đây, Nga công bố bằng chứng cho thấy máy bay chiến đấu của Ukraina đã bay sát MH17 trong một thời gian ngắn trước khi MH17 bị bắn hạ.
Theo nguồn tin từ phía hàng không dân dụng công bố trước đó, MH17 được yêu cầu hạ độ cao khi bay qua vùng trời đông Ukraina.
Tên lửa từ Nga?
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Eileen Lainez nói rằng những lời của Khodakovsky xác nhận một điều là ‘những người ly khai do Nga hậu thuẫn đã có được vũ khí, tập huấn và hỗ trợ từ phía Nga’.
Bà Lainez bác bỏ việc quân ly khai tố chính quyền Kiev dàn dựng nên vụ tấn công.
Quan chức tình báo Mỹ trước đó nói rằng Washington tin là những người này đã bắn hạ máy bay ‘vì nhầm lẫn’, do không nhận ra rằng đây là một máy bay dân sự.
Khodakovsky nói rằng đơn vị của ông chưa từng có Buk, nhưng có thể các đơn vị ly khai khác đã sử dụng hệ thống này.
Ukraina, ly khai, Malaysia, MH17
Bộ Quốc phòng Nga đưa ra chứng cứ cho thấy máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraina đã bay áp sát MH17 trước khi máy bay Malaysia bị bắn hạ. Ảnh: RT
Khodakovsky nói rằng trước kia, họ cũng chiếm được Buk từ các lực lượng quân đội Ukraina, nhưng các hệ thống này không thể vận hành được. Ông không chắc là hệ thống Buk đã bắn hạ máy bay Malaysia có nguồn gốc từ đâu, nhưng nói rằng hệ thống này cũng có thể do phía Nga cung cấp.
“Tôi không nói là Nga có cung cấp những thứ này hay không. Nga cũng có thể cung cấp hệ thống Buk này trong một vài ý tưởng hoàn toàn mang tính chất địa phương. Tôi muốn có một hệ thống Buk, và nếu ai đó mang lại cho tôi, tôi cũng không từ chối. Nhưng tôi sẽ không sử dụng nó để chống lại một thứ gì đó không hề đe dọa tới tôi. Tôi sẽ chỉ dùng nó trong các bối cảnh mà một cuộc không kích nhằm thẳng vào vị trí của tôi, để bảo vệ mạng sống của người dân”.
Khodakovsky nói: “Tôi là một bên liên quan. Tôi là một ‘tên khủng bố’, một ‘kẻ ly khai’, một người tình nguyện… Trong bất kỳ mọi tình huống, tôi được yêu cầu để thúc đẩy cho lực lượng mà tôi đại diện, ngay cả khi tôi có ý nghĩ khác, hoặc nói theo cách khác hoặc có quan điểm khác. Điều này khiến tâm hồn tôi luôn nhức nhối”.
 http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/187720/quan-ly-khai-to-bi-ukraina-gai-bay-ban-mh17.html
Lê Thu

mardi 22 juillet 2014

Bẫy máy bay

Mọi người đang bận tâm xem ai đã bắn hạ cái máy bay MH 17. Còn tôi thì nghĩ rằng là chính quyền Kiev đã lừa cái máy bay ấy vào bẫy để nó bị bắn hạ. Họ đã chuẩn bị sẵn tất cả để chờ thời cơ. Xui xẻo cho cái máy bay malaisien là màu sắc của nó giống với màu máy bay ukraine, nên nó bị chọn. Bọn điều khiển không lưu đã điều chỉnh cho nó bay vào chỗ mà lẽ ra nó không bay, đã cho máy bay lên kèm để nó bay thấp xuống và bay chậm lại, để quân ly khai tưởng là nó định ném bom. Vì bọn Kiev biết là quân ly khai có tên lửa BUK (do quân Ukraine để mất vào tay họ). Vẫn là cùng một kịch bản như vụ lừa người vào để giết trong tòa nhà Odessa có phải không? Sở trường của chúng đúng không? Quân ma cà rồng khát máu ! Đời người ăn được bao nhiêu chocolat mà dã man độc ác thế?

dimanche 20 juillet 2014

Michel-Ange, poème

Désormais le cours de ma vie,
traversant la tempête sur un frêle vaisseau,
touche au port où chacun vient pour rendre
compte et raison de son ouvrage, triste ou pieux.

Si bien que la passion, la fantaisie
qui firent de l'art mon idole et mon roi,
je sais combien elles furent chargées d'erreur,
comme l'homme toujours désire contre son bien.

Les pensées amoureuses, belles, joyeuses,
que deviennent-elles si j'approche deux morts,
certain de l'une, et par l'autre menacé ?

Ni peindre ni sculpter n'apaiseront
mon âme, tournée  vers cet amour divin
qui ouvrit, pour nous embrasser, les bras en croix.

(par Michelangelo Buonarroti - Extrait de l'ouvrage de C. Ossola, L'avenir de nos origines. Le copiste et le prophète)

samedi 19 juillet 2014

Thử đưa một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giữa VN và TQ, nhân vụ giàn khoan 981

PLS : Hehe, cắt dán bài đem về blog mình, không thèm xin phép, hy vọng là cao nhân thì tính tình cũng không nhỏ mọn như những kẻ tầm thường !

Không biết ai có thể phản biện được ngài Trương Nhân Tuấn nhỉ? Luật sư Nguyen Le-Hà chắc chỉ đáng giúp việc cho ngài ấy thôi. Còn các ông luật sư Cù và L
ê, chẳng biết các ông ấy học hành thế nào, hay là chữ thày lại đem trả cho thày rồi? Mọi người hiếm khi được chiêm ngưỡng tài năng của các ông ấy lắm !!

Tôi chỉ không khoái cái đề nghị của ông T. N. Tuấn về vụ chia đôi Hoàng Sa cho ta và Trung Quốc ! Không chia chác gì cả, nếu cần thì ta lại giằng co, tranh chấp tiếp. Còn ông Lê Hoài Trung muốn cùng Trung Quốc khai thác dầu, thì nghe muốn uýnh ổng luôn, nhưng nếu cứ nhất định muốn vậy (kẻo các bác thân Tàu lại điên lên bán nước), thì điều kiện cần phải là, ta phải có hiệp ước liên minh với Mỹ, để nếu dân tộc Trung Hoa bao đời nổi danh lừa đảo lại trở mặt, thì ta không có nắm dao đằng lưỡi. Liên minh với Mỹ trước đi, rồi Trung Quốc muốn khai thác dầu cùng với ta, thì ta cũng cho một ít.

Thử đưa một giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giữa VN và TQ, nhân vụ giàn khoan 981

 Các mục tiêu (không tiềm ẩn) của TQ trong vụ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển của đảo Tri Tôn, thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, từ đầu tháng 5-2014, là :
-   Khẳng định chủ quyền của TQ tại quần đảo Hoàng Sa.
-   Thăm dò thái độ VN trong việc xác định ranh giới biển của quần đảo Hoàng Sa.
-   Xác định trữ lượng dầu khí dưới thềm lục địa trong vùng lưu vực sông Hồng (lưu vực sông Hồng trải dài từ các cửa các nhánh sông Hồng ở miền Bắc, trải dài cho đến các tỉnh miền Trung). Việc khảo sát này đã được thực hiện đồng bộ cùng lúc với những giàn khoan khác của TQ, đặt rải rác trong vùng cửa vịnh Bắc Việt.

-   Chuẩn bị cho việc tuyên bố «vùng nhận diện phòng không» của TQ trong biển Hoa Nam (tức Biển Đông theo VN). Đây là phần quan trọng nhất còn thiếu trong chiến lược phòng ngự hải dương của TQ.
Sự hiện diện của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa VN đã đưa lãnh đạo VN vào thế tiến thoái lưỡng nan, lúng túng. Những tuyên bố mâu thuẫn với nhau giữa các lãnh đạo tối cao trong thời gian qua cho ta thấy có sự bất đồng ý kiến sâu xa trong nội bộ đảng về phương pháp ứng xử với TQ. Dầu vậy, trên quan điểm thuần túy chiến lược, có lẽ phía Trung Quốc đã tính toán sai mà việc này có thể mở ra cho VN một cơ hội để giải quyết nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đồng minh. Trong khi việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, đã bị dư luận thế giới bỏ quên từ bốn thập niên nay, thì được hâm nóng lại.
Từ lâu, phía TQ một mực phủ nhận mọi hiện hữu về một tranh chấp chủ quyền ở vùng lãnh thổ này. Vừa qua ta thấy TQ lu loa đưa bằng chứng tố cáo VN trước Liên Hiệp Quốc. Rõ ràng đây là một «cơ hội» để VN đặt lại toàn bộ vấn đề chủ quyền Hoàng Sa với Trung Quốc trước dư luận quốc tế. Hành vi TQ đặt giàn khoan 981 trên thềm lục địa của VN, cũng như tranh chấp chủ quyền biển đảo, có thể sẽ giải quyết bằng một phương cách có lợi cho Việt Nam, vừa phù hợp với thực tế lịch sử cũng như quốc tế công pháp.
Tuy vậy VN vẫn án binh bất động.
Phía TQ vừa tuyên bố cho rút lui giàn khoan HD 981, lý do thời tiết, tránh cơn bão Rammasun. Hành động này có thể sẽ khép lại cách cửa cơ hội (giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo) của VN.
Thái độ của VN (xem việc giàn khoan rút lui) như là một chiến thắng (về ngoại giao) là không phù hợp. Trong vụ này, ngoài Phi lên tiếng ủng hộ VN, các nước khác trong khối ASEAN đều im lặng, cũng như phần còn lại của thế giới. Hoa Kỳ và Nhật lên tiếng phản đối TQ trong vụ giàn khoan HD 981, là vì TQ làm thay đổi nguyên trạng Biển Đông. Việc này đe dọa cho an ninh và quyền lợi kinh tế của họ (và các nước đồng minh của họ).
Như đã phân tích, mục tiêu của TQ có nhiều: dò tìm dầu khí, khẳng định chủ quyền, thăm dò thái độ của VN về đường ranh giới biển và thiết lập vùng nhận diện phòng không. Bước kế tiếp của TQ chắc chắn sẽ mạnh bạo hơn giàn khoan 981, sẽ càng làm cho VN khó xử. Vì vậy VN cần phải chuẩn bị những bước đi thích hợp để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Theo tôi, không gian cơ hội của VN tuy đang khép lại, nhưng chuyện vẫn còn đang nóng, VN có thể nắm lấy và khai thác ngay bây giờ, mục đích làm cản trở mọi dự tính sau này của TQ. Điều quan trọng là VN phải khai thác «cơ hội» như thế nào?
Dĩ nhiên là vấn đề tranh chấp biển đảo giữa VN và TQ, VN chỉ có thể có ưu thế nếu đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế. Như thế hồ sơ về chủ quyền là quan trọng hàng đầu.
Theo tôi, lập trường pháp lý của VN hiện nay có một số điều cần điều chỉnh lại.
1/ Theo quan điểm chính thức của VN hiện nay (cũng như lập trường của hầu hết học giả VN), VNCH và VNDCCH là hai quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Theo tôi, quan niệm như vậy, VN hôm nay (và VN của thế hệ tương lai) sẽ không có «tư cách pháp nhân» nào để đứng ra kiện TQ (ra tòa CIJ hay một Tòa quốc tế nào đó) về các tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa trên tay VNCH (với lý do: giải phóng một vùng lãnh thổ đang bị ngoại nhân chiếm đóng). VNDCCH là một quốc gia thứ ba, hoàn toàn xa lạ với VNCH. Còn CP CMLTMNVN không thể kế thừa HS từ VNCH, vì không thể kế thừa một lãnh thổ đã mất.
(Đó là chưa nói tới thực thể chính trị MTGPMN được thành lập do một nghị quyết của đảng CSVN, tức chỉ là một «công cụ» chính trị của VNDCCH.)
Trong khi đó, «quốc gia» tiền nhiệm VNDCCH đã nhiều lần bày tỏ thái độ (và lập trường) ủng hộ chủ quyền của TQ tại HS và TS. Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng là một tuyên bố đơn phương, nội dung mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS. Một số những dữ kiện khác như các bài báo, sách vở, tài liệu, bản đồ… do phía VNDCCH xuất bản củng cố yếu tố đồng thuận (acquiescement) của công hàm 1958. Tệ hơn cả là vào thời điểm 17-1-1974 lúc TQ chiếm HS, chính phủ VNDCCH im lặng trong khi các nước như Liên Xô, Mỹ... phản đối hành vi sử dụng vũ lực của TQ. Hành vi im lặng, đối với công pháp quốc tế, được hiểu như là sự đồng thuận ám thị (TQ giải phóng một lãnh thổ bị chiếm đóng). Còn phía  MTGPMN tuyên bố rằng các tranh chấp phải được giải quyết bằng thương thuyết. Thực thể chính trị này (cũng như VNDCCH) từ chối ký tên chung với VNCH trong bản tuyên bố lên án TQ xâm lăng.
Khi có tư cách pháp nhân là «quốc gia», VNDCCH là đối tượng của công pháp quốc tế. Các hành vi (có thể quy vào việc từ bỏ chủ quyền HS và TS cho TQ) của VNDCCH cũng sẽ quy thuộc về phạm vi quốc tế.
Việc kế thừa cũng vậy. Khi nhìn nhận VNCH và VNDCCH là hai quốc gia «độc lập, có chủ quyền» thì việc kế thừa, sau 1975, là «kế thừa quốc gia với quốc gia». Quốc gia là đối tượng của quốc tế công pháp, việc kế thừa quốc gia do đó cũng là vấn đề thuộc quốc tế công pháp. Quốc gia kế tục (CHXHCNVN) có quyền lợi (cũng như nghĩa vụ) kế thừa di sản kinh tế và chính trị của hai quốc gia tiền nhiệm, theo như qui định của luật quốc tế (các Công ước Vienne 1969 và 1978). Giả sử rằng CPLT CHMNVN không gặp khó khăn (về pháp lý) để kế thừa danh nghĩa chủ quyền HS từ VNCH. Thì quốc gia CHXHCNVN cũng không thể cùng lúc kế thừa hai lập trường đối nghịch: HS và TS là của VN (VNCH) và HS TS là của TQ (VNDCCH). Việc kế thừa HS và TS sẽ gặp bế tắc.
Như vậy, khi cho rằng VNCH (và VNDCCH) là hai quốc gia «độc lập, có chủ quyền», vấn đề tranh chấp Hoàng Sa sẽ không còn hiện hữu. VN hiện nay (cũng như các thế hệ VN trong tương lai) sẽ không có cách nào để thuyết phục dư luận quốc tế rằng «có tranh chấp» tại Hoàng Sa, chứ đừng nói đòi lại.
2/ Về hiệu lực công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chủ trương (chính thức) của VN (cũng như nhiều học giả VN), công hàm 1958 chỉ nói về hiệu lực hải phận 12 hải lý (chứ không đề cập đến vấn đề chủ quyền).
Nhìn nhận như thế là đã mặc nhiên nhìn nhận hiệu lực pháp lý của công hàm này (cho dầu chỉ nhìn nhận ở nội dung hải phận 12 hải lý).
Về nội dung công hàm 1958, tác giả của nó là ông Phạm Văn Đồng đã nhìn nhận: «lúc đó là thời chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy». Dữ kiện này đã được báo chí quốc tế ghi chép lại (tờ Far Eastern Economic Review ngày 10-02-1994). Sau này ông Nguyễn Mạnh Cầm cũng có trả lời báo chí, nội dung tương tự.
Tức là công hàm 1958 nhìn nhận tuyên bố của TQ về hải phận 12 hải lý ở các đảo, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Vấn đề là công pháp quốc tế có luật về «thời hiệu – contemporaneité». Theo án lệ Tòa Công lý Quốc tế 9-10-1998 về tranh chấp hai nước Yemen và Erythrée về chủ quyền một số đảo trong biển Hồng Hải. Về số phận đảo Mohabbakah, Tòa phán giao cho Erythrée với lý do đảo này nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý của nước này. Bởi vì, theo công ước Lausane được ký kết giữa các bên liên quan (hay nhà nước tiền nhiệm của các bên), thừa nhận rằng các đảo nào nằm trong vùng lãnh hải của nước nào thì đảo đó thuộc về nước đó. Thời kỳ đó lãnh hải chỉ có 3 hải lý. Tòa đã dựa lên lý thuyết về tính «thời hiệu - contemporanéité», áp dụng hiệu lực lãnh hải từ 3 hải lý lên 12 hải lý (theo Luật biển 1982), để lấy quyết định này.
Suy luận tương tự, tuyên bố về hải phận của Trung Quốc năm 1958 phù hợp Luật biển 1958 (chưa có khái niệm về vùng Kinh tế độc quyền ZEE). Tuyên bố này sẽ được nhìn nhận hiệu lực chiếu theo nội dung của Luật biển 1982 (có khái niệm về ZEE 200 hải lý). Tức là, ngoài lãnh hải 12 hải lý, bờ biển và các hải đảo của TQ sẽ được hưởng vùng kinh tế độc quyền (ZEE) 200 hải lý, đúng theo nội dung của Luật biển 1982.
Điều này thể hiện trên thực tế, VN đã tôn trọng như vậy.
Vấn đề là hiệu quả 200 hải lý ZEE có thể áp dụng cho các đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không?
3/ Để hóa giải những bế tắc đem lại do việc chủ trương «có hai quốc gia VN trong thời kỳ 1954-1976», hay do hiệu lực công hàm 1958, tôi có đề nghị như sau :
Lãnh đạo VN, cũng như các sử gia, học giả VN, cần gác bỏ cái lăng kính chính trị để nhìn nhận lịch sử theo đúng sự thật của nó. Sau đó áp dụng tinh thần Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973, ta sẽ thấy mọi vấn đề về kế thừa về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, hay về hiệu lực công hàm 1958, đều có thể được giải quyết một cách êm thắm, thuận theo lý lẽ của công pháp quốc tế.
Theo tinh thần hai hiệp định quốc tế này, hai thực thể chính trị VNCH và VNDCCH không phải là hai «quốc gia độc lập, có chủ quyền».
Trên phương diện thực tế và lịch sử, 20 tháng 7 năm 1954, hiệp định Genève quyết định phân chia quốc gia VN thành hai miền tại vĩ tuyến 17. Hiệp định nhấn mạnh việc phân chia chỉ tạm thời, đường vĩ tuyến 17 trong bất kỳ trường hợp nào, không thể xem đó là đường biên giới phân định lãnh thổ hay chính trị. Hai miền Nam và Bắc lần lượt mang tên Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nội dung Hiệp định Genève xác nhận VN là một nước «độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất».
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do ở phía nam vĩ tuyến 17, do đó thuộc quyền quản lý của VNCH.
Hiệp định Paris năm 1973 xác định lại nội dung hiệp định Genève 1954: «VN là một nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất».
Cả hai hiệp định này đều được bảo trợ của Trung Quốc, cũng như các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp…
Năm 1956 VNCH công bố Hiến pháp, điều 1 khẳng định : VN là một nước cộng hòa, độc lập, thống nhất và bất khả phân. Về phía VNDCCH, Hiến pháp 1946, điều 2 xác định VN là một khối thống nhất bắc, trung, nam không thể phân chia. Hiến pháp 1959, những dòng đầu đã khẳng định VN là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
Cả hai miền như vậy đều tôn trọng nội dung hiệp định Genève 1954: Việt Nam là một quốc gia thống nhất (ba miền) độc lập và có chủ quyền.
Điều này thể hiện lên thực tế. Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận VNCH là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận VNDCCH là đại diện nước VN duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.
Tức là, trên thế giới chỉ hiện hữu một quốc gia VN duy nhất. Hai thực thể VNCH và VNDCCH, nói theo ngôn ngữ công pháp quốc tế, là hai «quốc gia chưa hoàn tất – Etat partiel».
Ngoài ra, thời điểm phát xuất công hàm 1958 của cố TT Phạm Văn Đồng, phía VNDCCH vẫn còn có nguyện vọng thống nhất đất nước. Nhiều lần phía VNDCCH hối thúc VNCH, cho đến năm 1960, thương nghị giữa hai miền để tiến tới thống nhất Việt Nam theo nội dung của Hiệp định Genève 1954.
Như vậy, trên quan điểm công pháp quốc tế, nước VN chỉ có một, thống nhất ba miền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, có chủ quyền.
Trên tinh thần đó, bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (VNCH hay VNDCCH), như công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, cũng như một số các hành vi khác của VNDCCH trong khoảng thời gian 1954-1976 (có thể diễn giải là hành vi từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa), vì đe dọa đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại nội dung các hiệp định quốc tế 1954 và 1973, do đó chúng đều không có giá trị pháp lý.
Tức là công hàm 1958 của cố TT Phạm Văn Đồng được hóa giải một cách dễ dàng, đúng theo tinh thần trọng luật của công pháp quốc tế.
Về vấn đề kế thừa, hai thực thể chính trị VNCH và VNDCCH chỉ là hai miền thuộc về một quốc gia Việt Nam duy nhất, việc kế thừa lại là việc «nội bộ» của quốc gia, không thuộc phạm vi công pháp quốc tế. Danh nghĩa chủ quyền của VN tại HS và TS do đó được giữ liên tục, từ thời các vua chúa VN, sang đến thời thuộc Pháp, thuộc Nhật, hay đồng minh quản lý, cuối cùng chuyển sang VNCH sau đó là VN hôm nay.
4/ Về vấn đề kiện tụng Trung Quốc về vụ giàn khoan HD 981 cũng như về tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều học giả đã lên tiếng yêu cầu VN xúc tiến kiện TQ. Nhưng chưa thấy đề nghị nào cụ thể VN sẽ kiện TQ về cái gì? kiện lên tòa nào?
Kiện tụng là một việc phiêu lưu, VN có thể thắng, có thể thua. Trong khi phía TQ bảo lưu ở LHQ sẽ không chấp nhận bất kỳ một trọng tài nào giải quyết tranh chấp lãnh thổ (hay những vấn đề liên quan đến lãnh thổ). Vì vậy không gian pháp lý của VN rất là hẹp. Các học giả, luật gia VN cần phải tìm ra giải pháp kiện thế nào để vừa không bị tòa bác đơn do các bảo lưu của TQ, vừa không bị thua kiện do hồ sơ quá yếu.
Cá nhân tôi đã có một đề nghị đã công bố, ghi lại ở đây :
VN đệ đơn đề nghị Tòa Công lý Quốc tế (CIJ) tuyên bố một số điều :
-   Việc chiếm hữu một lãnh thổ bằng phương pháp vũ lực là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LHQ.
-   Việc chiếm hữu các đảo ở Trường Sa (lập danh sách chi tiết các đảo) năm 1988 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
-   Việc chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa tháng giêng năm 1974 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.
Nếu cần thiết (để mở cho Trung Quốc một bước lùi chiến lược), kiện TQ về lý do :
-   Vi phạm nội dung Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Việt 30-12-2000 về việc chủ trương hiệu lực các đảo, áp dụng cho việc phân định ngoài cửa vịnh Bắc Việt.
Ba điều đầu tiên yêu cầu Tòa tuyên bố hoàn toàn thuộc về quyền của quốc gia Việt Nam, là thành viên các công ước và các nguyên tắc cơ bản của LHQ. Đồng thời việc giải thích nội dung các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Tòa CIJ. (Các điều ước quốc tế liên quan gồm : Công ước Drago-Porter 1907, Hiến chương LHQ điều 2 khoản 4 ngày 26-6-1945, hay Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ 18-11-1987). Đặc biệt các yêu cầu này không liên quan đến các bảo lưu của TQ về việc phân giải tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế.
Mục đích việc yêu cầu Tòa tuyên bố, nếu thành công (điểm 3), sẽ đưa quần đảo Hoàng Sa (không có tranh chấp, theo TQ) vào tình trạng «có tranh chấp».
Nếu VN thua, tức Tòa không tuyên bố (không có ý kiến), thì VN cũng không có gì để mất. Trong vụ yêu cầu Tòa tuyên bố này không hề nói đến chủ quyền các đảo (HS và TS) là của ai, mà chỉ nói đến việc nhìn nhận hay không nhìn nhận, danh nghĩa chủ quyền nếu việc chiếm hữu thực hiện bằng vũ lực.
Còn nếu thắng (xác suất thắng là rất cao), VN được nhiều thứ.
Theo tập quán quốc tế, «đất thống trị biển». Nếu các đảo Hoàng Sa là lãnh thổ «có tranh chấp» thì vùng biển phát sinh từ nó cũng có tranh chấp.
Vị trí giàn khoan 981 có thể được xem nằm trong vùng biển «có tranh chấp» mà  tranh chấp này phát sinh từ chủ quyền các đảo HS chứ không phải phát sinh do chồng lấn hải phận (giữa bờ biển VN với các đảo HS, theo như lập luận của TQ hiện nay).
Theo thông lệ quốc tế, nếu lãnh thổ có tranh chấp, việc giải quyết thường là chia hai (hay cộng đồng khai thác), mỗi bên được một phần của lãnh thổ đó. Tức là, quần đảo HS có thể chia hai, thí dụ hai nhóm Nguyệt Thiềm và An Vĩnh. VN có thể nhận nhóm Nguyệt Thiềm (phía tây) và giao cho TQ nhóm An Vĩnh (phía đông). Hải phận sinh ra do quần đảo này do đó cũng sẽ chia hai.
Đó là cái lợi thứ nhất.
Cái lợi thứ hai ở Trường Sa. Nếu tòa tuyên bố, thì TQ không có chủ quyền tại các đảo của VN tại TS. TQ sẽ không thể tuyên bố vùng «nhận diện phòng không» trong khu vực này được.
Cái lợi thứ ba, là VN dành được tính «chính đáng». Nhiều người cho rằng các phán quyết của Tòa cũng không làm gì, nếu TQ không tuân thủ.
Theo tôi, phán quyết của Tòa có tầm quan trọng rất lớn. Trong vụ giàn khoan HD 981, nếu TQ không rút giàn khoan, VN có thể dùng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc «bảo vệ» ở đây mang tính tự vệ chính đáng, được hiến chương LHQ công nhận.
Đây là một việc làm ít tốn kém, đáng lẽ không cần phải đưa ra một tổ hợp luật sư nào. Tuy nhiên, để nắm chắc phần thắng, đơn không bị bác do lỗi thủ tục, VN nên thông qua một tổ hợp luật sư chuyên môn ở HK.
5/ Lá thư của ông Lê Hoài Trung, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại LHQ, gởi TTK LHQ ngày 3-7-2014 vừa qua, nội dung cho thấy đã có một số thay đổi sâu sắc về lập trường chính thức của VN về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.
Điểm thứ nhất, nhà nước CHXHCNVN hôm nay đã lấy làm tài liệu (các hành vi hành sử chủ quyền) của quốc gia VN tại HS và TS trong quá khứ. Điển hình nhắc lại lời tuyên bố của Thủ tướng Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco 1951.
Tại Hội nghị San Francisco, Quốc gia VN tham dự do Hoa Kỳ mới, với tư cách một quốc gia độc lập, «có tuyên bố chiến tranh với Nhật».
Việt Nam là một bên ký kết với Nhật hiệp ước hòa bình San Francisco 1951. Nhật đã phải bồi thường chiến tranh cho VN, bằng các hình thức viện trợ và công trình xây dựng (như đập thủy điện Đa Nhim).
Điều này khẳng định tư cách pháp nhân của quốc gia Việt Nam (độc lập, có chủ quyền) ở thời điểm đó, trước sân khấu quốc tế. Điều này quan trọng, tuyên bố của ông Trần Văn Hữu có giá trị pháp lý hay không là do tư cách pháp nhân của Quốc gia VN trước Hội nghị.
Thứ hai, cũng trong thư này ông Lê Hoài Trung đã sử dụng các ý kiến của tôi đã bộc lộ trên facebook, blog… trước đây (được viết lại trong bài này): dùng hiệu lực của các hiệp định Genève 1954 và Paris 1973 để hóa giải hiệu lực công hàm 1958 cũng như nhấn mạnh việc chiếm hữu lãnh thổ bằng vũ lực, theo công pháp quốc tế, sẽ không đem lại chủ quyền cho TQ.
Dĩ nhiên đây là điều hãnh diện cho cá nhân, nhưng tôi cho rằng công việc sẽ chẳng đi đến đâu, nếu VN không nhanh chóng dành lấy “cơ hội” này để đưa tranh chấp ra một tòa án quốc tế.

Trương Nhân Tuấn.
http://nhantuantruong.blogspot.fr/2014/07/thu-ua-mot-giai-phap-nham-giai-quyet.html

vendredi 18 juillet 2014

Ai đã KHÔNG bắn hạ MH 17?

Trước tiên là câu hỏi : Ai đã bắn hạ MH 17 ? Câu trả lời là : Kẻ nào có tên lửa BUK. Ai chính thức có tên lửa BUK? Trả lời : Nga và Ukraine. Đến đây thì bí nên ta hỏi cách khác : Ai đã KHÔNG bắn hạ MH 17? Câu trả lời là : Nga, vì Nga đang hết sức tránh gây chiến; Nếu muốn gây chiến, Nga chỉ việc đưa quân vào giữ miền Đông Ukraine.

Hỏi tiếp : Ukraine có thể bắn hạ MH 17 không? Câu trả lời là : Có thể; bởi vì cái quân phát xít ngu xuẩn chuyên giết người ấy, thì chúng có thể làm bất cứ điều gì.

Hỏi tiếp : Quân ly khai có thể bắn hạ MH 17 không? Có thể, nếu họ có tên lửa BUK. Nếu họ có, thì ở đâu ra? Cũng có thể từ Nga, nhưng Nga không thừa tiền và cũng không bất cẩn để cung cấp vũ khí một cách dễ bị phát hiện như thế. Chắc chắn hơn (và cũng có bằng chứng), là quân ly khai cướp được tên lửa BUK từ quân đội Ukraine.

Hỏi tiếp : quân đội Ukraine đem tên lửa BUK đến Donesk để làm gì? Hiển nhiên là để trút lên đầu quân ly khai, kể cả dân thường. Thế cũng là dân thường, cũng là trẻ con Ukraine chết, mà sao bọn Quốc tế khốn nạn cứ im ỉm không nói gì? Đến khi người của chúng chết, thì chúng rúng động lên, đòi những là ngưng bắn ngay lập tức, điều tra ngay lập tức? Thế sao không ngưng bắn sớm hơn đi? Thế sao không điều tra vụ Odessa đi?

Kết luận, mạng dân Ukraine rẻ hơn mạng dân Quốc tế, chúng có chết mọi người cũng kệ cha chúng, chẳng ai thèm bận tâm. Cho nên chúng phải tự giữ lấy mạng mình thôi, đúng không?

jeudi 17 juillet 2014

Rút tàu cảnh sát biển tránh bão

Tôi nghe nói bão Thần Sấm mạnh quá tôi cũng hơi hãi. Tàu CSB của mình bây giờ rút về tránh bão được rồi hén? Kẻo bọn tàu Trung Quốc trước lúc chết sợ quá lên cơn điên húc tàu mình, thì sóng to gió lớn cứu người cũng khó, mà CSB lại là quân tinh nhuệ của mình ! Nhớ tránh xa chúng nó ra nghen !
 
http://www.bbc.com/news/in-pictures-28326141

mardi 15 juillet 2014

Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam

PLS : Hehehe, sao các bác Tàu khựa vội rút giàn khoan thế? Các bác bảo đến tháng Tám mới rút kia mà? Mời các bác ở lại giàn khoan ngồi chơi xơi nước, nói chuyện phải quấy cùng Việt Nam chúng tôi thêm vài bữa nữa !!!

"Lạc Long Quân hùng mạnh cha ta
Ngự đáy biển sâu nổi phong ba
Chôn vùi hải tặc, đưa gió thuận..."

Thường thì đến tháng Tám Ngài mới đi tuần tra, hô phong hoán vũ. Nay Ngài thấy bọn Tàu khựa vừa ngu vừa láo, làm chuyện nhăng nhít quàng xiên, Ngài mới gửi vài tướng ba ba thuồng luồng đi thám thính, mà tụi Tàu đã chạy cong đuôi lên rồi à? Chưa bao giờ biết bão ở trên biển Đông là gì phải không?

Các bác CSB, xin các bác xông ra chặn đường chúng nó thêm vài giờ đồng hồ, cho chúng sợ phát điên lên, sau đó ta rút lẹ vào bờ trú bão !


Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam


16/07/2014 02:06 (GMT + 7)
TTO - Khoảng 23g17 ngày 15-7, Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 đã ngưng hoạt động ở vùng biển của Việt Nam.
Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam - Ảnh: THX


Sau 75 ngày hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khoảng 23g17 ngày 15-7 hãng tin Tân Hoa xã dẫn nguồn từ Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc tuyên bố, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã ngưng hoạt động ở khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hãng tin này khẳng định giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã hoàn tất quá trình khoan thăm dò dầu khí ở khu vực trên trong thời gian 73 ngày.
Giàn khoan này sẽ được đưa về hoạt động ở khu vực Lăng Thủy ở đảo Hải Nam. Công ty TNHH cổ phần dịch vụ mỏ dầu trên biển Trung Quốc là doanh nghiệp giám sát và vận hành giàn khoan Haiyang Shiyou 981.
Tân Hoa xã dẫn lời ông Khâu Trung Kiến, chuyên gia địa chất dầu khí thuộc viện kỹ thuật Trung Quốc cho rằng sở dĩ Trung Quốc cho rút giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ra khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là để bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị của giàn khoan này trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở biển Đông.
Ông này còn cho rằng dù đã phát hiện có nguồn dầu ở khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan này trong vùng biển của Việt Nam nhưng tạm thời chưa cho khai thác vì Bắc Kinh còn phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực này.
“Khi chưa có những đánh giá này thì tạm thời không để giàn khoan Haiyang Shiyou 981 khai thác dầu ở khu vực này” - ông Khâu cho biết.
Trước đó, tối 15-7, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết trong ngày 15-7, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi pháp luật trên biển ghi nhận giàn khoan 981 dịch chuyển khoảng 8 hải lý.
MỸ LOAN


dimanche 13 juillet 2014

VIỆT NAM LẤY GÌ ĐỂ ĐỐI TRỌNG VỚI TRUNG QUỐC?

PLS : Đọc bài trên mạng của tác giả Việt hiếm khi được một bài vừa sáng suốt vừa giàu lương tri như bài này, khiến tôi cũng tò mò về tác giả. Các bài mới đây của ông Vũ Khoan về Hiệp Định Genève và bài của ông luật sư Nguyễn-Lê Hà nào đấy trên báo Bô xít là những bài dở, mặc dù bài của ông thứ hai tên nghe rất kêu. Các bác nên suy nghĩ kỹ chớ có vội nghe theo mà phải họa.

Bài của ông Vũ Khoan dở vì nó cho thấy là ông ấy luôn nhìn lại và khám phá ra những điều mà trước đây ông ấy không hiểu. Đấy cũng có thể là một điều hay, nhưng như vậy chưa chắc là suy luận hiện tại của ông ấy không sai. Rất có thể là trong tương lai, ông ấy lại "à", "ồ" là sao ngày nay mình chưa hiểu ra điều này, điều nọ. Chưa kể là đoạn ông ấy suy luận về Trung Quốc muốn chia cắt đất nước ta làm hai miền là sai ! TQ muốn cả Việt Nam, nếu không được thì chúng đành chịu chiếm được ít nhất là một nửa thôi, rồi từ từ chiếm nốt phần còn lại. Chứ chúng muốn chia VN làm hai, giành phần ngon cho Mỹ, làm quái gì?


Bài của ông Nguyễn Lê-Hà dở vì ông ấy tham sân si quá, những người như vậy thường hay bị tối mắt. Tôi đồng ý rằng giàn khoan TQ đúng là cơ hội vàng cho Việt Nam để thoát khỏi việc mất trắng Hoàng Sa, và Trường Sa (nếu không thì các bạn thân Tàu ăn tiền của chúng nó đẫy họng ra cũng không bao giờ chịu mở miệng đâu, nhưng bây giờ thì hết giấu nổi nhé !). Nhưng lại muốn VN giành lại ngay lập tức chủ quyền hai quần đảo ấy thì lại tưởng bở quá ! Đã ngu lâu như vậy bây giờ sửa chữa hậu quả thì cũng phải từ từ chứ, dễ gì làm ngay được? Điều quan trọng nhất, mà ông tướng Pháp đã nói, là phải chặn đứng cái đường lưỡi bò nhiều đoạn ấy, thì ông luật sư dở lại nói là không động tới, nghe cứ như luận điệu của một lão Tàu thứ thiệt ấy.


Trừ phi là ông ấy muốn cùng các con trai luật sư của ông ấy giành làm vụ kiện, chẳng biết có được béo bở không, nhưng làm những việc quan trọng như vậy mà lại hám lợi cá nhân thì khó thành công lắm.

Cho nên thưa các ông giáo sư, luật sư, bác sĩ, trí thức... trừ khi các ông muốn nổ to để lòe bịp thiên hạ, không thì tôi xin các ông nói năng cho nó dè dặt, cẩn trọng, các ông phải biết là các ông nói sai, suy luận kém, thì gây tai họa nhiều hơn người thường. Tôi biết khối kẻ muốn lợi dụng danh nghĩa tiếng tăm của bản thân cũng như của người khác, để mà mau chóng ngoi lên làm hại thiên hạ. Chỉ có người nào lao động cần cù trung thực thì mới có giá trị thôi các ông ạ !


Để chắc ăn, thì ta cứ phải làm thử trước, rồi rút kinh nghiệm làm tiếp lần sau. Để chắc thắng kiện, thì trước tiên ta phải làm vài vụ kiện nhỏ, vừa làm vừa chuẩn bị cho vụ kiện lớn. Chứ cứ làm kiểu được ăn cả ngã về không như là đi đánh bạc ấy thì tôi đếch làm !

VIỆT NAM LẤY GÌ ĐỂ ĐỐI TRỌNG VỚI TRUNG QUỐC?

Vương Trí Dũng
1. Nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, sẽ không có nước nào mang quân đến để giúp Việt Nam chống Trung Quốc. Ngay cả khi Việt Nam có liên minh quân sự, thì đồng minh quân sự của Việt Nam cũng sẽ không mở mặt trận thứ hai, mà sẽ hạn chế chiến tranh cục bộ ở khu vực xảy ra giao tranh.
2. Bản thân Trung Quốc cũng không dám mở một cuộc chiến tranh tổng lực đánh chiếm Việt Nam, mà chỉ có thể là một cuộc chiến tranh cục bộ. Trong trường hợp Việt Nam có liên minh quân sự, Trung Quốc sẽ không dám gây ra một cuộc chiến tranh. Vạn bất đắc dĩ liều lĩnh, Trung Quốc có thể gây ra một xung đột cục bộ nhỏ. Trong trường hợp này Trung Quốc phải tự giới hạn phạm vi và thời hạn xung đột, và sẽ tìm cách thông báo trước mục tiêu giới hạn của Trung Quốc để liên minh quân sự của Việt Nam không mở rộng và leo thang chiến tranh. Bởi mở rộng thành một cuộc chiến tranh tổng lực của cả hai phía trong thời đại ngày nay sẽ đem đến những thảm khốc khôn lường cho tất cả.

3. Điều Việt Nam quan ngại Trung Quốc, không phải là một cuộc chiến tranh cục bộ, cũng không phải là một cuộc chiến tranh tổng lực, mà là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Với chính thể độc tài như Mao Trach Đông và những kẻ nối dõi, vào bước đường cùng, hay vì một lý do điên rồ nào đó, họ có thể đang tâm mang đến một thảm họa hạt nhân.
4. Bởi vậy, để đối phó với sự liều lĩnh cuối cùng của lãnh đạo Trung Quốc,Việt Nam cần có một chỗ dựa hạt nhân. Điều mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã phải đề phòng và đã làm được khi có liên minh quân sự với Mỹ.
5. Trước khi đi đến sự liều lĩnh cuối cùng, Trung Quốc cũng sẽ không muốn để chiến tranh tổng lực xẩy ra, cũng không muốn tiến hành một cuộc chiến tranh cục bộ, thậm chí cũng không muốn có một cuộc xung đột vũ trang tiểu cục bộ. Trung Quốc chỉ muốn dùng nguy cơ xung đột vũ trang để đe dọa chèn ép Việt Nam, bắt Việt Nam phải nhân nhượng từ bước này đến bước khác trong yêu sách lãnh thổ biển đảo, và sẽ lấn chiếm rồi khai thác tài nguyên thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam biết trước, là Trung Quốc sẽ tiến hành một chiến lược gia tăng chèn ép Việt Nam bằng đe dọa nguy cơ xung đột vũ trang. Để tránh nguy cơ xung đột vũ trang Việt Nam phải nhượng bộ dần đúng theo ý đồ tính toán trước của Trung Quốc. Vậy thì, Việt Nam có nhượng bộ mãi được không và cuối cùng thì Việt Nam phải đưa ra những con bài nào để cản trở sự chèn ép gia tăng của Trung Quốc?
6. Một mặt phải liên minh chặt chẽ với các nước mà Trung Quốc xếp loại là các đối thủ nguy hiểm cho Trung Quốc.
Theo cách đánh giá của Trung Quốc thì Mỹ là đối thủ chiến lược lâu dài số 1 của Trung Quốc.
Nga là đồng minh tạm thời, nhưng thực chất là đối thủ chiến lược lâu dài số 2 của Trung Quốc.
Nhật là “Kẻ thù” số 1 trực diện, nhưng là đối thủ chiến lược lâu dài số 3 của Trung Quốc. Vì ân oán lịch sử, Trung Quốc xem Nhật là “Kẻ thù” khó đội trời chung hơn cả Mỹ và Nga.
7. Mặt khác là một liên minh chính trị chặt chẽ với các nước xem Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của họ.
Đối với Nhật, trong ba nước Mỹ, Trung Quốc, Nga thì Mỹ là đồng minh chỉ còn lại Trung Quốc và Nga. Tuy Nga có vấn đề tranh chấp quần đảo Curin chưa giải quyết, song Nhật xem Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm trực diện nhất hơn là Nga. Chưa nói đến mối thâm thù lịch sử giữa hai nước.
Đối với Mỹ, Trung Quốc cũng là mối đe dọa tiềm tàng nguy hiểm số 1 chứ không phải Nga.
Đối với Nga thì trước mắt, trên bề mặt, Trung Quốc là đồng minh tạm thời, còn Hoa kỳ là đối thủ chiến lược số 1 trong cuộc cạnh tranh dành ảnh hưởng siêu cường. Nhưng thực chất về lâu dài Trung Quốc mới là mối đe dọa trực diện nguy hiểm số 1 cho Nga. Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây, người Nga đã trả lời Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm nhất của Nga chứ không phải là Mỹ.
Tuy không phải là cường quốc nhưng Philippines lại là nước bị Trung Quốc trực tiếp lấn chiếm biển đảo. Bởi vậy Trung Quốc là kẻ thù trực diện của Philippines. Với dân số 100 triệu người, còn đông hơn Việt Nam, và nhờ liên minh quân sự với Hoa Kỳ, Philippines là một đồng minh cực kỳ quan trọng của Việt Nam trong công cuộc chống sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Khối ASEAN không muốn đối đầu với Trung Quốc, nhưng cũng không muốn Trung Quốc ngang ngược chèn ép. Mặt khác ASEAN đang muốn nâng cao vai trò khu vực và quốc tế của mình, cho nên ASEAN buộc phải chứng minh giá trị tồn tại của ASEAN. Vì thế ASEAN phải thể hiện lập trường của mình trước sự ngang ngược của Trung Quốc.
Ấn Độ cũng là nước có mối thâm thù lãnh thổ với Trung Quốc. Và giới lãnh đạo Trung Quốc cũng xem Ấn Độ là rào chắn cản trở sự bành trướng lộng quyền của họ.
8. Đối với Việt Nam:
Trung Quốc đã và mãi mãi là mối nguy hiểm số 1. Mối đe dọa từ Trung Quốc là trực diện dài lâu vĩnh viễn.
Mỹ từng là kẻ thù của Việt Nam nhưng hiện nay không có mối đe dọa trực tiếp từ Mỹ. Khi khái niệm ý thức hệ bị loại bỏ thì Mỹ không nguy hiểm với Việt Nam mà còn có thể trở thành đồng minh chiến lược của Việt Nam.
Nga từng là đồng minh và về lâu dài khó có mối đe dọa trực tiếp từ Nga.
9. Liên kết với kẻ thù của kẻ thù là một binh pháp vĩnh cửu. Bởi vậy tổng hợp các đối thủ của Trung Quốc do Trung Quốc phân loại (Điểm 6) và các nước xem Trung Quốc là mối đe dọa nguy hiểm (Điểm 7) thì thấy rõ ngay liên minh chính trị và quân sự mà Việt Nam cần phải thiết lập.
Nhật Bản là nước đầu tiên Việt Nam cần phải thiết lập thành một đồng minh chiến lược. Nói chính xác hơn, cần phải xây dựng một liên minh đối trọng trực diện ngay để cản bước sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó Nhật Bản giữ vai trò quan trọng đặc biệt. Trong liên minh này cần có những nước bị Trung Quốc trực tiếp xâm chiếm lãnh thổ là Philippines. Đây là dãy rào chắn thứ nhất chống sự bành trướng Biển Đông của Trung Quốc.
Lớp rào chắn quan trọng thứ hai là Hoa Kỳ. Hoa kỳ là lá chắn vững chắc ngăn cản sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hoa Kỳ sẽ là chỗ dựa đá tảng cho các hành động cứng rắn chính nghĩa của khối liên minh do Nhật Bản tiên phong.
Lớp rào chắn thứ ba bao gồm khối ASEAN, Liên minh châu Âu, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và các đối tượng khác.
Với tư cách là một liên minh mới, có sự tham gia trực tiếp của Việt Nam, ASEAN không phải là chỗ dựa quân sự, nhưng là chỗ dựa chính trị sát sườn quan trọng của Việt Nam.
Liên minh châu Âu tuy “nước xa không dập được lửa gần” nhưng với tiềm lực kinh tế hùng hậu và nền dân chủ văn minh, cũng sẽ là đập tràn cản ngăn sự ngang ngược của Trung Quốc. Trong đó Pháp là nước có quan hệ lịch sử đặc biệt với Việt Nam, chính là nơi Việt Nam cần tìm sự ủng hộ, và sẽ được sự trợ giúp thích đáng cả về mặt quân sự. Đức là một cường quốc mà Việt Nam có thể tin cậy và người Đức đã từng dành cho Việt Nam những cảm tình đặc biệt. Nền dân chủ châu Âu là nơi Việt Nam có được sự ủng hộ trong hai cuộc chiến tranh cũng sẽ là nơi hậu thuẫn mạnh mẽ Việt Nam chống bá quyền Trung Quốc.
Xét mối lợi ích chiến lược Nga – Trung, nước Nga không còn là chỗ dựa hạt nhân cho Việt Nam được nữa. Nhưng mối quan hệ truyền thống trước đây, cũng như vì lợi ích dầu khí ở biển Đông và lợi ích quân sự, mà nước Nga sẽ phải dành cho Việt Nam những ủng hộ nhất định. Mối quan hệ nồng ấm với Nga sẽ hạn chế phần nào sự bạo ngược của Trung Quốc. Những nơi Nga tham gia khai thác dầu khí chính là ranh giới vững chắc mà Trung Quốc không thể xâm nhập. Bản thân Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng của Nga nên Nga sẽ không để cho Trung Quốc tự do bành trướng.
Ấn Độ bị Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ nên đương nhiên là một đồng minh của Việt Nam. Hơn nữa trong tư cách cường quốc, Ấn Độ cũng muốn ghìm chân Trung Quốc.
Hàn Quốc có lợi ích kinh tế ở Việt Nam và sâu xa cũng nhiều mối thâm thù với Trung Quốc. Đó là nơi Việt Nam có được sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp khi cần thiết.
10. Một đồng minh rất quan trọng khác của Việt Nam cản ngăn sự ngang ngược của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, chính là lực lượng dân chủ của nhân dân Trung Quốc.
Một thể chế dân chủ ở Trung Quốc phù hợp với tiến bộ nhân loại không chỉ là thang thuốc hữu hiệu hóa giải sự đối đầu căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông mà còn góp phần làm giảm sự đối đầu nguy hiểm trên toàn thế giới. Chừng nào một thể chế dân chủ chưa toàn thắng ở Trung Quốc thì ngày đó biển đảo Việt Nam sẽ mãi không một phút bình yên.
V.T.D.
Tác giả gửi BVN


samedi 12 juillet 2014

Nhịp cầu Hoàng Sa nối người Việt với người Việt

PLS : Tôi ước mong chúng ta vì nhớ ơn những người đã ngã xuống cho đất nước mà nỗ lực trau giồi không ngừng. Sát Thát !

Nhịp cầu Hoàng Sa nối người Việt với người Việt

Đã bốn mươi năm, bà quả phụ Ngụy Văn Thà mới có được căn nhà để có chỗ đặt bàn thờ cho người chồng anh hùng.
Đã bốn mươi năm, bà quả phụ Ngụy Văn Thà mới có được căn nhà để có chỗ đặt bàn thờ cho người chồng anh hùng.
FB Nguyễn Thông

Thụy My
Ngày 11/07/2014 Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa đã chính thức giao nhà mới cho bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh tại Saigon. Bà là vợ góa của trung tá Hải quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo (HQ-10) đã hy sinh cùng với 73 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 trước quân xâm lược Trung Quốc, và là người đầu tiên được Nhịp cầu Hoàng Sa tặng nhà mới.

Trả lời RFI Việt ngữ, bà Huỳnh Thị Sinh cho biết cảm tưởng:
Bà Huỳnh Thị Sinh: Tôi rất vui mừng khi nhận được một căn nhà mà từ lâu mình hằng mơ ước - có một căn nhà để thờ chồng. Ngày hôm nay 11 tháng Bảy năm 2014 khi nhận được căn nhà ở cao ốc B tôi rất vui mừng và cảm động khi được hội Hoàng Sa lo cho. Tôi rất biết ơn và xin gởi đến những người đã hỗ trợ tôi để có được căn hộ này lời thành thật cảm ơn rất nhiều.
Lâu nay tôi vẫn ở trọ nhà người em. Hôm nay là ngày tôi vui mừng nhất. Căn nhà này ở gần khu nhà cũ của tôi, cũng ở chợ Nhật Tảo - nhà cũ của tôi ở cách chỉ có một con đường, băng qua là tới. Tôi có anh chị em ở gần đó, chừng 200 mét. Điều này rất tiện cho tôi vì tôi cũng lớn tuổi rồi, khi đau ốm hay có việc gì thì mấy anh em có thể tới phụ giúp. Tôi đã được toại nguyện nhờ Nhịp cầu Hoàng Sa, nên rất vui mừng.
Hôm nay có nhiều người điện thoại tới hỏi thăm và mừng cho tôi, ở trong miền Nam và Hà Nội nữa. Hồi sáng làm lễ giao nhà có đông người lắm, rồi báo chí như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, báo điện tử… quay phim chụp hình, những nhà thơ nhà văn, Chuẩn đô đốc về hưu Lê Kế Lâm…đông lắm. Thấy người ta quan tâm tới mình cũng hết sức cảm động, bốn mươi năm rồi mới được cái ngày hôm nay. Tôi rất biết ơn những người đã hỗ trợ, giúp đỡ mình.
Còn nhà báo Huy Đức, một trong những người chủ xướng Nhịp cầu Hoàng Sa cùng với các nhà báo Thế Thanh, Kim Hạnh, kỹ sư Đỗ Thái Bình… tuy không hề muốn lên tiếng trên truyền thông, nhưng cuối cùng cũng đã thổ lộ:
Nhà báo Huy Đức: Tinh thần của chương trình rất đơn giản. Ở trong nước các bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ thường được các tổ chức chính trị của đảng xây cho “nhà tình nghĩa”; nhưng chúng tôi chủ trương không gọi những nhà như thế là “tình nghĩa”, mà là hành động tri ân thôi.
Nhịp cầu Hoàng Sa, như tên gọi, là bắc một nhịp cầu. Tiền đóng góp là của công chúng, của những người Việt Nam ở trong nước và ở khắp nơi trên thế giới gửi về thông qua Nhịp cầu Hoàng Sa. Mua nhà, sửa nhà, giúp đỡ các gia đình Hoàng Sa, Gạc Ma…những cử chỉ đấy chúng tôi không gọi là cử chỉ “tình nghĩa”, mà là hành động người Việt tri ân những người Việt đã hy sinh, đã vị quốc vong thân.
Ngay cả khi trao nhà rồi, mình cũng có đề nghị những người như bà Ngụy Văn Thà không cần phải nói một lời cám ơn nào cả. Bởi vì không phải cho, tặng gì cả mà là hành động tri ân. Những hy sinh của họ cho đất nước thì không gì có thể đền đáp được. Không thể vì mình trao có một cái nhà nho nhỏ, rồi mình bắt người ta phải nói những lời cám ơn.
Nhưng điều quan trọng hơn: Hoàng Sa là nơi duy nhất mà người Việt Nam không bắn vào người Việt Nam! Trong cuộc chiến giai đoạn 1954-1975, Hoàng Sa là nơi mà những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu chống lại một đội quân thực sự là xâm lược, đó là quân Trung Quốc mà hiện nay vẫn đang còn chiếm giữ đảo Hoàng Sa.
Nhịp cầu Hoàng Sa một mặt tri ân, mặt khác muốn nhắc nhở mọi người nhớ rằng một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam đang nằm trong tay quân xâm lược Trung Quốc; thông qua việc giúp đỡ các gia đình Hoàng Sa, những người lính Gạc Ma, những gia đình liệt sĩ Gạc Ma, của những người từ cả hai phía của Việt Nam trong thời chia cắt.
Và nhịp cầu này không phân biệt ai cả. Nó nối người Việt với người Việt. Những đồng tiền mà người Việt khắp nơi trên thế giới gửi về, không phải là những người phía Việt Nam Cộng Hòa đang sống ở Cali gửi về chỉ giúp bà Ngụy Văn Thà, mà những đồng tiền đấy còn giúp cả những người đã hy sinh để bảo vệ Gạc Ma – những người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cho nên nhịp cầu này còn mang một ý nghĩa là bắc một nhịp cầu để người Việt đứng gần người Việt, mà con đường phía trước là đi đến một sự hòa giải cho Việt Nam.
RFI: Như vậy hoạt động tri ân này trên thực tế lại mang ý nghĩa  hòa giải rất lớn phải không anh?
Đương nhiên đây chỉ mới là những bước đi ban đầu, nhưng mục tiêu sâu xa hướng tới như vậy. Vì mình cho rằng sức mạnh của người Việt đã bị giảm đi rất nhiều bởi sự chia rẽ. Một trong những điều quan trọng là chúng ta đã thống nhất được giang sơn, mà không thể thống nhất được lòng người. Nhịp cầu Hoàng Sa chỉ là nỗ lực của một nhóm rất nhỏ. Chúng tôi muốn đánh thức vấn đề hòa giải dân tộc để phát triển quốc gia. Việc chúng tôi làm như một sự khởi đầu, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía và của tất cả mọi người.
RFI: Trong thời gian bao lâu mà quỹ đã huy động được bằng ấy tiền, thưa anh?
Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa bắt đầu từ ngày mùng 7 tháng Giêng năm 2014, tính đến nay đã hơn sáu tháng, thu hút được trên 524 lượt đóng góp. Có những người đóng góp hai ba lần, và có những lượt đóng góp gồm nhiều người, cho nên con số chính thức bao nhiêu người thì khó biết. Có những nhóm bốn năm người, những cháu học sinh đóng góp những khoản tiền không lớn lắm, nhưng số lượng người cũng nhiều, góp được hơn 1,7 tỉ.
Hôm nay mới vừa giao nhà cho bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Nhịp cầu Hoàng Sa đã chi 1,114 tỉ trên tổng giá trị căn nhà 1,343 triệu (vì bà Thà được Nhà nước hỗ trợ một món tiền sau khi nhà cũ của bà thuê bị giải tỏa). Trong thời gian qua cũng đã chi gần 400 triệu để mua đất và cất nhà cho một cựu binh Gạc Ma đến giờ này vẫn chưa lấy vợ và chưa có nhà là anh Lê Hữu Thảo.
Nhịp cầu Hoàng Sa muốn làm được nhiều việc. Hiện đang sửa nhà cho bà mẹ của một anh hùng quân đội đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 14 tháng Ba năm 1988, và đang muốn góp một khoản tiền tương đối lớn để giúp bà quả phụ Nguyễn Thành Trí - Thiếu tá Nguyễn Thành Trí là Hạm phó chiến hạm Nhật Tảo, cũng hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974.
Số tiền còn cần khá nhiều, nhưng nhờ Nhịp cầu Hoàng Sa được sự ủng hộ của khá nhiều người nên chúng tôi cũng đang hy vọng trong thời gian tới có thể quyên góp được khoản tiền cần thiết cho chương trình.
RFI: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà báo Huy Đức và bà quả phụ Ngụy Văn Thà đã vui lòng nhận trả lời RFI Việt ngữ.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140711-nhip-cau-hoang-sa-noi-nguoi-viet-voi-nguoi-viet

mercredi 9 juillet 2014

Bi kịch của Việt Nam là sự vô ơn

Ôi viết ra thì dài lắm, nói chung là từ cá nhân tới cộng đồng, đặc điểm nổi bật nhất của dân ta là sự vô ơn. Vì sao mà vô ơn, tôi có một giả thuyết là do đất nước ta được ưu đãi, khí hậu ôn hòa, ít người bị chết đói, chết rét, cho nên ta cứ tưởng là trời sinh voi, trời sinh cỏ, chứ không có ai làm ơn gì cho ta hết.

Vậy mà, chính sự vô ơn làm cho ta bạc nhược, lười nhác, hèn hạ đi. Người ta làm ơn cho mình, mình nhận xong rồi phủi tay, chờ người khác làm ơn tiếp. Cho nên là không có nỗ lực cố gắng gì cả, tối ngày tính chuyện nhờ vả, ăn mày, người ta giúp mình xong còn thù người ta, hoặc cho là người ta ngu.

Mới đây ông Trương Tấn Sang nói chuyện Việt Nam chịu ơn Trung Quốc, làm mọi người nhảy đông đổng lên. Ai ơn Trung Quốc thì chưa biết, nhưng mà cứ nhận tiền của người ta, thì là mang ơn người ta. Tiền của người ta cũng là mồ hôi công sức người ta lao động vất vả mà ra chớ bộ, ăn không của người ta mà không áy náy gì hết à ? Theo nguyên tắc này, thì ta mang ơn Trung Quốc (tất nhiên là TQ cà chớn không có làm ơn không đâu, nhưng mà ai biểu lấy tiền của nó?), mang ơn Mỹ (cho nên bây giờ Việt Kiều ta ở bên Mỹ mới phải đi làm nail để trả ơn họ), mang ơn Nhật (mặc dù Nhật làm ta chết đói 2 triệu người hồi năm 1945, nhưng ai biểu hồi đó miền Nam ngồi ăn một mình, mặc kệ miền Bắc chết đói? Trong nhà với nhau mà còn đối xử với nhau như thế, thì trách ai?), cũng có mang ơn Liên Xô đó !

Nói chuyện mang ơn rồi, rồi bây giờ ta nói chuyện trả ơn. Làm ơn thì không có chờ người ta trả ơn cho mình, nguyên tắc là vậy, nhưng mà người chịu ơn thì vẫn phải trả. Người ta giúp mình để cho mình bớt khổ, thì mình phải chăm chỉ lao động để mình tiến bộ lên, để người ta khỏi phải giúp nữa. Mình trả ơn thì cũng không phải trả cho người làm ơn, mà là trả cho người khác. Ví dụ người ta giúp mình khi mình nghèo, thì mình hết nghèo thì giúp người nghèo khác. Người ta giúp mình học hành, thì mình học thành tài rồi thì mình cũng giúp cho người khác học. Vì nhớ ơn người giúp mình mà mình giúp người khác. Nếu người giúp mình họ trở mặt, thì mình cũng không vì thế mà làm hại người ta; nhưng phải nhớ là lần sau không nhận ơn của người ấy nữa.

Còn cái bọn vô ơn, cứ ăn không của người khác, rồi phủi tay, trả oán, thì đừng có hòng mà mong khá nổi. Bây giờ, các bác đòi dân chủ, đòi Mỹ tới cứu (Mỹ gởi ba cái tàu khu trục tới rồi mà còn chửi họ là không dám làm gì, gởi được ba cái tàu tới cũng khối tiền đó nghe !), thế các bác là ai mà người ta phải bỏ tiền của ra tới giúp, tới cứu các bác ?




Tôi thấy bên Ukraine họ cũng giống y như mình, cứ ngồi ăn không của người khác, ăn hết của Nga rồi lại muốn ăn của Âu, Mỹ, càng ăn càng lười, càng tham nhũng, càng không khá nổi. Phụ nữ thì lười học, dốt nát, tối ngày chỉ lo làm đẹp để làm vừa lòng các anh; các anh tưởng ngon lành, hóa ra cũng dở ẹt, bây giờ hết cách, chỉ còn cách đánh nhau, giết nhau thôi.


Thôi chịu khó tự mình cố gắng đi nha, nhờ người khác ít thôi, cái gì cần lắm mới nhờ, mà nhờ là phải nhớ ơn người ta.

Tôi nói thêm một chuyện khác là ta đang tuyên bố rất hùng hồn về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam, xong câu kết luận lại là "cùng đàm phán với TQ về chủ quyền Hoàng Sa", thì tôi nói là không có đàm phán gì cả, Hoàng Sa là của Việt Nam, đừng có mà đem Hoàng Sa ra mà trả ơn, các bác gián điệp Tàu ạ !

3 tàu khu trục Mỹ cùng tuần tra ở biển Đông

PLS : Tin hay quá ! Ban nãy tôi đọc bài báo thấy Hải Quân Mỹ giao lưu với sinh viên Đà Nẵng, chơi bóng đá, bóng chuyền, lại có cả một ban nhạc biểu diễn cho dân chúng xem. Giá mời họ ra được gần giàn khoan TQ mà giao lưu thì hay quá, chĩa loa sang hát cho bọn tàu TQ nghe :-D Thank you America !

3 tàu khu trục Mỹ cùng tuần tra ở biển Đông

(TNO) Website của Hải quân Mỹ vừa đăng hình ảnh 3 tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis cùng tuần tra ở biển Đông.

Các tàu USS Kidd (gần), USS John S. McCain (giữa) và USS Stethem tuần tra biển Đông ngày 7.7 - Ảnh: Navy.mil
Các tàu USS Kidd (gần), USS John S. McCain (giữa) và USS Stethem tuần tra biển Đông ngày 7.7 - Ảnh: Navy.mil
Cụ thể đó là các tàu USS John S. McCain (DDG 56), USS Kidd (DDG 100), và USS Stethem (DDG 6).
Theo chú thích cho bức ảnh của 3 tàu này, chúng xuất hiện ở biển Đông ngày 7.7 và tuần tra trong vùng do Hạm đội 7 của Mỹ đảm nhận trách nhiệm hỗ trợ an ninh và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Chú thích ảnh không nói rõ 3 tàu trên tuần tra ở biển Đông trong thời gian bao lâu.
Đợt tuần tra này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động ngày càng hung hăng trên biển Đông, với hành động gần đây khiến cộng đồng thế giới lo ngại là hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) và cho tấn công tàu Việt Nam ở vùng biển Việt Nam.
Hạm đội 7 của Mỹ đủ khả năng đảm bảo tự do hàng hải ở các vùng biển châu Á, theo tờ The Australian. Tuy nhiên, trước tình trạng Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng trong khi Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự, nhiều nước ở khu vực bắt đầu tự nâng cao các khả năng phòng thủ.
Văn Khoa

samedi 5 juillet 2014

Trung Quốc xác nhận bắt tàu cá cùng 6 ngư dân Việt Nam

PLS : Mời Đại sứ Trung Quốc lên, cho ông ấy suy nghĩ trong vòng 3 ngày để chọn ra 6 nhân viên ngoại giao Trung Quốc, đuổi 6 người này về nước.

TRUNG CỘNG XÁC NHẬN RỒI, GIỜ TÍNH SAO ĐÂY?

Trung Quốc xác nhận bắt tàu cá cùng 6 ngư dân Việt Nam

Báo Thanh Niên - Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 4.7 xác nhận việc tàu hải quân nước này bắt giữ 6 ngư dân Việt Nam một ngày trước đó.

Đả đảo Trunng Quốc bắt ngư dân VN.
“Cơ quan chức năng Trung Quốc đang điều tra vụ việc. Một lần nữa Trung Quốc yêu cầu Việt Nam có những biện pháp cần thiết, siết chặt kỷ cương và tăng cường giáo dục ngư dân nhằm tránh để xảy ra những vụ việc tương tự”, Reuters dẫn lời người phát ngô Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố.
Bộ ngoại giao Trung Quốc cho rằng các ngư dân bị bắt “đã vi phạm pháp luật” khi đánh bắt trong vùng biển của Trung Quốc, nơi cách đảo Hải Nam của nước này khoảng 7 hải lý về phía nam.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thị Thái Thông cho biết hiện cơ quan chức năng đang xác minh thông tin liên quan đến vụ việc.

Theo lời tường trình của ngư dân Võ Đạt (46 tuổi) với các cơ quan chức năng, vụ việc diễn ra vào sáng 3.7, khi tàu cá của gia đình ông - QNg 94912 TS - do con ruột là Võ Tấn Tèo làm thuyền trưởng, đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống. Trên tàu có tổng cộng 6 ngư dân. 
Cùng thời điểm, tàu cá QNg 94913 TS do ngư dân Trần Si (39 tuổi) làm thuyền trưởng (trên tàu có 2 ngư dân) và hàng chục tàu cá khác ở xã Phổ Thạnh cũng đang kéo luới ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.
Các tàu của Việt Nam bị tàu Trung Quốc vây đuổi. Sau khi khống chế tàu cá QNg 94912 TS và bắt 6 ngư dân dồn về mũi tàu, phía Trung Quốc còn cử lực lượng lái tàu cá QNg 94912 TS chạy về hướng Trung Quốc.
Ông Đạt cho biết thêm, hiện tàu cá QNg 94913 TS cùng 2 ngư dân đang chạy về đất liền, dự kiến ngày mai (5.7) sẽ về cập cảng cá Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh).
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam kể từ khi hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam.
Ngày 26.5, khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá ĐNa 90152 đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến 2 trong số 10 người dân bị thương. Rất may, các ngư dân này được cứu nạn kịp thời.
Vụ bắt giữ mới nhất này "sẽ làm không khí ngột ngạt hơn", hãng tin Bloomberg dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc.
"Đây là một hành động đơn phương trong vùng biển mà Việt Nam có thẩm quyền [hay ít ra là] đang tranh chấp", GS Thayer nhận định.
Hoàng Uy – Hiển Cừ

http://xuandienhannom.blogspot.fr/2014/07/trung-cong-xac-nhan-roi-viet-cong-tinh.html

mercredi 2 juillet 2014

Kính gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Thưa ông Tổng Bí Thư, tôi biết ông là người tài giỏi, sâu sắc, yêu nước. Việt Nam giữ được hòa khí với Trung Quốc cho đến nay hẳn phần lớn là nhờ ông. Cho nên là khi ông nói phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, thì tôi rất lo.

Chúng ta ở thế kỷ 21 rồi, tôi nghĩ là chúng ta có thể tìm cách để tránh được chiến tranh. Trung Quốc cà chớn cà chác như vậy là vì họ ít học. Khi nào họ học hành, văn hóa khá hơn, thì tình hình sẽ khác. Một cuộc chiến lúc này chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Tôi đồng ý với chính sách của các ông là không phụ thuộc vào nước nào. Mỹ trong quá khứ đã từng bỏ rơi đồng minh khi điều đó có lợi cho họ, họ không đáng tin. Tôi cũng khá tin vào Đảng Dân chủ cấp tiến của họ, nhưng ngay khi có sự thay đổi, Đảng Cộng hòa lên nắm quyền, là không thể dựa vào họ được nữa. Tôi tin tưởng các nước có bề dày văn hóa, như là Pháp, Nga, Nhật...

Vậy nếu tình hình khiến cho chiến tranh có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam, tôi mong ông cân nhắc kỹ. Trong trường hợp phải chọn lựa, tôi mong ông chọn Tổng tuyển cử dân chủ để có thể nhờ Mỹ hỗ trợ, tránh được chiến tranh. Đảng Cộng Sản sẽ phải nhượng bộ, và tôi tin rằng, ngay cả sau Tổng tuyển cử, Đảng Cộng Sản sẽ còn là đảng nắm quyền lâu dài, cứ xem lực lượng các đảng phái khác vẫn còn tầm thường, kém cỏi lắm. Và nếu Đảng Cộng sản cải cách, tiến bộ, tôi tin là họ vẫn sẽ còn nắm quyền lâu dài, như Hoàng Gia Nhật Bản vậy.

Tôi kính chúc ông cùng các ông lãnh đạo khác nhiều sức khỏe, kính mong các ông linh hoạt, mềm mỏng, giữ vững đến cùng. Thời gian ủng hộ chúng ta, chứ không phải là Trung Quốc.

Xin gửi tới ông lòng kính trọng sâu sắc của tôi.