vendredi 14 juin 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (13)

Nhưng hãy băng qua khoảng cách về nơi chốn và thời gian, và hãy xem điều gì đã diễn ra trong xứ sở của chúng ta và trước mắt chúng ta; hay đúng hơn, là hãy dẹp xa những bức họa ghê tởm mà chúng sẽ làm tổn thương sự tế nhị của chúng ta, và chúng ta hãy tránh nỗi nhọc đi lặp lại cùng những thứ ấy dưới những cái tên khác. Không phải là vô ích mà tôi gọi hồn Fabricius; và điều gì mà tôi đã khiến con người vĩ đại ấy nói, mà tôi không thể đặt vào miệng của Louis XII hay Henris IV ? Giữa chúng ta, thật vậy, Socrate đã chẳng hề uống chất độc cần; nhưng ông ấy đã uống, trong một chén còn đắng hơn thế, sự nhạo báng thóa mạ, và sự khinh bỉ còn trăm lần tệ hơn cái chết.

Như vậy đó là làm thế nào mà sự xa hoa, phá vỡ luân thường và sự nô lệ trong mọi thời đã là hình phạt cho những nỗ lực kiêu ngạo mà chúng ta đã cố làm để đi ra khỏi sự bất tri hạnh phúc nơi mà sự khôn ngoan vĩnh hằng đã đặt chúng ta vào. Tấm voan dày mà nó đã phủ lên tất cả mọi hoạt động của nó có vẻ cảnh báo chúng ta khá đủ rằng nó đã không sắp đặt chúng ta cho những sự tìm tòi vô ích. Nhưng đó phải chăng là một trong những bài học mà chúng ta đã lợi dụng được, hay là chúng ta đã chểnh mảng mà không bị trừng phạt ? Hỡi các dân tộc, hãy biết được một lần rằng tự nhiên đã muốn gìn giữ các người khỏi khoa học, như một người mẹ tước đi một vũ khí nguy hiểm từ tay con mình; rằng tất cả những bí mật mà tự nhiên giấu các người là bấy nhiêu điều xấu mà nó bảo đảm tránh khỏi, và nỗi nhọc mà các người thấy được khi học tập không phải là điều nhỏ nhất trong những việc thiện của nó. Con người là xấu xa, họ sẽ còn tồi tệ hơn, nếu họ đã có bất hạnh là sinh ra đã thông thái.


Những suy nghĩ này thật là nhục nhã cho nhân loại ! Lòng kiêu ngạo của chúng ta hẳn phải bị bầm dập ! Sao kia ! Lòng trung thực lại là con gái của sự bất tri ư ? Khoa học và đức hạnh sẽ là không tương thích ư ? Những hậu quả nào người ta sẽ rút ra từ những định kiến này ? Nhưng để hòa giải những sự đối nghịch bề ngoài này, chỉ cần xem xét kỹ càng sự phù phiếm và hư không của những danh hiệu kiêu căng làm chúng ta lóa mắt, mà chúng ta đem tặng miễn phí như vậy cho tri thức của con người. Vậy hãy soi xét khoa học và nghệ thuật trong chính chúng. Hãy xem điều gì phải là hệ quả từ tiến bộ của chúng; và đừng ngại ngần nữa để mà thống nhất về tất cả những luận điểm nơi mà các lập luận của chúng ta sẽ đồng thuận với những quy nạp lịch sử.

(hết phần một -PLS)

------------------------------------------- 
Mais franchissons la distance des lieux et des temps, et voyons ce qui s'est passé dans nos contrées et sous nos yeux; ou plutôt, écartons des peintures odieuses qui blesseraient notre délicatesse, et épargnons-nous la peine de répéter les mêmes choses sous d'autres noms. Ce n'est point en vain que j'évoquais les mânes de Fabricius; et qu'ai-je fait dire à ce grand homme, que je n'eusse pu mettre dans la bouche de Louis XII ou de Henri IV? Parmi nous, il est vrai, Socrate n'eût point bu la ciguë; mais il eût bu, dans une coupe encore plus amère, la raillerie insultante, et le mépris pire cent fois que la mort.
Voilà comment le luxe, la dissolution et l'esclavage ont été de tout temps le châtiment des efforts orgueilleux que nous avons faits pour sortir de l'heureuse ignorance où la sagesse éternelle nous avait placés. Le voile épais dont elle a couvert toutes ses opérations semblait nous avertir assez qu'elle ne nous a point destinés à de vaines recherches. Mais est-il quelqu'une de ses leçons dont nous ayons su profiter, ou que nous ayons négligée impunément? Peuples, sachez donc une fois que la nature a voulu vous préserver de la science, comme une mère arrache une arme dangereuse des mains de son enfant; que tous les secrets qu'elle vous cache sont autant de maux dont elle vous garantit, et que la peine que vous trouvez à vous instruire n'est pas le moindre de ses bienfaits. Les hommes sont pervers; ils seraient pires encore, s'ils avaient eu le malheur de naître savants.
Que ces réflexions sont humiliantes pour l'humanité! que notre orgueil en doit être mortifié! Quoi! la probité serait fille de l'ignorance? La science et la vertu seraient incompatibles? Quelles conséquences ne tirerait-on point de ces préjugés? Mais pour concilier ces contrariétés apparentes, il ne faut qu'examiner de près la vanité et le néant de ces titres orgueilleux qui nous éblouissent, et que nous donnons si gratuitement aux connaissances humaines. Considérons donc les sciences et les arts en eux-mêmes. Voyons ce qui doit résulter de leur progrès; et ne balançons plus à convenir de tous les points où nos raisonnements se trouveront d'accord avec les inductions historiques.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire