jeudi 30 juin 2016

Loan đẹp (jeudi 30 juin 2016)

Audrey Hieu Nguyen nhận xét Loan càng hoang dại càng đẹp ! (Đồng ý, đồng ý :-) ) Còn mình khen NTK này thiết kế đồ trông rất lộng lẫy và gợi cảm. Nếu Loan đi thi quốc tế là phải nhờ ảnh thiết kế đó nghen ! Chứ NTK Việt Nam trước giờ mình chê là chỉ khéo may đồ che khuyết điểm, chứ chưa khéo may đồ tôn nét đẹp !

Đẹp hoang dại, nghẹt thở luôn ! Cho nhiếp ảnh gia điểm 10/10 :-)

Vụ Formosa: Chủ tịch OceanCare gửi thư cho Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ

PLS : Thanks OceanCare ! 

Đóng cửa nhà máy luyện thép Formosa ! Phải bắt chúng nó hút nước biển nhiễm kim loại nặng ở đáy biển lên đem đổ vào mả tổ nhà chúng nó chứ (hai cái lão họ Vương ấy) ! Nói dối nói trá phát tởm lên được !



Vụ Formosa: Chủ tịch OceanCare gửi thư cho Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ


Posted by adminbasam on 30/06/2016
Người gửi: Chủ tịch Sigrid Lueber
OceanCare, Postfach 372, CH-8820 Wädenswil
Điện thoại: +41(0)447806688; email: info@oceancare.org; PC 80-60947-3
Người nhận: TS Shin Young-soo
Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Văn phòng Tây Thái Bình Dương
P.O. Box 2932, 1000 Manila, Phillipines; fax: +632-5211036 hoặc 5260279
Wädenswil ngày 29 tháng 6 năm 2016
Những quan ngại cho An toàn Thực phẩm ở Việt Nam (VN)
Kính thưa TS Shin Young-soo,
Chúng tôi đề nghị quí vị quan tâm đến những quan ngại sâu sắc của chúng tôi cho vấn đề an toàn thực phẩm nghiêm trọng ở VN.
Vào tháng trước chúng tôi nhận được một thỉnh cầu ủng hộ từ một nhóm các Tổ Chức Phi Chính Phủ  ở VN những người đã báo cáo về một lượng rất lớn cá đã chết hàng loạt dọc theo bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Huế thuộc miền Trung. Lượng cá chết khổng lồ ước tính khoảng 100 tấn. Điều đó có lẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Những người thợ lặn địa phương cho biết còn có một lượng lớn cá đã chết hoặc đang ngắc ngoải sâu dưới mặt nước, khối lượng chưa được tính đến so với con số đã nêu.
Có lẽ một số kẻ vô đạo đức đã đang và sẽ buôn bán cá từ lượng cá chết nói trên; bởi vì những nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết rõ rằng cá không an toàn đó đã được thu hoạch nhằm sản xuất loại nước mắm nổi tiếng của vùng.
Mặc dù chính quyền VN đã thông báo rằng họ đang trong quá trình điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, nêu lên vài giả thuyết trong số đó có giả thuyết từ hiện tượng tảo nở hoa hoặc do ô nhiễm từ chất thải của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, chính quyền đến nay vẫn chưa đưa ra những cảnh báo cho dân về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi tiêu thụ lượng cá chết đó.
Vì lý do đó chúng tôi liên hệ với quí vị và khích lệ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nhằm thông báo cho dân VN về các nguy cơ có thể liên quan đến sức khỏe cộng đồng.
Chúng tôi xin lưu ý với quí vị những thông tin sâu rộng hơn theo bốn bài báo sau đây:
  1. https://www.theguardian.com/environment/2016/apr/21/vietnam-investigates-mass-fish-deaths-pollution
  2. http://www.bbc.com/news/world-asia-36181575
  3. https://news.mongabay.com/2016/05/taiwanese-chemical-spill-thought-cause-mass-fish-die-off-vietnam/
  4. http://atimes.com/2016/05/vietnams-mass-fish-kill-isnt-simply-an-environmental-disaster/
Chúng tôi rất hân hạnh chuyển thông tin nói trên từ các Tổ Chức Phi Chính Phủ từ VN nếu quí vị vui lòng nhận lá thư này.
Xin chân thành cảm ơn thời gian cũng như các nỗ lực không mệt mỏi của quí vị cho sức khỏe của nhân loại nói chung cũng như cho nhân dân VN nói riêng.
Trân trọng,
Sigrid Lueber
Chủ tịch OceanCare đã ký
_____
Người gửi: Chủ tịch Sigrid Lueber
OceanCare, Postfach 372, CH-8820 Wädenswil
Điện thoại: +41(0)447806688; email: info@oceancare.org; PC 80-60947-3
Người nhận: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Viale delle Terme di Caracalla, I-00153 Rome, Ý
Wädenswil ngày 28 tháng 6 năm 2016
Những quan ngại cho An ninh Lương thực ở Việt Nam (VN)
Kính thưa quí bà và quí ông,
Chúng tôi đề nghị quí vị quan tâm đến những quan ngại sâu sắc của chúng tôi cho mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh lương thực ở VN.
Vào tháng trước (tháng năm) chúng tôi nhận được một thỉnh cầu ủng hộ từ một nhóm các Tổ Chức Phi Chính Phủ  ở VN những người đã báo cáo về một lượng rất lớn cá đã chết hàng loạt dọc theo bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Huế thuộc miền Trung. Lượng cá chết khổng lồ ước tính khoảng 100 tấn. Điều đó có lẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Những người thợ lặn địa phương cho biết còn có một lượng lớn cá đã chết hoặc đang ngắc ngoải sâu dưới mặt nước, khối lượng chưa được tính đến so với con số đã nêu.
Có lẽ một số kẻ vô đạo đức đã đang và sẽ buôn bán cá từ lượng cá chết nói trên; bởi vì những nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết rõ rằng cá không an toàn đó đã được thu hoạch nhằm sản xuất loại nước mắm nổi tiếng của vùng. Chúng tôi đặc biệt quan ngại cho vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an toàn thực phẩm và cúng tôi gần đây đã liên hệ với Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho vấn đề này. Chúng tôi được thông báo chính quyền VN đến nay vẫn chưa đưa ra những cảnh báo cho dân về những  hệ lụy cho sức khỏe khi tiêu thụ lượng cá chết đó. Có lẽ chính quyền mới chỉ thông báo rằng họ đang trong quá trình điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, nêu lên vài giả thuyết trong số đó có giả thuyết từ hiện tượng tảo nở hoa hoặc do ô nhiễm từ xả  thải của nhà máy thép Formosa.
Chúng tôi xin đề nghị Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc  điều tra nguyên nhân gây thảm họa này. Nếu điều tra cho kết luận thảm họa gây ra bởi nước thải của nhà máy thép Formosa thì yêu cầu họ có những hỗ trợ nhằm hiện đại hóa quy trình xử lý chất thải để phòng tránh trong tương lai việc xả thẳng nước thải nhiễm hóa chất độc hại ra biển.
Chúng tôi xin lưu ý với quí vị những thông tin sâu rộng hơn theo bốn bài báo sau đây:
  1. https://www.theguardian.com/environment/2016/apr/21/vietnam-investigates-mass-fish-deaths-pollution
  2. http://www.bbc.com/news/world-asia-36181575
  3. https://news.mongabay.com/2016/05/taiwanese-chemical-spill-thought-cause-mass-fish-die-off-vietnam/
  4. http://atimes.com/2016/05/vietnams-mass-fish-kill-isnt-simply-an-environmental-disaster/
Chúng tôi sẽ rất hân hạnh chuyển thông tin nói trên từ các Tổ Chức Phi Chính Phủ từ VN nếu quí vị vui lòng nhận lá thư này.
Xin chân thành cảm ơn thời gian cũng như các nỗ lực to lớn của quí vị cho sự nghiệp An toàn Thực phẩm cho tất cả mọi người.
Trân trọng,
Sigrid Lueber
Chủ tịch OceanCare đã ký

https://anhbasam.wordpress.com/2016/06/30/8939-vu-formosa-chu-tich-oceancare-gui-thu-cho-to-chuc-y-te-the-gioi-va-to-chuc-luong-thuc-va-nong-nghiep-lhq/

mercredi 29 juin 2016

Loan đẹp (mercredi 29 juin 2016) - Sẵn sàng múa

Hi Loan và các bạn,

Bộ hình mới của Loan rất đẹp, đây là hai tấm mình thích nhất :

Nguyen Thi Loan dien bikini nong bong hinh anh 7
http://news.zing.vn/nguyen-thi-loan-dien-bikini-nong-bong-post661559.html

Nguyen Thi Loan dien bikini nong bong hinh anh 1


Hình này cực đẹp, cực sexy (mông phải tròn xoe như thế này này), phong cảnh phía sau tuyệt diệu ! Loan càng ngày càng đẹp, càng biểu cảm ! Loan tuyệt vời :-) :



Đây có lẽ vẫn là tấm hình bikini của Loan mà mình thích nhất (xin gởi lời khen ngợi anh nhiếp ảnh gia !) Trên hình, Loan nhìn thẳng vào người xem (rất quan trọng, vì nó truyền cảm), vẻ hơi xúc động, cười rộng miệng, thấy đầy đủ răng hàm răng cối :-), tay đặt nhẹ lên hông (chứ không phải chống nạnh), thân hình rất đẹp.

Afficher l'image d'origine
http://fitnessyogaworld.vn/vi-sao-du-luan-khong-tin-tuong-nguyen-thi-loan-thi-miss-world/


Hôm nọ, mình được xem một buổi học sinh thi múa. Lớp đông, chộn rộn, học sinh hơi kích động vì căng thẳng. Cô giáo không hài lòng lắm, cô yêu cầu học trò đứng vào thanh vịn để chuẩn bị sẵn sàng múa. Học trò vẫn có vẻ xất bất xang bang, cô bèn hét lên : "Tôi giữ bụng ! Tôi lớn lên ! Tôi xinh đẹp và tôi hạnh phúc !" (Je tiens le ventre, je grandis, je suis belle et je suis heureuse ! - tức là cô nhắc học trò giữ cho bụng phẳng, vươn người cao, giữ vẻ xinh đẹp và tỏ ra tươi tắn rạng rỡ). Thế là trông học trò lập tức có vẻ khác hẳn, và sẵn sàng múa :-)


Mình có một lưu ý khác cho Loan : Loan cố gắng đừng dùng photoshop cho thân hình của Loan, thân hình Loan đẹp tự nhiên, chuẩn mực, không cần phải chỉnh sửa gì hết. Chuyên gia họ biết thế nào là vẻ đẹp tự nhiên, nhìn hình chỉnh sửa nhân tạo họ biết đấy và họ khó chịu lắm !

Bisous Loan và các bạn. Have a nice day !

mardi 28 juin 2016

Đàn ông và đàn bà đến với nhau như thế nào?

"How men and women got together", American Indian, in Favorite Folktales from around the world, edited by Jane Yollen, Pantheon fairy tale & folklore Library, 1988.

Già làng (Old man) đã tạo ra cả thế giới và mọi thứ ở trên đó. Ông đã làm mọi thứ tốt đẹp, trừ có một điều là ông đã để cho đàn ông sống riêng một nơi và đàn bà ở nơi khác, rất xa nhau. Do đó có một lúc họ sống xa nhau.

Lúc đầu đàn ông và đàn bà làm mọi thứ như nhau. Họ săn trâu để lấy thịt ăn, vì họ không có thức ăn nào khác. Rồi đàn ông học làm cung tên, rồi đàn bà học cách thuộc da trâu để may quần áo đẹp.

Một ngày Già làng tự nhủ, tôi nghĩ là tôi đã làm mọi điều tốt đẹp, trừ một sai lầm rất tệ, là đã để đàn ông và đàn bà sống ở hai nơi khác nhau. Không có niềm vui thú nào ở đó cả. Đàn ông và đàn bà khác nhau, và những sự khác nhau này đáng lẽ ra phải được hòa hợp lại để tạo ra nhiều người hơn. Tôi phải làm cho đàn ông và đàn bà trở thành bạn đời của nhau, tôi sẽ làm cho điều đó có vui thú, có những cảm giác tốt đẹp. Nếu không thì đàn ông sẽ chẳng hăng hái làm điều cần thiết, chính tôi là một ví dụ đây !

Già làng bèn đi tới nơi những người đàn bà sống. Ông đi mất bốn ngày và bốn đêm cho tới khi ông tới được nơi đóng trại của đàn bà. Ông nấp sau thân cây và quan sát. Ông tự nhủ, ôi, họ có cuộc sống mới tốt đẹp làm sao, họ có lều trại và quần áo đẹp, trong khi mà đàn ông chỉ có nơi trú ẩn thô kệch và một cái khố quấn ngang hông. Tôi thật là sai lầm khi để họ sống xa chúng tôi đến thế. Lẽ ra họ phải sống cùng chúng tôi và làm cho chúng tôi những thứ đẹp đẽ đó, tôi sẽ trở về và hỏi đàn ông xem họ nghĩ sao về điều đó?


Già làng trở về và kể lại câu chuyện cho đàn ông nghe, họ nói, chúng ta sẽ đi đến sống cùng những con người khác đó. Già làng nói, không chỉ có những thứ đẹp đẽ thôi đâu, còn có một điều gì khác nữa, điều gì rất là vui thú.


Trong lúc đó, ở trại phụ nữ, Nữ Thủ lĩnh (the woman chief) phát hiện ra dấu vết của Già làng để lại và sai một người đàn bà trẻ lần theo để về báo cáo lại. Người đàn bà đi đến trại đàn ông, ẩn nấp và quan sát một lúc, rồi vội chạy thật nhanh về nhà và nói với mọi người : có một trại trong đó có những người sống ở đó, họ khác chúng ta, họ cao hơn và khỏe hơn. Ôi chị em ơi, họ có vẻ sống rất tốt, tốt hơn chúng ta. Họ có những cây gậy nhọn để giết thú làm thức ăn, mà chúng ta không có, họ không bao giờ bị đói !

Khi họ nghe nói vậy, Nữ thủ lĩnh nói, ước gì những con người lạ lùng đó tới đây và giết thú cho chúng ta ăn. Khi họ vừa kết thúc cuộc bàn bạc, thì những người đàn ông cũng vừa băng đồi tới. Đàn bà nhìn họ và thấy họ ăn mặc rất tồi tàn, đầu tóc rối bù, người bốc mùi do không tắm rửa, và da dẻ trông rất bẩn thỉu. Đàn bà nói, trông họ bẩn thỉu và hôi thối quá, chúng ta không muốn những người như vậy. Nữ thủ lĩnh bèn chộp một hòn đá ném họ và la to "Cút đi!", những người đàn bà khác cũng ném đá và la lên : "Cút đi!"

Già làng nói, tôi đã không nhầm khi để những tạo vật này sống xa chúng ta. Đàn bà thật nguy hiểm, lẽ ra tôi không nên tạo ra họ. Rồi Già làng và đàn ông trở về nơi ở của họ.

Khi đàn ông đi khỏi, Nữ thủ lĩnh bèn suy nghĩ lại. Bà nói, những người đàn ông khốn khổ này, họ không biết cách làm tốt hơn, nhưng chúng ta sẽ dạy họ ! Chúng ta sẽ may quần áo cho họ, thay vì làm cho họ xấu hổ, chúng ta sẽ khiến cho họ quay trở lại bằng cách ăn mặc giống như họ.

Trong khi đó, ở trại đàn ông, Già làng nói. Có lẽ là chúng ta nên thử gặp những tạo vật đàn bà này một lần nữa. Tôi đã xoay sở lấy được của họ một món quần áo, tuy là quá nhỏ đối với tôi, nhưng tôi sẽ mặc nó và vẽ mặt mình. Có lẽ Nữ thủ lĩnh sẽ nhìn tôi với đôi mắt khác. Hãy để tôi đi một mình và nói chuyện với bà ấy.


Vậy là Già làng cố gắng ăn mặc đẹp nhất có thể. Ông tắm rửa và xông bằng nước thơm, sau đó nhìn bóng mình trong dòng nước và thốt lên : "Ôi, tôi mới đẹp trai làm sao ! Tôi chưa bao giờ biết là mình lại ưa nhìn đến vậy! Bây giờ, Nữ thủ lĩnh chắc chắn là sẽ thích tôi."

Rồi Già làng trở lại trại đàn bà, những người đàn ông đi theo sau ông. Khi họ đến nơi, đàn bà ra nghênh đón họ trong những chiếc khố da trâu, bôi máu me khắp người để cho giống họ, và nghĩ rằng đàn ông sẽ thích khi thấy đàn bà trông giống mình. Nhưng khi đàn ông thấy họ, những người này hét lên : "Ha, hà rầm, những người đàn bà này trông thật là xấu xí ghê tởm, chúng ta không muốn những tạo vật như vậy!", và họ quay mình bỏ chạy về nhà.

Nữ thủ lĩnh nói, "Có vẻ như là chúng ta đã không thể làm điều gì đúng. Dù sao đi nữa, những người đàn ông này đã hiểu lầm chúng ta. Nhưng tôi vẫn còn nghĩ rằng là chúng ta phải hòa hợp với họ. Tôi nghĩ rằng chúng ta có cái mà họ không có, và họ có cái mà chúng ta không có, và những thứ này phải được cùng nhau. Chúng ta sẽ thử lần cuối làm cho họ hiểu chúng ta, chúng ta hay làm cho mình trở nên xinh đẹp."

Đàn bà bèn xuống sông tắm, họ tắm và chải đầu, tết tóc thành bím, cài trâm và vỏ sò lên đầu. Họ mặc những quần áo đẹp và mềm mại nhất, với những hình vẽ màu sắc rực rỡ như cầu vồng. Họ đeo những món nữ trang trên tai, mũi, cổ và cổ tay. Họ đi những đôi giày thêu, cuối cùng họ tô mặt bằng đất màu đỏ. Trang điểm đẹp tuyệt vời như vậy, họ đi đến trại đàn ông.

Trong trại đàn ông, Già làng rất sưng sỉa và cáu kỉnh. Không gì làm ông thích, nếm món gì ông cũng không thấy ngon, ông ngủ rất kém, và đụng chút là nổi giận. Và tất cả đàn ông cũng đều như vậy. Già làng nói, tôi không biết vấn đề là ở đâu, nhưng tôi ước gì đàn bà xinh đẹp thay vì xấu xí, tỏa hương ngọt ngào thay vì bốc mùi, tính tình nhẹ nhàng thay vì cầm dao và ném đá chúng ta. "Chúng tôi cũng ước như vậy !" tất cả đàn ông đều nói.

Rồi có tiếng đồn rằng, đàn bà đang kéo tới, hẳn là họ đang định giết chúng ta, mau lên, hãy lấy cung và tên ra ! Nhưng Già làng nói, "Không, hãy chờ chút ! Mau lên, hãy đi ra sông và tắm rửa, hãy chà xát cơ thể chúng ta và thoa mỡ lên ! Hãy chải tóc trông cho thật vui mắt, hãy khoác những tấm da đẹp nhất, vẽ mặt với đất màu đỏ, cắm lông chim lên đầu !" Già làng cũng làm như vậy, ông mặc chiếc áo trộm được ở trại đàn bà, ông đội chiếc nón thủ lĩnh của mình, ông đeo nanh gấu ở quanh cổ. Trang phục như vậy, đàn ông bèn đứng ở lối vào trại chờ đàn bà tới !

Đàn bà đi tới, họ vừa đi vừa hát, những chiếc váy trắng của họ làm đàn ông lóa mắt, thân thể họ thơm mùi cỏ ngọt, má họ hồng lên vì thoa đất đỏ. Già làng thốt lên "Ôi, những người đàn bà này mới đẹp làm sao ! Họ làm lóa mắt tôi ! Giọng hát của họ làm vui sướng tai tôi ! Những thân thể thơm tho của họ làm xiêu lòng tôi !" "Họ khiến cho tim chúng tôi đập mạnh !" Những người đàn ông nói. "Tôi sẽ đi gặp Nữ thủ lĩnh và sắp xếp mọi việc với bà ấy," Già làng nói.


Trong lúc đó Nữ thủ lĩnh lưu ý với những người đàn bà, "Ôi, những người đàn ông này quả thực là không phải vô dụng như chúng ta nghĩ. Sự thô kệch của họ là sức mạnh. Nhìn ngắm những bắp tay của họ làm vui thích mắt tôi, âm thanh giọng nói trầm của họ làm rung động tai tôi. Họ không phải chỉ toàn là xấu đâu !"
Già làng đi tới gặp Nữ thủ lĩnh và nói : "Nàng và ta hãy cùng đi tới một nơi nào đó và nói chuyện."


"Vâng, chúng ta hãy làm như vậy," Nữ thủ lĩnh trả lời. Họ đi tới một nơi. Nữ thủ lĩnh nhìn Già làng và thích điều mà bà nhìn thấy. Già làng nhìn Nữ thủ lĩnh và cảm thấy tim đập rộn ràng vì vui.

"Chúng ta hãy thử một điều mà chúng ta chưa từng bao giờ thử làm trước đây," ông nói với Nữ thủ lĩnh.


"Em luôn thích thử những điều mới và hữu dụng", bà trả lời.
"Có lẽ một người trong chúng ta phải nằm xuống dưới, hãy thử xem," Già làng nói.
"Có lẽ một người phải làm vậy," Nữ thủ lĩnh đồng ý. Và họ nằm xuống.



Sau một lúc Già làng nói "Đây hẳn là điều tuyệt vời nhất đã xảy ra với anh. Anh chưa bao giờ tưởng tượng được ra một điều tuyệt vời đến vậy."
"Còn em, Nữ thủ lĩnh nói, em chưa từng mơ thấy một thứ gì ngon tuyệt như thế. Thậm chí còn ngon hơn cả món lưỡi trâu nữa ! Thật quá tuyệt để có thể diễn tả được."


"Chúng ta hãy đi và kể với những người khác về điều này", Già làng nói.

Khi Già làng và Nữ thủ lĩnh trở về trại, họ không thấy ai ở đó nữa. Tất cả các tạo vật đàn ông và đàn bà đã chia thành từng đôi và đi đến một nơi nào đó, mỗi cặp làm theo cách của mình mà chẳng cần ai phải dạy cho ai cả, họ đã tự tìm ra.


Khi đàn ông và đàn bà quay trở về nơi họ đã ra đi, họ đều tươi cười. Mắt họ tươi cười, miệng họ tươi cười, dường như thân thể họ cũng tươi cười.

Từ đó đàn bà chuyển tới sống cùng đàn ông. Họ đem tất cả đồ đạc của mình tới trại đàn ông. Rồi đàn bà may vá cho đàn ông, đàn ông săn thú cho đàn bà. Rồi thế là tình yêu, rồi thế là hạnh phúc. Rồi em bé ra đời (Happy birthday babe !)









lundi 27 juin 2016

Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam


Hi Loan và các bạn,

Theo thông tin chính thức, HHHVVN năm nay chọn Lệ Hằng đi thi, thì mình khẳng định với các bạn là cái công ty đó nó chỉ nghĩ đến tiền thôi, chứ chẳng có trân trọng gì đến sắc đẹp đâu ! Thật là đáng tiếc, sao lại có những kẻ cứ nhân danh "chân thiện mỹ" để mà kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền như thế !

Cái cô Lệ Hằng ấy, từ đầu đến chân thật là cô ấy chẳng có cái gì để mà ngắm cả, chắc chắn là cô ấy rất mạnh về tiền hoặc về quyền, cho nên Loan đừng phiền lòng vì không được chọn. Cô ấy rớt là cái chắc, cô ấy đi thi chỉ để cản đường Loan mà thôi ! Nhan sắc của Loan mới đúng là một nhan sắc thực sự.

Mình đang thu xếp công việc để rảnh tay hỗ trợ Loan nếu Loan thi Miss Universe. Nhưng ngay cả trong trường hợp Loan có hoặc không thi cuộc thi ấy, thì mình vẫn khẳng định với Loan là, Loan rất hợp với Miss Earth. Với những cái váy con voi con thú rất dễ thương của Loan, và những đóng góp của Loan về môi trường, mình cảm thấy Loan rất phù hợp với cuộc thi này. Loan liên hệ với tổ chức nào chịu trách nhiệm về cuộc thi ấy xem sao? Đừng bỏ cuộc, Loan sẽ đoạt ngôi vị cao đấy ! Việt Nam thời hội nhập cần một giải cao như vậy, để khẳng định những chân giá trị !

Chúc Loan luôn nỗ lực và can đảm ! Bisous !


Chặt đầu Dương Khiết Trì !

PLS : Tòa án quốc tế sắp phán quyết vụ kiện biển Đông rồi, cái thằng thuyết khách khốn nạn này nó lại vác cái mặt mo của nó sang Việt Nam để làm gì? Ngày xưa phải thời Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt thì các vua của ta đã cho chặt đầu nó rồi ! Tại sao ông Phú Trọng ông Chí Vịnh không ra mà tiếp nó, lại bắt ông Bình Minh phải tiếp nó ? Đồ bạn đểu, chơi với bạn lúc nào cũng chỉ chực ăn cướp của bạn, giết bạn, cướp nước bạn ! Trời không dung cho chúng mày !



VNTB- Dương Khiết Trì lại ‘thăm’ Việt Nam: Biến động nào sắp xảy ra?

Khoảng 2 tuần trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung cộng, một nhân vật đặc biệt của Bắc kinh là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì bất chợt được thông báo “sắp thăm Việt Nam”. Chuyến đến Hà Nội của Dương Khiết Trì sẽ kéo dài từ ngày 26 đến 28/6 nhằm “tăng cường trao đổi hợp tác song phương”.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: Gov.cn
Sự kiện trên lại diễn ra ngay sau khi xảy ra “tai nạn” 2 máy bay SU và CASA của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đồng loạt rơi xuống biển, và Việt Nam trong lúc công khai việc mời Trung cộng tham gia tìm kiếm cứu nạn thì đã thẳng thừng từ chối thiện chí tham gia cùng mục đích của người Mỹ. 
Rất thường là không có điềm lành trong chuyến đi Hà Nội của những nhân vật Trung cộng như Dương Khiết Trì. 
Năm 2014, Dương Khiết Trì cũng có đến hai chuyến “Nam triều”, diễn ra chỉ cách nhau 4 tháng: Lần đầu vào lúc vừa xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 nhằm xoa dịu tâm lý bất an của giới lãnh đạo Việt Nam, còn lần sau lồng trong bối cảnh nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam lại đang hiện ra những tín hiệu “cơm không lành canh không ngọt”. 
Liên quan đến hai chuyến đi của Dương Khiết Trì đến  Việt Nam vào năm 2014, đã dấy lên dư luận rằng nếu Bắc Kinh muốn câu chuyện ở Hà Nội vẫn nằm trong vòng quỹ đạo tương đối của họ, phái thân thiện Trung cộng ở Hà Nội chắc chắn sẽ nhận được hứa hẹn “tài trợ” của Dương Khiết Trì. Và cũng rất có thể, Bắc Kinh muốn Dương Khiết Trì vừa cân bằng vừa đối sánh với sự xuất hiện đồng thời của ba viên chức Hoa Kỳ về chính trị, thương mại và quân sự ở Hà Nội trong thời gian ngay trước đó. 
So với năm 2014, rõ ràng là mối quan hệ Việt – Trung nhạt nhòa hơn vào năm 2016. Vào năm 2014, ngay trước chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì, đã có một chuyến thăm Bắc Kinh của 13 tướng lĩnh cấp cao thuộc bộ quốc phòng Việt Nam, do Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu, và điều chua chát là theo truyền thông Trung cộng, mục đích chuyến đi của bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các tướng lãnh là để “cầu hòa” với Trung cộng. Còn vào năm 2016, hầu hết nhận định của giới quan sát chính trị đều cho rằng Việt Nam đã quyết định ngả về Mỹ hơn sau sự kiện Tổng thống Obama quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Bnam, đồng thời Mỹ có kế hoạch tham dự vào quân cảng Cam Ranh không chỉ với vai trò phụ. 
Khoảng một tháng trước khi diễn ra phán quyết của Tòa án quốc tế về “đường lưỡi bỏ 9 đoạn”, Trung cộng sôi sục việc lôi kéo các nước đồng minh ủng hộ họ. Con số những quốc gia ủng hộ Trung cộng từ 9 nước vọt lên đến 50 nước – theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung cộng. Chỉ có điều Bắc Kinh không công bố là những nước nào. 
Nhưng chắc chắn, Trung cộng nhắm đến Việt Nam như một trong những quốc gia trọng yếu nhất để lôi kéo vào quỹ đạo ùng hộ mình. Rất có thể đây là mục đích chính của chuyến đi của Dương Khiết Trì vào tháng Sáu này. 
Nhưng mặt khác, chuyến đi của những quan chức cao cấp Trung cộng cũng thường gắn liền với động tác kích thích và có thể kích động tinh thần cho phe thân Trung tại Hà Nội. Do vậy, chuyến đi của Dương Khiết Trì cũng có thể phản ánh cục diện đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn kết thúc sau đại hội 12. 
Lê Dung / SBTN

http://www.ijavn.org/2016/06/duong-khiet-tri-lai-tham-viet-nam-bien.html

dimanche 26 juin 2016

Pia Wutzbach & Loan


Hi all,

Các bạn nhìn vai và bắp tay cô Pia ở hình bên phải xem? Và lên trang Facebook MU nhìn hình cổ trên trang giới thiệu, da nâu sẫm vai đẹp, lộng lẫy tuyệt trần, và suy nghĩ xem vì sao mà cổ giành ngôi HHHV?



https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=86244481687453901#editor/target=post;postID=1994103213344830627


Đây là một nụ cười hoàn hảo của Loan (các bạn Pháp dạy kỹ thuật của một nụ cười hoàn hảo là phải luôn phô ra được hai cái răng tiền răng hàm (tiếng Pháp là prémolaires), tức là cái răng cối và cái răng hàm nhỏ kế bên nó) :


http://thanhnien.vn/van-hoa/nguyen-thi-loan-xuat-hien-rang-ro-sau-tin-don-du-thi-hoa-hau-hoan-vu-717162.html



Các bạn dốt lại chê cái váy đen của Loan ! Cái kiểu áo cache-coeur (tiếng Pháp, nghĩa là che giấu trái tim, chắc ý là mình đặt hai tay lên che ngực để tỏ ra xúc động), gồm hai miếng vải mỏng vắt qua vắt lại ở trước ngực, là rất tinh tế và giàu nữ tính, nhưng chỉ có cô nào ngực đầy thì mới mặc được nó, chứ không thì kể cả có độn lên thì trông cũng rất thảm :-)

Bonne journée à tous !

samedi 25 juin 2016

Thư của Ethecon


PLS : Cảm ơn Ethecon, may mà có những tổ chức như vậy trên thế giới !

Nếu rộng lượng một chút thì tôi nghĩ rằng, vì mới bắt đầu hội nhập, nên Việt Nam còn khờ khạo trên nhiều lãnh vực. Họ đã nôn nóng phát triển kinh tế và bỏ qua những vấn đề về môi trường ! Nhưng hội nhập là rất tốt, nếu các bác cứ trừng phạt ngay lập tức và nặng tay quá thì những người đi tiên phong sẽ chịu nhiều tai họa. Tôi nghĩ là các bác Việt Nam phải công bố chính thức nguyên nhân cá chết thôi ! Các bác đóng cửa cái nhà máy luyện thép ấy và cách chức các quan chức ở Bộ Môi trường, cùng vài quan chức cao cấp liên quan, để người giỏi hơn họ lên, và từ từ rút ra khỏi bọn Formosa thôi (chúng còn đang ôm đầy chất thải công nghiệp ở Đài Loan mà chưa biết đổ đi đâu kia kìa !) Như vậy thì dân chúng họ mới bớt tức giận.






Ngậm miệng ăn tiền

Tại sao tin tức đã rộ lên rằng nguyên nhân cá chết dọc biển Miền Trung đã tìm ra và thủ phạm đã nhận lỗi, vậy mà chính quyền cộng sản Việt Nam đến hôm nay vẫn làm thinh không chính thức công bố cho dân biết?
Phải chăng sau khi nuốt một chiếc bánh quá lớn mà những kẻ được chia phần lớn nhất thì đã “về chợ”, nhưng kẻ mới “cắp rổ đi mua” cũng không phải là trong túi không được nhét chút gì, bởi thế mới làm ra vẻ ngậm bồ hòn để dân chúng chịu đắng cay nhục nhã khỏi nổi sùng lên, mà kỳ thực là lặng lẽ nghỉ ngơi sau bàn tiệc cốt để cho tiêu từng miếng bánh?
Tại sao một người vô liêm như Võ Kim Cự không bị lột hết mọi chức tước mà lại còn nhởn nhơ lượn về Hà Tĩnh diễn trò ứng cử vào Quốc Hội để giễu cợt dân chúng một lần nữa cho dân thấm thía thêm nỗi đau bị y bán rẻ cho tập đoàn Forrmosa Đài Loan?
Phải chăng đó mới là bản chất của của nghĩa cộng sản thời quay trở lại chủ nghĩa tư bản hoang dã nhất?
Xin mời bạn đọc đọc 3 lá thư dưới đây của tổ chức Ethecon – Quỹ vì Đạo Đức & Kinh Tế ở Cộng hòa Liên bang Đức gửi đến Tập đoàn Formosa Plastics Group, đến Chính phủ Đài Loan và đến các quý vị đóng vai thượng đỉnh trong nhà nước Việt Nam để tìm lấy lời giải cho những câu hỏi nêu trên.
Bauxite Việt Nam

1. Thư của Ethecon gửi tập đoàn Formosa Plastics Group

Thư ngỏ gửi gia đình ông Vương – chủ sở hữu, ông Lee-Chih-tseun – Tổng Giám đốc và các cộng sự quản lý thuộc tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG) ở Đài Loan
Dịch giả: Trần Đông Đức, Cologne
23-6-2016
Ethecon – Quỹ vì Đạo Đức & Kinh Tế
Địa chỉ Ethecon: P.O. Box 150435,  D-40081, Dusseldorf, Cộng hòa Liên bang Đức
Ngày 17 tháng 6 năm 2016
Các thành viên của gia đình ông Vương,
Ông Lee và các cộng sự quản lý,
Trong năm 2009, Ethecon – Quỹ vì Đạo đức và Kinh tế đã chỉ trích các chủ sở hữu và những người chịu trách nhiệm của tập đoàn  FORMOSA PG bằng Giải thưởng Hành tinh Đen (tiếng Anh: Black Planet Award)liên quan đến những đánh giá tiêu cực về pháp luật và trật tự, sinh thái và hòa bình, quyền xã hội và nhân quyền trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn FORMOSA PG.
Hôm nay chúng tôi liên lạc với quí vị liên quan đến FORMOSA Thép Hà Tĩnh, Việt Nam.
Tập đoàn FORMOSA PG chiếm 70% sở hữu của FORMOSA Thép Hà Tĩnh. Còn lại, 25% sở hữu thuộc về Công ty Thép Trung Quốc (China Steel), một công ty vẫn được sở hữu phần lớn bởi Chính phủ Đài Loan, và 5% thuộc về một công ty Nhật Bản có tên JFE Holdings.
FORMOSA Thép Hà Tĩnh bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2016  ngay sát bờ biển Việt Nam. Ngay sau khi FORMOSA Thép Hà Tĩnh được đưa vào hoạt động, lượng lớn cá đã chết hàng loạt. Dọc theo bốn tỉnh của miền Trung Việt Nam khoảng 200 km, một khối lượng lớn cá chết đã trôi dạt vào bờ. Người ta cho rằng Chính phủ Việt Nam lúc đầu đã khuyến cáo nhân dân ngừng ăn cá  bởi vì chúng có thể bị nhiễm độc và ăn cá có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, cá chết trên diện rộng cũng có tác động kinh tế nặng nề cho việc đánh bắt cá địa phương, ngành nghề hiện đang đối mặt với sự đổ nát bởi thảm họa đã nêu.
Theo truyền thông, một đường ống dẫn thải thẳng từ FORMOSA Thép Hà Tĩnh xuống biển được cho là nguyên nhân của cá chết lan rộng hàng loạt. Theo pháp luật Việt Nam, Công ty không được phép thải nước đã qua sử dụng và xả thải nước ô nhiễm thẳng ra biển như vậy.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân than phiền rằng ông không nhận được bất kỳ thông tin gì về việc FORMOSA Thép Hà Tĩnh thải các chất độc hại qua đường ống dẫn thẳng xuống biển nói trên.
Theo truyền thông địa phương, FORMOSA cũng đã đặt hàng 300 tấn hóa chất rất độc hại để làm sạch đường ống dẫn nước thải. FORMOSA từ chối tiết lộ chính xác những gì đã được làm sạch, những gì đã được gỡ bỏ và số lượng chính xác những loại hóa chất độc hại đã được sử dụng. Cơ quan về Môi trường Việt Nam đã không được thông báo chút gì về các hóa chất được đặt hàng cũng như lượng đã sử dụng.
Thay vào đó một  người đại diện của FORMOSA Thép Hà Tĩnh tuyên bố rằng nhân dân Việt Nam sẽ phải lựa chọn giữa cá và thép.
Sự miễn nhiệm người đại diện của  FORMOSA  ngay sau đó không thể thay đổi thực tế rằng những hành động vô trách nhiệm và sự vô lương tâm của quí vị đang tiếp tục kéo dài thảm họa và gây nên những thiệt hại khổng lồ cho người dân và môi trường ở Việt Nam.
Thực tế rằng mục đích duy nhất của hành động nói trên của quí vị chỉ là vì lợi ích cá nhân chính là mối đe dọa cho xã hội nói chung và đối với môi trường nói riêng.
Chúng tôi kêu gọi quí vị phải đối mặt với trách nhiệm của mình trước con người và môi trường và ngăn chặn phá hoại môi trường – một hành động gây tội ác.
Yêu cầu quí vị ngay lập tức ngăn chặn tình trạng ô nhiễm nước và ô nhiễm biển Việt Nam. Hãy làm tất cả mọi điều có thể để cho các ngư dân địa phương có công ăn việc làm trở lại, để cho nhân dân Việt Nam có cá sạch để ăn và để cho họ không còn lo sợ.
Yêu cầu quí vị đảm bảo điều kiện làm việc nhân đạo, giữ gìn hệ sinh thái trong công ty và môi trường xung quanh.
Yêu cầu bồi thường cho tất cả mọi người dân đã phải gánh chịu thảm họa liên quan đến thiệt hại về sức khỏe cũng như về kinh tế. Phải đảm bảo rằng môi trường được làm sạch và phục hồi.
Phải đảm bảo rằng các tội ác được làm sáng tỏ trực tiếp, toàn diện và không che đậy và rằng tất cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thảm họa phải đối mặt với công lý.
Không sử dụng tiền bạc của quí vị cho lợi ích cá nhân (tức đưa hối lộ – Người dịch). Thay vào đó, hãy hành động có trách nhiệm và giúp đỡ những người dân thường mà hành động của quí vị đã đẩy họ đến bên bờ của sự hủy hoại.
Hãy chấm dứt những hành động tàn nhẫn của quí vị,
Hãy chấm dứt hủy diệt hành tinh của chúng ta!
Trân trọng,
Axel Köhler-Schnura
(Chủ tịch Hội đồng quản trị)
Sarah Schneider
(Giám đốc điều hành)

2. Thư của Ethecon gửi Chính phủ Đài Loan

“Những người chịu trách nhiệm gây ra thảm họa môi trường và thiệt hại về sức khỏe cho nhân dân phải được đưa ra trước tòa và tội ác phải bị trừng phạt. Phải đảm bảo rằng các tội ác được làm sáng tỏ trực tiếp, toàn diện và không che đậy và rằng tất cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thảm họa phải đối mặt với công lý”.
_____

Thư ngỏ gửi chính phủ Đài Loan

Dịch giả: Trần Đông Đức, Cologne
23-6-2016
Ethecon – Quỹ vì Đạo Đức & Kinh Tế
Địa chỉ Ethecon: P.O. Box 150435, D-40081, Dusseldorf, Cộng hòa Liên bang Đức
Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-Wen),
Phó Tổng thống Trần Kiến Nhân (Chen Chien-Jen)
và Thủ tướng Lin Chuan
Ngày 17 tháng 6 năm 2016
Kính thưa Tổng thống,
Kính thưa Phó Tổng thống,
Kính thưa Thủ tướng,
Kính thưa quí vị,
Trong năm 2009, ethecon – Quỹ  vì Đạo đức và Kinh tế, đã chỉ trích các chủ sở hữu và những người chịu trách nhiệm của tập đoàn FORMOSA PLASTICS GROUP (FORMOSA PG) bằng Giải thưởng Hành tinh Đen (tiếng Anh: Black Planet Award) liên quan đến những đánh giá tiêu cực về pháp luật và trật tự, sinh thái và hòa bình, quyền xã hội và nhân quyền trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn FORMOSA PG.
Chúng tôi đã bị sốc khi tìm hiểu về thảm họa quốc gia ở Việt Nam gây ra bởi FORMOSA Thép Hà Tĩnh.
Tập đoàn FORMOSA PG chiếm 70% sở hữu của FORMOSA Thép Hà Tĩnh. Còn lại, 25% sở hữu thuộc về công ty Thép Trung Quốc (China Steel), một công ty vẫn được sở hữu phần lớn bởi Chính phủ Đài Loan, và 5% thuộc về một công ty Nhật Bản có tên JFE Holdings.
FORMOSA Thép Hà Tĩnh bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2016 ngay sát bờ biển Việt Nam.
Ngay sau khi FORMOSA Thép Hà Tĩnh được đưa vào hoạt động, lượng lớn cá đã chết hàng loạt. Dọc theo bốn tỉnh của miền Trung Việt Nam khoảng 200 km, một khối lượng  lớn cá chết đã trôi dạt vào bờ.
Truyền thông địa phương tường thuật rằng, Chính phủ Việt Nam đã khuyến cáo nhân dân ngừng ăn cá vì nó có thể bị nhiễm độc và ăn cá có thể gây nguy hại cho sức khỏe của người dân. Theo truyền thông Đài Loan, một người cũng đã chết.
Cá chết trên diện rộng cũng có tác động kinh tế nặng nề trên bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng. Các ngư dân địa phương đang đối mặt với sự khánh kiệt.
Người dân Việt Nam đang hết sức lo lắng. Đã có vài cuộc biểu tình và tuần hành quy mô lớn.
Một đường ống dẫn thải thẳng từ FORMOSA Thép Hà Tĩnh xuống biển được cho là nguyên nhân của cá chết lan rộng hàng loạt. Được biết theo pháp luật Việt Nam, các công ty không được phép thải nước đã qua sử dụng và xả thải nước ô nhiễm thẳng ra biển.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân than phiền rằng ông không nhận được bất kỳ thông tin gì về việc FORMOSA Thép Hà Tĩnh thải các chất độc hại qua đường ống dẫn thẳng xuống biển nói trên.
Theo truyền thông địa phương, FORMOSA cũng đã đặt hàng 300 tấn hóa chất rất độc hại để làm sạch đường ống dẫn nước thải. FORMOSA từ chối tiết lộ chính xác những gì đã được làm sạch, những gì đã được gỡ bỏ và số lượng chính xác những loại hóa chất độc hại đã được sử dụng. Cơ quan Môi trường Việt Nam đã không được thông báo chút gì về các hóa chất được đặt hàng cũng như khối lượng đã sử dụng.
Thay vào đó một người đại diện của FORMOSA Thép Hà Tĩnh tuyên bố rằng nhân dân Việt Nam sẽ phải lựa chọn giữa cá và thép.
Sự miễn nhiệm người đại diện của FORMOSA ngay sau đó không thể là cách để “giải oan” cho công ty.
Trong trường hợp này FORMOSA Thép Hà Tĩnh cần được quý vị quan tâm bởi vì trụ sở chính của của Công ty được đặt tại Đài Bắc, Đài Loan.
Chính phủ Việt Nam đảm nhận trách nhiệm cho việc điều tra. Theo truyền thông, các bên vi phạm có thể  đã được xác định. Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam từ chối tiết lộ kết quả điều tra và không thông báo cho nhân dân.
Chúng tôi kêu gọi quý vị gây áp lực mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam để họ công bố phát hiện liên quan đến thảm họa cá chết lan rộng và những người gây ra thảm họa đó.
Nhân dân Việt Nam phải được thông báo thường xuyên và đầy đủ.
Cả hai chính phủ cùng các cơ quan hữu quan Việt Nam và Đài Loan phải thi hành ngay các quy định để bảo vệ con người và môi trường.
Những người chịu trách nhiệm gây ra thảm họa môi trường và thiệt hại về sức khỏe cho nhân dân phải được đưa ra trước tòa và tội ác phải bị trừng phạt.
Phải đảm bảo rằng các tội ác được làm sáng tỏ trực tiếp, toàn diện và không che đậy và rằng tất cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thảm họa phải đối mặt với công lý.
Trân trọng,
Axel Köhler-Schnura
(Chủ tịch hội đồng quản trị)
Sarah Schneider
(Giám đốc điều hành)

3. Thư của Ethecon gửi Chính phủ Việt Nam

“Chúng tôi kêu gọi quý vị công bố các phát hiện liên quan đến thảm họa cá chết hàng loạt và danh tính những người gây ra thảm họa đó. Nhân dân Việt Nam phải được thông báo thường xuyên và đầy đủ. Chính quí vị cùng với các bộ liên quan phải thi hành ngay lập tức các quy định để bảo vệ người dân và môi trường. Những người chịu trách nhiệm gây ra thảm họa môi trường và thiệt hại về sức khỏe cho nhân dân phải được đưa ra trước tòa và tội ác phải bị trừng phạt”.
_____

Thư ngỏ gửi chính phủ Việt Nam

Dịch giả: Trần Đông Đức, Cologne
23-6-2016
clip_image002
Giải “Hành Tinh Đen” của Ethecon trao cho Tập đoàn Formosa năm 2009
Ethecon – Quỹ vì Đạo Đức & Kinh Tế
Địa chỉ Ethecon: P.O. Box 150435,  D-40081, Dusseldorf, Cộng hòa Liên bang Đức
Chủ tịch nước Trần Đại Quang,
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh,
và Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Xuân Phúc
Ngày 17 tháng 6 năm 2016
Kính thưa Chủ tịch nước,
Kính thưa Phó Chủ tịch nước,
Kính thưa Thủ tướng Chính phủ,
Kính thưa quí vị,
Trong năm 2009, ethecon – Quỹ  vì Đạo đức và Kinh tế, đã chỉ trích các chủ sở hữu và những người chịu trách nhiệm của Tập đoàn FORMOSA PLASTICS GROUP (FORMOSA PG) bằng Giải thưởng Hành tinh Đen (tiếng Anh: Black Planet Award) liên quan đến những đánh giá tiêu cực về pháp luật và trật tự, sinh thái và hòa bình, quyền xã hội và nhân quyền trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn FORMOSA PG.
Chúng tôi đã bị sốc khi tìm hiểu về thảm họa quốc gia ở Việt Nam đã  gây ra bởi FORMOSA Thép Hà Tĩnh.
Tập đoàn FORMOSA PG chiếm 70% sở hữu của FORMOSA Thép Hà Tĩnh. Còn lại, 25% sở hữu thuộc về Công ty Thép Trung Quốc (China Steel), một công ty vẫn được sở hữu phần lớn bởi Chính phủ Đài Loan, và 5% thuộc về một công ty Nhật Bản có tên JFE Holdings.
FORMOSA Thép Hà Tĩnh bắt đầu sản xuất vào đầu năm 2016 ngay sát bờ biển Việt Nam.
Ngay sau khi FORMOSA Thép Hà Tĩnh được đưa vào hoạt động, lượng lớn cá đã chết hàng loạt. Dọc theo bốn tỉnh của miền Trung Việt Nam khoảng 200 km, một khối lượng  lớn cá chết đã trôi dạt vào bờ.
Truyền thông địa phương tường thuật rằng Chính phủ Việt Nam đã khuyến cáo nhân dân ngừng ăn cá vì nó có thể bị nhiễm độc và ăn cá có thể gây nguy hại cho sức khỏe của người dân. Theo truyền thông Đài Loan, một người cũng đã chết.
Cá chết trên diện rộng cũng có tác động kinh tế nặng nề trên bốn tỉnh miền Trung đã bị ảnh hưởng. Các ngư dân địa phương đang đối mặt với sự khánh kiệt.
Người dân Việt Nam đang hết sức lo lắng. Đã có vài cuộc biểu tình và tuần hành quy mô lớn xảy ra.
Một đường ống dẫn thải thẳng từ FORMOSA Thép Hà Tĩnh xuống biển được cho là nguyên nhân của cá chết lan rộng hàng loạt. Được biết theo pháp luật Việt Nam, các công ty không được phép thải nước đã qua sử dụng và xả thải nước ô nhiễm thẳng ra biển.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân than phiền rằng, ông không nhận được bất kỳ thông tin gì về việc FORMOSA Thép Hà Tĩnh thải các chất độc hại qua đường ống dẫn thẳng xuống biển nói trên.
Theo truyền thông địa phương, FORMOSA cũng đã đặt hàng 300 tấn hóa chất rất độc hại để làm sạch đường ống dẫn nước thải. FORMOSA từ chối tiết lộ chính xác những gì đã được làm sạch, những gì đã được gỡ bỏ và số lượng chính xác những loại hóa chất độc hại đã được sử dụng. Cơ quan về Môi trường Việt Nam đã không được thông báo  chút gì về các hóa chất được đặt hàng cũng như khối lượng đã sử dụng.
Thay vào đó một người đại diện của FORMOSA Thép Hà Tĩnh tuyên bố rằng nhân dân Việt Nam sẽ phải lựa chọn giữa cá và thép.
Sự miễn nhiệm người đại diện của FORMOSA ngay sau đó không thể là cách để “giải oan” cho công ty.
Chính phủ Việt Nam của quí vị đảm nhận trách nhiệm cho việc điều tra. Theo truyền thông, thủ phạm có thể đã được xác định. Tuy vậy, quí vị từ chối tiết lộ kết quả điều tra cũng như không thông báo cho nhân dân.
Chúng tôi kêu gọi quý vị công bố các phát hiện liên quan đến thảm họa cá chết hàng loạt và danh tính những người gây ra thảm họa đó.
Nhân dân Việt Nam phải được thông báo thường xuyên và đầy đủ.
Chính quí vị cùng với các bộ liên quan phải thi hành ngay lập tức các quy định để bảo vệ người dân và môi trường.
Những người chịu trách nhiệm gây ra thảm họa môi trường và thiệt hại về sức khỏe cho nhân dân phải được đưa ra  trước tòa và phải tội ác phải bị trừng phạt.
Phải đảm bảo rằng các tội ác được làm sáng tỏ trực tiếp, toàn diện và không che đậy và rằng tất cả những người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thảm họa phải đối mặt với công lý.
Trân trọng,
Axel Köhler-Schnura
(Chủ tịch hội đồng quản trị)
Sarah Schneider
(Giám đốc điều hành)
Những người có trách nhiệm gửi BVN


http://www.boxitvn.net/bai/43515

Khi Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau: Bốn bài học Lịch sử

PLS : Khiếp dịch gì mà dở ẹt như vậy? Nhưng thôi cũng còn hơn là không có gì !! Nhưng mà dịch quờ quạng như vậy thì ta cũng comment tàm tạm thôi nghen ! 

Bốn cái ý tưởng của ông Matthew Pennekamp cũng khá đấy !

Một là, "Việc Mỹ can dự vào Việt Nam được đặt nền móng trên một tiền đề sai", đúng vậy ! Là vì hồi đó Mỹ họ chỉ quan tâm tới việc củng cố sức mạnh của họ, để đối trọng với sức mạnh của khối Cộng sản hồi đó có vẻ là quá mạnh. Hiện giờ tôi thấy tình hình tương tự giữa thế giới văn minh và thế giới Hồi giáo.

Nhưng nếu ta suy nghĩ kỹ một chút, thì sẽ thấy rằng không có cái khối nào to lớn quá mà nó lại đoàn kết mãi được. Ông tác giả ổng cũng có nói về sự rạn nứt trong lòng khối Cộng sản. Chỉ có lợi ích chung nó mới gắn kết được những cá thể/cộng đồng khác nhau lại với nhau. Nếu khối Cộng sản nghèo quá, thì tự nó sẽ phải tan rã thôi.

Và nếu Mỹ thông minh hơn một chút, thì họ sẽ thấy rằng dân Việt Nam không phải là một dân tộc man rợ, vì họ hiếu học. Lẽ ra Mỹ không nên đánh nhau với Bắc Việt, mà chỉ nên giúp đỡ nó thôi, thì đất nước Việt Nam đã không phải bị chia cắt, chiến tranh làm cho suy yếu và làm lợi cho Trung Quốc.

Ông tác giả cũng có một nhận định rất sắc sảo là ông Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách hợp tác với Pháp để đẩy quân Tàu Quốc dân đảng ra khỏi miền Bắc. Cho nên tôi không tin bất cứ luận điệu nào nói rằng ông Hồ là người Tàu hay là gián điệp Tàu. Ông ấy là một người Việt yêu nước đích thực. Pháp và Mỹ hồi ấy có lãnh đạo kém, cho nên mới không hợp tác với ông ấy, thế thôi !

Luân điểm thứ hai là, "Hãy coi chừng một nhà lãnh đạo mới cần chứng tỏ sức mạnh của mình. Ông ta có thể chỉ tấn công ra ngoài", cũng đúng luôn ! Cho nên là nếu đúng lúc ấy mà ta nghênh chiến là ta trúng kế của chúng. Vì tên lãnh đạo Trung Quốc nào mà phải đem quân đi đánh nước ngoài là hắn yếu lắm rồi, hắn muốn phân tán sự chú ý ra nước ngoài để rảnh tay giành lại quyền lực trong nước. Trong trường hợp đó, ta phải tránh né, rút lui, kiểu "vườn không nhà trống", trong lúc chờ quốc tế lên tiếng, gây áp lực. Khi tên hiếu chiến và bộ sậu của chúng sập tiệm rồi thì ngay lúc ấy mới tung quân ra đánh đuổi chúng đi, lấy lại tất cả những gì là của mình.

Về phần luận điểm thứ ba "Dân thiểu số như một cái cớ có sẵn", thì tôi thấy bof bof, nói theo kiểu Pháp nghĩa là vô thưởng vô phạt. Dân Hoa kiều phải hiểu là, họ là người Việt Nam, họ phải tuyên bố bảo vệ Việt Nam. Còn nếu họ yêu Tàu quá thì cứ việc về Tàu mà sống, cho biết thế nào là đời ngay.

Về ý tưởng thứ tư, "Xác định lại mục tiêu nếu mục tiêu ban đầu không còn hiệu lực", thì chắc là ông Song Phan dịch tệ quá nên tôi chẳng hiểu gì sất. Chắc ý ông tác giả nói là, mục tiêu đề ra bị thất bại thì khỏa lấp lung tung, nhưng mà nói chung Trung Quốc có làm như vậy thì cũng không ảnh hưởng gì ! Ai muốn nói gì thì nói chứ ! Dù sao thì Liên Xô cũng có giúp Việt Nam thật và dân Đông Âu nói chung họ có đầu óc logique và đàng hoàng, không có lừa đảo ai. Nhưng mà ông Putin thì quả là cũng hơi già rồi, tuy là trông ông ấy còn rất trẻ :-), cho nên là ông ấy cũng không còn được xuất sắc như thời trẻ nữa. Nếu ông ấy lại cứ muốn cho Trung Quốc "đàm phán song phương" với Việt Nam trên biển Đông thì em đành phải bỏ chàng mà đi :-( Và Mỹ bây giờ cũng xứng danh cường quốc, ta có thể yên tâm hợp tác với họ hơn, nếu không phải là ông Donald Trump dở hơi ông ấy lên làm Tổng thống !

Khi Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau: Bốn bài học Lịch sử

“Với căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Hoa Kỳ rút lại lệnh hạn chế vũ khí, chiến tranh Trung-Việt đáng xem lại lần nữa”.
____
Tác giả: Matthew Pennekamp
Dịch giả: Song Phan
21-05-2016
Bắc Kinh và Hà Nội đã từng bất hoà với nhau trước đây
H1Một xe tăng T-55 Rumani phát ra luồng lửa khi tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật Platinum Lynx 16-4 ở khu vực huấn luyện Babadag, Romania, ngày 21-4-2016. Mục đích đằng sau Platinum Lynx là cải thiện sự sẵn sàng và tăng cường khả năng làm việc liên tục với NATO và các nước đối tác khác trên thế giới (Ảnh: TQLC Mỹ/ Cpl. Immanuel M. Johnson).
Trong chuyến đi vòng quanh tới Đông và Đông Nam Á gần đây của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, tại một cuộc họp báo chung với ông Trần Đại Quang, Chủ Tịch nước Việt Nam, ông [Obama] đã thông báo rằng, lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã được dỡ bỏ. Mặc dù cho đến nay Nhà Trắng vẫn trấn an những nhà quan sát nhân quyền rằng, bất kỳ sự bãi bỏ chính sách nào thời chiến tranh lạnh này sẽ ràng buộc trực tiếp với hồ sơ cải thiện các vấn đề tự do về ý thức của Hà Nội (phải thừa nhận rằng mô tả của Obama là “khiêm tốn”), điều mà rốt cuộc chứng minh là quan trọng hơn trong con mắt của giới chức Washington là điều mà Harold Macmillan có lần mô tả như là yếu tố quyết định chính trong chính trị: “sự kiện, bạn quý ơi, sự kiện!”
Đối với Obama, sự kiện quan trọng nhất trong đầu là tiềm năng đáng sợ đối với một sự rỗng ruột của công cuộc chuyển trục sang châu Á đầy tham vọng mà ông đã khai sinh bảy năm rưỡi trước đây. Trong khi tổng thống đã cho phép chú tâm trong chính sách đối ngoại của mình bị phân tán bởi cơn xoáy Trung Đông cũng như một nước Nga có đầu óc phục hồi lãnh thổ cũ, thật sự không phải lỗi về ông hoàn toàn; cả hai ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đã chẳng làm gì để xoa nắn lợi ích vùng Vành đai Thái Bình Dương. Mặc dù phần lớn ngôn ngữ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được thảo ra và đàm phán ở Bộ Ngoại giao thời bà Hillary Clinton làm Ngoại trưởng, ứng viên Clinton, cảm nhận một cơn gió mạnh nổi lên từ cánh trái, đã xoay mạnh lái chiến dịch vận động tranh cử của mình về phía cảng, đương đầu với luồng gió “Cách mạng” của  Bernie Sanders. Bà đã sống sót sau cơn bão, nhưng khả năng bà đảo trở lại về vị thế ủng hộ TPP là không hiệu quả—nói theo cách của một thủ tướng Anh khác, Winston Churchill, các nhà chính trị có thể dễ dàng phản bội; chính sự phản bội lần nữa càng trở nên tệ hại hơn. Và tất nhiên, lời to tiếng của Donald Trump liên quan tới các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc đã gây ra sự rúng động chung của nó.
Tuy nhiên, đối với người Việt, “sự kiện” không phải chỉ thoáng qua vì sự mất tin cậy với láng giềng phương bắc đã chồng chất đời đời kiếp kiếp. Cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam có ghi chép đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, khi Tần Thủy Hoàng mở rộng Trung Quốc mới thống nhất tới các dải đất miền bắc Việt Nam. Tình trạng này, với việc Trung Quốc thực hiện ít nhiều quyền bá chủ trên vương quốc phiên thuộc Việt Nam, kéo dài cho đến năm 1884 khi người Pháp trở thành những ông chủ thực dân mới ở Đông Nam Á. Chính mong muốn tối hậu của Washington trong việc củng cố địa vị của Pháp tại Việt Nam mà trên thực tế đã dẫn đến sự can dự đầu tiên của Mỹ dưới thời Tổng thống Truman. Tuy nhiên, suốt toàn bộ thời gian, Hồ Chí Minh giữ trong đầu ai mới là kẻ thù đáng lo ngại hơn, qua việc thật sự cộng tác với Pháp để đẩy quân Quốc dân Đảng Trung Quốc ra khỏi miền bắc Việt Nam sau Thế chiến thứ II.
Năm 1979, mười năm sau khi Hồ Chí Minh mất, nghi ngờ của ông đã được kiểm nghiệm. Với hai trăm ngàn quân Trung Quốc tụ tập ở biên giới phía Bắc Việt Nam, sẵn sàng tiến sang xâm phạm. Thất bại của họ tạo ra một vết lõm sâu rộng trong chiến thuật du kích vốn đã phục vụ Việt Nam rất tốt chống lại Pháp và người Mỹ là một điểm then chốt hiển nhiên cần nắm. Nhưng trong lĩnh vực lịch sử rộng lớn hơn có những bài học sâu xa hơn cần được lượm lặt. Đây là bốn bài học khác:
1. Việc Mỹ can dự vào Việt Nam được đặt nền móng trên một tiền đề sai, và Chiến tranh Trung-Việt đã cho thấy điều đó.
Kể từ khi Tổng thống Eisenhower sử dụng cách ví von về sự đổ nhào dây chuyền của các con cờ Domino để giải thích mối đe dọa của Chủ nghĩa Cộng sản tới các nước Đông Nam Á sau chiến thắng năm1949 của Mao trong cuộc nội chiến Trung Quốc, khái niệm này phục vụ như là một nền tảng tri thức chiếm ưu thế quyết định chính sách chiến tranh lạnh của Mỹ. Thuyết này đòi hỏi bước tiến của chủ nghĩa cộng sản trên các nẽo đường của nó phải được chặn lại, vì các quốc gia đã chuyển thành đỏ, sát cánh đi với nhau và đã gạt bỏ các bất bình trong lịch sử để cùng theo đuổi mục tiêu chung là truyền bá tư tưởng Mác-xít. Đó là logic dẫn dắt các nhà hoạch định chính sách Washington bảo vệ miền Nam Việt Nam trong gần hai thập kỷ. Nhưng việc xem mối đe dọa Cộng sản vững như một hòn đá tảng đáng lẽ có thể đã được ngăn chặn ít ra là vào cuối thập niên 1950 khi những tin đồn về sự chia rẽ Trung-Xô đã bắt đầu xuất hiện (trớ trêu thay, các cựu giới chức Bộ Ngoại giao duy nhất có khả năng phân tích một sự phát triển như vậy, nhóm China Hands huyền thoại [nhóm chuyên gia về TQ], lại nhìn thấy sự nghiệp của họ bị việc hù doạ của McCarthy ngăn lại). Trong việc chơi trò mở cửa cho Trung Quốc năm 1972 bên ngoài việc theo đuổi hòa hoãn với Liên Xô thời Brezhnev, bộ đôi Nixon / Kissinger đã đưa ra tín hiệu đánh giá cao các rạn nứt trong nội bộ Cộng sản.
Chính cuộc chiến tranh Trung-Việt đã làm cho các rạn nứt đó tỏ rõ cho mọi người đều thấy. Năm 1978, Việt Nam, mệt mỏi về sự bất ổn ở biên giới Campuchia – Việt Nam, do chính quyền Khmer Đỏ cầm quyền từ năm 1975 gây ra, đã phát động một cuộc tấn công vào Campuchia và chiếm lấy Phnom Penh. Tuy nhiên, trong ván bài cạnh tranh lớn Moscow – Bắc Kinh, điều này được diễn giải (một cách chính xác) là một quốc gia liên kết với Moscow gây chiến với một quốc gia liên minh với Bắc Kinh. Trong một màn luân vũ, phần nào gợi nhớ đến tháng 8 năm 1914 [thời gian khởi đầu thế chiến thứ nhất], Trung Quốc, không thể cho phép sự sỉ nhục này được bỏ qua không lời đáp trả cho đồng minh của mình, đã can thiệp chống lại Việt Nam, dàn dựng cuộc xâm lược dẫn đến chiến tranh Trung-Việt. Cũng thú vị khi lưu ý là trước khi tỏ rõ Việt Nam sẽ tự mình chống lại quân đội Trung Quốc, Liên Xô đã cung cấp trang thiết bị quân sự cho Hà Nội và đã phái tàu hải quân yểm trợ đến biển Đông để trợ giúp cho việc thu thập tin tức.
2. Hãy coi chừng một nhà lãnh đạo mới cần chứng tỏ sức mạnh của mình. Ông ta có thể chỉ tấn công ra ngoài.
Vào năm 1979, nhà lãnh đạo nhỏ thó Đặng Tiểu Bình mới xác lập được quyền lực, thấy được mối đe dọa thù địch do bè lũ 4 tên cuồng Mao (do Giang Thanh, vợ thứ tư của Mao cầm đầu) đặt ra. Đặng có ý muốn cho thấy cách lãnh đạo của mình phá vỡ và tách biệt với cách chính thống của Mao. Tuy nhiên, các bước đi chệnh choạng về phía tự do hóa kinh tế vốn xác định kinh nghiệm của Trung Quốc sau thập niên 1980 không thể xảy ra nếu trước hết Đặng không củng cố quyền lực và chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình (khái niệm về Thiên mệnh đế vương xưa cũ, dù không còn chính thức, vẫn chưa bao giờ thật sự thoát ra khỏi tâm trí của người Trung Quốc). Không ngạc nhiên là việc tiến hành cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù lịch sử lâu dài là cách chắc chắn nhất để đạt được cả hai điều đó.
Ngoài ra, đối với một nhà lãnh đạo Trung Quốc, để thăng lên vị trí lãnh đạo tối cao, quyền lực của ông ta phải dựa trên ba trụ cột hiệu quả: điều khiển nhà nước, điều khiển Đảng Cộng sản, và điều khiển quân đội. Trong việc lựa chọn chỗ nào—và quan trọng lúc nào—để đánh như ông ta đã làm, Đặng Tiểu Bình có thể mua thời gian quý báu cho mình trong năm đầu tiên nắm quyền để củng cố quyền lực của chính mình ở Bắc Kinh, trong khi quân đội Trung Quốc bị quá phân tâm bởi một chiến dịch sôi động có nhiều trở ngại phải vượt qua.
3. Dân thiểu số như một cái cớ có sẵn
Cho dù đó là việc Hitler khăng khăng cho rằng người Đức Sudeten đã bị gạt ra bên lề ở Tiệp Khắc, việc Putin tin vào vai trò của Nga là kẻ bảo vệ người sắc tộc Nga bên ngoài biên giới của mình, việc Milosevic và Tudman xẻ chia Bosnia nhân danh dân tộc Serbia và Croat, quả thật, việc phương Tây trợ giúp cho những người Hồi giáo Bosnia và  Albania trong cùng cuộc xung đột đó, việc sử dụng dân thiểu số được cho là bị đối xử tệ hai như một cái cớ gây chiến (casus belli) là một chiến thuật thăm dò và kiểm nghiệm. Điều này cho thấy đúng trong trường hợp chiến tranh Trung-Việt, với Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội đối xử tệ với những người Hoa ở Việt Nam. Giống như nhiều trường hợp nại lý do này, sự đối xử tệ hại thực tế đã bị phóng đại; quả thật, những nhân viên kích động từ đại sứ quán Trung Quốc đã dựa vào việc đàn áp người Hoa để ca bài chống Liên Xô (và với cuộc cờ về sự chia rẽ Trung-Xô trong đầu, cũng ngầm chống Việt Nam). Cũng không phải việc đối xử của Hà Nội có tính trừng phạt—nó tập trung vào việc cố gắng đồng hóa họ sâu đậm hơn vào văn hóa Việt. Những nỗi khổ mà người Hoa gánh chịu, trong chừng mực mà chúng tồn tại, chỉ là một cái cớ.
4. Xác định lại mục tiêu nếu mục tiêu ban đầu không còn hiệu lực
Hầu hết các cơ quan chính sách ngoại giao Washington đều biết trò xảo thuật khi thấy nó. Vào tháng 8 năm 2012, khi Barack Obama công bố rằng việc triển khai và sử dụng vũ khí hóa học của lực lượng Syria vẫn còn trung thành với Bashar al-Assad tạo thành việc vượt quá “lằn ranh đỏ”, cụm từ này mơ hồ một cách thích hợp để sau này tổng thống thêm vào lời giải thích chính xác về điều gì sẽ xảy ra nếu lằn ranh bị vượt— dù hầu hết (kể cả Obama, theonghiên cứu của Jeffrey Goldberg về việc ra quyết định của tổng thống) đều cho rằng nó sẽ dính dáng đến các cuộc không kích. Khi điều đó được cho thấy là không khả thi về mặt chính trị, John Kerry, khi nhận câu hỏi của phóng viên về việc liệu chuyện tướt lấy kho vũ khí hoá học hiện có của Assad với sự trợ giúp của Nga là hoàn thành hành động cần phải có do đã vẽ lằn ranh đỏ ngay lúc đầu, bất ngờ thấy mình không đúng. Điều này trong chính sách đối ngoại, tương đương với việc dời khung thành rồi tuyên bố thắng.
Trung Quốc đã từng sử dụng trò này khi họ phát hiện ra đối thủ Việt Nam của họ khó trị như thế nào. Với hai trăm ngàn quân dành cho hành động phiêu lưu đó, nửa triệu được huy động thêm, và chính bản thân Đặng cũng tìm kiếm sự bảo đảm của Jimmy Carter, rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào cuộc chiến tranh sắp tới, có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có nhiều mục tiêu tham vọng hơn trong đầu. Việc Trung Quốc thừa nhận rằng, họ can thiệp để giúp đồng minh Campuchia, khiến người ta tin rằng họ có ý định đánh cho đến khi có tiến bộ thấy được trên mặt trận Campuchia. Tuy nhiên, ba tuần sau đó, khi đã xác định được rằng Việt Nam sẽ không rời bỏ Hà Nội hay chuyển bất kỳ lực lượng nào từ Campuchia về để chống lại mối đe doạ ở phía Bắc, Bắc Kinh bắt đầu rào đón bằng cách nói rằng việc chứng minh Liên Xô không có khả năng bảo vệ đồng minh, tự nó đã là một thắng lợi.
Với căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Hoa Kỳ rút lại lệnh hạn chế vũ khí, chiến tranh Trung-Việt đáng xem lại lần nữa.
Matthew Pennekamp là một nhà nghiên cứu thường trực tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia (Center For the National Interest).