lundi 7 avril 2014

Cần suy nghĩ lành mạnh về giáo dục

 
http://www.amec.com.vn/du-hoc-duc-truong-dai-hoc-tong-hop-ky-thuat-munich.html

Hôm nay tôi đọc vài bài báo về giáo dục trên Vietnamnet mà tôi hết sức kinh ngạc.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/169246/that-nghiep--cu-nhan-do-xo-hoc-trung-cap.html
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/169148/nhung-cai-chet-tu-tuyen-sinh.html

Kinh ngạc xong thì cảm thấy buồn phiền, lòng dạ tan nát. Là bởi sao lại có những con người họ suy nghĩ kỳ cục, kém cỏi đến thế về giáo dục. Họ đau khổ vì đất nước có nhiều trí thức học hành bền bỉ, vì thanh niên, thiếu niên hiếu học, vì người dân chịu khó đầu tư vào học hành !!! Họ là ai, họ có nắm giữ quyền hành gì trong Bộ Giáo dục không? Nếu có, thì thật kinh khủng.

Nhưng tôi cũng cảm thấy vui mừng, vui mừng vì những điều làm cho những con người thiển cận, kém cỏi ấy tức tối thì lại là những điểm son cho con người, cho giáo dục Việt Nam. Có những kẻ không hài lòng vì số lượng tiến sĩ, thạc sĩ ở Việt Nam rất đông, số học sinh mong muốn học đại học nhiều hơn dự tính. Còn tôi thì nghĩ chúng ta phải vui mừng vì điều ấy. Tôi tin tưởng rằng, nếu đó là sự thực, thì Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh, hơn là chúng ta tưởng.

Bất cứ một đất nước nào cũng phải vui mừng vì dân chúng ham học, đầu tư cho việc học. Đó là điều kiện tiên quyết cho văn minh và phát triển. Thống kê của Liên hiệp quốc ở Ấn Độ cho thấy, tại một bang mà phụ nữ học hành nhiều so với một bang khác mà phụ nữ học hành kém, thì tỉ lệ sinh đẻ giảm xuống còn 1/3. Họ cũng thống kê là, một người mẹ chỉ cần học hết tiểu học thôi, thì họ biết cho con đi chích ngừa và giữ gìn vệ sinh... Người có học họ khác và hơn người vô học ở chỗ là họ sử dụng được đầu óc của mình, đồng thời vẫn sử dụng được chân tay.

Vấn đề của Việt Nam có lẽ là ở chỗ này, tức là họ cho rằng học để thoát khỏi lao động chân tay, không phải vậy ! Học là để ta vừa sử dụng được chân tay, vừa sử dụng đầu óc, như vậy năng suất lao động mới tăng lên gấp nhiều lần. Sinh viên ở Tây họ vừa đi học vừa đi làm, nhưng làm việc không quá 20h/tuần, để không ảnh hưởng đến việc học. Họ cũng làm những việc chân tay như phục vụ bàn, làm phòng ở khác sạn, giúp việc nội trợ, trông trẻ... và công việc của họ bao giờ cũng có chất lượng rất cao.

Khi bạn đi học, bạn sẽ thấy là lúc nào bạn cũng thiếu thời gian, để đọc sách, để viết bài. Bạn sẽ phải ra sức tổ chức thời gian, bạn sẽ không còn có thể ăn chơi, đàn đúm, tiêu phí thời gian nữa. Bạn học cách sử dụng cái tài sản quý giá nhất của đời người, là thời gian của họ. Bạn cũng học cách giữ gìn sức khỏe, vì không có sức khỏe bạn không làm việc được.

Từ đó dẫn đến một vấn đề khác, là người ta không hài lòng vì sinh viên đã học xong Đại học, lại đi học nghề. Tôi thì thấy điều đó rất tốt. Cái người sinh viên ấy, khi học nghề xong, chắc chắn anh/chị ấy là một lao động tay nghề giỏi. Đầu óc ngu ngốc quá cũng không học nghề nổi đâu. Nếu sợ lãng phí thời gian, thì vấn đề là ở chỗ khác. Đó là rút ngắn thời gian học đại học xuống còn 3 năm chẳng hạn, như ở bên Pháp (trừ các trường lớn), và đối với các em có bằng ĐH rồi, khi chuyển sang học nghề, nên cho phép các em ấy rút ngắn thời gian học nghề.

Về chất lượng giáo dục ĐH, chất lượng giảng viên, tiến sĩ... thì tôi cho rằng, chỉ cần làm một vài động tác nhỏ, là hiệu quả sẽ rất cao. Ví dụ như, chúng ta bắt buộc mỗi một giảng viên phải giảng một môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ (tiếng Anh), giảng trên giảng đường lớn, cho họ thời gian 6 tháng chuẩn bị giáo trình (phải làm được chứ, một giáo trình dạy được nhiều lớp, nhiều năm). Hehe, hiệu quả sẽ thấy ngay lập tức ! Họ sẽ phải tham khảo sách nước ngoài để viết giáo trình, và một khái niệm mà họ nắm được bằng hai thứ tiếng, thì họ sẽ nắm rất chắc và giảng giải rất rõ ràng.Từ đó đến xuất khẩu giáo dục chỉ còn là một bước nhỏ thôi.

Tôi chỉ mong mọi người hiểu ra một điều, là một người học giỏi, thì phải học bền. Tôi tin rằng, một người đã kiên trì học hành, đến đạt được bằng Tiến sĩ, thì họ chắc chắn có một bề dày kiến thức không phải tầm thường. Tôi biết nhiều kẻ chỉ tìm cách chê bai, sỉ nhục những người có bằng cấp, nhưng rất thường là những người đó là những người học dốt (thậm chí là họ có bằng cấp, kể cả bằng giả), và họ phải cứu vớt giá trị của mình bằng cách coi thường những người ham chuộng học hành.

3 commentaires:

  1. Em thích bài viết này Phulangsa.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Merci mac ngon, je pense à toi, je vais chercher un cours de français débutant pour toi. Mais cette semaine j'ai encore un concours. Attends donc un peu s'il te plaît!

      Supprimer