lundi 19 mai 2014

Người Trung Quốc rút khỏi Việt Nam - điềm xấu?

PLS : Điều này gợi lại tình hình trước cuộc chiến năm 1979. Chúng ta phải cảnh giác, tỉnh táo và tạm thời ngay lúc này tránh chiến tranh bằng mọi giá ! 

Việt Nam đang là một đất nước ổn định, thu hút đầu tư và chắc chắn là sẽ nhanh chóng phát triển vượt bậc, với một chiến lược giáo dục tốt (tăng lương giáo viên
dạy tiếng Anh, thưa các bác!) Một cuộc chiến tranh ngay lúc này sẽ phá hỏng nhiều thứ, ai sẽ muốn chiến tranh vào lúc này ? Hay đúng hơn, ai sẽ bất lợi nếu không có chiến tranh ?

Chúng ta hãy cố gắng giữ vững, càng giữ lâu thì Trung Quốc càng bất lợi. Tình hình trong nước họ rất tồi tệ, và tôi tin là có hai phái đang chống nhau. Một phe muốn phát triển hòa bình (Tập Cận Bình), một phe muốn gây chiến. Phe muốn gây chiến này, nếu không gây chiến được, thì chúng sẽ chết, đây là nỗ lực cuối cùng của chúng. Ta phải làm sao cho chúng không gây chiến được, và sẽ tự chết. Trong tình hình này, tôi đề nghị tàu kiểm ngư của ta liên tục bao vây dàn khoan nhưng không xáp lại gần, nếu chúng xông tới thì ta né, nhưng vẫn cứ bao vây. Trung Quốc càng ở lâu trên biển Việt Nam càng bất lợi, phe chủ chiến sẽ cạn tiền, chúng sẽ bị yếu thế và bị tiêu diệt.

Tôi đoán phe chủ chiến này là phe đang bị Tập Cận Bình đánh trong vụ chống tham nhũng (bọn tham nhũng này chúng có khá tiền để trả tiền kích động mọi người giết nhau đấy, nhưng chúng sẽ không kiếm thêm được nữa đâu, vì không ai để cho chúng ăn cướp nữa, chúng sẽ cạn tiền). Trong trường hợp giãy chết, chúng muốn cố sức gây chiến để làm cú chót, thì ta phải :

Một là, vừa chạy vừa đỡ, tránh hết sức thiệt mạng người, còn người là còn của !


Hai là, cầm cự càng lâu càng tốt, vì thế giới họ sẽ không để yên cho Trung Quốc làm một cuộc chiến mọi rợ như vậy, vì sớm muộn cũng sẽ đến lượt họ.


Ba là, giành thời gian, thời gian đủ để Trung Quốc tự đánh nhau trong nước họ, cuối cùng sẽ có một phe chiến thắng (phe chủ hòa, tôi chắc chắn). Và khi đó, ta "tiện tay dắt dê", kiện Trung Quốc lấy lại luôn đảo Hoàng Sa.



Tàu TQ đến Hà Tĩnh sơ tán công nhân



Công nhân Trung Quốc về đến sân bay Song Lưu ở Thành Đô hôm 18/5
Một quan chức cảng vụ ở Việt Nam nói với hãng tin Mỹ AP rằng hai tàu chở khách của Trung Quốc đã cập cảng ở tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, để sơ tán công dân của họ sau các vụ bạo loạn chết người hồi tuần trước.

Vị quan chức này nói với điều kiện giấu tên rằng mỗi tàu có sức chứa 1.000 người đã đến cảng Vũng Áng, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vào sáng thứ Hai ngày 19/5.
Trong vụ bạo động ở công trường nhà máy thép Formosa thuộc sở hữu của Đài Loan, hai công nhân người Trung Quốc đã thiệt mạng trong khi 140 người khác bị thương.
Hàng nghìn công nhân Trung Quốc đã đến làm việc tại công trường này cho chủ Đài Loan sau khi dự án này được Việt Nam thông qua từ 2006.
Theo báo Dân Trí ở Việt Nam, "toàn bộ lao động Trung Quốc bị thương điều trị tại Hà Tĩnh đã được xuất viện".
Vẫn theo các báo Việt Nam thì nhà chức trách Việt Nam đã khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ và cho bắt 76 người liên quan.
Dự án Formosa tại khu kinh tế Vũng Áng có gần 30.500 lao động, trong đó hơn 4.000 là người nước ngoài.

Tạm dừng hợp tác

Trong khi đó, hãng tin Pháp AFP đưa tin Bắc Kinh điều năm tàu đến Việt Nam để sơ tán người dân của họ.
Hãng tin này dẫn một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ tạm dừng một số hình thức trao đổi song phương với Hà Nội.
“Đợt bạo loạn vừa qua đã phá hủy không khí và điều kiện trao đổi, hợp tác,” thông cáo ghi nhưng không nói rõ.
“Trung Quốc sẽ theo dõi tình hình diễn biến thế nào để xem xét các bước đi tiếp theo.”
“Chúng tôi cảm thấy an toàn khi trở về nhà. Điều kiện y tế ở Việt Nam không được tốt,” một công nhân có tên là Tào Văn Quân được Tân Hoa Xã dẫn lời nói tại phi trường Song Lưu của Thành Đô sau khi được sơ tán về nước.
"Chúng tôi cảm thấy an toàn khi trở về nhà. Điều kiện y tế ở Việt Nam không được tốt."
Tào Văn Quân, một công nhân được sơ tán từ Hà Tĩnh
Trong lúc này, China Daily, tờ nhật báo bằng tiếng Anh của Trung Quốc, hôm 19/5 đã đăng bài xã luận tỏ ý nghi ngờ về cam kết của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Mức độ nghiêm trọng của bạo lực và thiệt hại nặng nề mà các công ty nước ngoài phải gánh chịu đặt câu hỏi liệu Chính phủ Việt Nam có xem trọng đúng mức lợi ích của nhà đầu tư và an toàn của các công xưởng nước ngoài?,” bài xã luận viết.
Xung đột về chủ quyền trên Biển Đông sẽ không sớm chấm dứt và tình cảm bài Trung Quốc ở ‘những người Việt Nam cực đoan’ cũng sẽ còn tiếp diễn, theo nhật báo này.
“Các cuộc biểu tình không phải là mối bận tâm chính của các nhà đầu tư và chính phủ của họ mà đó sự bất lực của Chính phủ trung ương Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình.”
Trong khi đó, tờ Taipei Times hôm 19/5 dẫn lời đại diện Việt Nam ở Đài Loan cho biết Hà Nội đang có những bước đi để bồi thường cho các công ty nước ngoài bị thiệt hại trong đợt bạo loạn vừa qua.
Bồi thường sẽ được thực hiện dưới các hình thức miễn thuế, giảm thuế, cho vay ưu đãi hay miễn nợ, theo tờ báo này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140519_china_ships_evacuate_hatinh.shtml

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire