Nhưng mà một bác chinois nói câu này, hihi, thì tôi cũng ngẫm nghĩ một chút, xem họ xưa nay có phải là tấm gương về sự thành thật hay không, để có thể cho mình một bài học về sự thành thật hay không. Tất nhiên, là ta phải phân biệt Đài Loan với lại Trung Quốc, vì Đài Loan tiến bộ hơn, nhưng mà bản chất thì có lẽ cũng không khác nhau lắm. Đấy là chưa kể các anh Trung Quốc có khi lại mượn tay các anh Đài Loan để dạy cho Việt Nam ta một bài học về sự thành thật.
Cela dit, vì người nói câu này là một ông thủ tướng chính phủ, nên nó có sức nặng của danh dự của chính ông ấy, của chính phủ của ông ấy, và của đất nước của ông ấy. Cho nên Việt Nam ta cũng phải suy nghĩ xem có phải quả là chúng ta không được thành thật lắm hay không. Nhiều khi, cứ như là bị quỷ sứ giật lưỡi ấy, ta đi hứa vung hứa vít, sau đó đến khi phải thực hiện lời hứa, là rất mệt, bèn tìm cách chuồn luôn.
Cho nên là, nếu ta đã lỡ hứa rồi, mà bị tố cáo kêu đòi, thì chắc ta cũng phải gồng mình lên mà giữ lời chứ, hén? Coi như là một bài học, bài học quý đó nghen! Lần sau rút kinh nghiệm, trước tiên là không hứa lung tung, nhất là những vấn đề đại sự. Sau đó rút kinh nghiệm thứ hai là, đừng có hám lợi quá đáng, của rẻ là của ôi, nhiều khi lợi trước mắt mà thiệt về lâu về dài. Phải cố gắng làm ăn với những nước đàng hoàng, tuy nhiều khi không được lợi lớn lắm, nhưng mà không sợ bị thiệt.
Đài Loan: ‘Chính phủ VN thiếu thành thật’
Thủ tướng Giang Nghi Hoa
của Đài Loan nói chính phủ Việt Nam ‘thiếu thành thật’ trong xử lý bồi
thường cho các doanh nghiệp Đài Loan ở Việt Nam bị thiệt hại kinh tế vì
bạo động hồi tháng Năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC tiếng Trung ngày
21 tháng Bảy tại Đài Bắc, ông Giang Nghi Hoa nói mặc dù chính phủ
Việt Nam đã có một số nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho doanh nhân
Đài Loan như tăng cường an ninh tại khu vực có các nhà máy của Đài Loan,
phía Việt Nam làm chưa đủ trong việc giải quyết các yêu cầu bồi
thường.Ông Giang cũng tiết lộ rằng chính phủ Đài Loan đã sẵn sàng ra tối hậu thư cho chính phủ Việt Nam và dọa sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt (chế tài) nếu Hà Nội không có hành động gì.
Bồi thường thiệt hại
Trong khi đó vào ngày 19/07 Bấm TTXVN đưa tin Bộ Tài chính và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tiền tạm ứng bảo hiểm và hỗ trợ cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh "với số tiền 20 tỷ đồng, trước mắt sẽ trao ngay 6 tỷ đồng, số còn lại các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phối hợp với khách hàng hoàn tất thủ tục để giải quyết trong một vài ngày tới.""Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đã hỗ trợ hơn 30 tỷ đồng cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Đây là nguồn kinh phí cần thiết để các doanh nghiệp khắc phục một phần khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh," bài báo TTXVN cho biết
21/07 báo Bấm Wall Street Journal nói Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh ‘sẽ nhận bồi thường 30.3 tỉ VND (1.43 triệu USD) từ chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nội trong tuần này.
Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh trực thuộc Formosa Plastics Group, tập đoàn hàng đầu của Đài Loan và là một trong các nhà đầu tư chính tại Việt Nam.
Công ty dự tính thiệt hại 10 triệu USD mỗi ngày do ngưng trệ xây dựng, và thêm vào đó là 3 triệu USD do hư hại thiết bị.
Các cuộc họp theo dự kiến được chủ trì bởi thứ trưởng Kinh tế Đài Loan Thẩm Vĩnh Tân và thứ trưởng Đầu tư Việt Nam Đặng Huy Đông.
Trước đó vào cuối tháng Năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cam kết Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài.
Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động.
CNA cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp Đài Loan, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề.
Tổng giá trị thiệt hại ước tính giao động trong khoảng 150-500 triệu đô la, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là 1 tỷ đô la.
Đến thời điểm này, Formosa Plastics Group, nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất tại Việt Nam, đang đòi chính phủ Việt Nam bồi thường 3 triệu USD sau vụ bạo loạn chống Trung Quốc.
DDK Group, một công ty Đài Loan khác chuyên sản xuất yên xe đạp gần TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết sẽ đòi nhà chức trách Việt Nam trả 2 triệu USD trên tổng số 4 triệu USD tiền thiệt hại.
Nhiều công ty có thể sẽ có động thái tương tự sau khi con số thiệt hại cụ thể được đưa ra, theo CNA.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/07/140724_dai_loan_noi_vn_thieu_thanh_that.shtml
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire