jeudi 6 juin 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (10)

Chẳng phải vì ngu ngốc mà những người đó đã thích những việc rèn luyện khác hơn là rèn luyện trí óc. Họ không phải là không biết rằng ở những xứ sở khác những người rảnh rỗi sống cả đời họ để tranh luận về điều tốt tối cao, về thói xấu và về đức hạnh, và rằng những kẻ lý lẽ cao ngạo, tự tặng cho chính mình những lời ca ngợi lớn lao nhất, nhầm lẫn những dân tộc khác dưới tên gọi khinh miệt là quân mọi rợ; nhưng mà họ đã coi trọng những tập quán của họ và đã học cách coi thường những học thuyết của họ (ghi chú 4).

(Ghi chú 4) Thật lòng, người ta thử nói cho tôi nghe xem chính dân xứ Athènes phải có ý kiến gì về hùng biện, khi mà họ tách xa nó với bao chăm chút khỏi cái tòa án liêm chính của những phán quyết mà ngay cả những vị thần cũng không khiếu kiện ? Những người La Mã nghĩ gì về y học, khi mà họ đã trục xuất nó khỏi nền Cộng hòa ? Và khi một chút nhân đạo khiến cho những người Tây Ban Nha cấm luật gia của họ vào Châu Mỹ, thì họ phải có ý tưởng gì về pháp lý ? Người ta sẽ không nói là họ đã tưởng là sửa được bởi hành động duy nhất này tất cả những điều ác mà họ đã làm với những Thổ dân khốn khổ ?

Liệu tôi có quên rằng chính trong lòng của Hy Lạp mà người ta thấy vươn lên cái thành phố cũng nổi tiếng bởi sự bất tri hạnh phúc của nó như là bởi sự khôn ngoan của các đạo luật của nó, cái nền Cộng hòa của những vị á thần hơn là của con người ? Đức hạnh của họ dường như vượt trội hơn nhân loại nhiều. Hỡi thành Sparte! Nỗi hổ thẹn vĩnh cửu của một học thuyết vô dụng! Trong khi mà những thói xấu được dẫn dắt bởi mỹ thuật đã cùng nhau tiến vào trong thành Athènes, trong khi mà một bạo chúa chăm chút tập hợp lại những tác phẩm của ông hoàng của các thi sĩ, thì bạn đã xua đuổi ra khỏi những thành trì của mình nghệ thuật và nghệ sĩ, khoa học và các nhà thông thái.

Sự kiện này đánh dấu sự khác nhau. Athènes trở thành nơi cư ngụ của lịch sự và thị hiếu đẹp, xứ sở của các diễn giả và các triết gia. Sự thanh nhã của các tòa nhà đáp lại sự thanh nhã của ngôn từ. Người ta thấy ở khắp nơi cẩm thạnh và những bức họa sống động bởi bàn tay những bậc thầy khéo léo nhất. Chính từ Athènes đã bước ra những tác phẩm đáng kinh ngạc được dùng làm mẫu mực trong mọi thời đại hư hỏng. Bức tranh của Lacédémone thì kém rực rỡ hơn. Ở đó, những dân tộc khác nói, con người sinh ra đã có đạo đức, và ngay cả không khí trong xứ đó cũng gợi cảm hứng cho đức hạnh. Chúng ta chỉ còn lại về cư dân của nó cái trí nhớ về những hành động anh hùng của họ. Những di tích đó đối với chúng ta có ít đáng giá hơn là những pho tượng cẩm thạch kỳ dị mà Athènes đã để lại cho chúng ta ?

----------------------------------------------- 
Ce n'est point par stupidité que ceux-ci ont préféré d'autres exercices à ceux de l'esprit. Ils n'ignoraient pas que dans d'autres contrées des hommes oisifs passaient leur vie à disputer sur le souverain bien, sur le vice et sur la vertu, et que d'orgueilleux raisonneurs, se donnant à eux-mêmes les plus grands éloges, confondaient les autres peuples sous le nom méprisant de barbares ; mais ils ont considéré leurs m�urs et appris à dédaigner leur doctrine (note 4).

(Note 4) De bonne foi, qu'on me dise quelle opinion les Athéniens mêmes devaient avoir de l'éloquence, quand ils l'écartèrent avec tant de soin de ce tribunal intègre des jugements duquel les dieux mêmes n'appelaient pas? Que pensaient les Romains de la médecine, quand ils la bannirent de leur République? Et quand un reste d'humanité porta les Espagnols à interdire à leurs gens de loi l'entrée de l'Amérique, quelle idée fallait-il qu'ils eussent de la jurisprudence? Ne dirait-on pas qu'ils ont cru réparer par ce seul acte tous les maux qu'ils avaient faits à ces malheureux Indiens?


Oublierais-je que ce fut dans le sein même de la Grèce qu'on vit s'élever cette cité aussi célèbre par son heureuse ignorance que par la sagesse de ses lois, cette République de demi-dieux plutôt que d'hommes? tant leurs vertus semblaient supérieures à l'humanité. O Sparte! opprobre éternel d'une vaine doctrine! Tandis que les vices conduits par les beaux-arts s'introduisaient ensemble dans Athènes, tandis qu'un tyran y rassemblait avec tant de soin les ouvrages du prince des poètes, tu chassais de tes murs les arts et les artistes, les sciences et les savants.
L'événement marqua cette différence. Athènes devint le séjour de la politesse et du bon goût, le pays des orateurs et des philosophes. L'élégance des bâtiments y répondait à celle du langage. On y voyait de toutes parts le marbre et la toile animés par les mains des maîtres les plus habiles. C'est d'Athènes que sont sortis ces ouvrages surprenants qui serviront de modèles dans tous les âges corrompus. Le tableau de Lacédémone est moins brillant. Là , disaient les autres peuples, les hommes naissent vertueux, et l'air même du pays semble inspirer la vertu. Il ne nous reste de ses habitants que la mémoire de leurs actions héroïques. De tels monuments vaudraient-ils moins pour nous que les marbres curieux qu'Athènes nous a laissés ?

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire