mardi 18 juin 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (14)


Phần hai


Đó là một truyền thống cổ đã trải từ Ai Cập sang tới Hy Lạp, rằng là một vị thần kẻ thù của sự nghỉ ngơi của con người đã là người phát minh ra khoa học (ghi chú 5). Vậy thì chính những người Ai Cập phải có ý kiến gì về khoa học, đã được sinh ra từ nơi ở của họ ? Chính là họ đã thấy từ rất gần những nguồn đã sản sinh ra khoa học. Thực vậy, hoặc là ta giở qua những trang biên niên sử của thế giới, hoặc là ta thay thế những sử ký không chắc chắn bởi những nghiên cứu triết học, ta sẽ không tìm thấy một nguồn gốc cho tri thức con người mà đáp ứng được cho ý tưởng mà họ thích hình thành về nó. Thiên văn học được sinh ra từ mê tín, thuật hùng biện từ tham vọng, từ sự thù ghét, nịnh hót, dối trá; hình học, từ tính keo kiệt, vật lý, từ một sự tò mò vô ích; tất cả, thậm chí cả đạo đức, từ lòng kiêu ngạo của con người. Khoa học và nghệ thuật phải nhờ thói tật mà sinh ra được : chúng ta sẽ ít nghi ngờ về lợi ích của chúng hơn, nếu chúng nhờ vào đức hạnh của chúng ta.
Khiếm khuyết của nguồn gốc của chúng chỉ là được vạch ra quá rõ cho chúng ta trong những đối tượng của chúng. Chúng ta sẽ làm gì với nghệ thuật, nếu không có sự xa hoa nuôi nấng chúng ? Không có những sự bất công của con người, khoa học pháp lý sẽ dùng vào việc gì ? Lịch sử sẽ trở thành gì, nếu không có bạo chúa, chiến tranh, những kẻ âm mưu ? Ai sẽ muốn, nói tóm lại là trải cả đời mình vào những chiêm ngưỡng cằn cỗi, nếu mỗi người chỉ tham khảo những bổn phận của con người và những nhu cầu của tự nhiên, chỉ có thời gian dành cho tổ quốc, cho những kẻ bất hạnh và cho những người bạn ? Vậy là chúng ta đã được tạo ra để chết đi bị trói chặt trên bờ miệng giếng nơi sự thật đã rút lui vào đó ? Chỉ riêng suy nghĩ này đã phải đẩy lui ngay từ những bước đầu tiên bất cứ người nào nghiêm túc tìm cách học hành bằng việc nghiên cứu triết học.

Toàn là nguy hiểm, toàn là lạc lối trong những tìm tòi khoa học! Bởi bao nhiêu sai lầm, ngàn lần nguy hiểm hơn là sự thật có ích, mà không cần phải trải qua để tới được nó ? Sự bất lợi đã thấy rõ; bởi vì cái giả dối thì có thể làm bằng vô hạn những kết hợp, nhưng sự thật chỉ có một cách hiện hữu. Vả chăng ai là người thật chân thành tìm kiếm nó ? ngay cả với thiện ý tốt nhất, thì những dấu hiệu nào khiến ta chắc chắn nhận ra nó ? Trong đám đông những tình cảm khác nhau, đâu sẽ là bộ tiêu chuẩn của chúng ta để phán xét đúng về nó (ghi chú 6) ? Và điều khó khăn nhất, nếu hạnh phúc thay chúng ta cuối cùng tìm được nó, thì ai trong chúng ta sẽ biết sử dụng nó cho tốt ?
--------------------------- 

(Ghi chú 5) Chúng ta dễ dàng thấy được hình ảnh tượng trưng của truyền thuyết Prométhée; và dường như là những người Hy Lạp đã đóng đinh chàng trên ngọn Caucase chẳng hề nghĩ về chàng với thiện cảm hơn là những người Ai Cập nghĩ về thần Teuthus của họ. "Dương thần, một truyền thuyết cổ nói, đã muốn hôn và ôm ngọn lửa, khi thần lần đầu tiên thấy nó; nhưng Prometheus kêu lên với hắn : Dương thần, ngươi sẽ khóc bộ râu cằm của ngươi, vì nó đốt cháy khi ta chạm vào nó." Đó là chủ đề của tranh bìa trước.
(Ghi chú 6) Người ta càng ít biết, thì lại càng tưởng mình rành. Những người theo trường phái Aristote có nghi ngờ gì không ? Descartes đã không xây nên vũ trụ với những hình khối và những chuyển động của vật chất ? Và ngày nay ngay cả ở châu Âu có nhà vật lý mỏng manh nào mạnh dạn giải thích cái điều bí ẩn sâu thẳm về điện, mà nó có lẽ sẽ mãi mãi là sự tuyệt vọng của những triết gia thực sự ?

---------------------------------------

SECONDE PARTIE
C'était une ancienne tradition passée de l'Egypte en Grèce, qu'un dieu ennemi du repos des hommes était l'inventeur des sciences (note 5). Quelle opinion fallait-il donc qu'eussent d'elles les Egyptiens mêmes, chez qui elles étaient nées? C'est qu'ils voyaient de près les sources qui les avaient produites. En effet, soit qu'on feuillette les annales du monde, soit qu'on supplée à des chroniques incertaines par des recherches philosophiques, on ne trouvera pas aux connaissances humaines une origine qui réponde à l'idée qu'on aime à s'en former. L'astronomie est née de la superstition; l'éloquence, de l'ambition, de la haine, de la flatterie, du mensonge; la géométrie, de l'avarice; la physique, d'une vaine curiosité; toutes, et la morale même, de l'orgueil humain. Les sciences et les arts doivent donc leur naissance à nos vices: nous serions moins en doute sur leurs avantages, s'ils la devaient à nos vertus.
Le défaut de leur origine ne nous est que trop retracé dans leurs objets. Que ferions-nous des arts, sans le luxe qui les nourrit? Sans les injustices des hommes, à quoi servirait la jurisprudence? Que deviendrait l'histoire, s'il n'y avait ni tyrans, ni guerres, ni conspirateurs? Qui voudrait en un mot passer sa vie à de stériles contemplations, si chacun ne consultant que les devoirs de l'homme et les besoins de la nature, n'avait de temps que pour la patrie, pour les malheureux et pour ses amis? Sommes-nous donc faits pour mourir attachés sur les bords du puits où la vérité s'est retirée? Cette seule réflexion devrait rebuter dès les premiers pas tout homme qui chercherait sérieusement à s'instruire par l'étude de la philosophie.
Que de dangers! que de fausses routes dans l'investigation des sciences! Par combien d'erreurs, mille fois plus dangereuses que la vérité n'est utile, ne faut-il point passer pour arriver à elle? Le désavantage est visible; car le faux est susceptible d'une infinité de combinaisons; mais la vérité n'a qu'une manière d'être. Qui est-ce d'ailleurs, qui la cherche bien sincèrement? même avec la meilleure volonté, à quelles marques est-on sûr de la reconnaître? Dans cette foule de sentiments différents, quel sera notre criterium pour en bien juger (note 6) ? Et ce qui est le plus difficile, si par bonheur nous la trouvons à la fin, qui de nous en saura faire un bon usage ?
--------------------------------
(Note 5) On voit aisément l'allégorie de la fable de Prométhée; et il ne paraît pas que les Grecs qui l'ont cloué sur le Caucase en pensassent guère plus favorablement que les Egyptiens de leur dieu Teuthus. "Le satyre, dit une ancienne fable, voulut baiser et embrasser le feu, la première fois qu'il le vit; mais Prometheus lui cria: Satyre, tu pleureras la barbe de ton menton, car il brûle quand on y touche." C'est le sujet du frontispice.
(Note 6) Moins on sait, plus on croit savoir. Les péripatéticiens doutaient-ils de rien? Descartes n'a-t-il pas construit l'univers avec des cubes et des tourbillons? Et y a-t-il aujourd'hui même en Europe si mince physicien qui n'explique hardiment ce profond mystère de l'électricité, qui fera peut-être à jamais le désespoir des vrais philosophes?



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire