vendredi 13 octobre 2017

Sinh viên xếp hàng ăn cơm 2.000: ‘Vì lỡ đường lỡ bữa hay họ bỗng dưng quên lòng tự trọng?’

PLS : Thằng Hà Phan ngu xuẩn vô lương tâm câm cái mồm chó lại ! Mày có biết sinh viên là những người trẻ tuổi, họ chịu khó học hành mai mốt họ làm việc nuôi cả người già người yếu người bệnh cho cả xã hội không ? Còn xã hội của những kẻ như mày đã nuôi  họ như thế nào ? Mày có biết ở bên Pháp sinh viên được nhà nước nuôi, trợ cấp như thế nào không ? Chúng mày có cả cái đồng bằng phì nhiêu, khí hậu điều hoà, mà chúng mày để cho sinh viên đói, phải học hành cực khổ, còn mở miệng ra những là "tự trọng", "tự trọng" ! Chính mày là một kẻ không có chút tự trọng và lương tâm nào, đồ báo đời, cũng xông vào cướp giật miếng ăn của bậc ký giả trí thức !

Sinh viên xếp hàng ăn cơm 2.000: ‘Vì lỡ đường lỡ bữa hay họ bỗng dưng quên lòng tự trọng?’

Tôi biết và tin trong số những bạn SV xếp hàng ăn cơm ấy cũng đang có nhiều bạn “nhìn vậy mà không phải vậy”. Đồng phục chắc chắc phải có và tươm tất rồi, mặt mũi sáng sủa hay sức dài vai rộng lẽ nào thiếu nơi những trí thức tương lai?

Tôi mới đọc được những dòng chia sẻ của anh Vũ Tuấn Anh - người sáng lập dự án phát triển nghề nghiệp cộng đồng cho sinh viên - về việc “Sinh viên sức dài vai rộng ăn cơm từ thiện của người nghèo” ở Sài Gòn.
Tuấn Anh gay gắt bảo rằng các bạn ấy không có lòng tự trọng. Anh cũng than phiền “Trong khi đó cơ hội làm việc kiếm tiền có rất nhiều nhưng các bạn lười biếng và chỉ có miếng ăn miễn phí” .
Anh ấy hỏi “Chẳng lẽ các bạn hy vọng các bạn sống nhờ từ thiện cả đời hay sao?”. Người ủng hộ Tuấn Anh nhiều nhưng phản đối cũng không ít. Nhưng tôi lại muốn chúng ta cùng nhìn sâu và kĩ hơn từ nhiều góc.
Hình ảnh sinh viên xếp hàng mua cơm từ thiện 2.000 đồng gây tranh cãi - (Ảnh: Facebook TA.V).
Quán cơm 2000 xuất phát từ ý tưởng của cựu TBT báo Pháp Luật TP HCM Nam Đồng và có lúc phát triển thành chuỗi với 4,5 quán.
Ông từng cười khi tôi thắc mắc có cả những người ăn mặc bảnh bao vào dùng bữa cơm có giá tượng trưng để người nghèo bớt ngại này. Theo ông thì đơn giản thế này thôi “có thể họ lỡ bữa, lỡ đường hay rơi vào hoàn cảnh khó nói ngặt nghèo nào đó. Tôi nghĩ người có lòng tự trọng qua cơn khốn khó họ sẽ rời đi nhường chỗ cho người khác”.
Tôi biết và tin trong số những bạn SV xếp hàng ăn cơm ấy cũng đang có nhiều bạn “nhìn vậy mà không phải vậy”. Đồng phục chắc chắc phải có và tươm tất rồi, mặt mũi sáng sủa hay sức dài vai rộng lẽ nào thiếu nơi những trí thức tương lai? Họ đến đó, lặng lẽ xếp hàng và chờ suất cơm từ thiện nhiều khi là việc chẳng đặng đừng.
Nhìn thế nhưng rất có thể trong túi chẳng còn đồng nào sau khi đóng học phí, đi lại, nhà trọ, sinh hoạt… đã làm cho cả nhà các bạn ấy đuối sức. Hơn nữa, một khi nhà báo Nam Đồng đã mở lòng như thế thì lý lẽ nào để bắt họ không được tiết kiệm một khoản đáng kể khác để trang trải chi phí ở TP đắt đỏ nhất nước này?
Cháu tôi, một thanh niên từ Thanh Hóa vào Sài Gòn theo học khối tự nhiên. Nhìn cháu ít ai nghĩ quá nghèo nhưng có lúc phải ngồi ngoài trạm xe buýt chờ tôi đem đến vài chục ngàn cho bữa tối.
Ở quê mẹ cháu còn 2 em nhỏ và bà ngoại đau ốm triền miên, bố đã mất 5 năm trước. Mọi chi phí ở TP này, cháu đều lo liệu và chuyện bỏ bữa rất thường. Có thể lúc nào đó cháu cũng xếp vào hàng kia chờ cơm 2.000 mà giấu tôi.
Tôi cũng nghĩ không phải ai trong số các bạn ấy đều thiếu lòng tự trọng hay tranh ăn của những người nghèo khác. Nhất là khi “miếng ăn là miếng tồi tàn”.
Họ khỏe mạnh và đủ sức tìm những việc khác thật đấy. Tuy nhiên đâu phải lúc nào cũng sẵn để đổi mồ hôi lấy đồng tiền. Họ ăn thường xuyên ở đó có phải do lười biếng hay dành tiền mua sắm, trà sữa? Không loại trừ nhưng có phải tất cả và chưa có gì chứng minh cho điều đó. Với các bạn như vậy,  những điều mà Tuấn Anh gay gắt trong lúc bức xúc liệu có làm tổn thương?
Tôi có đọc được một phản ứng thế này “Cơm 2.000 đồng không dễ nuốt đâu. Bạn từ quê ra tỉnh, học ngày 2 buổi, ăn không có… bạn đi làm thêm kiểu gì. Khi ở vào những nơi bóng điện 100W sáng bằng con đom đóm. Mỗi năm bán vụ lúa bằng 1/2 tháng lương người ta, bạn sẽ thấm thía cái gọi là lòng tự trọng. Đi học thì bộ quần áo, giày dép phải đàng hoàng là đúng rồi. Nếu như ra trường vài năm mà vẫn tới chỗ này thì mới là điều đáng nói”.
Tôi hiểu anh Vũ Tuấn Anh có lý lẽ của riêng mình và xuất phát từ mong muốn tốt hơn cho các bạn trẻ. Những người cần tự lập, chịu thương, chịu khó, kiên trì và nhẫn nại hơn để vượt qua nghịch cảnh.
Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với những bạn phản đối việc lợi dụng cơm từ thiện cho người nghèo của những kẻ lợi dụng lòng tốt.
Và càng không nên “bóp miệng” ở những nơi như quán cơm 2.000 rồi phung phí ở các quán trà sữa hay đua đòi với bạn bè. Như vậy không chỉ lòng tự trọng mà nhân cách cũng đang bị mài mòn dần các bạn ạ!
Một tâm sự của người đồng cảnh có lẽ giúp chúng ta độ lượng hơn “Vậy là nhiều bạn vẫn chưa gặp cảnh sinh viên vừa học, vừa làm, chạy đủ nghề, kín giờ mà nửa đêm chỉ có ăn gói mì chan cơm nguội (nếu còn gạo). Đừng nhìn bên ngoài mà phán xét, hãy để các bạn sinh viên nghèo không phải cúi đầu khi bước vào quán, số còn lại thì hãy để xã hội tự đào thải, không cần gay gắt như vậy”.
Với tôi, Tuấn Anh thẳng thắn những suy nghĩ mình cũng là điều tốt để ai đó “bỗng dưng quên lòng tự trọng” buộc phải nhìn lại bản thân. Nhưng tôi vẫn tin, thế hệ trẻ này không quá “u ám” như góc nhìn thiếu thiện cảm nào đó và “ đôi tay nhân gian” rồi sẽ rộng lượng hơn .

https://saostar.vn/xa-hoi/sinh-vien-xep-hang-com-2-000-vi-lo-duong-lo-bua-hay-ho-bong-dung-quen-long-tu-trong-1666617.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire