"Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I cho hay, cần phải hiểu rõ con đường lây của bệnh Covid-19 là lây từ người sang người qua tiếp xúc gần. Vì vậy, tiếp xúc gần là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho bệnh sẽ tiếp tục lây lan.
Cho
đến nay các trường hợp lây nhiễm tại Việt Nam chủ yếu là ăn chung bàn,
ngủ chung giường, đi chung xe, tập trung đông người. Chưa xuất hiện ca
bệnh đi lang thang hay đi siêu thị mắc bệnh. Trường hợp bệnh nhân số 35
tại Đà Nẵng (nhân viên điện máy xanh) đã tiếp xúc 10 phút với khách hàng
đã lây bệnh là do có tiếp xúc ở khoảng cách gần.
"Virus SARS-Cov-2 không lây quan trung gian, tiếp xúc gần là nguyên nhân quan trọng hàng đầu có thể nhiễm bệnh. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh ở giai đoạn bệnh đã có trong cộng đồng", bác sĩ Khanh nói."
Xin cảm ơn bác sĩ Trương Hữu Khanh, thật không hổ danh là bác sĩ Trưởng khoa Nhiễm của bệnh viện lớn :-) Ôm hôn bác sĩ ! Em mừng quá, biết được điều chính yếu này thì mình sẽ giảm được khả năng lây bệnh.
Điều này cũng giải thích được tại sao ở châu Âu, tốc độ lây bệnh vẫn rất cao. Đấy là vì họ khuyến cáo người dân không trúng đích. Họ hò hét suốt ngày có mỗi việc rửa tay, trong khi mà trên xe bus, métro, dân chúng nói chuyện ầm ầm, gào vào điện thoại váng cả tai, tổ cha lũ ngu ! Tôi mới bảo, gớm nói văng nước miếng tứ tung ra như thế, mình hít thở hớp ngay vào mũi họng, thì rửa tay phòng bệnh cũng làm đéo gì được ?
Điều này cũng giải thích được tại sao ở châu Âu, tốc độ lây bệnh vẫn rất cao. Đấy là vì họ khuyến cáo người dân không trúng đích. Họ hò hét suốt ngày có mỗi việc rửa tay, trong khi mà trên xe bus, métro, dân chúng nói chuyện ầm ầm, gào vào điện thoại váng cả tai, tổ cha lũ ngu ! Tôi mới bảo, gớm nói văng nước miếng tứ tung ra như thế, mình hít thở hớp ngay vào mũi họng, thì rửa tay phòng bệnh cũng làm đéo gì được ?
BS Trương Hữu Khanh: "Cơ hội cuối cùng và rất lớn" để kiểm soát dịch Covid-19 tại Việt Nam
Ngọc Minh |
"Việt Nam vẫn còn cơ hội khống chế dịch ở phía trước. Cùng tách xa nhau (hạn chế tiếp xúc) thì khống chế dịch bệnh sẽ thành công", bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.
Tách nhau ra để cùng tiêu diệt virus
Tính
tới thời điểm hiện tại Việt Nam có 153 trường hợp nhiễm Covid-19, trong
đó 16 bệnh nhân đã khỏi và 37 bệnh nhân đang điều trị đã có kết quả xét
nghiệm âm tính từ 1-4 lần.
Dịch bệnh tại Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới, khi đã xuất hiện một vài ca bệnh trong cộng đồng.
Theo
đánh giá của các chuyên gia dịch tễ cơ hội để Việt Nam ngăn chặn dịch
bệnh Covid-19 vẫn còn phía trước nhưng rất cần sự chung tay của cộng
đồng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I cho hay, cần phải hiểu rõ con đường lây của bệnh Covid-19 là lây từ người sang người qua tiếp xúc gần. Vì vậy, tiếp xúc gần là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho bệnh sẽ tiếp tục lây lan.
Cho
đến nay các trường hợp lây nhiễm tại Việt Nam chủ yếu là ăn chung bàn,
ngủ chung giường, đi chung xe, tập trung đông người. Chưa xuất hiện ca
bệnh đi lang thang hay đi siêu thị mắc bệnh. Trường hợp bệnh nhân số 35
tại Đà Nẵng (nhân viên điện máy xanh) đã tiếp xúc 10 phút với khách hàng
đã lây bệnh là do có tiếp xúc ở khoảng cách gần.
"Virus SARS-Cov-2 không lây quan trung gian tiếp xúc gần là nguyên nhân quan trọng hàng đầu có thể nhiễm bệnh. Điều này rất quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh ở giai đoạn bệnh đã có trong cộng đồng", bác sĩ Khanh nói.
Tiếp xúc gần và đông người là điều kiện để bệnh lan rộng (ảnh phủ Tây Hồ ngày 24/3).
Cần
phải lưu ý vấn đề tiếp xúc gần và đông người là điều kiện để bệnh lan
rộng. Vì vậy, mỗi cá nhân cần phải bảo vệ chính mình bằng cách hạn chế
tiếp xúc, kiểm soát được các thành viên trong gia đình (đi đâu, làm gì,
tiếp xúc với ai). Đây là cách đơn giản để bảo vệ sức khỏe cho bản thân,
gia đình và cả cộng đồng.
Theo bác sĩ Khanh,
bệnh Covid-19 không lây qua trung gian, điều không khí tại Việt Nam
hiện nay ưu đãi để chống chế dịch. Nếu làm tốt vấn đề hạn chế tiếp xúc
gần thì trận chiến này chúng ta vẫn còn cơ hội chiến thắng.
Mỗi người cần hạn chế đi lại, thực hiện cách ly cá nhân, kiểm soát được các thành viên trong gia đình.
Đối
với người vẫn phải tiếp xúc cần phải biết được: Người tiếp xúc là ai có
đi từ vùng dịch về hay không; dùng các phương tiện bảo hộ (khẩu trang
và mũ có lớp kính)…
"Hạn chế tiếp
xúc tách xa nhau là cơ hội cuối cùng và rất lớn để chúng ta cùng nhau
chặn dịch lại càng chậm càng tốt. Như vậy, ca mắc mới sẽ không tăng
nhanh bác sĩ có thời gian điều trị cho các bệnh nhân nặng cơ hộ tử vong
sẽ thấp. Đội ngũ y bác sĩ cũng sẽ rất khó bị lây và còn lực lượng chữa
bệnh".
Xác định đối tượng có nguy cơ mang bệnh cao
Bác sĩ Khanh nhận
định, người có nguy cơ cao nhất là người từ nước ngoài về. Vì vậy, nếu
cần phải tiếp xúc với nhóm này cần phải xác định họ về từ đâu để an toàn
của bản thân và gia đình.
Nhóm
nguy cơ thứ hai là thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. Đối với nhóm
này cần phải chủ động phòng ngừa khi có triệu chứng thì mang khẩu trang
để tránh lây cho người khác và liên hệ với cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Nhóm
thứ 3 là người từ khu cách ly mới về. Nhóm này phải tuân thủ nghiêm
không tiếp xúc gần, mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tiếp tục cách
ly tại nhà thêm 14 ngày.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân.
Bác sĩ Khanh lưu ý: "Chúng
ta đang có thiên thời, địa lợi và cả hệ thống cùng làm nên đây sẽ là cơ
hội cuối cùng để kiểm soát dịch bệnh. Mỗi người hãy gác lại những đam
mê như tụ tập, nhậu nhẹt, cà phê… Càng tách nhau xa thì khống chế dịch
bệnh sẽ thành công".
Những việc cần làm để ngăn chặn dịch bệnh lây lan
-
Tất cả phải hạn chế đi lại: chỉ đi làm và về ngay nhà, chỉ đi mua thức
ăn, khám bệnh, mua thuốc, tiêm chủng mũi cần thiết (5,6 trong 1; sởi,
sởi quai bị rubella, thủy đậu, cúm, phế cầu cho người lớn). Khi đi phải
mang theo khẩu trang và nón che mặt
- Không có tụ tập đông, vì không biết người xung quanh họ có mang mầm bệnh không
- Khi sốt ho sổ mũi thì phải tự mang khẩu trang
- Đi đâu về đến nhà phải rửa tay
- Nhà cửa thông thoáng, mở cửa cho ánh nắng vào nhà
- Uống đủ nước, uống thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn đủ trái cây và rau xanh
https://soha.vn/bs-truong-huu-khanh-co-hoi-cuoi-cung-va-rat-lon-de-kiem-soat-dich-covid-19-tai-viet-nam-20200327082919346rf20200327082919346.htm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire