lundi 23 février 2015

Luận về nguồn gốc và cơ sở của bất bình đẳng giữa con người - JJR (26)


Cho dù những nguồn gốc này là thế nào, thì chí ít ta cũng thấy được, với chút ít chăm chút mà tự nhiên đã làm để xích gần con người lại với nhau bởi những nhu cầu chung, và để tạo thuận lợi cho việc dùng lời nói của họ, rằng là tự nhiên đã ít chuẩn bị tính xã hội cho họ biết chừng nào, và nó đã đưa rất ít phần mình biết chừng nào, vào tất cả những gì mà họ đã làm, để mà thiết lập những mối gắn bó giữa họ. Thực vậy, quả là không thể tưởng tượng được tại sao, trong tình trạng nguyên thủy này, mà một con người lại cần đến một con người khác, chứ không phải là một con khỉ hay một con sói hơn là một đồng loại của nó, cũng như là, giả sử nhu cầu này là cần thiết, thì (không thể tưởng tượng được) lý do nào đã gắn kết người kia đáp ứng cho nhu cầu đó, và ngay cả, trong trường hợp cuối cùng đó (thì cũng không thể tưởng tượng được) làm thế nào mà họ có thể thỏa thuận được những điều kiện giữa họ với nhau.
Tôi biết là người ta lặp lại không ngừng là không có gì khốn nạn hơn là con người trong tình trạng tự nhiên nguyên thủy này; và nếu đúng thực là, như tôi tin là đã chứng minh điều đó, đã chỉ có thể là sau rất nhiều thế kỷ mà hắn đã có khao khát và có cơ hội thoát ra khỏi tình trạng đó, thì đó hẳn là một cáo trạng chống lại tự nhiên, chứ không phải chống lại con người mà tự nhiên đã tạo nên như vậy. Nhưng mà, nếu tôi hiểu đúng cái từ "khốn nạn" này, thì đó là một từ không có nghĩa gì cả, hoặc chỉ có nghĩa là một sự tước bỏ đau xót và sự đau đớn của thân thể hay của tâm hồn. Thế mà tôi sẽ rất muốn được người ta giải thích cho tôi đâu là cái sự khốn khổ này của một sinh vật tự do với trái tim an lành và thân thể lành mạnh. Tôi tự hỏi là, cái nào, giữa cuộc sống văn minh và cuộc sống tự nhiên, thì dễ có khuynh hướng trở nên không chịu đựng nổi đối với những kẻ hưởng thụ nó ? Chúng ta gần như chỉ thấy xung quanh ta những người đang than thở về sự tồn tại của họ, thậm chí là nhiều người tự tước bỏ nó như là họ có thể, và cả sự kết hợp của những luật lệ của thần thánh cũng như của con người cũng chỉ tạm đủ để ngăn chặn sự lộn xộn này. Tôi tự hỏi có bao giờ người ta nghe nói là một kẻ hoang sống trong tự do đã từng chỉ là nghĩ mà thôi, đến việc than phiền về cuộc sống và tự cho mình cái chết ? Vậy thời ta hãy phán xét với ít kiêu ngạo hơn xem là cái khốn nạn thật sự là ở phía bên nào ? Ngược lại không gì khốn nạn hơn là người hoang dã, bị lóa mắt bởi những ánh sáng tri thức, bị dày vò bởi những đam mê, và suy luận về một tình trạng khác hơn tình trạng của chính hắn. Chính nhờ một ơn thiên hựu rất khôn ngoan, mà những khả năng mà hắn đã có được trong sức mạnh của mình đã phải chỉ được phát triển với những dịp may được thực hành chúng, để cho những khả năng ấy không trở nên thừa thãi và nặng gánh quá sớm, cũng không quá muộn, và vô dụng cho nhu cầu đối với hắn. Hắn đã có chỉ trong bản năng tất cả những gì hắn cần để sống trong tình trạng tự nhiên, hắn chỉ có trong lý trí được tu dưỡng điều mà hắn cần để sống trong xã hội.
 ---------------------------------------
Quoi qu'il en soit de ces origines, on voit du moins, au peu de soin qu'a pris la nature de rapprocher les hommes par des besoins mutuels, et de leur faciliter l'usage de la parole, combien elle a peu préparé leur sociabilité, et combien elle a peu mis du sien dans tout ce qu'ils ont fait, pour en établir les liens. En effet, il est impossible d'imaginer pourquoi, dans cet état primitif, un homme aurait plutôt besoin d'un autre homme qu'un singe ou un loup de son semblable, ni, ce besoin supposé, quel motif pourrait engager l'autre à y pourvoir, ni même, en ce dernier cas, comment ils pourraient convenir entre eux des conditions. Je sais qu'on nous répète sans cesse que rien n'eût été si misérable que l'homme dans cet état; et s'il est vrai, comme je crois l'avoir prouvé, qu'il n'eût pu qu'après bien des siècles avoir le désir et l'occasion d'en sortir, ce serait un procès à faire à la nature, et non à celui qu'elle aurait ainsi constitué. Mais, si j'entends bien ce terme de misérable, c'est un mot qui n'a aucun sens, ou qui ne signifie qu'une privation douloureuse et la souffrance du corps ou de l'âme. Or je voudrais bien qu'on m'expliquât quel peut être le genre de misère d'un être libre dont le coeur est en paix et le corps en santé. Je demande laquelle, de la vie civile ou naturelle, est la plus sujette à devenir insupportable à ceux qui en jouissent? Nous ne voyons presque autour de nous que des gens qui se plaignent de leur existence, plusieurs même qui s'en privent autant qu'il est en eux, et la réunion des lois divine et humaine suffit à peine pour arrêter ce désordre. Je demande si jamais on a ouïe dire qu'un sauvage en liberté ait seulement songé à se plaindre de la vie et à se donner la mort? Qu'on juge donc avec moins d'orgueil de quel côté est la véritable misère. Rien au contraire n'eût été si misérable que l'homme sauvage, ébloui par des lumières, tourmenté par des passions, et raisonnant sur un état différent du sien. Ce fut par une providence très sage, que les facultés qu'il avait en puissance ne devaient se développer qu'avec les occasions de les exercer, afin qu'elles ne lui fussent ni superflues et à charge avant le temps, ni tardives, et inutiles au besoin. Il avait dans le seul instinct tout ce qu'il fallait pour vivre dans l'état de nature, il n'a dans une raison cultivée que ce qu'il lui faut pour vivre en société.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire