vendredi 10 avril 2015

Việt Nam – Trung Quốc ra thông cáo chung công nhận bất đồng trên biển

PLS : Các bác kiên nhẫn chờ tí, xem Việt Nam có kiện vụ Hoàng Sa ra tòa án quốc tế không, hoặc chí ít là đòi tòa án quốc tế công nhận là dùng vũ lực đánh chiếm thì không có quyền sở hữu, như lời ông Trương Nhân Tuấn khuyên.

Nểu chính quyền Việt Nam nhất quyết không làm, thì chắc là Cộng sản hết thời thật, chúng ta cũng nên cho họ đi đời nhà ma thật, là bởi vì nếu không làm động tác ấy, thì Trung Quốc sẽ chiếm hẳn Hoàng Sa luôn.


Nếu họ không làm động tác ấy, thì họ cũng chẳng còn là Cộng sản kiểu ông Hồ, ông Giáp nữa, mà là Tàu khựa chính hiệu nắm chính quyền. Mình phải khéo khéo tống cổ các bạn ấy đi.

Việt Nam – Trung Quốc ra thông cáo chung công nhận bất đồng trên biển

Published on April 10, 2015   ·   No Comments NGUYENPHUTRONG-TRUNGQUOC3

Cũng liên quan đến Biển Đông, nhưng trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc, nhân chuyến công du của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, sẽ kéo dài cho đến ngày mai, vào hôm qua, 08/04/2015, hai bên đã công bố bản Thông cáo chung về chuyến thăm. Giới quan sát đặc biệt chú ý đến kết luận liên quan đến Biển Đông.
Nội dung bản thông cáo nhắc lại những vấn đề quen thuộc trong quan hệ song phương, nhắc lại những quan điểm cố hữu như tình hữu nghị rất tốt giữa hai nước, các trọng tâm hợp tác trong mọi mặt …
Riêng về vấn đề được mọi người chú ý là hồ sơ Biển Đông, trong đoạn 5 của bản Thông cáo, hai bên đã công nhận rằng đây là một vấn đề gây bất đồng, nhưng đều cam kết là sẽ giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở chú ý đến đại cục, tức là không để cho Biển Đông gây tổn hại cho các lãnh vực hợp tác khác.
Giới phân tích đặc biệt chú ý đến phần hai bên cam kết là sẽ giải quyết tranh chấp bằng cách « kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển ».
Khái niệm trên đây đã lập lại một chủ trương từng được Bắc Kinh thúc đẩy là « nên tạm gác tranh chấp để cùng phát triển », một ý tưởng từng khiến Việt Nam dè dặt vì rất có lợi cho Trung Quốc.
Đoạn thứ hai gián tiếp công nhận bất đồng trên vấn đề Biển Đông khi hai bên xác định : « Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển…, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh… ». Đoạn này mang ý nghĩa đặc biệt sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, gây sóng gió trong quan hệ song phương.
Đoạn cuối của phần liên quan đến Biển Đông đưa ra một số biện pháp, nhưng gợi lại ý của Trung Quốc là hai bên nên « tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm » và « tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ».

THEO RFI


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire