Những điểm sáng của GD-ĐT
Kỳ thi THPT
quốc gia tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, kết hợp với công tác tuyển sinh
cơ bản đã thực hiện tốt. Công tác tự chủ đại học được triển khai, thực
hiện tích cực. Đến nay đã có 23 trường đại học tự chủ, điều đó chứng
minh chủ trương tự chủ đại học đang đi đúng hướng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Trân trọng về những kết quả đạt được của ngành Giáo dục trong năm học
vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - nhận xét: Cùng với việc phổ cập tiểu
học, THCS, chúng ta đã đạt mốc hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi, hướng
tới phấn đấu phổ cập THPT.
Đó là thành thích rất đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực chung ngành
giáo dục cũng như toàn xã hội. Đây cũng là bước đánh dấu rất quan trọng
trong giáo dục.
Cũng theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đã xây dựng được Chương
trình Giáo dục phổ thông tổng thể theo Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT, bây giờ là soạn thảo chương trình từng môn học để làm
cơ sở soạn thảo sách giáo khoa.
Quản lý nhà nước của Bộ và cấp Sở GD&ĐT có bước tiến bộ. Cụ thể:
Ban hành được nhiều văn bản, bớt được bệnh thành tích, bỏ bớt những kỳ
thi và những hoạt động không cần thiết. Từng bước khắc phục những bất
cập do nhiều năm dồn lại.
"Tôi đánh giá năm học vừa qua có kết quả rất tốt. Yêu cầu về đổi mới
căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 trong toàn xã hội sâu sắc hơn rất
nhiều. Kết quả tại các kỳ thi quốc tế và đánh giá Pisa (kể cả giáo dục
phổ thông và giáo dục đại học) rất tốt.
Đặc biệt trong lúc khó khăn có rất nhiều thầy, cô giáo, các em học
sinh có những hành động rất nhân văn và rất đáng trân trọng" - Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
 |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị |
5 hạn chế cần khắc phục
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, bên cạnh những kết quả đạt dược, ngành Giáo dục vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
Thứ nhất, quản lý nhà nước, quản trị đại
học và quản trị trong các trường phổ thông, mầm non còn nhiều thứ phải
làm. Hiện vẫn còn nhiều quy định cứng nhắc, có tính đồng loạt, cầm tay
chỉ việc và không còn phù hợp.
Ngoài ra, vẫn còn không ít các tiêu chuẩn không phù hợp, không ít các
hoạt động của các kỳ thi, các tiêu chuẩn, quy chuẩn mang bệnh thành
tích chưa thực sự vì học sinh. Do đó cần phải làm việc thực sự vì học
sinh, không phải vì người lớn.
Thứ hai: Chúng ta bắt đầu làm chương trình sách giáo khoa mới, nhưng việc triển khai còn chậm.
Thứ ba: Mấy năm gần đây, chúng ta đã có
những việc làm rất cụ thể, rất đáng hoan nghênh trong giáo dục toàn diện
cho học sinh, từ việc tổ chức sinh hoạt đầu giờ, sinh tập thể, vệ sinh
trường lớp... Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tệ nạn học đường như: Bạo lực
học đường... Vì vậy chúng ta cần làm mạnh mẽ, toàn diện hơn việc dạy
người cho các em.
Thứ 4: Hiện tượng thừa thiếu giáo viên cục
bộ vẫn xảy ở từng nơi. Có môn thừa, môn thiếu, trường thừa, trường
thiếu. Điều này có trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và của các địa phương.
Thứ 5: Chưa dành nhiều thời gian chỉ đạo đối với giáo dục thường xuyên (giáo dục người lớn, học tập suốt đời).
 |
Giáo dục cho các em trở thành người tốt, có trí tuệ và có lòng yêu nước. Ảnh minh họa/internet
|
Tiếp tục đổi mới giáo dục mạnh mẽ hơn nữa
Các trường sư
phạm có thể đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo đơn đặt hàng. Các địa
phương cần báo cáo cấp có thẩm quyền, làm nghiêm túc và làm đến nơi, đến
trốn việc này.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Trước thực trạng nêu trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, Bộ
GD&ĐT quan tâm đến việc dạy người từ bậc mầm non cho đến THPT, nhất
là ở hai bậc học: mầm non và tiểu học. Việc này cần làm mạnh mẽ hơn và
thực chất hơn nữa.
"Chúng ta không bàn đến triết lý nhưng phải dạy học sinh về tính nhân
văn, dạy từ những điều luân thường đạo lý rất cơ bản nhưng rất cần
thiết như: Biết chào hỏi lễ phép, biết vệ sinh trường lớp, và biết yêu
lao động, trân trọng người lao động..." - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao
đổi.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, suy cho cùng, chúng ta giáo dục cho
các em trở thành người tốt, có trí tuệ và có lòng yêu nước, thương nòi
và ý thức công dân toàn cầu.
Ngoài ra, cần phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, bãi bỏ những quy
định cứng nhắc theo kiểu cầm tay chỉ việc, không phát huy được tính chủ
động, sáng tạo. Đặc biệt là các quy định có tính hình thức, các loại
chuẩn, tiêu chuẩn.
Khẳng định yêu nước thì phải thi đua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn
mạnh: Chúng ta không bỏ hết các phong trào thi đua, thậm chí cần có
phong trào mới, nhưng tinh thần phải thiết thức, tránh lối lối mò, cứng
nhắc...
Cần phát huy tính chủ động, tăng cường tự chủ đại học theo đúng
nghĩa. Tự chủ không chỉ là ở trường với Bộ mà tự chủ xuống đến từng bộ
môn, từng giáo viên.
Đối với, Chương trình sác giáo khoa mới, chúng ta không thể nói lý
do: Không có trường, lớp nên lùi thời gian áp dụng. Các Sở GD&ĐT
phải nắm tình hình, trình UBND, Hội đồng nhân dân tỉnh những việc làm
cần thiết về cơ sở, về giáo viên để có bước chuẩn bị tích cực nhất.
Về phía Bộ GD&ĐT cần xác định đổi mới một lần áp dụng cho nhiều
năm cho nên chất lượng phải chuẩn. Chúng ta làm với tinh thần khẩn
trương nhất nhưng nếu chưa thấy yên tâm có thể báo cáo các cơ quan chức
năng để điều chỉnh tiến độ.
Đặc biệt, phải tạo sức lan tỏa và "truyền lửa" tinh thần đổi mới đến
các giáo viên. Thiết nghĩ, đó là sự chuẩn bị cần thiết nhấtt. Bản thân
giáo viên cũng cần xác định: Phải tự đổi mới, có như vậy giáo dục mới
phát triển.
Người thầy tốt, tích cực, chủ động đổi mới thì học sinh được nhờ,
người thầy mà không đáp ứng được yêu cầu thì học sinh chịu thiệt thòi.
Chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ từ Bộ cho đến các địa phương.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị: Từng địa phương cần chú ý, quan tâm
đến cơ sở, vật chất để đáp ừng được việc học 2 buổi/ngày cho học sinh
tiểu học.
Đối với công tác thi cử, cần tiếp tục có những đổi mới về mặt kỹ
thuật. Chú trọng khâu ra đề cho tốt hơn. Riêng về công tác tuyển sinh,
các trường đã tự chủ.
Bộ GD&ĐT tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo khách quan, trung
thực và cung cấp dữ liệu để các trường tham khảo tuyển sinh. Vì thế câu
chuyện về thí sinh ảo các trường phải tự giải quyết.
"Chúng ta cần xác định trách nhiệm đổi mới nền giáo dục là không của
riêng ai, vì thế các trường cũng cần chung sức, chung lòng với Bộ
GD&ĐT để sự nghiệp đổi mới được thành công và tất cả vì học sinh" -
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm, đồng thời đề nghị Bộ GD&Đt:
Cần xem xét lại thời gian nghỉ hè của giáo viên, học sinh, phân tích
mặt nào được, mặt nào chưa được để có phương án phù hợp nhất. Cùng với
đó, quan tâm và dành thời gian chỉ đạo đến giáo dục thường xuyên, giáo
dục người lớn và xây dựng xã hội học tập.