Tôi nghĩ là Mỹ thực sự nên giúp Việt Nam, vì Việt Nam có đủ khả năng trở thành một đất nước văn minh làm biểu tượng cho Đông Nam Á, tương tự như Pháp là một biểu tượng đẹp của văn minh văn hóa châu Âu.
Vấn đề là phải giúp như thế nào. Tôi cũng khen Mỹ được cái tính tình hào phóng, mỗi lần giúp nước nào thì tiền ơi là tiền. Nhưng tôi cũng chê các bạn ấy dở, đổ tiền vào những chỗ không nên đổ, làm cho nó phát triển quái dị lên. Giúp tiền là phải hết sức thận trọng, giúp ít thôi, thì mới giúp được đúng người giỏi, vì người thực sự giỏi, thì họ chỉ cần chút ít tiền là đủ làm bệ phóng cho họ vươn lên. Còn bọn nào cần nhiều tiền, thì đấy chính là bọn dốt. Ngồi bán dầu ăn miết như các nước Ả rập các bạn thấy họ có thông minh lên không?
Bây giờ, nếu muốn hai bên cùng có lợi, ta bàn chuyện nhân quyền. Nếu Mỹ muốn giúp Việt Nam về mặt nhân quyền, xin thưa, các bạn phải đầu tư vào Văn học, phải cấp chừng 100 cái học bổng cử nhân, 50 cái học bổng thạc sĩ và 20 học bổng tiến sĩ ngành văn học ở Mỹ. Đấy là các bạn đầu tư cho những nhà tư tưởng của VN. Tôi sẽ thích có những nhà triết học nữa, nhưng triết học có vẻ là một ngành quá khó, các bạn chao đầu vào đấy, anh thì dở hơi, chị thì chập cheng, cho nên là ta cứ từ từ thôi, bắt đầu bằng văn học cho dễ, rồi từ từ chuyển qua triết học.
Khi cấp học bổng, phải chọn sinh viên trẻ, chứ người già họ cứng đầu, khó thay đổi lắm, khó học lắm, cho học bổng chỉ phí tiền. Cũng không nên cho bọn trẻ quá, vì thanh niên Việt Nam tự lập kém, qua Tây, họ bơ vơ ngơ ngác, cũng không học được. Theo tôi, nên chọn những sinh viên đã có bằng ĐH Đại cương loại giỏi mà cấp học bổng. Vì học đến mức đấy, là chứng tỏ họ có khả năng rồi, có thể học bền rồi, thêm nữa là Mỹ lại tiết kiệm được hai năm cử nhân do họ học ở Việt Nam, cũng đỡ được ít tiền. Nên chọn sinh viên ngành ngoại ngữ, chứ không nên chọn sinh viên ngành Văn, vì ngành Văn học đòi hỏi trình độ ngôn ngữ cao, tôi biết bao nhiêu bác sinh viên các nước học văn bị knock out chỉ vì bên văn họ đòi hỏi về ngôn ngữ cao quá.
Các bác cứ chê Marxisme với lại Văn học Việt Nam, chứ thực ra học được một thứ như vậy là đã tốt rồi, vấn đề là bây giờ phải học thêm một thứ nữa để mà so sánh. Ví dụ như học thêm một ông triết gia khác như là Rousseau (ông ấy theo trường phái cá nhân), hay là ông Kierkergaard (ông ấy rất ghét cộng đồng, mà ông ấy cho là bầy đàn hihi), hay là ông Nietzsche (ông ấy theo trường phái phát triển sức mạnh)... Cái hay nhất là ta có được hai thứ để mà so sánh, để nhìn ra được những giá trị phổ quát, trong khi mà, những người theo một chuyên ngành duy nhất, thì họ chuyên sâu quá nên nhiều khi họ bị lạc đường. Ông NBC được coi là chuyên gia Đại số, nhưng tôi cho rằng ông ấy tìm ra chứng minh cái Bổ đề của ông ấy chính là vì ông ấy kết hợp nó với hình học, tức là hai ngành rất khác nhau.
Voilà, tôi xin khuyên các bạn Mỹ bớt tiền cho các bạn đấu tranh dân chủ, chẳng biết các bạn ấy học ngành gì mà các bạn ấy viết bài trên mạng đọc dở dở ương ương, không thuyết phục nổi ai. Đầu tư vào Văn học đi, không thì các bạn ấy còn phải xách dép cho Cộng sản về mặt tuyên truyền, hén?
(còn tiếp)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire