mardi 21 juillet 2015

Nhiệt kế lòng dân - Về tướng Phùng Quang Thanh

PLS : Về ông Phùng Quang Thanh thì tôi nghĩ thế này :

Nếu ông ấy mà bị ám sát chết thật rồi, thì chắc chắn là do Trung Quốc ra tay, và tôi suy luận ra luôn là ông Nguyễn Bá Thanh cũng chết vì tay Trung Quốc. Trong trường hợp đó, các bác phải cảnh giác cao độ là Trung Quốc sắp tấn công Việt Nam đấy.


Vì sao mà TQ ra tay? Nếu các bác để ý kỹ một chút, thì sẽ thấy là ông PQT cũng không thân TQ lắm đâu, đặc biệt là mới đây, ông ấy xoay sang phương Tây, đón tiếp bộ trưởng quốc phòng Mỹ, và sang Pháp ắt hẳn là hợp tác với bộ quốc phòng Pháp. Và như vậy thì các bác phải thấy là TQ có khả năng can thiệp vào nội bộ của ta đến mức nào ! Bọn mafia Tam Hoàng đấy, chứ không phải vừa đâu.

Tôi tạm đăng đến đây, rồi sẽ viết tiếp.


Nói chung, là TQ sẽ luôn tìm cách thao túng các nước xung quanh, như là Việt Nam và Campuchia chẳng hạn. Nếu các bác không muốn phụ thuộc vào họ, thì điều kiện tiên quyết là các bác phải không được nhận tiền của họ. Cho nên đừng có thấy trao đổi thương mại với TQ cả trăm tỉ đô la mà ham ! Cái bọn mafia ấy, chúng nó thả con săn sắt, bắt con cá rô, chúng ta không có làm ăn với mafia ! Các bác cứ để ý, những ai ủng hộ làm ăn với TQ, thì đấy mới đúng là bọn theo TQ thật đấy. 

Nhưng mà các bác có muốn rút chân ra, thì cũng phải rút từ từ, không chúng nó điên lên chúng nó choảng các bác, thì chỉ có chúng lợi mà mình thì bị hại. Các bác cứ duy trì làm ăn với Trung Quốc, đặc biệt là vẫn phải xuất khẩu gạo, trái cây nuôi chúng nó, để dân của chúng không bị đói mà lại biết ơn mình. Nhưng nếu chiến tranh xảy ra, thì phải lập tức cắt ngay cái khoản lương thực ấy !




Nhiệt kế lòng dân


Sáng ra, đọc báo lề dân nào cũng thấy người ta bàn tán về số mệnh của Phùng tướng quân. Một cách chính thức, ông vẫn còn ở bệnh viện và đàm đạo cùng sĩ quan cấp dưới, gửi điện chúc mừng đến quân đội (1); còn tin ngoài đảng thì cho biết ông hoặc đã qua đời, hoặc đang trong cơn hấp hối. Nhưng ở đây, tôi thấy phản ứng của công chúng (cư dân mạng) trước bản tin về ông PQT rất thú vị vì nó cho thấy một thước đo lòng dân khá chính xác.
Không như các báo Việt Nam loan tin, hãng thông tấn Đức DPA không hề xin lỗi hay đính chính về bản tin ông PQT đã qua đời hôm 19/7. DPA chỉ thay đổi bản tin bằng một bản tin khác cho rằng phía Chính phủ VN bác bỏ nguồn tin đầu tiên của DPA (2).


Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng VN.

Phóng viên của đài RFI có liên lạc với DPA, bệnh viện Georges Pompidou, và một nhân vật X, tất cả đều xác nhận là DPA đưa tin đúng (2).


Phải nói trường hợp ông PQT là một cách đo nhiệt kế lòng dân rất hay. Phản ứng của người dân trước cái tin ông PQT qua đời rất khác với phản ứng trước tin tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Đối với tướng Giáp, tuyệt đại đa số bày tỏ sự kính trọng và thương tiếc một đại công thần của chế độ. Ông Giáp cũng là người mà Tàu cộng không ưa. Nhưng đối với ông PQT, cũng 4 sao và cũng bộ trưởng, nhưng bản tin ông qua đời không làm công chúng mạng xúc động; ngược lại, phản ứng chung của cư dân mạng là ... vui mừng! Một số khác thì dửng dưng, không quan tâm đến tình trạng sống hay chết của ngài đại tướng. Sự khác biệt về phản ứng của cư dân mạng rất đáng là một đề tài cho nghiên cứu về truyền thông.

Có lẽ ít ai biết rằng ông là người có công hiện đại hoá quân đội. Đằng sau hậu trường, ông miệt mài thuyết phục Chính phủ mua thêm vũ khí để đối phó với kẻ thù. Tuy ông có vẻ thành công trong việc thuyết phục Chính phủ, nhưng lại thất bại trong việc thuyết phục người dân. Những nỗ lực hiện đại hoá quân đội không đủ khoả lấp mối quan tâm đến sự an ninh của ngư dân và sự phẫn nộ của người dân trước sự lộng hành và ăn cướp của Tàu trên Biển Đông.

Tôi nghĩ sự tương phản về tấm lòng của người dân trước hai ông tướng 4 sao có liên quan đến yếu tố Tàu. Nói đến ông PQT người ta nghĩ ngay đến tính cách thân Tàu của ông. Báo Tàu cũng chẳng giấu giếm gì tấm lòng thân thiện ông dành cho Tàu. Ông tỏ ra rất lo ngại người dân ghét Tàu. Mà, gần 80% dân Việt không ưa Tàu. Nhắc đến ông ngày nay ai cũng liên tưởng đến chữ "tâm tư" vốn đã trở thành trademark của ông. Cái tâm tư của ông cùng tình cảm ông dành cho các đồng chí "4 tốt" đã vô tình đặt ông ở một vị trí rất xa trung tâm của lòng dân tộc.

Chú thích



Trao đổi với một nhà báo của RFI, phóng viên DPA nói: “Không, chúng tôi không hề nói rằng tin của mình sai. DPA chỉ đưa lại thông tin của phía Việt Nam, bác bỏ thông tin ông Phùng Quang Thanh qua đời. Nhưng trong đoạn thứ tư ngay sau đó, chúng tôi đã nhắc lại nguồn tin từ bệnh viện Pháp cho biết ông Thanh đã chết.” Khi phóng viên RFI liên lạc bệnh viện Georges Pompidou thì họ nói đây là tin riêng, và xác nhận bản tin trước đây “Đúng thế, đó là nguồn tin riêng, giấu tên nhưng rất đáng tin cậy. Cô có thể liên lạc với người này (tạm gọi là X), để xác minh.” Phóng viên RFI liên lạc nhân vật X, và sau đây là trao đổi:

“PV: Thưa ông, thông tin ông Phùng Quang Thanh qua đời đã đưa hôm qua là sự thật?

X: Vâng, văn phòng Bangkok và Paris phải phối hợp chặt chẽ để đưa ra bản tin hôm Chủ nhật.

PV: Nhưng hôm nay DPA lại đăng thêm bản tin về việc VN cải chính ?

X: Chúng tôi tạm thời chấp nhận thiệt thòi, và thời gian sẽ chứng minh là ai đúng. Rồi cũng phải đưa về thôi. Không lâu lắm đâu cô ạ. Cũng xin nói thêm là chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy căng thẳng như ngày hôm nay”



http://www.ijavn.org/2015/07/nhiet-ke-long-dan.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire