mardi 28 avril 2015

Không thể chấp nhận đề xuất hỗ trợ tỷ USD của Toyota

PLS : Aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa ! Tổ cha lão Vũ Huy Hoàng cùng đám cố vấn ngu xuẩn dốt nát của hắn ở Bộ Công Thương !!! Những hãng giỏi giang đàng hoàng tử tế như Toyota Nhật Bản thì chúng đuổi đi, chúng đón cả họ hàng hang hốc Trung Quốc Tàu khựa Tàu lai Tào lao nhà chúng vào !!! Chúng rước voi giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà, chúng cho dân Việt Nam ăn toàn đồ Trung Quốc nhiễm độc, trong khi đồ Việt Nam ngon lành bổ rẻ thì chúng vứt ! Chúng không biết gần bậc thiện tri thức, cho nên chúng có học mà chẳng có khôn !!! Tổ cha ba đời nhà cái bọn ngu, chúng bay tưởng chúng bay ăn không ăn hỏng, ăn cướp ăn trộm, ăn công ăn sức của người tử tế được mãi à !!!

Tổ cha cả cái đám bình luận viên bẩn bựa, tham lam, bất lương, ăn xổi ở thì ! Ta vì tinh thần dân chủ mà phải cố mà đọc chúng bay, chứ chúng bay ngu như thế thì cả nhà, cả họ, cả gia đình, cả phường xóm chúng bay đều phải chịu đựng chúng bay, toàn phường gian tham lừa đảo nhìn ai cũng tưởng như mình. Hãng Toyota uy tín hàng đầu thế giới họ không thèm lừa bọn ngu chúng bay nhé, họ tính toán cái gì cần thiết là cần thật nhé, liệu mà giỏng tai giương mắt ra mà học họ, cho đầu óc bớt ngu đi !

Không thể chấp nhận đề xuất hỗ trợ tỷ USD của Toyota

 Đại diện Bộ Công Thương cho biết sẽ không thể chấp nhận lời đề nghị hỗ trợ "tỷ USD" từ Toyota, vì trái với cam kết đối xử bình đẳng trong WTO.

Trao đổi với PV VietnamNet hôm 27/4, đại diện Bộ Công Thương đánh giá, hãng Toyota Việt Nam có đưa ra đề xuất hỗ trợ cho sản xuất ô tô sau năm 2018 với giá trị lớn hàng tỷ USD là rất vô lý.
Ngoài các đề nghị về giảm sâu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhâp khẩu, Toyota muốn Chính phủ hỗ trợ một nửa mức chênh lệch chi phí giữa giá xe trong nước và xe nhập khẩu.
Toyota, Việt Nam, sản xuất, ô tô, nội địa hoá, xe nội, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, thuế, đầu tư, giá xe, cạnh tranh,Toyota, Việt-Nam, sản-xuất, ô-tô, nội-địa-hoá, xe-nội, nhập-khẩu, tiêu-thụ-đặc-biệt, thuế, đầu-tư, giá-xe, cạnh-tranh
Chưa có cơ sở để nói về đề xuất của Toyota.
Vị này tính toán, với mức chênh lệch là 20-25% theo cách tính của Toyota, 50% số này là khoảng 10-12,5% chi phí sản xuất xe. Theo giá tuyệt đối, giả sử trung bình mỗi xe là 100 triệu đồng thì với sản lượng 40.000 xe của Toyota năm 2014, con số hỗ trợ sẽ là 40.000 tỷ đồng, gần 2 tỷ USD. Đây là khoản tài chính quá lớn.
Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ như vậy không phù hợp với nguyên tắc đối xử bình đẳng trong WTO, các Chính phủ không được phép hỗ trợ trực tiếp về giá đối với sản phẩm của mình mà phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Cùng đó, trong bản đề xuất này, Toyota cũng không nói rõ, nếu được Chính phủ phê duyệt hỗ trợ thì Việt Nam sẽ được lợi ích cụ thể như thế nào?
Ông cũng cho biết, nội dung đề xuất của Toyoa do chính tham tán công sứ Nhật Bản đưa ra tại cuộc họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản tuần trước.
Do vậy, trong cuộc họp vừa qua, Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản trên cơ sở ý kiến của các nhà đầu tư sản xuất ô tô Nhật, trong đó có Toyota đã đặt vấn đề trên.
Trong khi đó, trả lời chính thức tại cuộc họp báo của Bộ Công Thương chiều 27/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói rằng: "Đó là thông tin trong một cuộc họp. Chưa có cơ sở nào để Toyota sẽ dừng sản xuất và chuyển sang nhập khẩu ô tô ở Việt Nam. Cũng chưa có cơ sở nào để Chính phủ Việt Nam sẽ bù lỗ cho hãng hay trợ giá sản xuất xe ô tô."
Phạm Huyền

dfggdgf

lundi 27 avril 2015

Nông sản chìm nổi, phải truy trách nhiệm


PLS : Mấy bữa nay, đọc mấy bài các ông Bộ Trưởng Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thanh minh chuyện đổ bỏ nông sản mà tôi điên cả người ! Các ông ấy bất tài vô dụng lắm, các bác cách chức ngay mấy ông ấy đi thì kinh tế sẽ khá lên ngay đấy ! Tôi không chỉ thương nông dân Việt Nam cực khổ, tôi thương tất cả những công nhân, những người nghèo khổ, sống trên một đất nước trù phú mà phải nhịn đói nhịn khát, yếu ớt, bệnh tật, chỉ vì cái sự ngu xuẩn của hai ông lãnh đạo hai cái Bộ quan trọng như thế ! Ông Vũ Huy Hoàng còn có vẻ ngu hơn cả ông Cao Đức Phát nữa ! Tôi ở bên Pháp này, mà hết tiền, thì chỉ cần đi chợ trễ vét chợ, là lấy được bao nhiêu rau quả người ta hết chợ đổ bỏ, đều còn ngon lành ăn được cả, thế mà nhìn xem ở Việt Nam, người nghèo họ kiếm bữa ăn khó khăn thế nào?

Các ông ngu dốt kém cỏi thì các ông phải tự nguyện mà lánh đi nhường chỗ cho người tài chứ? Các ông ì ra như thế để cho dân chúng cả nước nghèo khổ, thanh niên trai tráng thiếu ăn đến mức mà họ không có sức mà tập thể thao à? Các ông không cảm thấy xấu hổ à? Các ông vừa vừa phải phải thôi chứ? Các ông tưởng là người ta chịu đựng được các ông mãi à? Các ông xách dép đi mà học bà Mai Kiều Liên ấy !



Nông sản chìm nổi, phải truy trách nhiệm

THÔNG TIN HÀNG NGÀN TẤN GẠO CHỜ HƯ MỐC Ở CỬA KHẨU LÀO CAI CÀNG LÀM ĐẮNG LÒNG THÊM, KHÔNG CHỈ NHÀ NÔNG MÀ NHIỀU NGƯỜI DÂN VIỆT. CHUYỆN CŨ, CỨ LẶP ĐI LẶP LẠI, NĂM NÀY SANG NĂM KHÁC. MỚI TUẦN TRƯỚC HÀNG NGÀN TẤN DƯA HẤU Ứ ĐỌNG, PHẢI ĐỔ BỎ HOẶC BÁN THỐC, BÁN THÁO.

Trên đồng thì dưa thối rữa vì giá mua rẻ hơn bèo, nhiều nơi mời bò ra ăn để bớt dọn. Thanh long cũng chung số phận long đong, lâu lâu lại nghe tin bị ép giá, dồn ứ ở cửa khẩu Lạng Sơn, giá cả cứ nhảy theo thương lái.
Mà nào chỉ có gạo, dưa và thanh long, nông sản nào cũng lận đận, chìm nổi. Mất mùa thì không vui nhưng trúng mùa lắm khi cười như mếu vì cứ “được mùa mất giá”. Quê tôi ở Bình Thuận, vừa làm ruộng vừa trồng ngũ cốc. Hồi bé, theo mẹ chở hàng ra chợ bán, tôi nghiệm ra, nông sản nào năm nay được giá thì năm sau mất giá, bởi bà con cứ nhắm mắt, chạy theo trồng thứ đang được giá. Hơn nửa thế kỷ sau, nông dân VN vẫn kinh doanh, sản xuất và xuất khẩu theo cách làm của những tiểu nông ngày trước. Dẫu bây giờ đất nước thanh bình, độc lập, có đủ hội nghề và bộ ngành hoành tráng, khoa học kỹ thuật rất hiện đại.
Vai trò của nhà nước và bộ chủ quản ở đâu và làm gì khi cứ để nông dân khổ sở năm này sang năm khác. Từ việc quy hoạch cây trồng, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Hè năm 2011, thanh long Bình Thuận xuống giá thê thảm, chỉ còn vài ngàn một ký. Nhiều chủ vườn bỏ mặc trái chín vì tiền bán không đủ trả công hái. Mấy chủ vườn tiếc của, lấy công làm lời vì có xe container lạnh, cố chở lên cửa khẩu Lạng Sơn bán được 5.000 - 6.000 đồng/kg. Trung Quốc mua lại, dán mác China và xuất khẩu đi các nước. Tôi qua Dubai, các cửa hàng bán thanh long VN mác China giá 10 USD/kg. Nghĩ mà xót xa. Thương lái Trung Quốc vào tận từng vùng quê lộng hành và ép giá như chỗ không người… Đủ thứ hội đoàn, đầy đủ bộ ngành hùng hậu vẫn bỏ mặc nông dân tự bơi giữa mênh mông bất trắc.
Việc thương thảo và quyết định giá bán nông sản xuất khẩu phải được các hội ngành nghề và Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương thay mặt đàm phán và quyết định theo nguyên tắc bảo vệ lợi ích của nông dân và của đất nước. Cứ chăm bẵm vào những thị trường dễ tính nhưng đầy rủi ro thì bao giờ khá lên được? Muốn giỏi phải chơi với người giỏi hơn. Muốn kinh doanh hiệu quả phải có những khách hàng khó tính, còn cứ xuề xòa thì ngày càng lụn bại.
Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành liên quan trong việc để nông dân khốn khổ lâu nay. Chần chừ và dửng dưng bỏ mặc là có lỗi với đất nước, là lực cản để đất nước tăng tốc đuổi kịp bạn bè.
Nguyễn Văn Mỹ

http://nvphamvietdao2.blogspot.fr/2015/04/nong-san-chim-noi-phai-truy-trach-nhiem.html

samedi 25 avril 2015

30-4: đường giải phóng mới đi một nửa

PLS : :-)

23/04/2015

30-4: đường giải phóng mới đi một nửa

André Menras Hồ Cương Quyết
Đối với tôi, ngày 30 tháng Tư trước hết là không còn bom đạn trên đất nước Việt Nam. Là mở đầu 40 năm hoà bình, sau hơn một thế kỷ chiến tranh thực dân và đế quốc chủ nghĩa. Đã từng trải nghiệm cuộc chiến tranh ấy ở những thời điểm ác liệt nhất, tôi có thể khẳng định không có gì quý hơn hoà bình. Tôi vinh dự đã tự nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đấu tranh cho hoà bình trên đất nước Việt Nam. Càng tự hào và hạnh phúc hơn nữa là tôi không hề phải nổ súng.
30 tháng Tư còn là sự thống nhất tổ quốc của một dân tộc đã bị những đại cường xâu xé để cướp đoạt tài nguyên và tranh giành quyền bá chủ. Đối với tôi, đó không phải là một cuộc nội chiến mà là một cuộc chiến tranh mà các cường quốc đã tiến hành thông qua những xác chết chồng chất của người Việt Nam, trong bối cảnh toàn dân khát vọng giành lại độc lập. Dù sao chăng nữa, người Việt Nam nào, bất luận thuộc phe này hay phe kia, chẳng vui mừng và tự hào khi tổ quốc được thống nhất. Hoà bình và thống nhất: đó là bước tiến kỳ vĩ mà Việt Nam đã thực hiện vào ngày 30 tháng Tư 1975. Trong ý nghĩa ấy, đó là một ngày đáng mừng và kỷ niệm.
Xét trong bối cảnh 40 năm từ ấy đến nay, nếu bạn nói 30 tháng Tư là ngày giải phóng dân tộc thì tôi xin không đồng ý.
Nói “giải phóng miền Nam”, một cách khách quan, phải phân biệt giải phóng phần đất miền Nam và giải phóng nhân dân miền Nam. Giải phóng lãnh thổ miền Nam, tức là triệt thoái các đạo quân nước ngoài đến xâm lược miền Nam Việt Nam, điều đó không ai có thể chối cãi. Đó quả là một chiến thắng có tầm cỡ hoàn cầu nếu ta nhớ rằng kẻ xâm lược đã dùng biết bao vũ khí ghế gớm thế nào (trừ vũ khí nguyên tử) để giành thắng lợi. Mọi người biết rằng thắng lợi của nhân dân Việt Nam, chủ yếu là do chính người Việt Nam đã giành được trên thực địa. Ở miền Nam, không có quân đội nước ngoài nào (dù là Liên Xô hay Trung Quốc) đã tham chiến. Sự viện trợ của họ giới hạn vào chi viện hậu cần và cố vấn: người ta không thể hạ B52 bằng cung ná của “anh hùng Núp”. Cuộc chiến đấu may thay đã giành được thắng lợi, nhưng khốn nỗi, nhân dân Việt Nam đã và còn đang phải trả những món nợ to lớn, trong khi họ là người duy nhất đã hy sinh xương máu còn phe xã hội chủ nghĩa thì hưởng phần danh, lợi. Rõ ràng là cuộc đấu sức không cân xứng kết cục như vậy chủ yếu là do sự tham gia quyết định của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, với cái giá phải trả là những hy sinh khó ai tưởng tượng được. Động cơ của sự dấn thân to lớn, quyết tâm và muôn hình vạn trạng ấy là tình cảm và niềm tự hào dân tộc, bắt rễ từ truyền thống ngàn năm bảo vệ nước nhà, xóm làng, tập quán… Đại đa số người Việt Nam lao mình vào cuộc kháng chiến hay ngả về phía kháng chiến không phải vì đi theo hệ tư tưởng mácxít hay lêninnít gì hết, mà đơn giản là để bảo vệ quê hương. Họ đi theo Dảng Cộng sản chỉ vì đảng có những nhà lãnh đạo kiệt xuất, đảng nắm hầu bao và kho vũ khí của phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên ngày 30 tháng Tư là ngày hoàn tất cuộc giải phóng phần đất phía Nam.
Còn nói đến giải phóng nhân dân miền Nam, tôi tiếc là điều đó đến nay vẫn chưa xảy ra. Lá cờ mà tôi đã giương cao ở trung tâm Sài Gòn là lá cờ của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam”. Chung quanh ngôi sao vàng năm cánh, là nửa đỏ nửa xanh, bằng nhau, màu đỏ của người cộng sản, màu xanh là của “thành phần thứ ba”. Thành phần này hầu như đã bị cô lập hoá và nuốt chửng tức thời. Nhưng “thành phần thứ ba” không phải là một chiêu bài cộng sản như có người thường nói. Nó thực sự đã tồn tại, với những nhân vật đa dạng, những khát vọng chính trị và tín ngưỡng tôn giáo. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, lá cờ “Mặt trận” đã biến mất khỏi mặt tiền của các ngôi nhà, và được thay thế bằng lá cờ đỏ mà màu sắc tươi rói năm xưa nay đã mờ phai. Tôi đã cảm nhận rất rõ cuộc “cho vào khuôn phép” này trong cuộc viếng thăm được “hướng dẫn chu đáo” năm 1977. Nhưng hồi đó, niềm phấn khởi vô điều kiện của tôi đã làm cho tôi “thấy mà không tin”, và quy tất cả vào tình hình căng thẳng với Trung Quốc: Trung Quốc dùng Khmer đỏ gây sự ở phía Tây, và đe doạ xâm lăng ở phía Bắc; và quy tất cả sự nghèo khổ vào hậu quả chiến tranh và chính sách cấm vận của Mỹ… Trở lại câu chuyện của chúng ta, cuộc “giải phóng nhân dân” chỉ có thể thực hiện qua sự thiết lập một chính thể tôn trọng những đặc điểm và dị biệt. Một chính thể tôn trọng tự do ngôn luận và tạo điều kiện thảo luận các vấn đề quốc gia cũng như các vấn đề địa phương, thông qua những đại biểu dân cử được chọn lựa một cách dân chủ và có thể được bãi miễn một cách dân chủ. Ngày 30 tháng Tư 1975 đã phá sập cổng vào dinh tổng thống của chính quyền cũ nhưng tiếc thay, đã không mở ra cánh cửa cho dân quyền. Tệ hại hơn nữa, sự nghiệp giải phóng nhân dân dường như đã bị trưng dụng. Độc đảng, Quốc hội do Đảng kiểm soát. Hiến pháp, thông qua điều 4, đặt Đảng Cộng sản lên trên một định chế quốc gia. Nắm chặt quân đội từ nay phải “trung với Đảng” (thay vì “trung với Dân”). Đài truyền hình và 800 tờ báo in đặt sự kiểm soát toàn diện của Ban Tuyên giáo. Không có tự do hội họp, đi lại, lập hội. Mạng internet bị kiểm duyệt chính trị. Những người đối lập, những người phản biện bị theo dõi chặt chẽ, bắt bớ hay giam cầm – trong đó có những ngưởi bạn của tôi đã từng tích cực góp phần vào 30-4, nay phải sống trong một nước “Việt Nam giải phóng” dưới áp lực thường trực của công an, hoặc không chịu nổi nữa, hay vì lo lắng cho gia đình, đã sang Mỹ để sống! Tôi rất buồn và phẫn nộ vì những điều đó. Không! 30-4 không phải là ngày nhân dân Việt Nam được giải phóng, như lẽ ra nó phải trở nên. Sự nghiệp giải phóng ấy sẽ là một quá trình dài hơi, đòi hỏi những cuộc đấu tranh đầy trí tuệ, khoan dung, lòng yêu nước lành mạnh và những tình đoàn kết mới. Nó chỉ có thể thực hiện qua một cuộc dân chủ hoá mà nhân dân sẽ chọn lựa. Toàn dân, miền Bắc và miền Nam, trong và ngoài nước.
Nhưng điều làm cho tôi bị “sốc” lớn nhất với 30-4 là việc người ta nói tới giải phóng trong khi mà đất nước Việt Nam không ngừng bị nước láng giềng phương Bắc – cùng nằm dưới ách thống trị của một đảng cộng sản – xâm lăng bạo ngược. Làm sao nói độc lập khi hải đảo và biển khơi bị cướp đoạt một cách trắng trợn, bạo liệt và vấy máu? Khi mà những ngư dân bị hành hung, bắt giữ, cướp bóc ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia? Khi hàng ngàn hecta trên đất liền, nhất là những vùng chiến lược, bị những cán bộ thối nát hay những nhóm lợi ích bán rẻ cho những công ti trực thuộc Bắc Kinh? Khi tài nguyên và nguyên liệu bị vơ vét một cách có hệ thống?
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lời nói của Hồ Chủ tịch đã vang dội trên toàn thế giới. Nó được viết chữ hoa trên mặt tiền công vào nhà tù Côn Đảo, nơi hơn 20 000 người yêu nước – cộng sản và không cộng sản – đã trở thành đối tượng của một kế hoạch tiêu diệt tinh thần và thể xác trong hơn 113 năm đô hộ của ngoại bang. Hơn 20 000 người đã nằm xuống ở các nghĩa trang trên đảo: Hàng Keo, Hàng Dương… Có còn phải nói tới hàng ngàn nghĩa trang khác rải rác khắp đất nước? Tới những người không được chính thức công nhận và cấm được tổ chức tưởng niệm công khai vì sợ làm phật lòng các đồng chí Trung Quốc: những chiến sĩ đã ngã xuống ở Campuchia trong cuộc chiến tranh chống Khmer đỏ, và hàng ngàn chiến sĩ năm 1979 đã hy sinh trước mũi súng của bọn ác ôn của Đặng Tiểu Bình tại biên giới phía Bắc, những người năm 1974 đã bỏ mình để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hay những người năm 1988 trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa bị bắn chết mà không được phép bắn trả… Cấm không được công khai tưởng niệm!
Bao nhiêu mạng sống hy sinh cho nền độc lập mơ ước nay bị dập vùi dưới ách lệ thuộc Bắc Kinh. Không, đừng mang 30-4 ra để nói với tôi rằng Việt Nam độc lập.
Bao nhiêu mạng sống hy sinh cho giấc mơ tự do đã bị dập vùi dưới sự thống trị của Đảng. Trong khi các trại “cải huấn” của chế độ cũ – mà tôi đã nếm mùi – nhường chỗ cho những “trại cải tạo phục hổi nhân phẩm” của chế độ mới – cho dù quy mô nhỏ hơn và ít tàn bạo hơn. Không, xin đừng mang 30-4 để nói với tôi là nhân dân Việt Nam tự do.
Như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mà tôi đã có vinh dự được gặp, đã nói “ngày 30-4 hàng triệu người vui thì cũng cả triệu người buồn”. Niềm vui hoà bình sum họp vô cùng chính đáng. Nhưng 40 năm sau, nỗi buồn còn đó, pha trộn với uất ức và cay đắng vì biết bao hy vọng đã bị tiêu tan và chiếm đoạt.
Cho nên, trong ngày kỷ niệm này, xin các bạn thứ lỗi khi tôi phải nói ra những lời trái tai này của tôi. Đối với các bạn “tà ru”, những người bạn tù của tôi, tôi vẫn giữ nguyên vẹn sự thương mến và những kỷ niệm đẹp nhất trong đời. Còn những người đáng thương, bị cuốn đi trong chiến tranh, hiện đang nghĩ rằng tôi đã làm hại họ, tôi xin họ hiểu rằng tôi đã hành động hoàn toàn theo mệnh lệnh của lương tâm, vì những giá trị cộng hoà và nhân văn, và cũng vì tôi chán ghét chiến tranh. Cuối cùng, tôi dành ý nghĩ công dân cho tất cả những người, trong khi kèn trống cất lên theo những bản hùng ca chiến thắng và tự do, vẫn đang bị hành hạ, giam cầm vì chính kiến, quyền con người và quyền công dân bị tước đoạt. Với niềm xác tín là ngày 30 tháng Tư 1975 chỉ mới mở ra một đoạn mới trên con đường đi tới một nước Việt Nam thật sự dân chủ, thực sự độc lập mà nhân dân Việt Nam hằng mong ước và xứng đáng được hưởng.
clip_image002
Ảnh do chính tác giả chụp tại Côn Đảo.
30 avril 1975: Libération? Oui et non.
Le 30 avril, pour moi, c'est avant tout la fin des bombes et de la pluie de feu sur le sol du Vietnam. C'est le début de 40 ans de paix après plus d'un siècle de guerre coloniale et impérialiste. Pour avoir connu cette guerre à ses moments les plus cruels, je peux dire que rien n'est plus précieux que la paix. Je considère comme un privilège d'avoir participé modestement et de mon plein gré au combat pour cette paix sur le sol même du Vietnam. J'en suis d'autant plus heureux et fier que je l'ai fait sans tirer un coup de fusil.
Le 30 avril, enfin, c'est la réunification d'un pays écartelé sous la pression de puissances en concurrence mondiale pour piller les richesses des peuples et accéder à la domination globale. Pour moi, cette sale guerre n'est pas une guerre interne comme certains veulent le laisser entendre mais une guerre que ces puissances se sont livrées par procuration avec l'effrayante majorité de cadavres vietnamiens, sur un fond d'aspiration populaire à l'indépendance nationale. En tous cas, il n'est pas un seul Vietnamien, dans un camp comme dans l'autre, qui ne soit pas heureux et même fier de cette réunification. Paix et réunification: voilà pour moi l'énorme pas que le Vietnam a franchi ce 30 avril 1975. En ce sens, il mérite d'être fêté.
Maintenant, au regard des 40 ans qui ont suivi, si vous me dites que le 30 avril est le jour de la libération nationale, vous n'aurez pas mon accord.
Quand on parle de “libération du Sud” il me semble nécessaire autant qu'objectif de faire la distinction entre la libération des terres du Sud et la libération du peuple du Sud. La libération des terres du Sud, c'est-à-dire l'évacuation totales des forces armées étrangères d'agression présentes au Sud du Vietnam est incontestable. Et ceci est une victoire de dimension mondiale quand on sait le nombre et la puissance de destruction de ces forces qui n'ont rien épargné pour vaincre, mis à part l'arme atomique. On sait que cette victoire a été essentiellement arrachée sur le terrain par le peuple vietnamien. Aucune force militaire étrangère (ni Soviétiques, ni Chinois) n'était présente au sud pour livrer combat. L'aide de ces deux puissances se limitant en appui logistique et en conseillers militaires: on ne se bat pas contre les B52 avec des arbalètes comme “anh hùng núp” le fit contre les troupes coloniales. Hélas, pour la suite de l'Histoire mais heureusement pour le succès des combats du moment, le peuple vietnamien a dû et doit encore payer la lourde dette de cette aide, alors même que c'est lui seul qui a fourni le sang et la chair dont le camp socialiste s'est glorifié et a, par certains côtés, profité. Il est aussi évident que ce gigantesque et terrible bras de fer n'a pu être gagné que par l'implication décisive de l'immense majorité du peuple vietnamien au prix de sacrifices difficiles à imaginer. Cet engagement populaire massif, résolu et multiforme a été essentiellement motivé par un sentiment de fierté nationale, ancré sur des tradition millénaires pour la défense de la terre familiale, du village, des traditions...L'énorme majorité du peule vietnamien qui s'est jetée ou a basculé dans la résistance aux Français et aux Américains ne l'a pas fait par idéologie marxiste ou léniniste mais simplement pour défendre la terre natale et n'a suivi le parti communiste qu' à cause de ses leaders exceptionnels et parce qu'il détenait seul le cordon de la bourse et des armes socialistes. Ainsi le 30 avril achève la libération de la terre du Sud.
Quant à la libération du peuple du Sud, j'ai le regret d'affirmer qu' elle n'a pas vraiment été constatée jusqu'ici. Le drapeau que j'ai porté au cœur de Saigon était celui du “front du peuple pour libérer le sud du Vietnam”. Autour d'une étoile jaune, il y avait, à surface égale, le rouge des communistes et le bleu de la “troisième composante”. Celle-ci a été quasi immédiatement isolée ou engloutie. Cette “troisième force” n'était pas qu'un stratagème inventé par les communistes, comme certains ont voulu le laisser croire. Elle existait réellement, avec ses différentes personnalités, ses aspirations politiques, religieuses. En quelques semaines ce drapeau du “Front” a disparu de la façade de chaque maison pour être remplacé par le drapeau rouge dont la fraîcheur initiale a beaucoup fané depuis. J'ai senti cette mise au pas lors de ma visite “guidée” en 1977. Mais à ce moment-là, mon enthousiasme inconditionnel n'empêchait d' y croire et je mettais en cause le climat de tension extrême avec la Chine par Khmers rouges interposés à la frontière ouest, la menace d'invasion chinoise à la frontière nord et la grande misère résultant de la guerre et du blocus américain... Pour revenir à notre propos, la “libération du peuple” ne peut résulter que de la mise en place d'un régime politique qui respecte les particularismes, les différences. Qui en permette la libre expression et facilite les échanges sur tous les problèmes locaux et nationaux, à travers des élus démocratiquement choisis et démocratiquement révocables. Le 30 avril, hélas, s'il a enfoncé la grille du palais de l'ancien régime, n'a pas encore ouvert la porte à ce droit populaire incontournable. Bien pire, la libération populaire tant espérée semble avoir été confisquée. Parti unique. Parlement sous contrôle de ce parti. Constitution plaçant par son article 4 le Parti communiste au-dessus de toute autre institution nationale. Mise au pas d'une armée dont la devise affirmée est la fidélité devenue prioritaire au Parti (plutôt qu'à la nation). La télévision et les quelque 800 journaux de la presse écrite entièrement contrôlés par le “Comité de propagande et de l'éducation du Comité central du Parti”. Pas de liberté de réunion, de circulation, de créer des associations. Strict contrôle politique d'internet. Mise sous surveillance rapprochée, arrestation et détention des opposants, des contradicteurs, dont certains de mes amis qui pourtant ont contribué activement au 30 avril et qui doivent aujourd'hui vivre dans “le Vietnam libéré” sous pression policière permanente ou qui, n'en pouvant plus et craignant pour leur famille, s'en sont allés vivre... aux Etats-Unis! Tout cela m'attriste et me révolte à la fois. Non, le 30 avril n'est pas le jour de la libération du peuple du Vietnam alors qu'il aurait pu le devenir. Cette libération sera un long processus qui va exiger encore beaucoup de combats pleins d'intelligence, de tolérance, de sain patriotisme et de solidarités nouvelles. Elle passera obligatoirement par la démocratisation telle que le peuple la choisira. le peuple dans son ensemble, nord et sud intimement confondus, dans le pays et à l'extérieur.
Mais ce qui me choque le plus en ce 30 avril, c'est que l'on puisse parler de libération alors que le pays n'a cessé de subir les agressions violentes de son voisin du nord, lui-même sous la coupe sans partage du Pari communiste chinois. Comment peut-on parler d'indépendance quand ses îles et sa mer sont volés de façon flagrante, violente, sanglante? Quand ses pêcheurs sont agressés, emprisonnés, pillés dans les eaux sous souveraineté nationale? Quand des milliers d'hectares de son pays, en particulier des terres stratégiques, sont bradés par des cadres corrompus ou des groupes d'intérêt à des sociétés directement liées à Pékin? Quand les ressources naturelles et les matières premières sont systématiquement ponctionnées?..
“Rien n'est plus précieux que l'indépendance et la liberté”. Ces mots du président Hồ Chí Minh ont fait le tour du monde. Ils sont écrits en lettres capitales au fronton de l'entrée du bagne de Poulo-Condor où plus de 20000 patriotes, communistes ou non, ont fait l'objet d'un plan systématique de destruction mentale et d'élimination physique en 113 ans de présence étrangère. Plus de 20000 qui reposent dans les cimetières de l'île: Hàng Keo, Hàng Dương... Et que dire des milliers d'autres cimetières qui parsèment le pays? Que dire de tous ceux qui n'ont même pas droit à la reconnaissance officielle et qu'il est interdit d'honorer publiquement de peur de déplaire aux camarades chinois: ceux qui sont tombés au Cambodge contre les Khmers rouges, instruments de Pékin, les milliers de ceux qui ont péri en 1979 sous la mitraille des soudards de Deng Xiao Ping à la frontière chinoise, ceux qui ont donné leur vie en 1974 pour défendre l'archipel vietnamien des Paracels, ceux qui ont été exécutés sans avoir le droit de riposter en 1988 sur l'îlot vietnamien de Gạc Ma dans l'archipel des Spratleys... Interdits de mémoire officielle!
Tant de vies sacrifiées à l'indépendance rêvée mise sous l'éteignoir de la dépendance réelle à la Chine. Non, excusez-moi, n'utilisez pas le 30 avril pour me dire que le Vietnam est indépendant.
Tant de vies sacrifiées à la liberté rêvée mises sous l'éteignoir de la soumission à un parti. Alors que – certes avec moins de violence et moins d'amplitude – les “centres de rééducation” de l'ancien régime que j'ai eu l'occasion de bien connaître, ont fait place aux camps de “réhabilitation de la dignité humaine” du nouveau régime. Non, excusez-moi, n'utilisez pas le 30 avril pour me dire que le peuple vietnamien est libre.
Ainsi que le disait feu le premier ministre Võ Văn Kiệt que j'ai eu le privilège de rencontrer: “le 30 avril c'est un jour de joie pour des millions de Vietnamiens et un jour de tristesse pour des millions d'autres”. Si la joie de la paix et du pays retrouvés est extrêmement légitime, quarante ans après, la tristesse subsiste toujours avec la frustration et l'amertume des espoirs déçus, confisqués.
Alors, en ce jour anniversaire, je prie tous mes amis de m'excuser pour ces vérités trouble fête qui ne sont que les miennes. Je garde à mes chers “tà ru”, ex-compagnons de détention, toute mon affection et mes plus beaux souvenirs. Je prie tous les pauvres gens qui, aspirés par la guerre, pensent que mon action leur a fait du mal, de bien vouloir croire que j'ai agi uniquement selon ma conscience, mes valeurs républicaines et humaines et par mon aversion pour la guerre. Enfin, j'ai une pensée citoyenne et solidaire pour toutes celles et tous ceux qui, au moment même où défilent ces fanfares aux airs de grande victoire et de liberté, sont malmenés, détenus pour leurs idées, privés de leurs droits humains et citoyens. Avec la certitude que le 30 avril 1975, n'a fait qu'ouvrir une partie nouvelle du long chemin vers le Vietnam vraiment démocratique et vraiment indépendant tant attendu et si mérité par tout le peuple vietnamien.
A. M. H. C. Q.
Tác giả gửi BVN.

http://boxitvn.blogspot.fr/2015/04/30-4-uong-giai-phong-moi-i-mot-nua.html#more

THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

PLS : Sao không thấy ông Hồ Cương Quyết ký tên nhỉ? :-)


Chúng tôi, những người bức xúc về vận nước, chân thành gửi đến Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TƯ Đảng CSVN, những người đang chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc mấy lời tâm huyết đề nghị được xem xét.
 1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến đi Trung Quốc và đã có thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc, rồi lại sẽ có chuyến đi Mỹ mà thời gian và mục đích chưa được công bố rõ ràng. Chưa bao giờ những vấn đề đối ngoại của đất nước ta diễn ra dồn dập và quyết liệt như thế. Những vấn đề ấy gắn liền với những quyết sách đối nội và tác động mạnh mẽ lẫn nhau trong tình hình Trung Quốc đang đẩy tới mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN nhằm đối phó với việc Hoa Kỳ thực hiện chiến lược xoay trục sang Châu Á.
 Đây chính là một thách đố gay gắt bản lĩnh của những người gánh vác trọng trách, hoặc biết chớp lấy thời cơ, đưa dân tộc đi tới, hay lại để vuột mất cơ hội, khiến đất nước bị chìm sâu vào sự lệ thuộc, tiếp tục chịu sức ép nặng nề của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thời Tập Cận Bình.
 2. Những ai có sự hiểu biết sơ đẳng về mối quan hệ Việt- Trung trong lịch sử, đặc biệt trong những năm tái lập lại quan hệ sau cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu của hơn nửa triệu quân Trung Quốc tại biên giới 1979 bằng hội nghị Thành Đô 1990, đặc biệt là những hành động gây hấn ở Biển Đông, hạ đặt giàn khoan HD981, nguy hiểm nhất là ráo riết thực hiện “chiến dịch xây đảo nhân tạo”, đều hiểu việc Tập Cận Bình hối hả mời Nguyễn Phú Trọng là nhằm thực hiện những toan tính nham hiểm và xảo quyệt gì.
Màn diễn về nghi thức đón tiếp trọng thể với những lời đường mật nhằm tranh thủ những người nhẹ dạ cả tin để làm mờ bớt đi những áp lực nặng nề đang gây phẫn nộ trong nhân dân Việt Nam, đặc biệt là để cản trở tiến trình Việt Nam tham gia TPP đang được xúc tiến mạnh mẽ. Những diễn biến thời cuộc đang gây lo ngại trong nhân dân, nhất là trong giới trí thức.
 3. Làm sao có thể tin được Tập Cân Bình và giới cầm quyền Bắc Kinh hiện nay khi mà lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Thông cáo chung Việt- Trung ngày 8.4.2015nêu nhiều hứa hẹn duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông, nhưng không nói gì đến cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật biển năm 1982. Như vậy cơ sở quan trọng nhất cả về pháp lý và đạo lý để giải quyết tranh chấp ở biển Đông bị bỏ qua. Vì thế, Thông cáo chưa kịp ráo mực thì ngày 9. 4. 2015 Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về việc xây đảo nhân tạo và thách thức dư luận : “đất Trung Quốc, Trung Quốc cứ xây, không nước nào có quyền nói này nói nọ” tiếp tục luận điệu ngang ngược của Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc.
Bằng máu và nước mắt, người Việt Nam đã quá hiểu bụng dạ của giới cầm quyền Băc Kinh. Họ đang ra sức lừa bịp bằng cái chiêu bài “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” để thao túng một nước láng giềng vốn không bao giờ chịu khất phục, nay buộc phải lệ thuộc vào những toan tính cho những lợi ích nước lớn của họ:
 - Thông đồng với các nước lớn áp đặt những bất lợi cho Việt Nam tại hội nghị Genève năm 1954 nhằm mưu tính những lợi ích riêng của Trung Quốc, là một ví dụ.
 - Thông cáo Thượng Hải do Richard Nixon và Chu Ân Lai ký ngày 28.2.1972 nếu gọi đúng tên, chính là thông cáo được viết bằng máu của người Việt Nam, là một ví dụ đau đớn khác.
-  Rồi cuộc đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19.1.1974 với sự làm ngơ của Mỹ, và cực kỳ dã man là dùng Khơme Đỏ gây ra cuộc chiến biên giới Tây Nam 1976- 1978 ngay khi Việt Nam vừa bước ra khỏi chiến tranh mình còn đầy thương tích, cốt chặn đứng một Việt Nam phục hồi và lớn mạnh làm trở ngại cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông và uy hiếp các nước Đông Nam Á, để rồi năm 1979 phát động cuộc chiến tranh biên giới phía bắc.
 Vậy thì khi “hai bên nhìn lại truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước”, như Thông Cáo Việt- Trung viết, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình có nhìn lại những điều dẫn ra ở trên không? Cũng như vậy, khi hô hào “duy trì đại cục quan hệ Việt- Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông” thì việc Trung Quốc sau khi cướp rồi mở rộng đảo Gạc Ma của Việt Nam, hiện đang gấp rút chi hàng chục tỷ đô la cho các công trình mở rộng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa liệu có nằm trong cái “đại cục” đó không, có là hành động láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” mà Thông cáo rêu rao không?
Bằng những gì đã và đang diễn ra, chúng tôi, cũng như tất cả những người Việt Nam có lương tri từng hiểu rõ những mưu toan thâm độc của giới cầm quyền Bắc Kinh, làm sao có thể tin vào những lời đường mật trong Thông cáo về “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực giữa hai nước đạt tiến triển mới” như Thông cáo viết.
 4. Càng thiết tha với tình hữu nghị láng giềng giữa nhân dân hai nước bao đời sống cạnh nhau, càng phải cảnh giác vạch trần những thủ đoạn nham hiểm, những lời lừa mị, bịp bợm của giới cầm quyền Băc Kinh hiện nay nhằm mua chuộc, thao túng một số người quá mơ hồ về những hứa hẹn viển vông “cùng chung ý thức hệ XHCN” muốn dựa vào Trung Quốc để củng cố quyền lực đang nắm giữ.
Phải kiên quyết không để xảy ra một “Thành Đô thứ hai”!
Muốn thế, phải ôn lại quyết sách giữ nước của ông cha ta với khí phách kiên cường, biết cương biết nhu, biết đánh biết đàm, và quan trọng nhất là biết vun đắp cho sức mạnh của cả dân tộc “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước” như lời Đức Thánh Trần. Biết quên thù riêng để cùng dồn sức đánh giặc cứu nước như Trần Quang Khải và Trần Quốc Tuấn trong thế kỷ 13, biết dũng mãnh thần tốc đánh tan mười vạn quân Thanh song đã dự liệu trước “từ lệnh” để lập lại hoà hiếu với địch thủ khổng lồ như Quang Trung đã làm trong thế kỷ 18.
Trong tháng Tư lịch sử này, để vun đắp sức mạnh của cả dân tộc đứng vững trong vị thế địa – chính trị oái oăm vẫn có thể hoà hiếu với nước láng giềng khổng lồ ấy thì trước hết phải biết phát huy truyền thống khoan dung khởi đầu từ cương lĩnh dựng nước của Khúc Hạo năm 907: “chính sự cốt chuộng sự khoan dung giản dị khiến cho trăm họ đều được yên vui”. Theo tinh thần đó, để dẹp bỏ thù hận, Trần Thánh Tông sai đốt các tráp biểu hàng giặc của bọn tiểu nhân hèn nhát năm 1289. Một ví dụ sống động nữa ngay sau Cách mạng Tháng 8.1945 là quyết sách táo bạo và dũng cảm của Hồ Chí Minh đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết và trước hết: “Đảng tuyên bố tự giải tán, sự thật là Đảng rút vào bí mật. Do dự là hỏng hết, Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng phương pháp- dù là những phương pháp đau đớn- để cứu vãn tình thế” vào ngày 11.11.1945.
 5. Vào thời khắc quyết định hiện nay trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng phơi bày bộ mặt của một siêu cường ham hố và hiếu chiến đang bị công luận trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và cả thế giới lên án, cùng lúc với chiến lược xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, Việt Nam chúng ta đang đứng trước thách thức và vận hội mới. Vượt qua thách thức để tạo ra một bước đột phá, bứt khỏi sự kìm kẹp, áp lực nặng nề trong “quỹ đạo” của Trung Quốc, hay khiếp nhược đầu hàng trước những dụ dỗ, mua chuộc hoặc uy hiếp, đe doạ của giới cầm quyền hiếu chiến Băc Kinh để tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng, sụp đổ niềm tin, khiến cho đất nước lạc hậu và lạc điệu với thời đại. Trở thành thành viên của TPP là một cái mốc có ý nghĩa để đất nước ta đón lấy vận hội mới.
Phải trên một nền tảng mới với luật chơi mới, dám chấp nhận cái giá phải trả cho một bước chuyển mình, nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện để tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới. Cũng trên nền tảng ấy, những vấn đề khác tuy sẽ còn gay go, song mới có lực thúc đẩy để thực hiện. Hy vọng rằng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đáp ứng được mong mỏi ấy, thể hiện được ý chí mạnh mẽ ấy của cả dân tộc khi ông thực hiện chuyến công du đến Mỹ sắp tới.
Vả chăng, mong mỏi ấy, ý chí ấy hoàn toàn có điều kiện thực hiện khi đó là đòi hỏi của cả Việt Nam và Hoa Kỳ vì lợi ích của cả hai. TPP là lời tuyên bố tuyệt đối cam kết chiến lược của Hoa Kỳ về sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương lâu dài, điều này có ý‎ nghĩa thúc đẩy rất lớn với Việt Nam, đất nước đang cần bước đột phá để bứt lên. Chẳng những thế, “TPP là một cách thức để bảo đảm- rằng Hoa Kỳ không đơn giản nhường lại quyền đặt ra quy tắc cho Trung Quốc” như tuyên bố của tổng thống Barack Obama trong phát biểu thường niên trước Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 1.2014.
Chúng ta không cần và cũng không nhằm liên minh với một nước để chống lại nước thứ ba, song lại rất cần liên minh với ai có thể giúp chúng ta thêm sức mạnh chống lại kẻ cướp đang xông vào nhà mình. Chúng ta đã có bài học về các nước lớn vì lợi ích riêng của họ, biến nước nhỏ thành con tốt trên bàn cờ chính trị để quyết giữ vững bản lĩnh của một dân tộc không chịu khuất phục trước mọi áp lực. Nhưng phải sòng phẳng nói rằng: lúc này đây thực lực của Mỹ đang là một sức mạnh giúp chúng ta giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta trên biển cũng như trên đất liền. Gia nhập TPP cũng là một trong những nhân tố góp vào quyết sách giữ nước và phát triển đất nước bền vững. Hành động thiết thực nhằm thúc đẩy tiến trình gia nhập TPP chính là đòi hỏi bức xúc của nhân dân Việt Nam hôm nay. Và như vậy cũng là đòi hỏi của lịch sử. Hãy đi vào lịch sử như những người thúc đẩy lịch sử chứ không là tội đồ của lịch sử.
 Trong nỗi bức xúc của những người đang ưu tư về vận nước, chúng tôi hy vọng rằng những tiếng nói tâm huyết của chúng tôi đến được với toàn thể các ủy viên Bộ Chính trị, tất cả ủy viên BCHTƯĐCSVN và sẽ nhận được hồi âm. Tốt hơn nữa, nếu có được một buổi gặp để chúng tôi trực tiếp trao đổi với đại diện của Bộ Chính trị và BCHTƯ thì càng có ý nghĩa.
Kính thư,
 Ngày 18.4.2015

  1. Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng QĐNDVN, nguyên UVDK BCHTW ĐCSVN, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987, Hà Nội
  2. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP HCM    
  3. Hoàng Tuỵ, Giáo sư toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
  4. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn       (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM
  5. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM
  6. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM
  7. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Thư ký của đc Mai Chí Thọ, TP HCM
  8. Tương Lai. Nguyên Viện trưởng viện Xã hội học VN, nguyên thành viên tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
  9. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập Báo Lao động, TP HCM
  10. Đào Công Tiến, Nguyên hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP HCM, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, 55 Nguyễn Sơn Hà, P5, Q3, TP HCM
  11. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  12. GB. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn
  13. Jos. Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng giáo phận Sài Gòn
  14. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  15. Võ Văn Thôn, nguyên Giám Đốc Sở Tư Pháp TP HCM
  16. Bùi Tiến An, đảng viên hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên CB Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
  17. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  18. Lê Thân, Hưu trí , cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
  19. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
  20. Hồ Hiếu, nhà giáo Sài Gòn, phong trào Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt 1966, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành Ủy TP HCM
  21. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
  22. Hà Thúc Huy, PGS.TS. Hóa học, Giảng dạy Đại học, TP HCM
  23. Hà Quang Vinh, cán bộ hưu trí Quận 5, TP HCM
  24. Lưu Trọng Văn, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hoá, TP HCM
  25. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Khu Du lịch Bình Quới
  26. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, nhà báo tự do TP HCM
  27. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, Hà Nộ
  28. Hồ Uy Liêm, Nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam
  29. Phạm Khiêm Ích, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội
  30. Nguyễn Thị Ngọc Toản, Đại tá, GS, bác sĩ, cựu chiến binh, Hà Nội
  31. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
  32. Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Nhà Văn Hà Nội
  33. Nguyễn Văn Tuyến , đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
  34. Phạm Xuân Phương, đại tá , Cựu chiến binh, Hà Nội
  35. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.
  36. Vũ Linh, nguyên Cán bộ giảng dạy Đại học Bách Khoa Hà Nội      
  37. Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội
  38. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu văn hoá, Huế
  39. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
  40. Nguyễn Đắc Xuân, nhà Văn, nhà nghiên cứu lịch sử Văn hoá Huế, hiện sống tại Huế
  41. Bùi Văn Bồng, Đại tá, Nhà báo, nguyên Trưởng ban Đại diện báo QĐND Khu vực miền Tây Nam bộ, Cần Thơ
  42. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành Ủy Đà Lạt, Lâm Đồng                 

http://vanviet.info/van-de-hom-nay/thu-gui-bo-chinh-tri-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam/

vendredi 24 avril 2015

Loan đẹp


Loạt hình đẹp thiệt, đẹp nồng nàn, da nâu đẹp quá chừng đó nha Loan, thân hình khỏe mạnh đầy sức sống, ngắm thiệt là đã con mắt luôn !
(Còn Kỳ Duyên thì đừng có chê cô ấy, cô ấy chịu khó bỏ thời gian để quảng cáo thu hút sự chú ý của mọi người mua dưa hấu, là quá tốt rồi ! Thời gian là tiền bạc đấy, còn quý hơn cả tiền ấy, hỏi ông Bill Gates hay ông NBC mà xem; mấy anh chị thiếu tài năng thừa thời gian đừng có nỏ mồm chê cô ấy, nghe nó bạc bẽo lắm !)



dfhttp://www.vnbeauties.com/t59023-topicgf

jeudi 23 avril 2015

Bò Úc lại đáp phi cơ về Việt Nam

PLS : Nể bà Mai Kiều Liên quá ! :-) Nhờ có bà ấy mà trẻ em Việt Nam được uống sữa tươi, ăn yaourt, phô mai... ngon lành, bổ rẻ.
Khi nào Việt Nam gia nhập TPP thì chắc phải đưa bả lên lãnh đạo Bộ Công Thương (Vinamilk sẽ hơi buồn hihi).

Bò Úc lại đáp phi cơ về Việt Nam

Ngày 20/04/2015, chuyên cơ của hãng hàng không Singapore Airlines đã chở 400 con bò tơ được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam, trong tổng số gần 1.000 con bò sữa mà Vinamilk đã nhập về trong tháng 4/2015 qua cảng Hàng không sân bay Quốc tế Nội Bài.
bò Úc
Các “cô bò” đang được đưa lên máy bay tại Australia. 400 con bò tơ được nhập ngày 20/4/2015 là bò tơ HF chuẩn bị phối giống của Úc
bò Úc
Việc nhập bò giống từ Úc với số lượng lớn giúp Vinamilk tăng đàn nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty
bò Úc
Trong giai đoạn 2015 - 2017, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới
bò Úc
Chi phí khá cao, nhưng Vinamilk chọn vận chuyển bò sữa bằng máy bay nhằm đảm bảo được độ an toàn cũng như sức khỏe cho đàn bò. Trong thời gian bay, cứ 1 tiếng đồng hồ, chuyên gia lại phải kiểm tra và theo dõi nhiệt độ chung của máy bay để các “cô bò” luôn được ở trong nhiệt độ thích hợp nhất là 18-19 độ C nhằm đảm bảo sức khỏe
bò Úc
Sau khi được đưa từ máy bay xuống, bò được chuyển sang các xe tải để vận chuyển về trang trại của Vinamilk ở Thanh Hóa
bò Úc
Cũi gỗ được thiết kế đặc biệt để bò không bị rung lắc nhiều khi vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo không gian cần thiết để bò có cảm giác thoải mái, không bị mệt
bò Úc
Cát và rơm được trải dưới sàn xe tải vận chuyển bò
bò Úc
Đàn bò nhập về đợt này sẽ được nuôi cách ly tại Trang trại bò sữa Như Thanh, Thanh Hóa - một trang trại mới của Vinamilk vừa đi vào hoạt động từ cuối tháng 11/2014
bò Úc
400 “cư dân” mới sẽ được sự chăm sóc, nuôi dưỡng theo sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do nhà cung cấp hỗ trợ. Trang trại Như Thanh có tổng vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng, công suất 3.000 con bò vắt sữa.
Với số lượng gần 1.000 con bò mang thai và bò tơ đã nhập (từ Australia) và gần 2000 con đã ký hợp đồng (400 con từ Úc và gần 1600 con từ Mỹ) dự kiến nhập trong năm 2015 sẽ bắt đầu cho sữa trong một thời gian tới đây, góp phần tăng nhanh lượng sữa của các trang trại Vinamilk lên khoảng 50 triệu lít/năm.
Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.
P.Hải