jeudi 2 juin 2016

Emile gặp Sophie

(Quyển năm : Sophie hay là người nữ)

Khi nghe đến tên Sophie, hẳn bạn sẽ thấy Émile rùng mình. Bị choáng bởi một cái tên thân thương đến thế, chàng giật mình thức tỉnh, và ném một ánh nhìn háo hức lên người nữ nào dám mang tên ấy. Sophie, ôi Sophie ! Có phải chính là em mà trái tim tôi tìm kiếm? Có phải em là người mà tim tôi yêu ? Chàng quan sát nàng, chàng chiêm ngưỡng nàng với môt tình cảm lo sợ và ngờ vực. Chàng không thấy được chính xác gương mặt mà chàng đã tự vẽ nên; chàng không rõ gương mặt mà chàng trông thấy hay hơn hay là kém. Chàng nghiên cứu từng đường nét, chàng rình mò từng cử động, từng cử chỉ; chàng tìm thấy cả ngàn diễn giải rối bời cho mọi điều ấy; chàng sẵn sàng cho đi một nửa cuộc đời mình để làm cho nàng muốn nói dù chỉ một lời thôi. Chàng nhìn tôi, lo lắng và bối rối, mắt chàng hỏi tôi trăm câu hỏi, trăm lời trách móc. Chàng dường như nói với tôi qua mỗi ánh nhìn : Hãy dẫn dắt con trong khi mà còn thời gian. Nếu trái tim con trao đi và nhầm lẫn, con sẽ không bao giờ trở lại được như xưa nữa.

Émile là chàng trai biết ngụy trang kém nhất trên đời. Làm sao mà chàng tự che giấu mình được khi đang mắc vào nỗi bối rối lớn nhất đời mình, giữa bốn khán giả đang săm soi mình, mà mỗi cái vẻ bề ngoài thờ ơ nhất của họ thực ra đều là chăm chú nhất? Sự rối loạn của chàng chẳng hề thoát khỏi cặp mắt xuyên thấu của Sophie; mắt chàng bảo thêm cho nàng rằng nàng là đối tượng của sự bối rối ấy : nàng thấy rằng nỗi lo âu này còn chưa phải là tình yêu; nhưng điều đó thì có quan trọng gì? Chàng quan tâm đến nàng, và như vậy là đủ : nàng sẽ rất buồn khổ nếu chàng quan tâm đến nàng mà không hề khổ sở gì.

Các bà mẹ có đôi mắt giống như con gái của họ, và thêm sự từng trải nữa. Mẹ của Sophie mỉm cười vì sự thành công của công trình của chúng tôi. Bà đọc đươc trong trái tim của hai trẻ; bà thấy rằng đã đến lúc để xác định trái tim của chàng Télémaque mới; bà khiến cho con gái nói. Con gái bà, với vẻ dịu dàng tự nhiên, trả lời với một giọng rụt rè càng chỉ càng làm cho tác dụng mạnh thêm. Vừa nghe được những âm thanh đầu tiên của giọng nói đó, Émile đã đầu hàng; Đó chính là Sophie, chàng không còn nghi ngờ gì nữa. Nếu đó không phải là nàng, thì cũng đã quá muộn để có thể rút lại.

Thế là khi đó những vẻ quyến rũ của cô gái mê hoặc này ào tới như thác đổ vào tim chàng, và chàng bắt đầu uống ừng ực thứ thuốc độc mà nàng chuốc cho chàng đắm say. Chàng không nói nữa, chàng không trả lời nữa; chàng chỉ còn thấy Sophie; chàng chỉ nghe thấy Sophie : nếu nàng nói một lời, chàng há miệng ra; nếu nàng nhìn xuống, chàng nhìn xuống; nếu chàng thấy nàng thở dài, chàng cũng thở dài : dường như chính là tâm hồn của Sophie làm cho chàng sống động. Tâm hồn chàng đã thay đổi biết bao chỉ trong vài khoảnh khắc ! Bây giờ không còn là Sophie run rẩy nữa, mà đến lượt Émile. Vĩnh biệt tự do, thơ ngây, chân thật ! Bối rối, lúng túng, lo sợ, chàng không dám nhìn xung quanh nữa, vì sợ thấy mọi người đang nhìn mình. Xấu hổ vì để cho mình bị nhìn thấu, chàng muốn biến thành vô hình trước tất cả mọi người để thỏa thuê chiêm ngưỡng nàng mà không bị quan sát. Sophie, trái lại, cảm thấy yên lòng vì nỗi lo sợ của Émile; nàng trông thấy chiến thắng của mình, nàng tận hưởng nó.

Nàng không tỏ lộ ra điều đó, mặc dù nàng mừng rỡ trong tim.

Nàng không thay đổi vẻ mặt ; nhưng, dù cho vẻ ngoài khiêm tốn và ánh mắt nhìn xuống, tim nàng thổn thức vì vui sướng và nói cho nàng biết rằng chàng Télémaque của nàng đã được tìm thấy.

Nếu ở đây tôi đi sâu vào câu chuyện có lẽ là quá ngây thơ và quá đơn giản của những ái tình ngây thơ của họ, chắc người ta sẽ nhìn những tình tiết này như là một trò chơi phù phiếm, và người ta lầm đấy. Ta không xem xét đủ kỹ ảnh hưởng của mối quan hệ đầu tiên giữa một người nam và một người nữ trong dòng đời của người này cũng như là người kia. Ta không thấy rằng cái ấn tượng đầu tiên, cũng sống động như là ấn tượng của tình yêu hay là một khuynh hướng dường như là tình yêu, nó có những tác động lâu dài mà ta không hề nhận thấy trong một chuỗi tiến triển của năm tháng, nhưng lại không ngừng tác động cho đến tận khi chết. Trong những văn luận về giáo dục, người ta cung cấp cho chúng ta những lời lẽ dài dòng đao to búa lớn vô dụng và mô phạm về những bổn phận hoang tưởng của trẻ em ; và người ta không nói với chúng ta một lời về cái phần quan trọng nhất và khó khăn nhất của giáo dục, tức là, cuộc khủng hoảng khi bước từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Nếu tôi có thể làm cho những bài luận này trở nên hữu dụng ở chỗ nào đấy, thì đó sẽ đặc biệt là để phát triển thật dài cái phần chính yếu này, vốn bị tất cả những người khác bỏ qua, và để cho mình không hề bị đẩy lùi trong công trình này bởi những sự tinh tế giả tạo, cũng như chẳng hề sợ hãi bởi những khó khăn về ngôn từ. Nếu tôi đã nói cái điều cần phải làm, thì tôi đã nói cái điều mà tôi phải nói : đối với tôi thì việc đã viết ra một cuốn tiểu thuyết cũng chẳng quan trọng gì mấy. Cuốn tiểu thuyết về bản chất con người là một cuốn tiểu thuyết khá đẹp rồi. Nếu nó chỉ được tìm thấy ở trong bài viết này, thì liệu đó có phải là lỗi của tôi không? Đó có phải là lịch sử của giống loài tôi không? Các bạn đã làm cho nó suy đồi, chính các bạn đã khiến cho cuốn sách của tôi trở thành một tiểu thuyết.

Một nhận xét khác càng khiến củng cố thêm cho nhận xét ban đầu, là đây không phải là trường hợp của một chàng trai được giao phó ngay từ tuổi thơ cho nỗi sợ hãi, sự thèm khát, ham muốn, kiêu ngạo, và tất cả những đam mê vốn được dùng làm công cụ cho những nền giáo dục nói chung; mà đây là một chàng trai, không chỉ là với mối tình đầu, mà còn là đam mê đầu tiên của cả giống loài; và từ niềm đam mê này, có lẽ là đam mê duy nhất mà chàng sẽ cảm thấy một cách mãnh liệt trong suốt cả cuộc đời, sẽ phụ thuộc vào đó cái hình thức cuối cùng mà tính cách của chàng sẽ thành hình. Cách thức suy nghĩ, những tình cảm, những thị hiếu của chàng, được xác định bởi một đam mê dài lâu, sẽ đạt đến một sự chắc chắn khiến cho chúng không suy giảm đi nữa.

Người ta hình dung là giữa Émile và tôi thì cái đêm tiếp theo một buổi tối như thế không phải là để mà ngủ. Sao kia ! Chỉ một sự phù hợp của một cái tên thôi mà có thể có bấy nhiêu là quyền lực trên một người đàn ông khôn ngoan? Chỉ có một nàng Sophie trên đời này thôi ư? Hay tất cả các cô ấy đều giống nhau về tâm hồn cũng như là về tên gọi? Tất cả những cô mà chàng sẽ gặp đều là người nữ của chàng ư? Chàng có điên không mà đắm say dường ấy một người nữ không quen biết mà chàng chưa từng nói chuyện? Hãy chờ chút, chàng trai, hãy xem xét, hãy quan sát. Anh còn chưa biết mình đang ở nhà ai, thế mà, nghe anh nói, người ta đã tưởng là anh đang ở trong nhà mình rồi.


(J.-J. Rousseau, Emile hay là về giáo dục)


---------------------------------------


(Livre cinquième - Sophie ou la femme)

À ce nom de Sophie, vous eussiez vu tressaillir Émile. Frappé d’un nom si cher, il se réveille en sursaut, et jette un regard avide sur celle qui l’ose porter. Sophie, ô Sophie ! est-ce vous que mon cœur cherche ? est-ce vous que mon cœur aime ? Il l’observe, il la contemple avec une sorte de crainte et de défiance. Il ne voit pas exactement la figure qu’il s’était peinte ; il ne sait si celle qu’il voit vaut mieux ou moins. Il étudie chaque trait, il épie chaque mouvement, chaque geste ; il trouve à tout mille interprétations confuses ; il donnerait la moitié de sa vie pour qu’elle voulût dire un seul mot. Il me regarde, inquiet et troublé ; ses yeux me font à la fois cent questions, cent reproches. Il semble me dire à chaque regard : Guidez-moi tandis qu’il est temps ; si mon cœur se livre et se trompe, je n’en reviendrai de mes jours.
Émile est l’homme du monde qui sait le moins se déguiser. Comment se déguiserait-il dans le plus grand trouble de sa vie, entre quatre spectateurs qui l’examinent, et dont le plus distrait en apparence est en effet le plus attentif ? Son désordre n’échappe point aux yeux pénétrants de Sophie ; les siens l’instruisent de reste qu’elle en est l’objet : elle voit que cette inquiétude n’est pas de l’amour encore ; mais qu’importe ? il s’occupe d’elle, et cela suffit : elle sera bien malheureuse s’il s’en occupe impunément.
Les mères ont des yeux comme leurs filles, et l’expérience de plus. La mère de Sophie sourit du succès de nos projets. Elle lit dans les cœurs des deux jeunes gens ; elle voit qu’il est temps de fixer celui du nouveau Télémaque ; elle fait parler sa fille. Sa fille, avec sa douceur naturelle, répond d’un ton timide qui ne fait que mieux son effet. Au premier son de cette voix, Émile est rendu ; c’est Sophie, il n’en doute plus. Ce ne la serait pas, qu’il serait trop tard pour s’en dédire.
C’est alors que les charmes de cette fille enchanteresse vont par torrents à son cœur, et qu’il commence d’avaler à long traits le poison dont elle l’enivre. Il ne parle plus, il ne répond plus ; il ne voit que Sophie ; il n’entend que Sophie : si elle dit un mot, il ouvre la bouche ; si elle baisse les yeux, il les baisse ; s’il la voit soupirer, il soupire : c’est l’âme de Sophie qui paraît l’animer. Que la sienne a changé dans peu d’instants ! Ce n’est plus le tour de Sophie de trembler, c’est celui d’Émile. Adieu la liberté, la naïveté, la franchise. Confus, embarrassé, craintif, il n’ose plus regarder autour de lui, de peur de voir qu’on le regarde. Honteux de se laisser pénétrer, il voudrait se rendre invisible à tout le monde pour se rassasier de la contempler sans être observé. Sophie, au contraire, se rassure de la crainte d’Émile ; elle voit son triomphe, elle en jouit.
No’l mostra già, ben che in suo cor ne rida.
Elle n’a pas changé de contenance ; mais, malgré cet air modeste et ces yeux baissés, son tendre cœur palpite de joie, et lui dit que Télémaque est trouvé.

Si j’entre ici dans l’histoire trop naïve et trop simple peut-être de leurs innocentes amours, on regardera ces détails comme un jeu frivole, et l’on aura tort. On ne considère pas assez l’influence que doit avoir la première liaison d’un homme avec une femme dans le cours de la vie de l’un et de l’autre. On ne voit pas qu’une première impression, aussi vive que celle de l’amour ou du penchant qui tient sa place, a de longs effets dont on n’aperçoit point la chaîne dans le progrès des ans, mais qui ne cessent d’agir jusqu’à la mort. On nous donne, dans les traités d’éducation, de grands verbiages inutiles et pédantesques sur les chimériques devoirs des enfants ; et l’on ne nous dit pas un mot de la partie la plus importante et la plus difficile de toute l’éducation, savoir, la crise qui sert de passage de l’enfance à l’état d’homme. Si j’ai pu rendre ces essais utiles par quelque endroit, ce sera surtout pour m’y être étendu fort au long sur cette partie essentielle, omise par tous les autres, et pour ne m’être point laissé rebuter dans cette entreprise par de fausses délicatesses, ni effrayer par des difficultés de langue. Si j’ai dit ce qu’il faut faire, j’ai dit ce que j’ai dû dire : il m’importe fort peu d’avoir écrit un roman. C’est un assez beau roman que celui de la nature humaine. S’il ne se trouve que dans cet écrit, est-ce ma faute ? Ce devrait être l’histoire de mon espèce ? Vous qui la dépravez, c’est vous qui faites un roman de mon livre.
Une autre considération qui renforce la première, est qu’il ne s’agit pas ici d’un jeune homme livré dès l’enfance à la crainte, à la convoitise, à l’envie, à l’orgueil, et à toutes les passions qui servent d’instruments aux éducations communes ; qu’il s’agit d’un jeune homme dont c’est ici, non seulement le premier amour, mais la première passion de toute espèce ; que de cette passion, l’unique peut-être qu’il sentira vivement dans toute sa vie, dépend la dernière forme que doit prendre son caractère. Ses manières de penser, ses sentiments, ses goûts, fixés par une passion durable, vont acquérir une consistance qui ne leur permettra plus de s’altérer.
On conçoit qu’entre Émile et moi la nuit qui suit une pareille soirée ne se passe pas toute à dormir. Quoi donc ! la seule conformité d’un nom doit-elle avoir tant de pouvoir sur un homme sage ? N’y a-t-il qu’une Sophie au monde ? Se ressemblent-elles toutes d’âmes comme de nom ? Toutes celles qu’il verra sont-elles la sienne ? Est-il fou de se passionner ainsi pour une inconnue à laquelle il n’a jamais parlé ? Attendez, jeune homme, examinez, observez. Vous ne savez pas même encore chez qui vous êtes ; et, à vous entendre, on vous croirait déjà dans votre maison.

(Jean-Jacques Rousseau, Emile ou de l'éducation)

2 commentaires:

  1. Ce commentaire a été supprimé par l'auteur.

    RépondreSupprimer
  2. Gửi Phulangsa
    Rất mong bạn cố gắng dịch nốt bài Luận về nguồn gốc bất bình đẳng của Rousseau và cho phép tôi đăng tải, giới thiệu đến với nhiều người đọc trong nước Việt nam hơn.
    Hội truyền bá sách khai sang!

    RépondreSupprimer