vendredi 9 mars 2018

Tiêu chuẩn kép trong luật học

PLS : Luân Lê nói chính xác luôn ! Ông Phùng Xuân Nhạ, ông mà không xử vụ này cho nó đàng hoàng tử tế, thì tôi mặc kệ cho lão Nguyễn Tiến Zũng diệt ông luôn !

Tôi thấy cái ông phụ huynh ấy là anh hùng bảo vệ trẻ con đấy ! Nếu ông ấy không làm vậy, thì mọi người để mặc cho con giặc cái Nhung ấy nó muốn hành hạ 40 đứa trẻ con thế nào thì làm, mà không ai thèm can thiệp à ?


Tại sao nó không cho bọn trẻ chạy tại chỗ, hít đất hay làm vài động tác thể thao nào đấy, mà nó cũng làm được mà không nhục, mà nó lại bắt trẻ quỳ ? Trẻ quỳ được thì nó cũng quỳ được, sao các vị lại thấy nhục, thấy thương xót cho nó ? Các vị có thấy nhục, thấy thương xót cho 40 đứa trẻ không ? Rõ toàn đồ đầu đất, tim đá, mặt sứa, gan lim, không có tâm hồn trí óc gì cả !!!

Tiêu chuẩn kép trong luật học

FB Luân Lê
9-3-2018

Trong vụ việc cô giáo được cho là bị bắt quỳ, đa phần xã hội chỉ lên án phụ huynh đã bắt cô giáo quỳ nhưng lại xuê xoa và chấp nhận được đối với việc cô này bắt các em học sinh quỳ. Và có quan điểm muốn khởi tố vị phụ huynh kia về tội làm nhục người khác, nhưng với cùng hành vi đó họ lại cho rằng cô này chỉ vi phạm hành chính vì sai nghiệp vụ.
Đây là các quan điểm không theo tư duy về luật học và vi phạm tiêu chuẩn kép, một nguyên tắc quan trọng và tối cao trong công lý và tự do, tức sự bình đẳng trước pháp luật đối với mọi thể nhân.

Vì lẽ:
Về mặt hành vi khách quan: Cả các em học sinh và cô giáo viên đều bị bắt quỳ. Và tất cả đều là những người có nhân phẩm, danh dự được Hiến định và luật pháp bảo hộ. Trẻ em được bảo hộ nghiêm ngặt và đặc biệt hơn.
Về mặt hậu quả của hành vi:
– Học sinh: Nhiều trẻ em hoảng sợ không đến trường. Nhiều em không có lỗi nên càng xấu hổ và sợ hãi. Về mặt rối loạn hành vi, tâm thần hay thể chất thì chưa giám định (là yếu tố định khung hình phạt) nên hưa biết. Cha mẹ và người thân học sinh cũng như dư luận phẫn nộ.
– Cô giáo: Gây ra bức xúc cho xã hội. Còn cô giáo có phần đồng thuận hay có nhục hay không thì phải xem hoàn cảnh lúc đó.
Về chủ thể là nạn nhân:
– Cô giáo: Người lớn.
– Học sinh: Là 40 trẻ em.
Về khách thể bị xâm hại:
– Đối với trẻ em: Điều 20, Điều 37 Hiến pháp; Điều 4, Điều 6 Luật Trẻ em 2016 và Bộ luật Dân sự 2015.
– Cô giáo: Điều 20 Hiến pháp.
Về mức độ xâm hại:
– Phụ huynh: Một lần.
– Cô giáo: Nhiều lần và đối với nhiều trẻ em.
Về mặt chủ quan – Yếu tố lỗi:
– Vị phụ huynh: Lỗi cố ý.
– Cô giáo: Cố ý trực tiếp.
Về động cơ và mục đích:
– Phụ huynh: Không cần thiết để xác định vì nó xâm hại đến nhân phẩm người khác.
– Cô giáo: Đa phần xã hội cho rằng cô này không có động cơ hay mục đích làm nhục các em.
Nhưng đây là lỗi nguỵ biện ở chỗ:
i) Cô ta thông qua vị thế nghề nghiệp bắt các em quỳ để các em biết xấu hổ, biết sợ hãi vì nó làm các em ngại ngùng, hoảng sợ từ đó không tái phạm những cái lỗi mà cô này cho là các em đang vi phạm. Nên đây là hành vi đánh thẳng vào nhân phẩm, danh dự và cả mặt thể lý non nớt cần dược bảo vệ đặc biệt của trẻ em.
ii) Cô ta cũng nghĩ như đa phần người dân là cô ta có quyền (nghiệp vụ) để làm việc đó, nhưng rõ ràng đó là vi phạm pháp luật nghiêm trọng vì phạm vào điều cấm của luật pháp. Ý thức pháp luật và nhận thức kém không phải yếu tố trong cấu thành của luật định mà chỉ là yếu tố giảm nhẹ trách nhiệm.
iii) Mục đích hay động cơ không phải thứ để bao biện cho hành vi và hậu quả của hành vi. Vì một kẻ lợi sụng nghề nghiệp để trục lợi không bao giờ cho rằng mình đang tư lợi mà coi đó là việc được phép hoặc theo anh ta là không để làm lợi cho bản thân. Nhưng luật học lại quan tâm biểu hiện về mặt vật chất, chuỗi hành vi và hậu quả của nó chứ không diễn giải chủ quan ý chí một cách thô thiển và ngu ngốc như thế.
Tôi vẫn không hiểu rằng, tại sao đa phần xã hội này lại chấp nhận cho người lớn xâm hại và làm nhục trẻ em, có phải vì chúng là đứa trẻ nên nhân phẩm của chúng ít hơn và chuyện đó là được phép làm, còn người lớn thì nhân phẩm và danh dự cao hơn nên bằng cách này hay cách khác đều không được động đến?
Trẻ em nhân phẩm và danh dự ít hơn người lớn? Và giáo dục thì được phép xâm hại nghiêm trọng không chỉ một mà nhiều lần, không chỉ một mà nhiều trẻ em?
Trẻ em sẽ không hiểu tại sao cô giáo bắt chúng quỳ thường xuyên và vô lối thì không sao, nhưng cha mẹ chúng có bắt cô giáo quỳ thì bị khởi tố hình sự và có thể đi tù. Các em không còn biết xã hội này đang giáo dục cái gì và chúng sẽ học được gì về các giá trị con người và đặc biệt trong giáo dục.
Rồi thế hệ trẻ em sẽ lớn lên trong những bàn tay quỷ dữ và những kẻ trưởng thành lại cho rằng bọn chúng ít hoặc không có nhân phẩm nên thoải mái làm nhục để mà rèn giũa và giữ kỷ cương. Thế hệ trẻ rồi sẽ thành những kẻ hung hãn và vô lối, nhân danh dạy dỗ và giáo dục để xâm hại các em vì xã hội này chấp nhận nó.
Xã hội này thực sự mang một căn bệnh nặng ngày càng trầm trọng vì những tư duy suy đồi và thấp kém của đám người vô minh, vô pháp và vô dạng này.

https://baotiengdan.com/2018/03/09/tieu-chuan-kep-trong-luat-hoc/

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire