mardi 31 décembre 2013

Trên đảo Calypso


http://www.lavande-provence.fr/


Gió tây êm ái dịu dàng
Đưa thuyền anh dạt thiên đàng đảo em
Biển xanh tím biếc ru êm
Cây to bao phủ một miền xanh tươi
Cỏ xanh thoai thoải lưng đồi
Dây leo quấn quýt lối vào động tiên
Hoa thơm cỏ lạ thiên nhiên
Hoa hồng thơm ngát, oải hương nồng nàn
Trong vườn dịu mát chanh cam
Trên giàn thiên lý hương lan ngọt lành
Bồ đề dìu dịu rất thanh
Hăng hăng hương quế, say say hương trầm
Bạc hà, hương thảo, húng thơm
Thì là, cải cúc, thảo tiên bên thềm
Thời anh dừng bước cùng em
Tình xuân vĩnh cửu, cõi tiên sum vầy

lundi 30 décembre 2013

Le pont Mirabeau


http://www.incertitudes-photographiques.net/col/pont_seine_paris/pont_seine_paris_019.html

Sous le pont Mirabeau coule la Seine
            Et nos amours
       Faut-il qu'il m'en souvienne
La joie venait toujours après la peine

     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure

Les mains dans les mains restons face à face
            Tandis que sous
       Le pont de nos bras passe
Des éternels regards l'onde si lasse

     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure

L'amour s'en va comme cette eau courante
            L'amour s'en va
       Comme la vie est lente
Et comme l'Espérance est violente

     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure

Passent les jours et passent les semaines
            Ni temps passé 
       Ni les amours reviennent
Sous le pont Mirabeau coule la Seine

     Vienne la nuit sonne l'heure
     Les jours s'en vont je demeure

Guillaume Apollinaire (1880 - 1918)


Cây cầu Mirabeau

Dưới cây cầu Mirabeau trôi dòng Seine
Và ái tình đôi ta
Em có nên nhớ lại chăng
Niềm vui đã luôn đến sau phiền muộn

Đêm đến giờ điểm
Ngày trôi đi em đứng lại

Tay trong tay mặt nhìn mặt
Trong khi mà ở bên dưới
Cây cầu của vòng tay chúng ta
Sóng uể oải đưa những ánh nhìn vĩnh cửu

Đêm đến giờ điểm
Ngày trôi đi em đứng lại

Tình trôi mất như dòng nước
Tình trôi đi chầm chậm như đời
Mà hy vọng thật là dữ dội

Đêm đến, giờ điểm
Ngày trôi đi em đứng lại

Những ngày trôi và những tuần trôi
Thời đã qua, cả ái tình đều không trở lại
Dưới cây cầu Mirabeau trôi dòng Seine

Đêm đến giờ điểm
Ngày trôi đi em đứng lại

Conte de ma fille

Les sapins de Noël



Il y a quatre sapins de Noël : un graaaand sapin, un moyen sapin, un petit sapin et un touuuuuuuuut petit sapin.
Une petite fille vient à côté des sapins.
- Bonjour !
- Ouah!
- Bonjour !
- Ouah !
- Bonjour !
- Ouah !
- Bonjour !
- Ouah !
C'est parce qu'elle ne sait pas que les sapins de Noël peuvent parler.

Có bốn cây thông Noël : một cây toooo, một cây vừa, một cây nhỏ, và một cây nhỏ xíuuuuuuu.
Một bé gái đi đến bên cạnh những cây thông.
- Xin chào !
- Oái !
- Xin chào !
- Oái !
- Xin chào !
- Oái !
- Xin chào !
- Oái !
Đấy là bởi vì cô bé không biết là những cây thông Noël lại biết nói !

(Cô ấy kể chuyện bằng tiếng Pháp nhưng kêu oai oái bằng tiếng Việt :-D)

Đêm đông chim hót


Mấy đêm buồn khó ngủ
Gần sáng nghe chim kêu
Hót ríu ra ríu rít
Mà lòng thêm lo âu
Chim ơi mày ở đâu
Mày phải bay từ lâu
Về miền nam rồi chứ
Thấy trời còn ấm quá
Tưởng là đang thu hả
Hay là mày còn nhỏ
Bố mẹ mày bỏ rơi
Mấy hôm nay trời đẹp
Mặt trời sưởi ấm thôi
Nhưng mà vài bữa nữa
Rồi mày xem tuyết rơi
Rồi trời lạnh cóng râu
Mày kiếm ăn ở đâu
Tao nghĩ mày chết chắc
Có gì vui vẻ đâu
Hay muốn vào nhà tao
Tao mở cửa cho vào
Rồi tao nuôi mày suốt
Cho đến mùa xuân sau
Nhưng mày chẳng dám đâu
Tao biết mày nhát cáy
Mở cửa ra một cái
Là mày trốn mất tiêu
Thế mà chẳng biết sợ
Ríu rít hót vui sao
Mày làm tao khó ở
Đang buồn lại thêm rầu


samedi 28 décembre 2013

So sánh cà thọt

So sánh là một phương pháp suy luận rất hay, và có vẻ dễ, nên bất cứ một thằng cha ngu ngốc nhất nào cũng có thể làm được một phép so sánh, hoặc một bài so sánh dài, như ngài Nguyễn Hùng mới đăng bài so sánh ông Nelson Mandela với ông Hồ Chí Minh ở bên Diễn đàn dân sự.

Tôi cứ trầm tư mãi trước một danh sách các vị cố vấn toàn đại trí thức ánh sáng sấm sét cả, mà sao lại cho đăng một cái bài so sánh cà thọt như thế ? Chẳng lẽ các vị ấy không biết thế nào là so sánh hay sao ? Nghĩ tới nghĩ lui, thì tôi cả quyết rằng đấy toàn là các bậc đại trí cả, rất là khoan dung, nên bất cứ cái bài viết thối nát, ngu xuẩn nào các vị ấy cũng rộng lòng mà cho đăng, chứ các vị ấy hoàn toàn khinh thường bọn kiểm duyệt kém cỏi tầm thường.

Nhưng sợ rằng dân thường nhiều người không có được cái trí lự quang minh như các vị ấy, nên tôi cảnh báo các bác rằng, bài so sánh nào mà cho ra cái kết quả là một bên toàn xấu, bên kia tuyền tốt, thì tôi đếch đọc, mà các bác cũng chớ có nên tin, đấy chỉ là phường lừa đảo đang mưu cầu cơ hội đấy. Một bài so sánh đàng hoàng tử tế, ấy là phải so sánh hai người đều ngu như nhau, hoặc đều khôn như nhau, ấy thế mà họ lại suy nghĩ, làm gì cũng khác nhau, để rồi cuối cùng tìm được điểm chung giữa hai người ấy, tức là tìm ra một cái hằng số, và chính là cái hằng số ấy mới là một giá trị.

Rồi lại có những kẻ theo đó mà vào hùa, rằng là đời hắn gặp toàn những chuyện khốn nạn thì đó là bởi một người nào đó đã làm mọi chuyện để hại hắn, thì các bác cũng đừng tin. Đời tôi gặp khối kẻ như vậy, đều là những kẻ lười biếng tham lam, luôn luôn bắt người khác làm việc cho mình, cướp công của họ (cho nên mới đổ tội cho họ hòng bắt họ phải làm việc cho mình). Bọn ấy tôi cũng coi như bọn ăn bám hèn hạ đáng khinh.

Quan điểm của tôi là, ai thích sống đời họ thế nào thì kệ họ, nhưng mà lại muốn làm cha thiên hạ, làm thày đời định dạy tôi thì để tôi dạy lại cho. Mà cứ xem cái Diễn đàn dân sự đại diện cho trí thức ấy, nó còn nhố nhăng như vậy, thì tôi e rằng Dân chủ của ta nó còn phải chờ lâu hơn cả Chủ Nghĩa Xã hội.

Nhạt thắm phai hương


Là nhiều mộng ước cùng nhiều đắng cay
Mỵ Châu vì đắm tình say
Mà cha nàng phải xuống tay cùng đường
Huyền Trân nuôi mộng yêu đương
Ân tình để lỡ quân vương thật lòng
Còn bao nhiêu phận má hồng
Nhạt phai hương sắc mà lòng còn mơ
Ái tình có đẹp như thơ
Ái ân có phải giấc mơ một đời
Hữu tình chỉ một chút thôi
Mà không thì cũng muôn đời là không
Sá gì một kiếp long đong
Cảm vì một ráng mây hồng chiều hôm

vendredi 27 décembre 2013

Phiêu bạt

Friedrich Preller l'ancien.  Ulysse et Calypso. Peinture sur toile. Huile sur toile.
http://cdicollegeconte.free.fr/Iliade%20et%20Odyss%C3%A9e/calypso.html

Ithaque miền xa ta khát khao
Dong buồm thẳng hướng những vì sao
Charybde, Scylla khuấy xoáy thẳm
Cyclopes gọi cha khều sóng cao
Circé phù thuỷ gớm ghê sao
Calypso tha thiết ngọt ngào
Ta băng sóng cả, phiêu bạt mãi
Lòng về Ithaque, mộng dường bao ?

jeudi 26 décembre 2013

Nâng niu

Vâng em giữ mãi trong tim
Một viên ngọc quý em tìm nâng niu
Trong bao nỗi nhớ niềm yêu
Cả trong phiền muộn cùng nhiều buồn đau
Thầm thì an ủi cho nhau
Nào ai có được mong cầu mấy khi
Hạnh phúc trên đường ta đi
Thương yêu cùng trải những khi thăng trầm
Tuyệt vọng sẽ hoá dịu dàng
Cô đơn sẽ toả vô vàn hương thơm

mercredi 25 décembre 2013

Au jardin d'Alice


Sous les arbres où pendaient
De gros ballons violets
Des femmes aux cheveux verts
Cueillaient des orchidées
Sous une pluie d'étoiles, de perles et de dragées
Au jardin d'Alice

Des vieillards en jaquette
Jouaient au bilboquet
Des clowns gigantesques
Et des nains costumés
Se balançaient au-dessus de bougies allumées
Au jardin d'Alice

Des chats, des lévriers
Buvaient de l´hydromel
Sur un grand échiquier
Quelques singes en gibus
Jouaient à la marelle
Devant le dieu Bacchus
Au jardin d´Alice

Au milieu des lotus
Des lys et des airelles
Sous un voile de vapeur
Tout s´endormait pêle-mêle
Dans une odeur de rose
De menthe et de cannelle
Au jardin d´Alice

Dưới tán cây treo lơ lửng
Những quả bong bóng to màu tím
Những phụ nữ tóc xanh lá cây
Hái hoa phong lan
Dưới cơn mưa sao, ngọc trai và kẹo trứng chim
Trong khu vườn của Alice

Những cụ già mặc áo ja-két
Chơi xỏ cầu
Các chú hề khổng lồ và các chú lùn mặc trang phục
Đung đưa trên những ngọn nến
Trong khu vườn của Alice

Những con mèo, những con chó săn thỏ
Uống rượu mật ong
Trên một bàn cờ lớn, vài chú khỉ đội nón lò xo
Chơi nhảy lò cò
Trước mặt thần Bacchus
Trong khu vườn của Alice

Giữa những bông hoa sen,
Hoa loa kèn và cây việt quất
Dưới một màn hơi sương
Tất cả ngủ say sưa chồng chất
Trong mùi hương hoa hồng, bạc hà và quế thơm
Trong khu vườn của Alice

Hứa lần

Nhớ lời anh hồi đầu
"Anh không hứa gì đâu"
Đừng mỏi mòn chờ đợi
Mà lỡ mất đời nhau
Trong lòng tuy quặn đau
Nhưng có gì mà lỡ
Nên em không hề sợ
Thôi ta cứ đợi nhau
Rồi anh hẹn kiếp sau
Anh làm thân trâu ngựa
Tha hồ cho em cưỡi
Để thoả dạ bấy lâu
Nhưng em lại lo âu
Hứa vậy lỡ kiếp sau
Anh làm cha em đó
Lại một đời chờ nhau
Rồi anh dặn kiếp này
Cứ tìm nhau như vậy
Lỡ tìm hoài không thấy
Đến già cũng gặp nhau
Em mỉm cười gật đầu
"Già mấy em cũng chịu"
Lòng hy vọng êm dịu
Anh hứa gì lần sau ?
(Chắc mình sớm gặp nhau)

mardi 24 décembre 2013

Mỗi ngày

Nếu mà anh biết được
Niềm vui trong tim này
Mỗi sớm mai thức dậy
Em nghĩ đến anh ngay

Em nghĩ trên đời này
Có một người hiền dịu
Thật thông minh nhân hậu
Lại yêu mình em thôi

Là em đã mỉm cười
Đã thấy lòng vui lạ
Đã muốn làm tất cả
Đẹp lòng anh, anh ơi

Mình ráng thật xinh tươi
Và luôn luôn khoẻ mạnh
Cũng phải hơi đức hạnh
Kẻo chàng ghen lôi thôi

Mình phải chăm thể dục
Cùng là chăm học hành
Để khoe tài thông minh
Khiến cho chàng nể phục

Rồi lại phải chăm con
Rồi phải nấu ăn ngon
Rồi suốt ngày lau dọn
Bận luôn chân luôn tay
Thôi em dừng ở đây
Kẻo thơ bớt lãng mạn




Giáng sinh dịu êm


Năm nay vào đầu thu
Chim bay di cư sớm
Nghe nói là mùa đông
Hẳn là trời lạnh lắm

Vậy là trời vào đông
Vừa mới được ba ngày
Nhưng em thấy năm nay
Giáng sinh dường không lạnh
Vì chỉ nghĩ đến anh
Là má hồng môi thắm
Mắt long lanh đong đầy
Tóc buông dài vai ấm

Trên con đường hàng ngày
Mà em thường đi lại
Gió đông như ngần ngại
Không muốn em lạnh tay

Paris xinh đẹp lắm
Trong mùa Giáng sinh này
Em thấy như bên cạnh
Có anh tay trong tay
Mắt nhìn nhau trong mắt
Môi tìm môi mê say
Hai trái tim hoà nhịp
Hai tâm hồn ngất ngây

lundi 23 décembre 2013

Sênh phách


Lắng lòng trong tiếng hát du dương
Đưa hồn ta đến với người thương
Xang hò yêu mãi, yêu nhau mãi
Xừ cống còn thương, vẫn còn thương
Đàn ai ngân tích tịch tình tang
Đàn ru êm ái mộng trái ngang
Đàn mơ anh đến hay em đến
Một giấc phù du lệ mấy hàng

dimanche 22 décembre 2013

Lo âu


Lo anh bận rộn
Có khi ốm đau
Lo anh bạc tóc
Thời gian qua mau
Lo anh vui vẻ
Bên người đâu đâu
Rồi anh hờ hững
Khiến ai buồn rầu
Lo anh lơ đãng
Xa mặt cách lòng
Lo anh chán nản
Mình em nhớ mong

Kinh nghiệm trông trẻ mẫu giáo (3)

Nói ra thì bị chúng chửi, chứ tôi tiếc hai cô bảo mẫu ấy, tôi biết họ tốt đấy, nhưng mà phải huấn luyện thêm một chút, là không được bắt cháu ăn lại đồ ói ra, không được rung lắc, không được bẻ cổ ... tức là những hành động nguy hiểm.

Khi tôi làm ở nhà trẻ Tây, lương được trả khoảng 8,6 euros một giờ, mà không phải cho ăn, chùi đít, thay đồ... đâu nhé ! Thích thì hỉ mũi cho chúng nó thôi. Công việc duy nhất của tôi là đảm bảo an toàn cho chúng nó, dọn đồ ăn cho chúng ăn uống (tự ăn chứ chẳng đút cho đứa nào cả, không ăn thì nhịn), rồi chơi đùa vui vẻ. Ở VN thì bắt các cô làm đủ thứ, sức người có hạn thôi chứ !

Trẻ con nhiều đứa rất ngoan, nếu các bạn để ý, sẽ thấy hai cô ấy không đánh tất cả bọn trẻ, mà chỉ đặc biệt vài đứa thôi. Kinh nghiệm của tôi là, những đứa hư ấy là phức tạp nhất, tai hoạ toàn từ chúng mà ra cả. Trong một nhóm 15 đứa thì có khoảng 3 đến 5 đứa như vậy, nếu nhiều hơn thì phải chia bớt chúng sang nhóm khác. Mỗi lần nhận nhóm, là tôi phải tóm ngay tay hai chàng "lưu manh" nhất, và bắt vài chàng khác phải đứng gần mình. Tôi cũng nhận xét rằng, những đứa trẻ hư như vậy, thường là gia đình bố mẹ bỏ nhau, hoặc là bố mẹ cà lấc cà láo, dạy con như thổ phỉ. Đấy lại có ông nào ổng khen là thằng bé "anh hùng", cô đánh nó mà nó đánh lại. Vâng, những anh hùng ấy không biết mai mốt có bảo vệ Tổ quốc không, hay lại đầu đường xó chợ, trộm chó, xì ke ma tuý.

Cho nên tiền thì trả như nhau, mà con chị thì người ta phải cực nhọc, hao tâm tổn trí hơn con người khác. Cho nên cái bà mẹ của thằng bé ấy, bà ấy nhất định "không tha thứ", đòi "pháp luật xử nghiêm", tôi hi vọng bà ấy cũng xử nghiêm với thằng con của bà ấy. Còn các bác phóng viên thì phải thử hỏi thêm tất cả các bà mẹ còn lại, có con ngoan ấy, xem các bà ấy có hài lòng về hai cô bảo mẫu không, có muốn hai cô ấy đi tù không, Chứ  tôi thì có ấn tượng rất xấu về cái bà mẹ ấy. Để tôi xem bà ấy đem con bà ấy đi gửi ở đâu.

samedi 21 décembre 2013

Nghệ thuật và sự cứu rỗi

Một trong những phát hiện đẹp nhất đời tôi là phát hiện ra giọng hát Mỹ Châu. Đến nỗi mà tôi sợ là một ngày mạng internet sụp đổ, tôi sẽ không được nghe giọng hát ấy nữa, hoặc là vì sự vô cảm của chúng ta, một ngày nào đó chúng ta không còn lưu giữ được giọng hát của bà, và không ai được nghe giọng hát của bà nữa! Ôi giọng hát mê hồn, ôi giọng hát phi thường! Có người đã từng nói rằng nếu ai chưa nghe thì thôi, còn đã nghe rồi thì sẽ ghiền giọng hát ấy. Tôi sợ rằng với tất cả tài nghệ của tôi, tất cả sự học của tôi, tôi cũng không thể miêu tả nổi giọng hát tuyệt vời nhường ấy!

Một giọng hát được giới chuyên ngành đánh giá là giọng thổ cực trầm, nhưng khi lắng nghe kỹ thì thấy có chất kim, và có cả một dây đàn đã được chế ra và đặt tên nàng. Còn riêng tôi, khi lắng nghe bà hát, tôi lắng nghe từng âm thanh, từng chỗ luyến láy, và tôi không thể bắt chước được những chỗ luyến láy ấy, điều mà tôi thường làm khi lắng nghe những ca sĩ khác. Sự luyến láy tự nhiên khôn tả, truyền cảm mạnh mẽ. Tôi cảm thấy linh hồn mình được cứu rỗi, tôi cảm thấy hạnh phúc trong tất cả những những nỗi đau có thể có trên đời này.

Mỹ Châu kể rằng khi bà hỏi mẹ vì sao mà con thích làm bác sĩ mà mẹ lại muốn con làm ca sĩ, mẹ bà trả lời rằng khi con hát làm người đời khóc, cười, chính là con đã chữa bệnh cho tâm hồn họ.  Tôi tin là Aristote cũng không thể nói hay hơn thế. Người ta đã ghi nhận là có một số giọng hát của các ca sĩ khiến cho bệnh nhân mau lành bệnh. Tôi tin rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ khám phá ra rằng có những bệnh sinh ra từ nỗi đau khổ của tâm hồn, và chính là nghệ thuật sẽ chữa lành những bệnh ấy.

Tôi biết ơn bà mẹ của Mỹ Châu vì đã tặng cho chúng ta giọng hát ấy, tôi yêu đất miền Nam hiền hoà đằm thắm đã tạo ra một nền nghệ thuật là cái nôi ấp ủ một giọng hát như Mỹ Châu. Khi tôi nghĩ đến lúc bà đã ngưng hát khi còn đang phong độ, thì tôi vừa tiếc vừa thông cảm, làm sao một nghệ sĩ như bà có thể hát lên được tâm hồn mình khi không còn có người tri kỷ ? Nhưng tất nhiên là bà vẫn hát, bởi vì bà vẫn luôn có người tri kỷ.

Một chất giọng trời phú, với sự luyện tập bền bỉ không ngừng, và tôi đoán ở phía sau còn là một tâm hồn nhiều u uẩn, đã khiến bà cất lên giọng hát để tự ru mình, và ru tất cả những tâm hồn có niềm may mắn, có "duyên" được lắng nghe bà.


"Ngồi biên thư gởi anh chốn đó
Lạnh đêm nay lạnh không phải lạnh vì gió"

vendredi 20 décembre 2013

Hiểu lòng


Nhớ sao giây phút mặn nồng
Khi ta đã hiểu đôi lòng mến nhau
Một tia lửa sáng muôn màu
Một vầng ấm nóng khởi đầu lung linh
Soi gương bỗng thấy đẹp xinh
Lâng lâng lại thấy lòng mình rộn vui
Nôn nao trong dạ bùi ngùi
Ngọt ngào êm ái được người chở che
Trót vì tranh cãi mải mê
Ngượng ngùng cảm động người không chê mình
Mà sao anh thấu sự tình
Trong lòng em có bóng hình từ lâu
Lá trầu đã vấn vương cau
Thân tằm đã mến thương dâu bao ngày*
Để cho có một phút này
Mà lòng thảng thốt đắm say bên lòng

(* Đường về hai thôn)

Viết thư tình - Mỹ Châu


http://cailuongvietnam.vn/music/listenone/3760/VIET-THU-TINH/

http://www.youtube.com/watch?v=jfCIJEV-EZs

Theo dấu hài người về xa
Đi khi quê hương đợi chờ
Đêm trông mặt trời, từng mặt trời soi sáng ven đô
Ngồi biên thư gởi anh chốn đó
Lạnh đêm nay lạnh không phải lạnh vì gió

Thư đến từng nẻo người qua
Vẫn non đôi câu vụng về,
Khi chưa được về
Đọc thư tình anh nhớ em nghe
Đường anh đi vì yêu đất sống
Đường em đi còn trông ngóng mãi không ngừng

Viết bức tâm thư gởi người đi ngoài gió cát
Trời rưng rưng từng giọt hỏa châu buồn
Người ra đi cho tình nước vẹn toàn
Dâng đời trai cho sông hồ bốn biển
Nguyện với lòng đi nối lại tình thương
Tình chúng mình giờ ngăn cách đôi phương
Kẻ mong đợi người đi ngoài sương gió
Chưa hẹn hò sao vẫn nhớ vẫn thương,
Chưa nói tiếng yêu sao lòng nghe lưu luyến

Mưa nhè nhẹ bay bay ngoài song cửa
Mưa gió người ta chắc lạnh hơn nhiều
Ở giữa rừng sâu hay chóp núi lưng đèo
Những đêm buồn trời điểm ánh sao thưa
Gió ngàn thổi lá rừng bay theo gió
Anh có biết rằng ở chốn xa xăm
Có một người em gái nhỏ
Ngồi giữa đêm buồn nghe mưa gió
Viết thư tình cho kẻ ở miền xa

Đời nhiều mơ nên vẫn mơ
Khoảng cách đâu xa, tầm tay đợi chờ
Cho nên trót đã một lần ta biết ta
Tuy muộn màng nhưng mặn nồng

Ta bước chậm vào đường yêu, nên chi ưu tư thật nhiều
Đôi khi hỏi lòng chuyện lâu dài biết có vui không
Mình cho nhau thời gian chắc đó
Buồn hay vui đời xui bất chợt đâu ngờ

Anh ơi dù sương gió thời gian có làm chất chồng thương nhớ
Em vẫn chờ đợi ai quản chi tháng rộng năm dài
Mong sẽ cùng ai đi trọn đường trần
Dù năm tháng có làm hoa xuân héo hắt
Dù người đi còn biền biệt cuối trời xa
Dù buổi tao phùng cũng chỉ là ước mơ
Em vẫn mở rộng vòng tay chờ đợi
Buổi anh đi chỉ mình em đưa tiễn
Cũng chỉ mình em ra đón buổi anh về

Anh ơi bây giờ anh ở đâu
Giữa rừng sâu hay tiền đồn biên giới
Những lúc dừng chân giữa rừng sâu không lối
Có nghe lòng thương nhớ bâng quơ
Có nhìn sao trời lạc lõng đổi ngôi
Mà thầm nguyện lời mơ ước
Có mong một ngày mai không còn ngăn cách
Tay trong tay mà không nói nên lời
Đêm đã dần phai góc trời xa hửng sáng
Gởi thơ em gởi cả lòng
Cho người dầu dãi gió sương phương trời

Cỏ non


Ngày thơ em thích dạo chơi
Trên đồi xuân thắm muôn chồi lộc xanh
Cỏ non xanh mướt long lanh
Hoa thơm bướm lượn tung tăng chơi đùa
Bây giờ em vẫn còn mơ
Đồi hoa mua tím khi vừa xuân sang
Cùng anh khắp chốn lang thang
Như hai đứa trẻ rộn ràng bên nhau

jeudi 19 décembre 2013

Kinh nghiệm trông trẻ mẫu giáo (2)



Nhìn ảnh hai bà "bảo mẫu" mặt mày tiu nghỉu, tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười !! Hồi xưa khi trông trẻ, tôi cũng có một cô bạn là sinh viên Tây, cả hai làm việc rất ăn ý, là cánh tay phải và cánh tay trái của bà giám đốc. Nhưng mà tôi nghĩ nếu có ai lén quay phim nộp cho cảnh sát, chắc là chúng tôi cũng ra thế này, hehe!

Tôi thì tôi nghĩ là hai cô này yêu trẻ thật đấy, chỉ có họ không biết cách làm thôi. Chính cái ông quay phim còn nói là chỉ có buổi trưa mới nghe tiếng trẻ khóc thôi, điều đó chứng tỏ là cả ngày chúng nó không khóc, thấy chưa ? Tôi đố bà nào trông con mà cả ngày không khóc đấy, hay là cho ăn mà không mắng chúng nó đấy ? (tôi thì tôi rứt tóc con tôi, vì có lần đánh nó, nó né nên tôi đập vào giữa lưng, mình bị nóng lạnh hết mấy ngày vì sợ nó gãy xương sống). Mấy ông bà xông lên báo mắng chửi là vì chưa có gia đình, hoặc có gia đình rồi mà chưa có con, hoặc là có con rồi mà đếch chăm con, tống cho người ở hay là mẹ chồng chăm (ối xin lỗi các bác, dạo này tôi bị các blog tử tế cấm cửa, toàn phải đi đọc các blog du thủ du thực, nên lời ăn tiếng nói có bị ảnh hưởng đôi chút!)

Cô bạn trông trẻ của tôi, lúc mới vào cũng lắc trẻ con, tôi mới nói ấy đừng làm thế, lắc trẻ con chúng nó long óc gãy cổ, có sống được thì cũng tàn tật. Cô ấy sợ quá, tôi bèn nhân dịp dạy luôn một bài, đừng có đập vào lưng nó long phổi ra, đập vào thắt lưng thì vỡ thận, gãy xương sống, có người nói nên đánh vào chân nhưng phải lúc mình nóng quá, cầm khúc gỗ phang thì nó gãy chân, chỉ nên đánh vào mông thôi, nhưng nói chung là không nên đánh ... nói chung là làm cha mẹ không hề đơn giản, ai cũng phải học.

Có lần tôi giận một thằng nhãi đầu gấu chuyên đánh bạn, tôi bảo nó là mày là một thằng không có tim. Một hồi mới nhận ra suốt buổi cậu ấy vẩn vơ một xó, mắt rơm rớm, hỏi vì sao khóc thì không chịu nói, sau bạn nó giải thích là nó khóc là vì nó không có tim. Tôi mới bảo tại con làm cô giận quá cô mới nói vậy, nhưng nó vẫn lo. Tôi mới bảo thôi lại đây để cô thử xem con có tim không, tôi mới áp tai vào ngực nó một chốc rồi bảo, có tim đấy, cô nghe nó đập đây này, con lấy tay sờ thử mà xem. Thế là mặt chàng hồng lên vì mừng rỡ, cứ đặt tay lên ngực lắng nghe tim mãi.

A ha, tội nghiệp cho hai nàng gặp vận xui, nếu có ai gặp cho tôi gởi lời an ủi hai cô ấy, thông cảm thông cảm ! Tôi đây ở tuốt bên Tây mà còn phải trốn chui trốn nhủi, không dám xưng tên xưng tuổi, ló mặt ra sợ chúng chửi. Ấy là vì dân Việt Nam mình họ chẳng biết phải quấy gì cả, một phần là do các phóng viên đầu óc tầm thường, viết bài tầm bậy, tôi đọc blog tụi giang hồ thấy bọn hắn gọi là "phóng tinh viên", chắc ý nói là phóng viên tinh tướng.

Tôi  cũng định nói huyện Thủ Đức đừng có đem họ ra xét xử lưu động, tội nghiệp họ, lỡ họ tủi thân quá, có bề gì !! Phụ nữ mà chịu khó học hành làm việc, làm nghề trông trẻ như thế là tốt lắm rồi, phải huấn luyện thêm cho họ thôi. Tôi ớn nhất là ở trường mẫu giáo đàng hoàng mà cháu khóc cô dán miệng lại !! Các bác có khóc bao giờ chưa ? Khóc thì mũi nó nghẹt cứng lại, lại dán miệng thì làm sao thở được, thì nó nghẹt thở nó chết luôn chứ còn gì nữa ? Trường ấy cả cô ngu, mà hiệu trưởng cũng ngu, sao không thấy các bác phóng viên đưa lên báo ?

Kinh nghiệm trông trẻ mẫu giáo


Tôi xem clip hai cô bảo mẫu hành hạ trẻ con rồi, trông thì cũng hãi thật, nhưng mà các bạn không hiểu.

Tôi có thâm niên trông trẻ nhiều năm ở nhà mẫu giáo Tây.  Hai cô trông 15 cháu, lúc đầu tôi cũng dịu dàng lắm, nếu vậy thì được trẻ yêu nhưng công việc sẽ đổ lên đầu cô kia, mà trẻ con có phải chỉ toàn thiên thần đâu, cũng có vài quái vật cứ sểnh ra là đấm đá vào bụng bạn.  Khi ăn thì chỉ ăn có mỗi bánh mì, chiều về đói meo cha mẹ lại hỏi han. Tôi thừa biết tất cả các trò hăm doạ hung dữ để cho trẻ con sợ, không thì đừng hòng chúng nó nghe lời nhé!

Trong clip thực ra cái cô trẻ trẻ không phải là ác đâu, nhìn kỹ sẽ thấy là các động tác của cô ấy đều nhẹ nhàng chứ không đánh mạnh. Cô già hơn thì hơi cáu bẳn, rung lắc cháu nguy hiểm (lắc trẻ con chúng nó long óc ra) nhưng cũng chưa hẳn là ác.  Các bà chưa có con thì la inh ỏi, chứ trẻ con Việt nam mình được chiều chuộng, hư bỏ cha. Con tôi tôi cũng phát điên, bỏ cả công việc ở nhà chăm nó mãi, mà ngày xưa mình đói meo chẳng có mà ăn, mà sao bây giờ sơn hào hải vị chúng nó cũng lắc đầu nguây nguẩy. Tôi mới có anh hàng xóm là nghệ sĩ dương cầm, hồi mới đến ảnh chào hỏi mình rất dịu dàng, đến một hôm ảnh nghe mình quát con, từ đó ảnh né luôn !!


Cho nên hai cô trông bao nhiêu là cháu thế, không uýnh chúng nó có mà tài thánh. Như thế họ mới lấy rẻ tiền, cha mẹ nghèo mới có chỗ mà gửi con chứ ! Nhắc nhở doạ nạt họ đôi chút là được rồi, đừng có làm quá đáng kẻo mà nghiệp chướng.

Tôi thấy cũng lắm bác đạo đức giả ! Trông cháu thế không bị tai nạn thương tích là khá rồi, chứ cái hồi có cô nào bỏ cháu vào cái thang máy, cho chạy lên chạy xuống cây sắt đâm cào máu me toe toét, suýt chết con người ta, thì chẳng thấy ai phát biểu gì ?

Ban mai


Hồi xưa khi còn nhỏ
Dậy sớm, em thường hay
Đứng bên ô cửa sổ
Ngắm một vì sao Mai

Trong trái tim bé bỏng
Cảm xúc chợt dâng đầy
Nhưng còn chưa hiểu được
Vì sao mình ngất ngây


Gió ban mai chớm lạnh
Co ro đôi vai gầy
Không gian vô cùng tận
Như nâng hồn cùng bay

Đến khi trời sáng rõ
Chim hót trong vườn cây
Em mơ như chim nhỏ
Vút mình lên trên mây

Váy áo em tha thướt
Xanh như trời không mây
Trong bao người lặng ngắm
Có một người đắm say

mercredi 18 décembre 2013

Tiếc gì


Tiếc gì em một bài thơ
Để cho giá buốt thêm ngơ ngẩn sầu
Ước gì mình được bên nhau
Dẫu cho bão táp bể dâu cũng đành
Thì thôi thôi biết phận mình
Trông trăng trăng lạnh, mơ tình tình xa
Chỉ mong làm một đoá hoa
Tim ai ấp ủ mặn mà yêu thương
Bước đi trên dặm đường trường
Mà lòng ấm một tình thương vô cùng
Những khi mưa gió não nùng
Biết người có nghĩ muôn trùng cách xa
Thương anh một đấng tài hoa
Mến anh một tấm bao la chân tình
Say vì lời nói hữu tình
Yêu mà chẳng biết sao mình lại yêu

mardi 17 décembre 2013

Sóng đùa


Thả mình cho ngọn sóng đùa
Rập rờn ào ạt sóng xua nỗi buồn
Trời xanh thăm thẳm ru hồn
Lung linh ánh bạc sóng vờn xung quanh
Trườn mình trên ngọn sóng xanh
Ước gì bên cạnh có anh bơi cùng.

Notes de séminaires (4)

LE « BAS-BLEUISME » AU XIXe SIÈCLE
sous la direction d'Andrea Del Lungo
Vendredi 29 novembre 2013, 16h-19h
En Sorbonne, amphithéâtre Guizot

16h00 Introduction

16h15 Damien ZANONE (Université de Louvain, Belgique)
L’« idéalisme » de George Sand, ou l’assignation à un « genre »

17h15 Claire BAREL-MOISAN (CNRS, ENS Lyon)
Romancières et vulgarisatrices : des bas-bleus dans les sciences

18h15 Andrea DEL LUNGO (Université Lille 3, Institut Universitaire de 
France)
Les massacres des femmes de lettres, de Barbey d’Aurevilly à Paul Flat

-------------- 
(Notes par NLH)

Introduction

Le bas-bleu = une femme d'auteur, une femme de lettres, qui veut faire de la littérature sans avoir de moyens, détournée des devoirs domestiques, romancière s'adressant aux femmes - Réaction contre ce phénomène - dépasser la littérature facile - l'histoire de la littérature
Recherche - Le fruit d'un travail collectif - la littérature en bas-bleu, dans le cadre du roman sentimental - La littérature en bas-bleu, tome 2 - 3e colloque - 3e tome paraîtra dans quelque temps chez Garnier - contemplarité en approche - G. Sand - 19e siècle
Le roman et la relation aux savoirs
D'où vient cette expression de bas-bleu ? - Lord Byron qui lui-même déprécie l'oeuvre des femmes de lettres - l'expression vient de l'anglais - club littéraire Blue-shocking (Mme Montagu)- qui portaient toujours des bas bleus, une certaine gravité --> femmes de lettres ridicules et pédantes - cette généralisation au féminin
La fortune du mot en France - Christine Planté - typisation du bas-bleu (le mot est masculin) - 40 dessins de Daumier, des caricatures (des bas-bleus) - la légende : "la mère est dans le feu de la composition, l'enfant est dans l'eau de la baignoire" - (des critiques) vont dans le même sens de condamnation : 1° ...; 2° l'abandon d'un rôle, celui d'épouse et de mère; enfin, l'abandon des activités traditionnelles assignées à la femme - quelques formes artistiques comme jouer du piano (sont permises) - le roman, propriété des hommes
La critique sur ces auteurs est inexistante - notre but est un but patrimonial, qui servit une histoire littéraire renouvelée - la question de femme écrivain est absolument à la mode - genre littéraire et genre sexuel - privilégier l'approche historique - en tant que phénomène littéraire oublié - le contexte dans lequel ce phénomène naissait

1re communication : Damien ZANONE (Université de Louvain, Belgique) - L’«idéalisme» de George Sand, ou l’assignation à un « genre »

Spécialiste de G. Sand - Sand, écrivain important voir majeure - cette gloire allant en dégradant - mettre en avant le sexe de l'auteur - l'étiquette "bas-bleu" - relations avec Balzac - héroïne au fond de sa province éloignée, écrit ses textes - qui recourt à G.S et non pas aux bas-bleus - la femme qui écrit et qui veut être reconnue


Comment sa qualité de femme a ... - la réception de son oeuvre a expliqué ses intentions et ses choix  - les périodes internes et choisies, ou bien externes, les périodes de création de l'auteur - 80 romans qu'elle a signés pendant 40 ans, en gros - la diversité des activités humaines - très dominant thème dans telle ou telle période - centré autour des personnages féminins - rapports sentimentaux, amoureux - rapports à sujets sociaux - état social d'industrie mais cela ne se limite pas aux années 30

D'un autre point de vue, externe - dans la suite de 1848, met en panne quelques créations - la volonté de formuler un idéal - (des idéaux ?) plus moraux que collectifs - plus de mal à formuler ses propositions
Thème esthétique dominant - volontiers adapté par les auteurs critiques, par G.S. elle-même - terme vonlontiers employé pour qualifier son oeuvre
Moment important vers 1850, moitié de la carrière de l'auteur - "l'homme de ma vie" terminé en 54 - errer à la recherche de son art politique - moment de crise et de politique - dire qui elle est, comme écrivain ("qui suis-je et que je viens annoncer de nouveau aux hommes " - elle est saisie de doute - l'exemple de l'image bien connue, le motif du tapis - James (?) romancier - on tourne autour de son oeuvre et essaie de qualifier - un grand lecteur et critique de G.S.

Une seule force de fabulation - GS multiplie sur son art ses remarques, aussi dans les lettres privées - la notion de l'idéal - 3 textes particuliers qui nous semblent intéressants - 1ère préface, une page de "l'homme de ma vie"... rapportent le même événement, comme décisif - conversations avec Balzac - amitié forte qui l'a liée à lui - une visite de Balzac une semaine - cette semaine, matériau mythologique - le discours de Sand à ce sujet - paraphraser - se faire des compliments comme des plus grands romanciers - génie, chacun différent - répartir du continent, lui montre le monde tel qu'il est, elle montre le monde tel qu'il devrait être, dans l'idéal - 2 fois elle raconte - dans un dialogue, dans "l'homme de ma vie" c'est lui (Balzac) qui dit : "idéaliser dans le joli et dans le xxx c'est un ouvrage de femme" - Balzac formulait son art poétique (de Sand) - formulation décisive - se donner comme intention (elle)
Compte-rendu de Mme Bovary - formule heuristique - à partir de ce moment réflexif, Sand cesse de prononcer au public sur ses principes - Fameuse lettre de correspondance avec Flaubert qu'elle noue - Monsieur réaliste et Madame idéaliste - chacun a sa place et chacun a sa position - elle confie à d'autres de ses amis : "jai beaucoup douté de moi-même", "l'art et la conscience sont-elles la même chose ?" - Position ultime de l'auteur : "(je ne suis) pas aussi franche avec Flaubert, qui ne m'aime pas littérairement.
Sand va en convaincre les autres - reprit en sa défaveur à elle - 2 voies pratiquées par le roman du 19e siècle - dans la 2e moitié de sa carrière - le roman de Sand est idéaliste - à l'abris du monde auquel elle n'ose pas affronter - Zola, sévère, au lendemain de sa mort, (prononce) un discours hostile - le fleuve du vrai et le fleuve du rêve - l'idéal comme contraire à la vérité - dichotomie - Anatole France "G. Sand et l'idéalisme dans l'art" - une confrontation (réalisme & idéalisme) - un gagnant et un perdant, ce combat se fait forcément en défaveur de l'idéalisme (romanesque) - son infériorité envers le réalisme - Différence de sexes métaphorique - Zola qui sépare ce principe (sexué) - une littérature qui marque immédiatement la marque du sex - la construction antagoniste (réalisme/idéalisme), 2 esthétiques possibles, la capacité de représenter plus ou moins grand le réel - la deuxième moitié de carrière de Sand exposée à une critique ambivalente - moins brillante - la 1re moitié fait allusion à xxx (dont une bas-bleu) : Sand n'est qu'une romancière, finalement qu'une bas-bleu - "Cette âne a laissé sortir ses oreilles de son costume (ses réflexions)", l'âne de la Fontaine.

Question : Préface de la "Comédie humaine" - Balzac lui a demandé (d'écrire) - Manifestement elle ne se trouve pas assez de compétence, elle ne fait pas - (autre intervenante, théoricienne) - elle a fait après la mort de Balzac
"Mémoire du jeune marié" - un grand dialogue d'écriture avec Balzac, discours de Sand sur Balzac, de B sur S - la romancière fictive de la "Comédie humaine"
Q: idéalisme appliqué à différents auteurs pas forcément femmes - étiquette à Sand - homme littéraire (pas homme de l'art), 2e moitié du 19e siècle mais pas avant - non, pas forcément les femmes (qui écrivent) des romans sentimentaux - théorique
Les années 50s, frappée par les jeunes auteurs qui réclament du réel - distinction farouche des 2 sexes qui n'ont rien à se dire
Le principe sexué - les lettres de Flaubert à Sand sont plutôt satiriques - Sand a écrit quelques articles critiques sur d'autres auteurs, d'autres femmes

2e communication - Claire BAREL-MOISAN (CNRS, ENS Lyon): Romancières et vulgarisatrices : des bas-bleus dans les sciences

Claire B-M, balzacienne, (étudie) les femmes d'auteur sous le 2nd Empire

Bas-bleu : 3 définitions : 1° femme d'auteur - 2° femme ambitieuse et littéraire - 3° femme d'ambition intellectuelle, qui s'instruisent - un domaine très éloigné de celui des sciences - écrire des poèmes amoureux; la littérature enfantine, la vulgarisation scientifique - (elles) restent invisibles - liberté d'inventer des littératures, à l'abri de la critique, loin des polémiques, dans un milieu apaisé - écritures de vulgarisation très loin des thèmes violents - à l'opposé, dans un champ, en avant, femmes intégrées de plus en plus - travail de normalisation - protégées du regard critique - (ce qui) libère l'auteur pour écrire dans ce domaine-là - 2e moitié du siècle - éditorial et générique - professionalisation - écriture quotidienne.
Contenus de ces écrits - masse énorme de productions - les titres (Mémoires d'un lapin blanc) - la mobilisation de toute une société autour de l'éducation - politique colonialiste
Vulgarisation enfantine - rapport construit avec le lecteur - 3 modèles pour la jeunesse - "Les histoires de chenilles et du papillon"

1° Poétique : la nature de l'écriture de vulgarisation - tension entre pôle fictionnel et pôle didactique - fiction littéraire - occupe tous les ?? intermédiaires - roman à thèse, idéologie - la recherche de l'univocité - le mécanisme est le même (que pour la science)
Principe moral, didactique et plaisir de la fiction (ex: "Mémoires d'un lapin blanc", "l'histoire du blé") - projet éducateur - les maximes - incorporer les savoirs - discours des naturalistes
La réception enthousiaste des écolières de ces écritures - le processus de transformation, de vulgarisation - fonctions moralisatrice et instructive -
Produire une adhésion du lecteur au projet didactique  - passé d'un savoir rébarbatif à une pratique personnelle d'observation - fillette futile conduite par le masculin à la science - recours à l'affectif - "Secret du grain de sable" - Question de genre sexué ou de genre littéraire - sentiment moral sur la géométrie - un intérêt de sentiment - ouvrages destinés aux femmes - sentiments et imagination - le public est souvent indissocié - livres destinés aux filles et aux garçons mais le savoir est identique - représentation affective du savoir
Le dialogue instructif est décliné vers 1860 mais a perduré - micro-fictions, petites nouvelles - informations scientifiques fondues dans la fiction - détails du savoir
3° sous-genre : le voyage instructif - la science du foyer - propose un voyage autour de la maison - vulgarisation pour les adultes
Caractères idéologiques de ces fictions - les débats du temps - valorisation de la colonisation algérienne - un plaidoyer pacifiste de la guerre - le peuple victime de leur gouvernement - roi de Prusse - fables politiques
1890 2nd Empire - pas de noms d'auteur féminin - Jules Verne
Une nouvelle image de la science - écritures féminines - diversité de l'implication
Question : pour les jeunes gens et les jeunes filles - illusionnistes

3e communication : Andrea DEL LUNGO (Université Lille 3, Institut Universitaire de France) - Les massacres des femmes de lettres, de Barbey d’Aurevilly à Paul Flat
Histoire de la critique
3 parties - 3° sacralisation - roman, domaine masculin - pourquoi cette exclusion des femmes du champ d'honneur - introduire un facteur de désordre moral, social - la cause est la révolution qui a bouleversé l'ordre social - rétablir un ordre social, un ordre différent - Barbey se réclame de Balzac 
Ambiguités : 1re ambiguité : Barbey introduit des nuances - les génies incontestables (des femmes d'auteurs), par exemple les soeurs inconnues (qui écrivent) - (et cela) dans un état désastreux (littérature à la fois masculine et féminine)
Nouvelle définition des identités sexuelles - l'ordre troublé - voici l'état de la société, de la littérature : hermaphrodite 
Une projection - jeu sur la limite/la frontière - valoriser deux figures de femmes d'auteur pour dévaloriser toutes les autres
L'élément fondamental de cette démonstration idéologique - Femme excellente en sensibilité - sentiment sur l'idée - sur Mme de Staël - Elles peuvent être des écrivains, poètes (femme) - angélité, pureté, imagination
Manque : force de construction, rigueur de ?? (la réflexion ?), et surtout, l'ordre
Figure du masculin - espaces littéraires protégés destinés aux hommes, par exemple la critique - jugement de valeur - l'infériorité de la femme - Les femmes angéliques qui se distinguent du bas-bleu, à l'opposé de l'imaginaire masculin - passer du genre sexuel au genre littéraire - Barbey interdit aux femmes le roman, il évite l'oeuvre des romancières des bas-bleus - Barbey aborde l'oeuvre des femmes sans vouloir aborder le roman - la sincérité et la naturalité des femmes d'auteur - (il) interdit aux femmes l'Histoire mais aussi le roman qui est le genre d'écriture masculin par excellence.
(La seule exception est Balzac)
Défense désespérée d'un territoire protégé, déjà appartenu au passé - attaquer les bas-bleus, elles existent - nouvelle forme de transformation littéraire - les femmes disparaissent à l'époque du naturalisme, après George Sand c'est le néant - dans Lagarde-Michard - Colette en 1908, plus d'un demi-siècle - le trou dans l'histoire littéraire comme si les femmes n'ont rien écrit 
2 critères : biologique et générique - 3e : épistémologique - 4e : social (critère de classe, aristocratique et bourgeoise), Schopenhauer à l'appui, anti-naturel, monstre - 5e : politique, l'ordre se fonde sur la reconnaissance de normalité - anarchie - l'image de la vertu dont elles donnent l'exemple - Femmes d'élite littéraires dans certaines époques - bouleversement de la mentalité./.



John Kerry, nhà ngoại giao thời đại

Ông John Kerry là một ông bộ trưởng Bộ ngoại giao dễ thương chưa từng thấy, không những ông ấy duyên dáng như mọi ông bộ trưởng Bộ ngoại giao, mà tất cả những lời nói và hành động của ổng đều cho thấy là ông ấy có một trái tim cao thượng.

Tôi mê nhất là những phát biểu của ông ấy về sông Mê kông. Lâu nay tôi cứ lo các bác Tàu mọi rợ làm những việc tầm bậy ở trên đầu nguồn, khiến bao nhiêu cá quý chắc là tuyệt chủng, đồng bằng sông Cửu long của ta thì bị nhiễm mặn, mà Biển hồ Tông lê Sáp chắc cũng tiêu luôn. Bây giờ mà Mỹ can thiệp vào, thì chắc là ổn. Tương kế tựu kế, hay là ta xây thêm một cái nhà máy điện hạt nhân ở biên giới Trung hoa, đem ít điện biếu các bác ấy, để các bác ấy vui lòng mà thôi không xây nhà máy thuỷ điện trên sông Mê kông nữa ?

Xem những thành công của chúng ta về mặt ngoại giao, thì tôi đoán ông Phạm Bình Minh cũng là tay cừ. Nhân tiện, hai ông phó thủ tướng mới của chúng ta, trẻ trung, mặt tươi như hoa, nhìn thật là hay.  Tôi cũng thích phát biểu của ông Đức Đam cảm ơn giới báo chí vì đã hỗ trợ cho chính phủ, tôi cũng mong các phóng viên của ta giỏi giang, sắc sảo hơn, chứ đọc phải mấy bài báo dở ẹt, chất lượng kém thì thêm bực mình vì mất thời gian. Nhưng chúng ta có tới bốn PTT mà không có bà nào thì vẫn chưa hay lắm, chỗ nào phải có phụ nữ thì mới ổn định, lâu bền được. Hay là chúng ta đưa bà Kim Tiến lên làm PTT, phụ trách về nữ quyền, chăm sóc bà mẹ và trẻ em ? Thế là Bộ Y tế cũng thoát khỏi bà ấy, thật là nhất cử lưỡng tiện!

Trở lại chuyện ông John Kerry, tôi hơi mắc cỡ vì toàn thấy nói Mỹ hỗ trợ cho ta bao nhiêu triệu triệu đô la, nghe cứ như là mình đi ăn xin ấy. Thôi thì coi như các bác ấy đầu tư dài hạn, nhưng như vậy thì ta phải cố giữ cho hoà bình, ổn định, chứ nếu không tiền của họ đổ xuống sông xuống bể, dân Mỹ họ giận mình luôn!

Về chuyện hợp tác của ta với Nhật bản (lại khen ông PBM), tôi thấy cũng thật là hay. Tuy  Nhật đã chơi ta một nạn đói kinh dị năm 1945, nhưng từ bấy đến nay, các bạn ấy có vẻ ân hận thiệt tình, và cố gắng sửa lỗi. Các bác thấy tôi nói về chuyện Trung hoa đang tìm kiếm kẻ thù có đúng không ? Gây sự với ta mãi không được, bây giờ họ phải cà khịa với Nhật bản. Tôi nghĩ nhân dịp này ta nên chia lửa với Nhật bản, khi nào TQ gây hấn với Nhật thì ta xông ra đòi Hoàng Sa, nếu TQ quay sang ta thì Nhật lại đòi Senkaku, cho các bác TQ kiệt sức chóng mặt thì thôi.

Lại trở lại ông J. Kerry, kính chúc ngài luôn mạnh giỏi, sự nghiệp đạt nhiều thành tựu lớn, giá ngài nói cho vài lời về việc hoà giải dân tộc của Việt Nam thì hay. Chúng ta phải lợi dụng lúc ngài ấy đang còn đương chức, chứ lỡ mai mốt các bác Cộng hoà diều hâu lên thì mệt.

Chiều biên giới em ơi - Lò Ngân Sủn





Chiều biên giới em ơi!
                    Có nơi nào xanh hơn
                    Như tiếng chim hót gọi
                    Như chồi non cỏ biếc
                    Như rừng cây của lá
                    Như tình yêu đôi ta.

Chiều biên giới em ơi!
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta - ngọn núi
Như đất trời biên cương.

                    Chiều biên giới em ơi!
                    Có nơi nào đẹp hơn
                    Khi mùa đào hoa nở
                    Khi mùa sở ra cây
                    Lúa lượn bậc thang mây
                    Mùa toả ngát hương bay.

Chiều biên giới em ơi!
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông.

                     Chiều biên giới em ơi!
                     Đôi ta cùng chiến hào
                     Gần nhau thêm bền chí
                     Tình yêu là vũ khí
                     Giữ đất trời quê hương.
Lò Ngân Sủn, Chiều biên giới, Dân tộc Dáy
Chiều biên giới em ơi!
Nghe con sông chảy xiết
Nghe con suối thác đổ
Hồn ta như ngọn gió
Thổi giữa trời quê hương.


lundi 16 décembre 2013

Tiếc nuối


Nếu đừng có tội tổ tông
Thì nhân loại vẫn là mình hồng hoang
Ví đừng cách trở giang san
Thì làm chi có trái ngang chuyện tình ?
Nếu mà em vẫn một mình
Chẳng hay anh có thịnh tình ghé qua ?
Giá đừng đêm lạnh trăng tà
Quạt nồng ấp lạnh ai mà nhớ mong ?

Notes de séminaires (3)


Jeudi 5 décembre 2013 : Jean-Christophe ABRAMOVICI
Modérateur : Gérard FERREYROLLES
L’écriture et des récritures de la fameuse Pensée de Pascal sur les deux infinis,  « Disproportion de l’homme »

(Notes par NLH)
Les cailloux, fourmis ... carricaturer des petits personnages comme Don Quichote - deux types de ressources : chrétienne et scientifique - la puissance créatrice de Dieu, spectacle de la nature - railler les risibles prétentions ... que Dieu a abaissées - textes assez probants
L'imagination - enchaîne des hypothèses ("il doit y avoir certainement un estomac..." [à propos du ciron, je crois - PLS]) - objet de réflexions - échafaud des hypothèses - Galilée lui-même utilise cette conception - microscope, première invention lourde de connaissances génétiques (spermatozoïde)
L'arrivée du microscope et bouleversement dans le monde scientifique - 1723 - les microscopes "curieux" --> les curieuses inventions, les nouvelles découvertes par le microscope de plus en plus perfectionné - hilarant (Puget) - des instruments d'optique
Passage sur le ciron - sciences, moins une procédure qu'un sujet de réflexion - s'en approcher par l'esprit - l'infiniment petit - 2e mouvement dans un au-delà de xxx
Un infiniment d'univers, chacun a son firmament - anatomisation à l'infini du ciron par un exercice spirituel et mental - le moraliste prend le relais
La découverte de l'infini de la grandeur et de la petitesse - contempler en silence - présomptions des savants qui prétendent connaître la nature - l'engouement des savants - misère des hommes sans Dieu dans la curiosité des sciences
La seule référence du microscope - discours triomphaliste, célébrer l'invention du microscope, l'oeil armé du microscope - un monde visible nouveau - le signe d'un apaisement de Dieu - redonner aux hommes leur perfection originelle - Dieu autoriserait cette invention du microscope - la querelle des anciens et des modernes - progrès du genre humain
Pour Pascal, l'homme est imbécile à connaître la nature - les promoteurs de la nouvelle science - les nouvels adjuvants de la curiosité - le devenir de sa parabole - réticences pascaliennes
Une forme d'hommage au génie humain - approfondissement spirituel - de la vue à l'imaginaire (Fénelon) - notre imagination est une espèce de microscope - le temps que les hommes mettent à mettre au monde des machines qui confirment notre intuition - le méditatif, l'observation des merveilles microscopiques - des sciences expérimentales - la microscopie en particulier est très exploitée - théologie des insectes - nous avons passé du doute à la certitude - méditation sur l'infiniment petit - le ciron se nourrit des parties de fromage
=/= des invitations au voyage - un instrument armé, adéquat - la place qu'occupe le merveilleux
La préface de la théorie des insectes - avancer des faits peu croyables - acheter la conviction du lecteur - autres formes de rhétorique chrétienne - le thème d'égalité - comparer les ouvrages les plus fins de notre art (avec la nature) - humilier l'orgueil des hommes - la sagacité de son auteur - l'infériorité de l'homme (par rapport à) l'auteur de la nature, Dieu non nommé
2nd analogie - l'expression "fini au dernier point" - la perfection absolue - la composition infinie de ce tout défini (le ciron) - déterminer de plus en plus précises les limites - pénétrer dans le somptuaire de la nature
Commentaires:
Renouveler la perspective - les précédents du ciron - deux catégories : naïf et triomphalisme scientifique - il nous reste infiniment de savoirs - nous sommes disproportionnés - géométrie - Fénelon - infini à perpétuité - c'est un autre ordre, dix-huitiémistes
Question :  est-ce qu'il y a des attestations - la Renaissance - pour Montaigne, il y a un ciron - infiniment grand avec cette notion d'humilité
Réponse : début 17e siècle - discours topique
Q : une nouveauté relativement absolue - nous sommes supérieurs aux anciens - la science humaine est une caravane qui s'avance
R : une portée morale - s'interdit d'évoquer le microscope
Q: Pascal n'enlève rien à la science, il assume - enjeu au-delà de l'observation, il est mathématique - 3e étape, conception - changement de titre du fragment (des Pensées ?) --> disproportion - prendre tout ce que la science peut donner - considérer les deux infinis - la géométrie nous pousse à un ordre supérieur - condamnation de cette recherche - la curiosité abandonnée - misère de l'homme sans Dieu
C: on ne peut pas comprendre l'infini mais le connaître - une présomption infinie - des connaissances infinies
C: Transmission des savoirs, souvent silencieuse - ce qu'il prêche est différent de ce que voit Pascal - vague - exploitation du même matériel scientifique - confiance et défiance à l'égard du savoir - dans cette postériorité de Pascal les chemins divers - poème "les chemins des racines"
C: notre imagination qui se perd dans cette pensée - l'infinité du monde disproportionnée par rapport à l'infinité de Dieu - la nature = un être divin, infini - le temps = une succession des moments infinis - l'éternité
R: la place de la foi
C: si on va jusqu'au bout de la raison pour lui (Pascal)
R: proposition du plan de l'arche de Noé, le nombre des animaux qui puissent y entrer
C : sans pour autant opposer science et foi
Q: prendre le discours biblique
Q: Bossuet essaie de rapprocher les temporalités : temps historique et temps biblique
Q: le microscope, des lentilles
R: géométrique -  la description est très précise - la lentille
Q : l'écart entre le microscope (?) et discours scientifique - la lentille n'était pas très bonne, il y a des aberrations
R: emboîtement de l'humanité dans une xxx ou plus ou moins - l'oeil est faible - faiblesse des sens humains
C: Question de curiosité au 18e - d'Alembert - curiosité inutile et gratuite et quand même positive - se console - vertige mathématique et foi métaphysique - indivisibilité, presqu'à l'infini - raccourcir l'atome - texte anti-atomiste
Adam était fini, s'ils n'ont pas péché, ils ne sont que deux - la structure du monde est verbale - le fin du vertige, se repose sur une assiette./.


dimanche 15 décembre 2013

Mơ màng


Vì ai điểm phấn trang hồng
Áo xiêm trau chuốt, tóc bồng ngát hương
Đêm ngày lãng đãng nhớ thương
Vần thơ êm ái cho vương chút tình
Khi mơ mơ những bóng hình
Thức rồi rồi lại tưởng mình chiêm bao

Hoa đưa


Vườn thu cúc nhẹ nghiêng đầu
Đỗ quyên cũng đã phai màu từ xưa
Phong lữ thảo nép rèm thưa
Dạ lan rón rén hương vừa vào đông.

samedi 14 décembre 2013

Mông lung


Mông lung là một cánh cò
Miên man là một con đò qua sông
Ngọt ngào là vẫn đợi mong
Ngại ngùng là cả một lòng hồ nghi.

Thuyền quyên mộng


Trần gian tuấn kiệt dễ mấy người
Mười lăm năm tựa vó câu thôi
Cô đơn mải miết người leo núi
Bồ đề một phút rạng nguyên khôi
Thuyền quyên cũng ước nương bóng cả
Tùng quân xao xuyến mãi không thôi
Nào có hề chi, đời là mộng
Phải duyên thì thương mãi, người ơi!

vendredi 13 décembre 2013

Giang hồ mộng


(à Đ. N.)

Một gánh giang hồ há thở than
Nửa đời thương chút phận đa đoan
Sa cơ liều cũng giang tay đỡ
Lỡ bước một phen thử đá vàng
Biết đâu duyên nợ mà trông đợi
Tấc lòng ưu ái đến hồng nhan
Nồng nàn giấc mộng đời một thoáng
Chợt tỉnh cơn say có phũ phàng ?

mercredi 11 décembre 2013

Dạo khúc


"Cửa số thấp mà chủ lầu khắc nghiệt
Khiến bao phen tôi héo hắt, thẫn thờ
Trái tim tôi cháy bừng trăm nến thắp
Mà lạnh lùng, người đẹp vẫn thờ ơ..."
(Sans famille - Hector Malot)

mardi 10 décembre 2013

Trí thức thầy đời


Tôi nản nhất là các bác trí thức "bố chó xồm" (chó xồm to bự đã kinh rồi, thì bố của nó chắc lại càng ác chiến),  suốt ngày chỉ ưa mắng nhiếc dạy bảo, bới việc ra bắt thiên hạ làm, tưởng mình thì thơm tho hay ho lắm !

Cái vụ hôi bia Tiger, thôi các bác im đi có được không ? Nào là nói người ta mất nhân cách, mất giá trị, etc. Còn các bác thì sao ? Hẹp hòi, nghiệt ngã, không bao giờ tự sờ lên gáy mình. Đấy có bác nào bác ấy nói là nếu mình chạy phía sau, cả cái đám bia ấy nó trút lên đầu mình, thì các bác có ca cái bài ca thương xót anh lái xe với ông lái bia không ? Chạy xe để nguy hiểm cho người ta, lại còn không lo mua bảo hiểm.

Mà các bác rộng rãi hơn một chút có được không ? Xởi lởi trời gởi của cho, làm gì mà các bác tủn mủn ti tiện thế ? Người nông dân trồng lúa ngoài đồng, chim chóc cũng còn được ăn ít thóc vụn thóc rơi. Các bác có mất miếng ăn, thức uống, thì người khác được miếng ăn, miếng uống, các bác có chết đói chết khát ngay đâu ? Tôi mà bị cướp bia như vậy, thì tôi chúc các bác ấy uống bia ngon miệng, mát ruột, nhớ chúc sức khoẻ cho tôi. Của đi thay người, rút kinh nghiệm, lần sau ràng buộc cho chắc, chạy xe cho cẩn thận. Còn cái lão lái bia ấy, nếu không mua bảo hiểm mà bắt anh lái xe đền, thì cho lão ấy vào tù.

Tôi thì cũng chẳng ăn cướp của ai, nhưng cái gì mà còn dùng được thì tôi cũng nhặt về xài, vứt đi phí hoài, phải tội. Lúc này người ta cướp của mình lon bia, lúc khác có khi người ta lại cho lại mình quả chuối, việc gì mà chửi rủa, sỉ vả người ta nặng lời quá đáng như vậy ? Các bác lo tự sửa mình đi thì có!

Notes de séminaire (2)

(Notes par NLH, avec des erreurs de temps en temps :-p)

LORRAIN ÉPISTOLIER
sous la direction de Jean de Palacio
Vendredi 6 décembre 2013, 16h-19h
En Sorbonne, amphithéâtre Guizot

Éric Walbecq
Jean Lorrain en toutes lettres

Jacques Dupont
Lorrain, Schwob, Colette : deux exercices épistolaires

Jean de Palacio
Trois amitiés féminines de Jean Lorrain : indices sentimentaux et
incidences stylistiques.

---------------------------

500 lettres 13OO pages non romanesques - activités épistolaires liées à la profession de Jean Lorrain - le journalisme marque le style des correspondances - méli mélo mêlé -l'homme et l'écrivain - l'intérêt triple : ? / personnel / stylistique

2° correspondance - personnalité imprévue
3° Motivation stylistique - écrit-il différemment quand il s'adresse aux hommes, à une femme ?

Première communication : Éric Walbecq - Jean Lorrain en toutes lettres

Lecteurs : André Breton, .. - aujourd'hui (=/= il y a 20 ans), ses textes sont disponibles, réédités - mais pas de fonds spécialisé (comme pour Robert de Montesquiou par ex.) - Collection - correspondance de Lorrain -intéressé au personnage - découvrir des pans entiers de sa vie - ramasser ses lettres, publiées par lui-même - article violent sur les Bas-bleu, considérés comme le 3e sex, signé d'un anonyme Jacques Stick (?)

Lorrain victime de sa célébrité - 1926 (?) - lettre à sa mère - un soupçonné d'écrivain - longue série de lettres tout à fait impressionnantes - sa mère meurt en 1928 (?) - Lettre de Lorrain à Barbey, d'autres ont disparu de la circulation.

Ensemble de lettres - 1re lettre destinée à Gustave Moreau - (Lorrain) journaliste réputé et craint de son époque - l'écriture de Lorrain a beaucoup changé pendant 25 ans - papiers avec en-tête des hôtels - lettres consacrées au théâtre - les dates des premières (représentations) de la Comédie française - coupures des presses - Adversaires - les quotidiens - calendrier perpétuel, donner le jour sans l'année - le baller de "merveilleuses folies bergères" (?) - mort en 1906 (Lorrain), personnage fascinant.
Des annecdotes - les lettres de l'arrière-grand-père (de l'orateur, je crois-PLS) - commerce des autographes
Commentaire : l'autographe = l'aventure - les explications documentaires

2e communication : Jacques Dupont - Lorrain, Schwob, Colette : deux exercices épistolaires

Monographie de synthèse - un ouvrage intitulé "Epistolaire", une sorte de manuel

1re lettre 1896, une trentaine de lettres oubliées, confrère de Lorrain - écrire des nouvelles
1898-1904 Colette : adaptation théâtrale de "Claudine" à Marseille
Schwob (éminent spécialiste, son voisin gauche ?)- entre 2 destinataires, une quarantaine de lettres
Lorrain se situe en jeune xx auprès de ces deux destinataires - les lettres ont une fonction documentaire, paralittéraire, nous fournissent un certain nombre d'information, comme un déchiffrage des informations - microcosmes médiatiques - amitié, complicité - fonctionnement en réseau - la littérature du temps - un réseau souterrain, connexion un peu particulière - donc d'une certaine façon, un document littéraire - logique des genres littéraires

Lettre n'a pas de fonction (?) historique - interaction - définie comme une pseudo-interaction, gouvernée par le même principe de coopération - des règles de conversation, des routines conversationnelles (cordialement vôtre) - double titre de relation - conseil asymétrique (l'un donne des conseils), horizontal - la question de l'adresse - conversation orale/épistolaire, la clôture de la communication.

L'autopromotion de l'auteur - exemple de la leçon donnée par Lorrain à la pauvre Colette (sa brouille avec X) - Lorrain prend la posture de guide touristique, conseille de visiter les Invalides, un tourisme particulier (militaire, homosexuel) - ça a passé par les compliments (mon cher maître), fin soumission, le recours à l'hyperbole (j'en ferai un rétif ou j'en veux mourir).

Deux très belles lettres de condoléances - excuse, perplexité - technique de l'aveu - les requêtes, les demandes (envoyez-moi deux places) - ça va jusqu'à demander explicitement (Je ne demande jamais rien à personne...) - toute une série d'aveux, d'ironie - la gestion de l'impudeur - un fanfaron de vices - manipuler son image publique - confidences
L'autodérision
Problématique : correspondance d'un écrivain reste-t-il dans des périphéries? question banale mais récurrente - Question de littérarité de la lettre (des formalistes)
Des stratégies textuelles (éléments stylistiques) - structuration discursives (la rhétorique)

La convention devient floue - séquences d'encadrement - traditionnellement, conversations à bâtons rompus (les lettres)
Sans crier gare - l'arabesque incroyable - la ressource d'un écrivain quand il écrit à quelqu'un - exercices de style, exercices d'ironie - les jeux verbaux - les vocalismes - les jeux verbaux à la limite du mensonge - onomatopée burlesques - des indices de jeux sur le langage - chercher une réponse à l'aporie

Commentaire : stratégies épistolaires, de séduction, verbales, textes à travailler dans un état d'âme littéraire, oui ça fait partie des textes littéraires

3e communication : Jean de Palacio - Trois amitiés féminines de Jean Lorrain : indices sentimentaux et incidences stylistiques.

Est-ce que le style varie ? (quand il écrit à 3 femmes) - une relation assez curieuse et inhabituelle - ses accents insolites, badinage (ton adorable oreille rose) - diminutifs pour s'adresser aux femmes (satanette, ...) - l'aveu tardif (je vous ai beaucoup aimée, savez-vous ?) - J. Lorrain paraît très à l'aise - renforcer cette impression - apocryphe - un usage extrêmement prononcé de diminutifs - déclarations abondent (fée de neige, givrée de nacre ..., prince et princesse) - hautain, très froid, encore cette froideur.
Lettre amusante, apocryphe - la lettre existe je l'ai vue, très belle lettre au ton très surprenant (une fleur effleurant une fleur) - tendresse privée, déclaration publique - privé et public - c'est une carrière - ambiguité tout à fait foncière - public diffère complètement du privé - propos de journaliste - cruel inutilement - un faux suicide de Diane de Bougie (?) - belle dédicace imprimée, considérée comme une lettre ouverte - le ton public et le ton privé - la concurrence exclut l'association - roman écrit peut-être pour J. F (?) - entre la fleur et la putaine - la vérité de ses sentiments - la conciliation entre xxx(?) et Parisien est souvent malaisé - J. F évoque une femme exquise - Louise de Massigny (?), pseudonyme
1875-1904 relation avec le xxx paraît relativement étroites - correspondance non identifiée - le ton de ces lettres, presque de mièvrerie ("très chère et tendre amie", "ce brin de bruyère", avant Apollinaire) - très peu de sincérité - parle du printemps à Nice - surprenant pour un écrivain de décadence ou passant/passé pour décadence - choisir les papiers à lettre en fonction des correspondances (à l'orchidée, par ex.) - d'où un poème écrit sur un éventail, la mode de l'époque - La façade de J. F qu'il veut donner au public, lorsqu'il rime pour elle, plus Ronsard que Montesquieu - narcisses, jonquilles, jacinthe, même violettes, des roses... les iris sont plus noirs, mais radieux, la nature ici est si belle - célébrer lyriquement la nature - chercher ses mots - le goût pour la rose, inspiration ronsardienne - brièveté, éphémérité des roses - voir l'agonie des fleurs - décadence - attendre le dernier jour de l'exposition horticole (pour visiter)
Amitiés féminines - jeter les masques - la grosse rose épanouie - contraste complet entre l'ordre/style public et privé- une des caractéristique lorrainienne - passage obligé- des poèmes sans apparaître comme compliment indispensable - il témoigne d'un abandon sentimental - à mi-chemin entre l'écriture automatique et déclaration d'amour - appeler (la femme) magicienne, demander un envoûtement presque - l'intimité demandée ("entre nous") - poème de nature allégorique - les intermittences du coeur - joie d'absinthe/volupté triste, parfois mensongère

Témoignage extrêmement tardif, vague, imprécisé - bombardement de Lisieux, lors du débarquement - 2 lettres dont le ton confirme - préface de la correspondance - un M. Georges de Normandie, un demi siècle - enthousiasme, grande mélancolie, tendresse - oraison funèbre - beauté de correspondance./.