mardi 13 juin 2017

Quanh vụ sân golf sát sân bay Tân Sơn Nhất: Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?

PLS : Nè các bác,

Các bác thôi đừng có làm chuyện ruồi bu có được không? Tôi chán các bác đến tận cổ rồi !!

Về cái vụ báo cáo về sân bay TSN và sân bay Long Thành thì tôi đọc từ lâu rồi, từ nhiều năm trước rồi ! Bài báo cáo rất thuyết phục, vì sao mà không xây được thêm đường băng ở TSN, và đã dự báo là với tốc độ phát triển như vậy, thì đến 2025 TSN sẽ kẹt cứng không thể nào chịu nổi nữa ! Cho nên tôi mới hối thúc các bác làm sân bay Long Thành mãi mà các bác cứ bướng như lừa, chậm như rùa bò ấy ! Các bác để yên mấy cái sân golf ở đấy cho tôi có được không? Nó trống huếch trống hoác ra như vậy, thì nó làm phiền gì các bác? Chỉ có cấm xây dựng nhà cửa thôi chứ? Đừng có mở thêm đường băng nữa, sân bay vá víu, chật chội như ổ chuột, để cho phi công mỗi lần
hạ cánh họ bị căng thẳng thần kinh à? Tính toán gì như cái anh đồng nát ấy ! Ối ông Xuân Phúc ơi là ông Xuân Phúc ơi !



Vấn đề của TSN hiện giờ mới là kẹt bên ngoài cổng chứ bên trong chắc là còn cầm cự được (đến năm 2025, tôi đoán thế, vì thấy báo cáo dự đoán cũng rất là chính xác). Cho nên nếu được các bác nên tính toán làm sao để mở được cổng vào thứ hai để tránh được kẹt ở cái đường Trường Sơn ấy ! Nếu mở được cửa ấy ở phía sân golf thì tốt, thu hồi sân golf lại, nhưng mà tôi sợ là vấn đề là giải tỏa mặt bằng kia, dân ta lại kiện tụng không chịu đi kia ! Nhưng theo ý tôi là vấn đề quốc gia đại sự là phải áp đặt, bọn nào không chịu đi là a lê hấp, cho công an đến cưỡng chế chúng luôn, sau đó vừa đấm vừa xoa, cho chúng một nơi ở mới đẹp đẹp một chút là chúng hài lòng !


Cái sân bay Long Thành ngon ăn như thế khối nước muốn làm, cả Pháp cũng muốn làm kia kìa ! Nhưng tôi đảm bảo với các bác là bọn Trung Quốc không muốn ta làm, nếu đấy không phải là do chính chúng làm ! Nhưng sân bay ấy không thể để cho Trung Quốc làm được, có mà máy bay đâm đầu xuống đất hết ! Chứ các bác chỉ cần đàm phán với nước nào đấy (anh Trump ơi, cứu em !! Việc làm cho dân Mỹ đây nè !! Hay là dụ anh Macron thử xem, ảnh thông minh quá trời luôn, sẽ suy nghĩ đấy ! Chẳng lẽ Nhật không muốn làm à? Cấp chế độ VISA đặc biệt cho dân Nhật thì họ có chịu không? Còn Hàn Quốc nữa, chắc là đang giận mình cái gì nên đem vụ lính Đại Hàn ra nói hả? Nè bớt ăn thịt chó đi cho tính tình bớt hung tợn dã man nghen !) Họ cho mượn tiền xây dựng đường băng lớn đầu tiên thôi để giải cứu TSN, cho họ khai thác, còn những đường băng sau thì tự mình làm !

Còn nợ công ấy hả? Vì sao mà Pháp giàu? Tôi nghe nói Pháp nợ hơn hai ngàn tỉ ơ rô ! Bán ráo cả điện Versailles rồi ! Dân Pháp cứ mỗi lần bầu cử là lại lôi ra nói nói, hết bầu cử lại êm, có làm sao đâu? Tất nhiên là họ đủ thông minh để không để vỡ nợ như Hy Lạp ! Nhưng mà nói cho cùng, chiến tranh thế giới hạt nhân nổ ra, thì trái đất nổ tung hết, chẳng ai còn nợ ai nữa ! Cho nên ta còn sống được ngày nào thì ta cứ sống, việc gì phải nhịn ăn nhịn mặc? Ta cứ xây sân bay Long Thành ! Mai mốt xuất khẩu du lịch bù lại là đâu lại vào đấy ! 



Tôi thấy cái đường bộ cao tốc Bắc Nam mới là nhảm nhí, đây mới chính là nhóm lợi ích thân Trung Quốc muốn làm thì có ! Các bác để tiền ấy làm sân bay Long Thành đi ! Đừng có nghe bọn Trung Quốc, chúng tìm cách lừa cho các bác vỡ nợ đấy !

Quanh vụ sân golf sát sân bay Tân Sơn Nhất: Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất?

 Tác giả: Nhóm PV
Nhiều ý kiến cho rằng, các số liệu báo cáo, thậm chí các trích dẫn tài liệu quốc tế được sử dụng không chính xác, thiếu nghiêm túc trong vấn đề hệ trọng như Tân Sơn Nhất. Điều đó tạo nghi ngờ việc cố tình không mở rộng Tân Sơn Nhất, giữ đất làm sân golf.
————– 
.
Vừa chơi golf vừa ngắm máy bay cất cánh? Ảnh: PV.  
Vừa chơi golf vừa ngắm máy bay cất cánh? Ảnh: PV.
“Trích dẫn sai ý của ICAO”
.Một trong những nội dung gây tranh cãi nhất xung quanh Sân bay Tân Sơn Nhất những ngày qua là công suất của đường cất hạ cánh tại sân bay này tới đâu, có cần xây thêm đường cất hạ cánh mới hay không?
TS Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, đã kỳ công đọc bản gốc các khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để tìm lời giải. Theo TS Phúc, Bộ GTVT đưa ra số liệu: Khoảng cách giữa hai đường băng của Tân Sơn Nhất chỉ có 365m, không đạt tiêu chuẩn của ICAO. Từ đó, khi nói về việc nâng cấp Tân Sơn Nhất, Bộ này cho rằng phải làm thêm một đường băng mới cách đường băng cũ khoảng 1.400m cho phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO, tương ứng phải giải phóng một vùng đất rộng tới 1.500ha và buộc phải di dời 140.000 hộ gia đình với khoảng 500.000 ngàn dân, chi phí di dời tới 9,1 tỷ USD.

Theo ông Phúc, ICAO không hề đưa ra “tiêu chuẩn” cho khoảng cách giữa hai đường băng, mà chỉ đưa ra khuyến nghị. Tại phụ lục 14 về cảng hàng không, trong chương 3, là phần khuyến nghị cho khoảng cách giữa hai đường băng song song. Khuyến nghị này rất chi tiết, liên quan đến mức độ lớn nhỏ của sân bay, chiều dài chiều rộng và đặc tính của đường băng, các chế độ cất hạ cánh độc lập hỗn hợp…
Áp dụng khuyến nghị này vào trường hợp cụ thể của Tân Sơn Nhất, có hai đường băng song song cấp 4D, dài 3.200m và 3.800m, hoạt động không độc lập, cất hạ cánh hỗn hợp (cả hai đường băng cho phép cất và hạ cánh), sẽ thấy rằng khoảng cách tối thiểu giữa hai đường băng phù hợp với khuyến nghị là 300m. Trong khi khoảng cách ở Tân Sơn Nhất là 365 m.
Đối với trường hợp hai đường băng song song hoạt động đồng thời và độc lập, và chỉ cất hoặc hạ cánh, ICAO khuyến nghị khoảng cách lớn hơn, từ 760m đến 1.400m. “Vì chỉ là khuyến nghị, chứ không phải “tiêu chuẩn” có tính bắt buộc, nên trên thế giới có nhiều sân bay quốc tế, công suất hàng chục triệu hành khách năm, nhưng khoảng cách giữa 2 đường băng song song còn nhỏ hơn 300m” – TS Phúc nói.
Ông Phúc nêu ví dụ, sân bay quốc tế San Francisco, California, có các chuyến bay đến khắp châu Mỹ và một cửa ngõ chính đến châu Âu, châu Á và châu Đại Dương. Năm 2007, sân bay này phục vụ 36 triệu hành khách, xếp hạng thứ 23 trong các sân bay bận rộn nhất thế giới. Thế nhưng hai đường băng song song của sân bay này chỉ cách nhau có 228m. Sân bay Mexico kết nối với hơn 100 điểm trên thế giới, phục vụ 32 triệu lượt khách mỗi năm. Hai đường băng song song của sân bay này chỉ cách nhau có 310m.
Theo tính toán của ông Phúc, nếu lấy phần đất của sân golf để làm thêm nhà ga, sân đỗ cộng với các biện pháp điều hành bay hiện đại, công suất của Tân Sơn Nhất có thể lên đến 80 triệu khách/năm. “Chúng tôi thấy rằng đang có việc gian dối, thiếu tinh thần khoa học trong khi đưa ra các nội dung quan trọng như Tân Sơn Nhất. Điều đó khiến chúng tôi không thể không đặt nghi ngờ việc bóp méo sự thật để bảo vệ sân golf hay vì mục tiêu đẩy nhanh xây dựng Long Thành”- ông Phúc nói.
Báo cáo thiếu chính xác để giữ sân golf Tân Sơn Nhất? ảnh 1 Sân golf (phần điện sáng) nhìn từ sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Bảo An.
Đừng để mọi việc rộ lên mới nghiên cứu 
Những ngày qua, lãnh đạo Giám đốc Cty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC) lên tiếng phản hồi đề nghị xây dựng đường băng dài 2.600 m của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (chuyên gia kỹ thuật hàng không) tại khu vực sân golf hiện nay. Cụ thể, ông Nguyễn Bách Tùng – Giám đốc ADCC cho rằng ngoài diện tích đường băng dài 2.600 m, hệ thống đường băng cần thêm diện tích hai đầu để lắp đèn dẫn đường, phần dự phóng ở cuối đường băng nên buộc phải giải phóng mặt bằng ngoài khu vực sân golf.
Về điều này, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói, chiều ngang của khu vực sân golf hiện nay rộng đến 3.000 m nên nếu quyết tâm làm họ không phải giải phóng quá nhiều, không đền số tiền để mở rộng Tân Sơn Nhất đến 9 tỷ USD như Bộ GTVT đưa ra.
Trước thông tin, Bộ GTVT và tư vấn thiết kế khẩn trương báo cáo Chính phủ đề xuất xây thêm đường băng, mở rộng ra phía sân golf, ông Tống nói: “Chúng tôi rất mừng Chính phủ, Quốc hội quan tâm đến các đề xuất tâm huyết của mình. Nhưng dù sao, các nghiên cứu của chúng tôi dừng lại ở tổng thể. Doanh nghiệp tư vấn thiết kế họ có các công cụ nghiên cứu, đáng ra họ phải đưa ra trước, không nên để Quốc hội và các chuyên gia lên tiếng gay gắt họ mới vội vàng nghiên cứu”.
“Chúng tôi cũng ngại nhất việc họ nghiên cứu vội vàng vài ngày, các cơ quan nhà nước cũng căn cứ vào nghiên cứu của họ để bác bỏ hay đồng thuận. Chúng tôi muốn họ đưa ra phương án phải có những tính toán với các con số cụ thể vì họ được trả tiền để làm việc đó, không thể nói xuông được” – PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đề nghị.
Theo một nguồn tin cho hay, chiều 12/6, Bộ GTVT báo cáo Chính phủ về phương án mở đường cất hạ cánh, nhà ga trên diện tích sân golf hiện nay theo đề nghị của các chuyên gia. Cụ thể, Bộ GTVT tập trung giải trình về tính khả thi của phương án xây dựng đường băng có chiều dài 2.600 m và nhà ga bằng việc giải tỏa sân golf theo đề xuất của PGS.TS Nguyễn Thiện Tống và một số chuyên gia hàng không khác.
Trong bài viết về thực trạng sân bay Tân Sơn Nhất đăng ngày 11/1/2008, Tiền Phong đã cảnh báo, có đoạn: “Chắc chắn là sân bay Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục được khai thác kể cả khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác. Vậy tại sao lại không phát triển Tân Sơn Nhất lên tối thiểu 30 triệu hành khách/năm, thậm chí 50 triệu hành khách/năm bằng quỹ đất đang dự kiến làm sân golf?”.
Khai thác chưa hiệu quả     
Thạc sỹ Nguyễn Phụng Tâm Phúc, kỹ sư trưởng hàng không Emirates (sân bay Kennedy, New York) đặt vấn đề: Tại sao không mở rộng Tân Sơn Nhất để tận dụng vị trí hiện có? Các nước khác sẵn sàng tốn rất nhiều tiền của để đắp sông, lắp biển để có vị trí và diện tích hữu dụng xây dựng sân bay gần trung tâm thành phố. Ta có lợi thế cạnh tranh như vậy lại ngại tốn thêm tiền của để tái đầu tư, mở rộng và phát triển?
Ông Phúc cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất quản lý khai thác dịch vụ không hiệu quả nên chưa khai thác được toàn bộ công năng. Tân Sơn Nhất chỉ sử dụng một mặt tiền cho tất cả các dịch vụ, trong khi các sân bay ở nước ngoài tận dụng triệt để ít nhất 2 mặt ngoài của sân bay cho các dịch vụ khai thác để giảm tải. “Tân Sơn Nhất có thể duy trì vị trí nhà ga hiện tại hoán chuyển làm nhà ga quốc nội, đồng thời phát triển mặt Bắc của sân bay, tận dụng đất sân golf, trục đường Quang Trung-Tân Sơn giải tỏa để xây nhà ga quốc tế mới hoặc xây nhà ga mới trong diện tích đất của Tân Sơn Nhất dưới dạng nhà ga vệ tinh (satellite terminal)”, ông Phúc đề xuất.
————–

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/bao-cao-thieu-chinh-xac-de-giu-san-golf-tan-son-nhat-1157833.tpo
https://kimdunghn.wordpress.com/2017/06/13/35487/#more-35487

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire