PLS : Thấy quân Nguyên (Trung Quốc) có vẻ nóng ruột đó nghen !
Tôi là tôi không tin ông Đinh Thế Huynh, ổng sang TQ gặp Tập Cận Bình phát biểu rằng "Trung Quốc là lựa chọn chính trị của Việt Nam" hay là cái cóc khô gì đấy đại loại như thế ! Bác Trọng, bác cứ lãnh đạo tiếp, đừng về hưu vội !
Xây nhà máy kẽm tại Lăng Cô: Tương lai nào cho miền Trung?
Posted by admin on October 28th, 2016
“Rõ ràng có một dụng tâm phá hoại, nếu không muốn nói là hủy diệt về lâu về dài tiềm năng và sức sống của nhân dân miền Trung. Những dự án luyện kim, luyện thép này vừa không mang lại công ăn việc làm cho người địa phương vừa không thu về cho ngân sách những nguồn thuế mong muốn. Đó là chưa kể những hệ quả độc hại mà những dự án này để lại cho mai sau: sự diệt chủng. Sông ngòi và đất đai canh tác nhiễm độc, bờ biển nhiễm độc, cá chết, động vật mất nguồn sống… rồi con người cũng sẽ chết theo”.
______
Nguyễn Văn Huy
26-10-2016
Những tiết lộ nhỏ giọt về hàng loạt dự án xây dựng nhà máy luyện kim, luyện thép, luyện kẽm dọc khắp vùng bờ biển miền Trung đánh thức tâm trí người Việt Nam.
Có một cái gì không bình thường qua những tiết lộ này. Rõ ràng có một dụng tâm phá hoại, nếu không muốn nói là hủy diệt về lâu về dài tiềm năng và sức sống của nhân dân miền Trung. Những dự án luyện kim, luyện thép này vừa không mang lại công ăn việc làm cho người địa phương vừa không thu về cho ngân sách những nguồn thuế mong muốn. Đó là chưa kể những hệ quả độc hại mà những dự án này để lại cho mai sau: sự diệt chủng. Sông ngòi và đất đai canh tác nhiễm độc, bờ biển nhiễm độc, cá chết, động vật mất nguồn sống… rồi con người cũng sẽ chết theo.
Vì lòng tham, người Trung Quốc đã tàn phá và hủy diệt nguồn sống trên đất nước của họ, nay không còn gì để tàn phá và hủy diệt họ đang xuất khẩu sang Việt Nam khả năng đó.
Tại sao chọn xây dựng những nhà máy luyện kim, luyện thép trên những bãi cát đẹp chỉ dành riêng cho du lịch? Tại sao chỉ muốn xây dựng những nhà máy qui mô lớn dọc những vùng biển nước cạn? Tại sao lại chọn những vùng xa các trung tâm kinh tế để thiết lập những nhà máy không mang lại hiệu quả kinh tế và chỉ mang lại sự chết ?
Đó là những câu hỏi đặt ra cho phía nhà đầu tư Trung Quốc, chủ quản những dự án xây dựng đó. Còn phía Việt Nam, ai là người chịu trách nhiệm gọi thầu và ký quyết định chấp thuận ?
Qua vụ việc Formosa Hà Tĩnh, mọi người đều thấy: không ai có trách nhiệm. Địa phương đùng đẩy lên trên, trung ương đổ tội xuống dưới… rồi huề tiền. Không ai bị cách chức hay truy tố. Vụ việc cá chết, biển chết khổng lồ như vậy đã xảy ra cách đây sáu tháng, từ tháng 5/2016 đến nay vẫn chưa truy ra ai là thủ phạm.
Ban giám đốc Formosa Hà Tĩnh tuy có nhận lỗi nhưng vẫn tiếp tục nhập và xả thải độc (sang nơi khác) một cách bình an, nếu không muốn nói là vô tư. Chính quyền Hà Tĩnh tuy có nhìn nhận đã ký giấy phép nhưng lại đổ thừa Văn phòng Thủ tướng đã bật đèn xanh… Nói chung không cấp lãnh đạo nào có lỗi, chỉ có dân chúng miền Trung chịu thiệt, vừa mất nguồn sống vừa thiếu đói, trong khi tòa án lại bác đơn đòi bồi thường.
Vụ nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh chưa giải quyết xong thì xảy ra vụ nhà máy thép Cà Ná. Tranh cãi lợi hại chưa ngã ngũ, chính quyền địa phương vẫn cứ làm. Trung ương bất lực nhìn đảng ủy Ninh Thuận, bất chấp dư luận chống dự án thép, cho phép công ty Tôn Hoa Sen xây dựng nhà máy thép ở Cà Ná.
Nhìn lại bản đồ mở rộng cơ sở của công ty Tôn Hoa Sen, trụ sở đặt tại Bình Dương, canh sông Sài Gòn, nhưng dư luận giật mình khám phá công ty này đã thiết đặt cơ sở dọc vùng bờ biển từ Hải Dương, Nghệ An, Bình Định, Bà Rịa. Bây giờ là Cà Ná. Chủ công ty này là một người Việt, Lê Phước Vũ, nghĩa là chỉ có thể có nguồn vốn tối đa vài chục triệu USD nhưng lại có thể huy động đến cả tỷ USD, nghĩa là hàng ngàn triệu USD… ngay tức thì ! Ai đứng sau lưng tài trợ hẳn quý đọc giả đều có thể đoán.
Vụ Cà Ná chưa nguôi thì đùng một cái nổ ra vụ Lăng Cô. Nhà đầu tư Trung Quốc dự trù xây dựng nhà máy kẽm tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế.
Nét đẹp Lăng Cô không cần quảng cáo, đó là vùng biển thơ mộng nhất miền Trung, vừa có cát trắng nước xanh, vừa có cây xanh bóng mát và làng chài bình yên. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng mà khách du lịch phương Tây đều một lần muốn đến.
Tại sao người Trung Quốc lại chọn Lăng Cô, một vùng nước cạn, để xây dựng nhà máy luyện kẽm? Vì mục tiêu kinh tế hay muốn đập vỡ quả trứng vàng của người địa phương? Họ muốn thu về lợi nhuận (nếu có) trong nhất thời hay muốn tiêu diệt nguồn sống lâu dài của người dân xứ Huế?
Cũng nên biết, tất cả các kỹ thuật luyện kim (thép, kẽm, đồng, nhôm…) đều rất độc hại. Hóa chất dùng để tinh lọc quặng kim loại là những loại dung dịch và cường toan (acid) cực độc: nitric, clohydric, sulfuric, hay mercure… Bất kể sinh vật nào bị nhiễm hay ở gần các loại hóa chất đó đều bị tiêu diệt hay chết. Chỉ cần một giọt hóa chất đó nhiễm vào da thì cả một vùng thịt da chung quang đó bị phỏng hay bị vữa ra.
Không chỉ sắt thép và nhôm kẽm, người Trung Quốc còn xây dựng và thành lập những cơ xưởng chế biến và tái sinh giấy ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ. Cũng nên biết kỹ thuật chế biến hay tái sinh giấy còn độc hại gấp nhiều lần chế biến nhôm kẽm và sắt thép, lượng hóa chất sử dụng rất nhiều và được thải ra một cách vô tội vạ ra những sông ngòi và ruộng đất.
Nếu loại trừ dã tâm muốn tiêu diệt sự sống của nhân dân miền Trung, nghĩa là biến toàn bộ miền Trung thành vùng đất chết (vì các loại chất độc: biển chết, cá chết, đất trồng trọt chết…), làm xấu đi sự duyên dáng và nét đẹp vùng biển miền Trung, người Trung Quốc muốn biến đất nước này trở thành một vùng đất nghèo và lạc hậu, vĩnh viễn để người Trung Quốc tha hồ đè đầu cưỡi cổ. Sống mãi với cái nghèo thì ý chí quật cường của người Việt Nam cũng sẽ tàn lụi theo.
Chắc chắn trong những ngày sắp tới, dư luận Việt Nam sẽ còn bật ngữa với những dự án chế biến kim loại khác mà giới đầu tư Trung Quốc hay các cấp lãnh đạo địa phương thông báo… sự đã rồi.
Nhắc lại, tương lai của miền Trung không bao giờ là công nghiệp, dù là công nghiệp khai thác hay chế biến. Tài nguyên duy nhất của miền Trung là con người và bờ biển, do đó phải biết giữ gìn để tồn tại lâu dài. Một nhà máy hay nhiều nhà máy chế biến công nghiệp chỉ tạo được vài ngàn công ăn việc làm, ngành du lịch có thể tạo ra hàng chục triệu công ăn việc làm cho tất cả mọi gia đình, trong một thời gian vô hạn định nếu biết giữ gìn bờ biển trong sạch. Phát triển du lịch do đó là nhiệm vụ của mọi cấp lãnh đạo, địa phương hay trung ương, và người dân miền Trung.
Trở lại những câu hỏi tại sao vừa đặt ra ở trên, chúng ta chỉ có một câu trả lời: vì ngu. Ở những quốc gia khác trong khối ASEAN, những nhà máy luyện kim của Trung Quốc không có chỗ đứng vì ai cũng biết những di hại của kỹ thuật chế biến. Riêng tại Việt Nam, giới đầu tư Trung Quốc như lạc vào thiên đường, muốn làm gì thì làm, muốn xây dựng ở đâu cũng được.
Tại sao người Trung Quốc được tự do lộng hành tại Việt Nam? Tại vì Bắc Kinh đã ký với Hà Nội, nơi đặt bản doanh của hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, những thỏa thuận hợp tác toàn diện kiểu thiên triều với chư hầu. Toàn diện ở đây là ưu đãi toàn diện cho nhà thầu Trung Quốc. Chỉ cần đọc kỹ lại những Tuyên bố chung và Thông cáo chung giữa hai nước, tiến trình và tốc độ Hán hóa toàn diện Việt Nam đã và đang được thực hiện một cách có kế hoạch với những mốc thời gian hoàn thành nhất định. Những thỏa thuận của Hội nghị Thành Đô từ 1990 đã âm thầm hiện thực hóa. Tiến trình bán nước của Đảng Cộng sản Việt Nam đang đến hồi kết thúc.
Câu hỏi lương tâm đặt ra cho mọi người Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam còn ích lợi gì cho dân tộc Việt Nam ?
Là người lãnh đạo độc tôn đất nước, theo Điều 4 Hiến pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự nguyện giao đất nước cho Đảng Cộng sản Trung Quốc để trở thành giai cấp cai thầu, thay mặt Trung Quốc cai trị nhân dân, như dưới thời Bắc thuộc.
Vì ngu dốt, những cấp ủy địa phương chỉ thấy quyền lợi trước mắt mà không thấy quyền lợi lâu dài của dân tộc, đã biến thành sứ quân, tự tiện ký kết và sang nhượng tài nguyên đất đai cho người Trung Quốc, bất chấp trung ương.
Vì ngu dốt, kỹ năng quản trị một quốc gia phát triển đang đã vượt quá tầm tay của cấp lãnh đạo trung ương, tất cả chỉ quanh quẩn trong việc chia chác quyền lợi và quyền lực, để mặc cho những sứ quân địa phương lộng hành cắt xén đất nước cho ngoại bang.
Tại sao có nạn sứ quân? Câu trả lời rất giản dị: chủ nhân đất nước Việt Nam hiện nay là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Toàn bộ các cấp lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam, từ trung đến cao cấp, từ quân đội đến công an, từ cán bộ chuyên ngành và ủy viên an ninh, từ các cấp xã huyện địa phương đến các cấp trung ương, đều được đưa sang Trung Quốc học tập và tu nghiệp. Người Trung Quốc không quên lời thề trung thành sau khi tốt nghiệp, ngày nay họ đang đòi cụ thể hóa lời thề đó. Nạn sứ quân là chỗ đó, ai cũng bình đẳng trước quan thầy Trung Quốc.
Nhắc lại câu hỏi: Đảng Cộng sản Việt Nam còn mang lợi ích gì cho dân tộc? Dân tộc Việt Nam đang chờ câu trả lời.
Không biết những đảng viên còn quan tâm đến tương lai của Việt Nam và con cháu của họ có muốn chia sẻ câu hỏi này không? Nếu không thì phải làm gì? Và nếu có thì sẽ phải làm gì ?
Dưới đây là tin những tin tức liên quan đến dự án nhà máy kẽm sẽ được xây tại Lăng Cô.
_____
PLS : Bài dài, tôi cắt lấy một nửa đăng ở đây, mời các bác nếu thích thì xem bài gốc ở đây :
http://basamnews.info/2016/10/28/10-593-xay-nha-may-kem-tai-lang-co-tuong-lai-nao-cho-mien-trung/#more-153715
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire