jeudi 29 septembre 2016

Ballet beauté - Les pieds et les articulations (Bàn chân và khớp xương)

 Hi Loan and everybody,

Loan chịu khó theo dõi kỹ bài này nhé. Đây là một bài rất quan trọng để Loan giữ được tư thế đẹp. Sau bài này mình sẽ còn một bài nữa về chuyển động đẹp và sau đó Loan sẽ chắc cú top 5 luôn. Còn để đoạt vương miện (một cách lương thiện, không lừa đảo), thì ngoài việc trời muốn, còn phải có một cái bí quyết thành công nữa :-)


Lẽ ra một vận động viên bóng chuyền thì phải là một chuyên gia về tư thế và chuyển động rồi, nhưng vì Loan tưởng Loan xấu, cố gắng sửa dáng (dấp) đi cho nên là bây giờ chúng mình phải sắp xếp lại mọi thứ. Diệu Ngọc có chia sẻ rằng trước đây dáng của cô ấy xấu là do cao quá nên cứ khom người xuống, vấn đề của Loan cũng y như vậy, chứ không phải là do bóng chuyền. Nhờ môn bóng chuyển, mà chuyển động và dáng dấp tự nhiên của Loan còn đẹp hơn Diệu Ngọc nữa.

Vậy bây giờ Loan và các bạn xem cái clip này, chịu khó theo dõi kỹ vì ông thày ổng người Mỹ mà lại nói tiếng Pháp nên các bạn chắc không hiểu, nhưng ông ấy có minh họa và mình phải xem kỹ những đoạn minh họa ấy (ở dưới phần comments có người cũng dịch sơ sang tiếng Anh):



Vậy thì, ý của ông thày là, để múa (và chuyển động tốt), thì việc có đôi chân tốt là nền tảng, cũng như là nền móng của một ngôi nhà ấy.

1- Từ phút 1'20 - 3'33 :  tạo khoảng cách giữa khớp xương

Ông ấy bắt đầu bằng việc lôi ra một cái xương chân, chỉ cho xem các khớp chân, và nói rằng, để chân mềm mại, chuyển động dễ dàng nhất, thì việc đầu tiên là phải tạo khoảng cách giữa khớp xương giữa gót chân và cổ chân. Mời Loan và các bạn xem minh họa từ phút 1'20 - 3'33.


Sau đó ổng có cầm lấy bàn tay của học trò và minh họa là, nếu kéo dãn cổ tay ra (tức là tạo khoảng cách ở khớp xương cổ tay), thì bàn tay sẽ cử động rất dễ dàng, trong khi mà, nếu chùn cổ tay lại (thức là thu hẹp khoảng cách giữa xương cổ tay lại), thì tay sẽ cứng và cử động rất khó khăn.

Điều này sẽ đúng cho mọi cử động nói chung, tức là khi các khớp xương được căng ra để tạo khoảng cách, thì việc cử động sẽ rất dễ dàng, nhẹ nhàng, và khán giả cũng cảm thấy như vậy.

Bình luận của PLS : Vậy Loan nên lưu ý là tránh tất cả các động tác rụt cổ, khom vai, đứng chùng chân, ép chặt hai tay vào người, đứng ưỡn lưng ra phía trước, vênh cằm lên, vv. tức là tất cả những tư thế khiến các khớp xương nào đó chùn lại. Trong một bài khác, ông ấy còn nói là, đầu phải luôn cảm thấy như là rời xa khỏi cổ :-) và hướng lên cao (để kéo dãn xương sống), hai tay rời xa khỏi thân mình, vai thì nổi bập bềnh trong không trung... Chỉ là cảm giác thôi, nhưng Loan làm thử xem, sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Trong một bài khác, mình sẽ nói về tư thế cổ, rất quan trọng nếu Loan đội cái vương miện trên đầu !

(còn tiếp)

2- Mời Loan và các bạn xem tiếp vidéo từ phút thứ 3'33-8'00 - Tư thế ngồi

Trong đoạn này, ông thày yêu cầu hai học trò làm động tác duỗi thẳng chân cho đến tận mũi chân, và ổng chỉ ra là trước đây học trò làm chưa đúng như thế nào.


Vẫn là vấn đề tạo khoảng cách giữa các khớp xương. Ổng nhận xét là khi học trò duỗi chân, thì họ không lưu ý tạo khoảng cách giữa các khớp xương nên chân không được mềm mại, khó chuyển động. Ví dụ như ở đây là xương gót chân chạm vào xương cổ chân khiến bàn chân bị chặn cứng (to be blocked).


Ổng đề nghị sửa lại, Loan và các bạn theo dõi kỹ đoạn này và làm theo ổng chỉ nghen !

Ổng tóm lấy chân học trò, và yêu cầu họ trước tiên đặt gót chân chạm xuống đất, sau đó, đẩy gót chân tới trước để tạo khoảng cách giữa (khớp xương) gót chân và bàn chân.
Kế tiếp, duỗi nửa bàn chân tới trước bằng cách tạo khoảng cách giữa khớp xương giữa mu bàn chân và cổ chân; khi đó, nửa bàn chân còn lại (với ngón chân) vẫn gập vuông góc với bàn chân ở tư thế demi-pointe (tư thế kiễng nửa bàn chân).
Sau cùng, duỗi ngón chân cái thẳng mũi về phía trước càng xa càng tốt (ta sẽ hơi có cảm giác như sắp bị vọp bẻ).
Và như vậy là ta sẽ có một cái chân duỗi thẳng đúng kiểu giải phẫu học nhất (chân thẳng nhất và các khớp xương 
giãn xa
 nhất).

Lưu ý của PLS : Loan và các bạn theo dõi kỹ đoạn này và bắt chước theo hướng dẫn trên. Các bạn sẽ thấy là chân của mình duỗi rất thẳng và có cảm giác là nó rất đẹp. Các bạn sẽ hiểu vì sao tập múa làm cho chân thẳng và đẹp, bởi vì khi đó, tất cả các xương và cơ bắp vào đúng vị trí của chúng và trở nên thích hợp nhất để cử động. Và các bạn cũng có thể đoán được vì sao chúng ta có chân xấu rồi chứ? Câu trả lời là vì chúng ta làm những tư thế sai khiến cho chân cong queo, nặng nề.


Có một lúc, khi đã sửa xong rồi, thì ông thày yêu cầu học trò làm thử hai cách cử động. Cách thứ nhất là, quay tròn hai bàn chân với suy nghĩ là xoay bằng xương mắt cá chân (đây là cử động sai); Cách thứ nhì là, quay tròn hai bàn chân với suy nghĩ là chỉ quay hai bàn chân mà thôi chứ không quay mắt cá chân (xương gót chân tạo khoảng cách với xương cổ chân, đây là cử động đúng). Loan và các bạn làm thử xem và sẽ thấy là quay bàn chân theo cách thứ hai sẽ dễ dàng thoải mái hơn rất nhiều. Ông thày cũng nhấn mạnh là phải suy nghĩ về cử động sao cho phù hợp với giải phẫu học, thì suy nghĩ ấy sẽ tạo ra hiệu ứng khiến cơ thể cử động đúng.

(còn tiếp)


3- Từ phút thứ 8'00 : Tư thế đứng

Đây là ông thày chỉnh cho học trò cách đứng đúng. Ổng yêu cầu họ đứng ở tư thế 1 (hai gót chân chạm nhau, hai bàn chân xoay ra ngoài tạo góc 180°).

Ổng chỉ ra là họ đứng sai, trọng tâm đặt không đúng nên đứng không vững, và đầu gối không xoay cùng hướng với ngón chân.

Ổng sửa lại là, trọng tâm không đặt trên gót chân, mà chúng ta phải tính một tam giác tạo thành bởi điểm giữa gót chân và hai điểm hai bên xương bàn chân dưới ngón cái và ngón út ấy, thì trọng tâm phải rơi vào giữa cái tam giác ấy (thực ra nó là cái hõm của bàn chân- PLS). Loan và các bạn làm thử xem, khi trọng tâm đặt vào đó, ta sẽ có cảm giác đứng vững và hết xiêu vẹo.

Ổng cũng kể là, hồi những năm 70, người ta dạy múa không đúng lắm, tức là không đặt trọng tâm vào cái điểm hõm chân ở giữa tam giác bàn chân này, mà lại đi cong bàn chân lên, cho nên là hồi đó có rất nhiều tai nạn (trật chân chẳng hạn).


Vậy bây giờ Loan và các bạn đứng thử vào tư thế 1 với trọng tâm đặt vào hõm giữa tam giác bàn chân (nhớ bám tay vào cái gì đấy, lưng ghế chẳng hạn), và các bạn sẽ cảm thấy là những cơ bắp chân và bắp đùi sẽ tự xoay chuyển vào đúng vị trí như thế nào !

Đoạn cuối cùng ổng chỉnh các tư thế pointe và demi-pointe (tức là kiễng mũi chân và kiễng nửa bàn chân) ở tư thế 1, nhưng đoạn này khá phức tạp và khó, chúng ta và nhất là Loan không nên làm thử, lỡ trật chân là khỏi đi thi đó nghe cô nương.

Chúc Loan chuẩn bị tốt và nhất là đặc biệt giữ gìn sức khỏe :-) Bisous mes amis et bon après-midi.






Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire